luận văn thạc sĩ Tổ chức hoạt động ngoại khoá toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

126 736 1
luận văn thạc sĩ Tổ chức hoạt động ngoại khoá toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I. LÝ do chọn đề tài Theo AX.Macarenco "quá trình giáo dục không chỉ diễn ra trong líp học mà còn tiếp diễn trên từng mét vuông của chúng ta theo đúng nghĩa của từ này". Thật vậy, quá trình giáo dục không chỉ là quá trình lờn lớp của giáo viên mà quá trình giáo dục phải diễn ra mọi lúc, mọi nơi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo dục để làm sao "phát huy được tính tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; các em phải có những kiến thức thích hợp với bậc học, biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống, có phương pháp, động cơ học tập đúng đắn và được phát triển về mặt năng khiếu; tác động đến tình cảm; đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho học sinh"[57] Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, giáo viên phải biết nâng cao chất lượng dạy học nội khoá đồng thời phải biết tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn, biết kết hợp việc học tập của học sinh trong nhà trường với việc vận dụng kiến thức của học sinh trong thực tiễn cuộc sống của các em. Hoạt động ngoại khoỏ cỏc bộ môn và hoạt động ngoài nhà trường bao gồm các mặt văn hoá khác nhau ngoài giê học nội khoá của học sinh là những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đạt tới mục đích và nhiệm vụ giáo dục học sinh. Hoạt động ngoại khoá bộ môn là một hình thức giáo dục gắn liền hơn nữa việc giáo dục của nhà trường với giáo dục của xã hội, của gia đình, việc học tập trong nhà trường với hành động trong thực tiễn. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và tất cả đều cho rằng: hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vỡ nú huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong líp, trong khối, trong trường tham gia. Không chỉ vậy nú cũn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học ở lớp chớnh khoỏ một cách tổng hợp, đầy đủ, linh hoạt, nhạy bén, qua đó các kiến thức sẽ được liên hệ với thực tiễn sinh 1 động, sẽ được củng cố sâu sắc hơn. Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá sẽ là động cơ kích thích hứng thó học tập, tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kĩ năng, thái độ, hành vi cho học sinh. Thực tế ở nhà trường Tiểu học hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về môn học nói chung và về môn toán nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có trường còn chưa một lần tổ chức. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân: giáo viên chưa ý thức đầy đủ vai trò, tác dụng của các hoạt động ngoại khoá, hiểu biết của họ về ngoại khoỏ cũn đơn giản, phiến diện, thậm chí có người còn hỏi rằng: ngoại khoá là hình thức học tập hay vui chơi? Việc dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém có phải là hoạt động ngoại khoá hay không? Điều này thể hiện một sự thật: chúng ta chưa hiểu thấu đáo được khái niệm ngoại khoá, chưa thấy được vị trí của nó trong quá trình dạy học. Mặt khác, Toán học là môn học cực kì quan trọng trong nhà trường và là một môn học có tính trừu tượng cao nhất đối với học sinh tiểu học. Nếu chúng ta chỉ dạy cho học sinh những con số, những phép tính, khái niệm, công thức, quy tắc để giải quyết những bài toán trong chương trình, biết làm toỏn đỳng để làm bài kiểm tra, để thi học kỡ thỡ quả thực môn toán là môn học quá khô khan và đơn điệu. Các em sẽ không thấy được những lợi Ých của việc học toán cũng như thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn cuộc sống hằng ngày, không thấy được điều thó vị của những con số, những phép tính, những bài toán. Nhiều khi, hoạt động ngoại khoá Toán học có tác dụng như một cỳ hớch ban đầu, làm học sinh say mê đi vào con đường hoạt động khoa học và đạt được những thành công nhất định. Vì tất cả những lÝ do trên đây, việc nghiên cứu tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học ở nhà trường Tiểu học hiện nay vẫn là một trong những vấn đề cần tiếp tục giải quyết cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở Tiểu học. 2 Để thực hiện hoạt động ngoại khoá Toán học thuận lợi và đạt hiệu quả cao, nhất là khi tổ chức cho học sinh tiểu học giáo viên cần biết cách sử dụng những phương tiện hỗ trợ hoạt động đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách. Chế tạo và khai thác những phương tiện phục vụ cho hoạt động ngoại khoá như: các tài liệu in Ên, các đồ dùng toán học, các phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong một số hình thức ngoại khoá. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học, các hoạt động ngoại khoá ở nhà trường Tiểu học vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, từ thực tiễn dạy học cho thấy, công nghệ thông tin đã được xác định là phương tiện dạy học hiện đại giúp cho đối tượng nhận thức được bộc lé một cách trực quan, sinh động, có hình ảnh; mô phỏng những quá trình, hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan đến toán học: quá trình hình thành và phát triển các chữ số, cỏc hỡnh hỡnh học…. mà giáo viên không thể thực hiện được; kích thích sự hứng thó tham gia, tìm tòi, khám phá của học sinh. Tất cả được khai thác và sử dông nh mét công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng hoạt động ngoại khoỏ Toỏn nói riêng. Với những lÝ do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin " II. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, xây dựng một số hình thức hoạt động ngoại khoá Toán học trong nhà trường Tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao các tri thức về toán học; rèn luyện các kĩ năng tính toán, thực hành toán; phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, rèn luyện tư duy, kích thích, bồi dưỡng hứng thó, niềm đam mê Toán học cho học sinh. III. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các hình thức hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có nội dung phù hợp, phong phú và hấp dẫn thì hiệu quả của việc dạy học môn toán ở Tiểu học sẽ được nâng cao đồng 3 thời kích thích được sự say mê, yêu thích của học sinh với môn toán. Từ đó phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong học tập. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Chúng tôi thực hiện đề tài này với các nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học ở Tiểu học. 2. Tìm hiểu thực tế việc dạy học toán và thực trạng hoạt động ngoại khoá về Toán học cho học sinh ở trường Tiểu học hiện nay. 3. Nghiên cứu khả năng hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học. 4. Xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 5. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các hình thức ngoại khoỏ đó xây dựng. Sơ bộ đánh giá kết quả của mỗi hình thức ngoại khoá về mặt hứng thó, chất lượng kiến thức, khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy của học sinh. V. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 1. Nghiên cứu tài liệu Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu về tõm lớ học, giáo dục học, lí luận dạy học, dạy học toán ở tiểu học, lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học trong nhà truờng phổ thông, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường tiểu học để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Từ đó giúp chúng tôi có căn cứ để xác định được các khả năng, tiêu chí lùa chọn các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học và phương pháp tiến hành các tiêu chí đó. 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế dạy học toán ở Tiểu học. Qua việc dự giê, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, tìm ra cái khó khăn 4 và hạn chế của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học. Đõy chớnh là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khoá Toán học phù hợp với trình độ, năng lực và hứng thó của giáo viên cũng như học sinh. Và còng qua điều tra, khảo sát chúng tôi có thể kiểm tra được tính khả thi của từng hình thức hoạt động ngoại khoỏ đó xây dựng, từ đó bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện các hình thức ngoại khoỏ đú để nó có thể thực sự phát huy được tác dụng và đem lại hiệu quả thực sự trong dạy học toán ở Tiểu học. 3. Thực nghiệm sư phạm 4. Xây dựng một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học với nội dung phù hợp, hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 5. Nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu, phân tích kế hoạch hoạt động ngoại khoá Toán học của giáo viên và các sản phẩm hoạt động của học sinh sau khi tham gia hoạt động ngoại khoá Toán học. 6. Thống kê toán học: tiến hành xử lí số liệu thu được một cách khách quan. VI. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động của giáo viên và đặc biệt là hoạt động của học sinh trong các hoạt động ngoại khoá Toán học. VII. Những đóng góp mới của luận văn 1. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học á Tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 2. Khái quát được thực trạng về việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học hiện nay ở một số trường tiểu học. 3. Trình bày khái quát, quy trình và một số lưu ý khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 4. Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học, cuộc thi đố vui toán học, những câu chuyện toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 5 5. Tiến hành thực nghiệm ở 1 trường tiểu học thuộc thành phố Đà Nẵng. VII. Cấu trúc của luận văn: gồm có ba phần - Phần mở đầu - Phần nội dung: có 3 chương + Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài + Chương II: Tổ chức hoạt động ngoại khoỏ Toỏn với sù hỗ trợ của công nghệ thông tin + Chương III: Thực nghiệm sư phạm - Phần kết luận Ngoài ra còn có phần: tài liệu tham khảo và phần phụ lục. 6 NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Hoạt động ngoại khoá là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng, trẻ càng nhỏ thì hoạt động ngoài giờ lờn lớp lại càng quan trọng. Hoạt động ngoại khoá Toán học cũng vậy, nó cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Cho đến nay đó cú một số công trình nghiên cứu về ngoại khoá Toán học như: "Hoạt động ngoại khoá về Toán học ở trường phổ thông cấp II- III" của Quốc Trinh, "Phương pháp dạy học toán" của Nguyễn Bá Kim nhưng chỉ dành cho phổ thông cấp II-III. Ở tiểu học cú mét số công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khoá như: "Cụng tác giáo dục ngoài giờ lờn lớp" của Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang; "Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh" của Hà Nhật Thăng và còng chỉ dừng lại ở mức độ các hoạt động vui chơi ngoài trời nói chung chứ chưa đi vào bộ môn cụ thể nào. Hoạt động ngoại khoá Toán học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục nước ta đề cập đến như trong cuốn "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003 - 2007)" (tập 2); "Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học" - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 cho giáo dục Tiểu học; "Phương pháp dạy học toán - (Giỏo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12 +2)" của Bé Giáo dục và Đào tạo, "Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học" của Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vò Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung nhưng chỉ nói 7 khái quát chung về ngoại khoỏ toỏn chứ chưa đưa ra mét quy trình hoạt động cụ thể. Ngoài những bài viết về hoạt động ngoại khoá Toán học ở trên thì có thể kể đến mét số công trình về trò chơi toán học dành cho học sinh tiểu học mà giáo viên có thể tham khảo trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học cho học sinh tiểu học như: "Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức toán học ở tiểu học" của Trần Ngọc Lan, "Ảo thuật và đố vui toán học" Nguyễn Đức Tấn…Tuy nhiên, đó là những công trình nghiên cứu về trò chơi toán học, còn công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khoá Toán học ở tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì hoàn toàn mới mẻ, vì lẽ đó chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn hoạt động ngoại khoá Toán học ở Tiểu học. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Những định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học 1.1 Đặt vấn đề Các thành tựu của các trường phái tõm lớ học hiện đại đã khẳng định: nhân cách của con người chỉ có thể phát triển bằng hoạt động và trong các hoạt động của chính bản thân người đó. Nhân cách của con người như thế nào đó là kết quả của quá trình hoạt động của người đó: một người chỉ hoạt động theo kiểu rập khuôn, bắt chước, tái hiện thì chắc chắn kết quả sẽ là người thiếu năng động, sáng tạo. Vì vậy, muốn đào tạo những con người năng động, sáng tạo thì trong dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng cần tổ chức các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo, hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể nhằm tích cực hoá người học - Đó cũng là định hướng dạy học hiện nay trong giáo dục. 1.2 Dạy học tích cực hoá người học Trong giai đoạn hiện nay, giáo viên không phải là người cung cấp cho học sinh tri thức mà quan trọng là hình thành ở các em khả năng tự học, nhu cầu thường xuyên học tập, thu nhận tri thức và vận dụng chúng vào học tập, thực tiễn. Công việc học tập đòi hỏi học sinh phải có một động cơ đặc biệt 8 thúc đẩy các em có nhu cầu tiếp thu tri thức, từ đó hình thành khả năng, lòng ham muốn học tập và cuối cùng là khả năng độc lập tiếp thu tri thức. Muốn học sinh có được động cơ học tập thì hơn ai hết người giáo viên cần có những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, đưa học sinh vào những hoạt động có mục đích, có kế hoạch. Dạy học tích cực hoá người học là phương pháp dạy học hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo. Hoạt động hoá người học tức là xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực và sáng tạo của người học. Học sinh chỉ có thể phát huy được tính sáng tạo trong hoạt động và bằng hoạt động. Mặt khác, tích cực hoá người học sẽ hình thành ở học sinh những động cơ tích cực, nhu cầu thực hiện một cách sáng tạo và tận tâm đối với nhiệm vụ của mình; hình thành tính tích cực hoạt động trí tuệ, phát triển các phẩm chất tư duy: tính độc lập, óc sáng tạo, óc phê phán, linh hoạt, nhanh trí và các phẩm chất quan trọng khác như: tính ham hiểu biết, óc quan sát, năng lực làm việc, đạo đức, cảm xỳc…"Hoạt động học tập được hình thành không chỉ trong quá trình nắm vững tri thức khoa học mà còn hình thành trong quá trình giáo dục lao động, trong quá trình giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thể chất"[22] Để đạt được điều đó, người giáo viên không chỉ biết tổ chức hoạt động học tập mà còn biết tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động… một cách có hiệu quả, biết chế tạo và khai thác tất cả các phương tiện dạy học từ tài liệu sách giáo khoa đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Nh vậy, dạy học tích cực hoá người học là phương pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục mới trong thời kì đổi mới theo định hướng XHCN. Đã là sự kết hợp giữa tư tưởng và thành tựu giáo dục hiện đại của thế giới với truyền thống hiếu học và tiến bộ của dõn tộc Việt Nam. 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 9 Theo định hướng tích cực hoá người học, trong quá trình dạy học toán, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động, còn học sinh là người trực tiếp hoạt động để giải quyết nhiệm vụ học tập của mình. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới, thực hành, vận dụng vào học tập và thực tiễn. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có năng lực tổ chức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để có thể giải quyết kịp thời những tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của học sinh. Và mọi học sinh đều phải tham gia hoạt động tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ, sáng tạo dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Học sinh phải là người hoạt động, chủ thể của tất cả các hoạt động trờn lớp. Khi hướng dẫn tổ chức các hoạt động của học sinh, giáo viên phải vận dụng một cách hợp lí các mặt tích cực của các phương pháp dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh huy động kiến thức: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, trò chơi…, từ đó giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học toán không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà là vận dụng tất cả phương pháp truyền thống và không truyền thống (phát hiện và giải quyết vấn đề, kiến tạo, tương tác nhóm, ) tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề, tiếp nhận tri thức mới, hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học toán là một quá trình lâu dài và tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh ở từng địa phương, trường líp, trình độ học sinh và từng môn học cụ thể để có sự đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Một số hình thức tổ chức hoạt động học toán theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Hoạt động cá nhân - Hoạt động theo nhóm - Hoạt động theo líp 10 [...]... thiết cho hoạt động ngoài giờ lờn lớp, cần có sự phối hợp và hỗ trợ từ phía gia đình và các lực lượng giáo dục khác Chương II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TOÁN HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TOÁN HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Để hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin phát huy được hết tác dụng của nó trong... dạy học rất đắt tiền mà trong điều kiện kinh tế hiện nay không phải trường phổ thông nào cũng có thể sắm được III TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TOÁN HỌC Ở TIỂU HỌC Để tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đạt hiệu quả, trước hết chúng tôi đi vào tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Toán học ở một số trường Tiểu học. ..- Tổ chức trò chơi học tập - Hoạt động ngoại khoá toán học 2 Hoạt động ngoại khoá Toán học ở Tiểu học 2.1 Hoạt động ngoại khoá Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung người giáo viên cần phải tổ chức tốt cả hoạt động chớnh khoỏ trờn lớp lẫn hoạt động ngoại khoá Hoạt động chớnh khoỏ trờn lớp và hoạt động ngoại khoá là hai bộ phận hữu cơ hợp thành một thể thống nhất trong quá trình giáo dục Hoạt động. .. ngoại khoá Toán học ở Tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, chúng tôi có một số kết luận nh sau: 1 Hoạt động ngoại khoá Toán học là một hoạt động giáo dục bộ môn ngoài giờ lờn lớp rất cần thiết nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Với tính chất vừa học vừa chơi, giải trí có khoa học, vui chơi có mục đích, hoạt động ngoại khoá Toán học giúp cho việc học tập của học sinh thêm 28 sinh động, ... tiềm năng của công nghệ này hỗ trợ cho quá trình dạy học 4.2 Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và tuyền thông trong dạy học Tiểu học Với những điểm mạnh của mình, công nghệ thông tin hỗ trợ rất nhiều trong quá trình dạy học cũng như các hoạt động khác trong nhà trường Những điểm mạnh của công nghệ thông tin được ngành giáo dục khai thác là: (1) Kĩ thuật đồ hoạ Với tính năng cực kì thông minh, tinh xảo,... Cần liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội cũng như các tổ chức xã hội khác ở trong và ngoài nhà trường để tạo ra sức mạnh tập thể cho các hoạt động ngoại khoá 32 II HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TOÁN Ở TIỂU HỌC VỚI SÙ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 Những nội dung toán học được đưa vào trong hoạt động ngoại khoá Toán học 1.1 Về kiến thức Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần lưu ý... hoạt động ngoại khoá của năm Về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá Toán học: có đến 100% giáo viên không đồng ý với ý kiến cho rằng "dạy học toán chỉ cần trờn lớp là đủ" và "học sinh rất thích tham gia các hoạt động ngoại khoá Toán học" Và còng theo các giáo viên này, hoạt động ngoại khoá Toán học rất cần thiết và cã tác dụng rất to lớn trong việc dạy học toán ở Tiểu học vì "hoạt động ngoại. .. giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình, của xã hội; việc học tập trong nhà trường với việc học tập và hành động trong thực tiễn; và có thể xem đó như là một hình thức dạy học quan trọng trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng 2.2 Mục đích, tác dụng của hoạt động ngoại khoá Toán học ở Tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Với tư cách là một hình thức hoạt động học tập... thời gian, địa điểm của buổi hoạt động để học sinh trong lớp cú sự chuẩn bị chu đáo cho buổi ngoại khoá Nếu hoạt động ngoại khoá tổ chức cho cả khối, trường phải có ban tổ chức, bầu ra trưởng ban tổ chức, từ đó ban tổ chức sẽ họp để có kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có sự phân công nhiệm vụ cho từng người Trước khi tổ chức thi đố vui 1 tuần giáo viên, ban tổ chức nên thông báo cho học sinh biết kế... tự học của học sinh", "giáo viên không có thời gian để đầu tư vào việc tổ chức hoạt động ngoại khóa" và "hoạt động ngoại khoá Toán chỉ tổ chức được ở một số bài nên không thể tổ chức thường xuyên được" Tất cả những điều này cũng đã nói lên được rằng giáo viên tiểu học chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá toán học trong quá trình dạy học và phát triển nhân cách của học . khả năng hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học. 4. Xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 5 khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 4. Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học, cuộc thi đố vui toán học, những câu chuyện toán học với sự. tiềm năng của công nghệ này hỗ trợ cho quá trình dạy học. 4.2 Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và tuyền thông trong dạy học Tiểu học Với những điểm mạnh của mình, công nghệ thông tin hỗ trợ rất

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bản trong ----> Máy chiếu qua đầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan