Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2012

41 1.1K 10
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN YÊN DŨNG KHÓA 2010 - 2012 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2012 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Phó Hiệu trưởng Trường MN Tân Liễu Huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang Người hướng dẫn: Trịnh Quang Hưng Giảng viên Khoa Nhà nước - Pháp luật Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang Tân Liễu, tháng 6 năm 2012 MỤC LỤC Nội dung Trang A. MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn. 9 II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG 12 1. Đặc điểm tình hình chung của xã Tân Liễu 12 2. Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực của UBND xã Tân Liễu. 14 III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG 31 1. Phương hướng năm 2012 31 2. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu 32 C. KẾT LUẬN 37 1. Kiến nghị. 37 2. Kết luận. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 02 tháng 9 năm 1945, từ khi ra đời nó đã xây dựng nên một nền tảng của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình phát triển và đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới, Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm về bản chất là“ Nhà 2 nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”. Đồng thời xác định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp” Theo điều 123 - Hiến Pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, là cơ quan hành chính nối liền giữa Nhà nước và nhân dân, là cấp trực tiếp lãnh đạo, điều hành nhằm đảm bảo việc thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Là cơ quan quản lý nhà nước về mọi mặt: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội - An ninh - Quốc phòng. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, cả nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việc tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò, chức năng quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở càng có ý nghĩa to lớn được Đảng và Nhà nước đã nhìn rõ và nhận định đúng đắn về vấn đề vai trò vị trí của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và coi đây là một nhiệm vụ cấp bách trong việc củng cố chính quyền cơ sở. Như đã ban hành quy chế dân chủ cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế Đảng lãnh đạo. nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu và tính hình nhiệm vụ của xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã còn chưa được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức trong hoạt động quản lý vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, lúng túng trước sự thay đổi chung của thời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. 3 Nhận thức được tầm quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính trị ở nước ta; được sự quan tâm của thường vụ Đảng uỷ, HĐND và UBND xã Tân Liễu, Sau khi được học tập chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị-hành chính ngành giáo dục huyện Yên Dũng khoá 2010-2012 được các thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang hướng dẫn, giảng dạy và qua tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương về quản lý nhà nước về các mặt góp phần giữ vững ổn định chính trị, làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước cũng như từng địa phương. Do vậy, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2012” làm tiểu luận tốt nghiệp. Chuyên đề này được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với phương pháp tổng hợp phân tích, gắn lý luận với thực tiễn để làm rõ nội dung của chuyên đề. Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, đặc biệt được sự hướng dẫn các thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu lý luận cũng như thu thập thêm tình hình thực tiễn. Song do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức còn hạn chế, đề tài không trách khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của em hoàn chỉnh hơn và có thể vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. 2. Mục đích ngiên cứu của đề tài: Làm rõ những nội dung cơ bản của giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền xã Tân Liễu, tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước toàn dân tham gia thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược đó của đảng đề ra nội dung phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể thông qua nhà nước và bằng nhà nước để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng đề ra 4 trong từng thời kỳ cách mạng chỉ có như vậy sự tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước thực sự có ý nghĩa khoa học vào thực tiễn trong đời sống xã hội, đề xuất một số giải pháp chủ yếu của chính quyền xã trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của UBND Xã Tân Liễu hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu giai đoạn từ 2010- 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật mác-xít, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: gắn lý luận với thực tiễn; lôgic với lịch sử; kết hợp giữa điều tra và khảo sát, phân tích và tổng hợp, trong đó đặc biệt chú trọng tổng kết thực tiễn. 5. Kết cấu của tiểu luận. Gồm có 3 phần lớn: A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. II.Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả của chính quyền xã Tân Liễu III. Phương hướng giải pháp. C. Phần kết luận B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Cơ sở lý luận: a. Sự ra đời của Nhà nước: Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp, liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến lợi ích giai cấp, các tầng lớp dân cư khác. Chủ nghĩa Mác - Lênin giải 5 thích nguồn gốc hình thành và xuất hiện Nhà nước dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xã hội có sự phân hoá thành giai cấp và mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp. Vì vậy, Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước kiểu mới về bản chất, được xây dựng trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhà nước mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở tính đại đoàn kết dân tộc. Nhà nước có sự thống nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả mọi lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là thống nhất, tất cả mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực ấy nằm trong lòng dân, nó được tổ chức thành sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc chặt chẽ không thể tách rời, không nằm thuộc một nhóm người hay cá nhân nào mà phụ thuộc của đại đa số nhân dân trong xã hội. Nhà nước ra đời với mục tiêu quản lý xã hội trong vòng trật tự nhất định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b.Một số vấn đề về quản lý nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức, có định hướng của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và phạm vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà nước, làm cho các hoạt động của nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội vận động, phát triển theo một trật tự, nhằm thực hiện mục đích quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu quản lý hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức cần thống nhất hành động, sáng tạo và linh hoạt để quản lý các lĩnh vực xã hội, căn cứ vào pháp luật để thể chế hoá quản lý nhà nước. Các lĩnh vực quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước gồm: + Quản lý hành chính, chính trị. + Quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. + Quản lý các vấn đề xã hội về ANQP – TTATXH. 6 Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi Nhà nước ta cần có hình thức quản lý nhà nước hợp lý và khoa học, cụ thể gồm có 6 hình thức quản lý hành chính nhà nước: + Hình thức ra văn bản quản lý nhà nước; + Hình thức tổ chức hội nghị; + Hình thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý nhà nước; + Hình thức phối kết hợp; + Hình thức tác nghiệp; + Hình thức kiểm tra, thanh tra, giám sát. Đế thực hiện có hiệu quả cần có phương pháp quản lý thích hợp. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các biện pháp, cách thức nhằm duy trì các nghiệp vụ quản lý nhà nước của các chủ thể quản lý trên cơ sở chức năng, quyền hạn của mình để có phương pháp quản lý hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải có tính khả thi; + Mỗi cấp quản lý, thẩm quyền và nhiệm vụ khác nhau phải lựa chọn những phương pháp quản lý cho phù hợp; + Các phương pháp quản lý quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với pháp luật hiện hành, cơ chế quản lý, đối tượng và khách thể quản lý; + Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải sử dụng linh hoạt, chủ động sáng tạo đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước chia thành hai nhóm: + Nhóm 1: Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội; + Nhóm 2: Phương pháp của các môn khoa học. c. Một số vấn đề về tố chức hành chính nhà nước: Tổ chức hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước liên kết với nhau thành một hệ thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đó là sự sắp xếp theo cấp và phân hệ trong một trật tự, có quan hệ qua lại và dàng buộc chặt chẽ với nhau trong quá 7 trình cùng nhau thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Việt Nam gồm: + Ở trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ; + Ở địa phương: Gồm UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn. d. Vị trí, vai trò của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính quản lý hành chính nhà nước có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa quần chúng nhân dân với chính quyền. Là đơn vị cơ bản của hệ thống cơ cấu, tổ chức quản lý nhà nước có vai trò là chủ thể để thực hiện mọi hoạt động quản lý nhà nước. Một bộ máy nhà nước mạnh, hoạt động có hiệu quả thì phải dựa vào cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Do vậy người trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải có năng lực, thực hiện đúng đắn quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật theo đường lối chính sách của Đảng. đ. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của UBND xã, phường , thị trấn. * Vị trí của UBND xã, phường, thị trấn: UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,UBND xã là mắt xích quan trọng trong việc phát huy hiệu lực hiệu quả sự chấp hành và điều hành của hành chính nhà nước thông qua từ Trung ương đến cơ sở và người dân. Điều 123 Hiến pháp năm 1992 quy định: UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp, như vậy UBND cấp xã có hai tư cách đó là cơ quan chấp hành của HĐNDvà cơ quan hành chính cấp cơ sở. *Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã. Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tổ chức việc chỉ đạo thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐNDcùng cấp; *Nhiệm vụ: 8 Đối với HĐND, UBND xã cùng cấp HĐND chuẩn bị các kỳ họp, chấp hành nghị quyết của HĐNDcùng cấp; - Quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương mình, cụ thể trên các lĩnh vực như: + Kế hoạch, ngân sách, tài chính; + Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản; + Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; + Giao thông - Thuỷ lợi; + Văn hoá, giáo dục, đời sống tinh thần của nhân dân; + An ninh, quốc phòng, Trật tự an toàn xã hội; + Chính sách dân tộc, tôn giáo, xoá đói giảm nghèo; + Thực thi pháp luật, chấp hành Hiến pháp; + Xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính và đất đai. Việc thực hiện chức năng quản lý hành chính ở cơ sở phải đảm bảo đúng Hiến Pháp và pháp luật. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, quyền dân chủ của nhân dân. Đồng thời UNBD xã có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân thực hiện đầy đủ, đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. *Quyền hạn của UBND xã: Ra quyết định, khi ra quyết định quan trọng ở địa phương UBND xã phải thảo luận tập thể và ra quyết định theo đa số. - Kiểm tra việc thực thi các quyết định; - Có thẩm quyền xử lý mang tính cưỡng chế; Cơ cấu tố chức: UBND cấp xã theo nhiệm kỳ của HĐNDcùng cấp, UBND xã có chủ tịch UBND xã , các phó chủ tịch và các uỷ viên. - Chủ tịch UBND xã là đại biểu HĐNDxã, các thành viên uỷ ban phải được cấp trên phê chuẩn. * Hình thức hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn: 9 - Hoạt động của UBND xã là hoạt động tập thể thông qua phiên họp UBND xã, UBND xã họp ít nhất một tháng một lần; UBND xã thảo luận tập thể và ra quyết định theo đa số đối với các vấn đề sau: + Chương trình làm việc của UBND xã; + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề ngân sách; + Các biện pháp thực hiện nghị quyết HĐND xã; + Thông qua các báo cáo của UBND xã trình HĐNDxã; + Y tế, văn hoá, giáo dục nhà trường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. - UBND xã xây dựng quy chế làm việc, lịch thường trực của uỷ ban, phân công cho từng thành viên phụ trách công việc cụ thể. 2. Cơ sở thực tiễn: UBND xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Trong thời gian qua, UBND cấp xã phần lớn đã tích cực thực hiện nhiệm vụ, thực hiện quy chế dân chủ, cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn. Hiệu lực quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội, để chúng vận hành theo ý chí nhà nước và tuân thủ chấp hành pháp luật của mọi khách thể một cách nghiêm minh, tạo nên và duy trì trật tự, kỷ cương trong đời sống xã hội. Muốn thực hiện chức năng quản lý thì nhà nước cần phải có 3 yếu tố đó là: Quyền lực, năng lực và hiệu quả. Ba yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật thiết chặt chẽ với nhau. Trong đó quyền lực là yếu tố quan trọng mang tính tiền đề, bao gồm hệ thống pháp luật và nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính ổn định và vững chắc của 10 [...]... trách thực sự có trình độ chính trị, chuyên môn, là người của dân, do dân và vì dân Để từ đó nâng cao được năng lực cán bộ, công chức chuyên trách, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý của UBND cấp xã thông qua việc ban hành các kế hoạch, quyết định quản lý hành chính 12 II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG 1 Đặc điểm tình hình chung của. . .hiệu lực Năng lực quản lý được biểu hiện bằng việc nhà nước ra quyết định quản lý đúng đắn, chính xác và điều này ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước Tóm lại hiệu lực quản lý nhà nước là sự thể hiện cụ thể quyền lực và năng lực quản lý của nhà nước Nâng cao hiệu lực hiệu quản lý hành chính nhà nước thì cần làm tốt các công việc cụ thể là: + Bổ... việc, hoạt động có hiệu quả và đúng pháp luật + Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội + Tăng cường sự lãnh đạo của cá nhân, tổ chức Đảng đối với công tác quản lý nhà nước 11 Hiệu lực quản lý nhà nước là kết quả của sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước lên các lĩnh... đạo điều hành của UBND xã Tân Liễu - Chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước huyện giao; thực hiện Nghị quyết HĐND xã, UBND xã đã xây dựng kế hoạch về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm với các biện pháp chỉ đạo cụ thể, sâu sát công việc và cơ sở, chú... thời có biện pháp uốn nắn kịp thời, kỷ luật nghiêm minh các cán bộ UBND làm việc thiếu trách nhiệm hoặc sách nhiễu nhân dân, giải quyết công việc không đúng chức trách thẩm quyền Để từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp trong chỉ đạo điều hành trong quản lý hành chính nhà nước ở xã III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 1 Phương... đất nước sang giai đoạn phát triển mới giai đoạn CNH-HĐH Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ vẫn còn nhiều nguy cơ, thách thức không nhỏ, yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi nhà nước, trực tiếp là nền hành chính phải được cải cách đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mới đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH-HĐH đất nước, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và. .. XX của HĐND xã, nhiệm kỳ năm 201 1-2 016 đã bầu ra các uỷ viên UBND gồm: - Chủ tịch UBND xã; - Phó Chủ tịch UBND xã: Phụ trách khối kinh tế, nội chính;Văn hóa -Xã hội ) - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã; - Trưởng công an xã Giúp việc cho UBND là các công chức cấp xã với các chức danh: - Địa chính - xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường: 02 công chức; - Tư pháp - Hộ tịch: 02 cán bộ công chức ; - Văn... nạn xã hội trên địa bàn; Quyết tâm đến công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em Thực hiện tháng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2011 - 2016 2 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của UBND. .. tâm và thực hiện có hiệu quả Đây là một chiến lược của Đảng, Nhà nước trong việc xác định tầm quan trọng của chính quyền cơ sở tại địa phương và yếu tố nòng cốt là đổi mới con người để từ đó bộ máy hành chính nhà nước ở cấp xã vận hành có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh t - xã hội của xã nói riêng và nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung - Về công tác tổ chức nhân sự, cần thực. .. BẮC GIANG 1 Phương hướng năm 2012 - Căn cứ vào nghị quyết Đảng bộ về phát triển các chương trình kinh tế - xã hội năm 201 1- 2016 - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà UBND huyện Yên Dũng giao cho xã năm 2012 Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2011, ổn định và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả của nghành nông - lâm - thuỷ sản tăng cường khuyến khích . tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực ,hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2012” làm tiểu luận tốt nghiệp. Chuyên đề. của UBND xã Tân Liễu. 14 III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG 31 1. Phương hướng năm 2012 31 2. Giải pháp nâng. lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 201 0-2 012 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Phó Hiệu trưởng Trường MN Tân Liễu Huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang Người

Ngày đăng: 22/04/2015, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan