Xu hướng điều hành bộ ba bất khả thi– Chu chuyển vốn và chính sách tiền tệ ở Trung Quốc

25 289 0
Xu hướng điều hành bộ ba bất khả thi– Chu chuyển vốn và chính sách tiền tệ ở Trung Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Xu hướng điều hành bộ ba bất khả thi– Chu chuyển vốn và chính sách tiền tệ ở Trung Quốc (Reuven Glick - Ngân hàng dự trữ liên bang San Francisco Michael Hutchison – Đại học California, Santa Cruz) Tháng 12 năm 2008 Tóm tắt Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng đối mặt với vấn đề Bộ ba bất khả thi gia tăng– làm cách nào để theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập và hạn chế sự thay đổi tỷ giá hối đoái, trong khi đối mặt với dòng vốn quốc tế ngày càng lớn mạnh và gia tăng. Nội dung của bài viết nghiên cứu những vấn đề sau: - Phân tích sự ảnh hưởng của Bộ ba bất khả thi đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc khi Trung Quốc tự do hóa thị trường thương mại, thị trường tài chính và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Trung Quốc đã can thiệp vô hiệu hóa thông qua việc phát hành trái phiếu của ngân hàng Trung ương để bảo vệ dự trữ quốc gia khỏi ảnh hưởng của thặng dư cán cân thanh toán. Tuy nhiên, các kết quả thực nghiệm cho thấy sự can thiệp vô hiệu hóa đã bị giới hạn trong năm 2006 khi đối mặt với sự tích lũy ngày càng lớn của dự trữ ngoại hối, dẫn đến sự gia tăng đột biến trong cung tiền. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM)(Vector Error Correction Model) liên kết tăng trưởng cung tiền của Trung Quốc với lượng tiền rộng, GDP thực và mức giá; để tìm ra những tác động của lạm phát trong từng tình huống chính sách khác nhau: • Mô hình dự báo lạm phát sẽ tăng nhanh trong tình huống mà cung tiền tiếp tục tăng mạnh (tương ứng với sự can thiệp vô hiệu hóa bị giới hạn bởi tích Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 1 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo lũy dự trữ ngoại hối quá lớn) và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Mô hình mô phỏng kết hợp thêm sự gia tăng dự trữ bắt buộc trong ngân hàng cũng dẫn đến tăng nhanh tỷ lệ lạm phát. • Ngược lại, mô hình mô phỏng kết hợp với suy giảm tăng trưởng kinh tế mạnh thì làm giảm áp lực lạm phát, ngay cả khi có sự tích lũy dự trữ ngoại hối đáng kể. 1. Giới thiệu Mô hình Bộ ba bất khả thi ở một số nước Mô hình Bộ ba bất khả thi của một nền kinh tế mở khẳng định rằng một quốc gia không thể đồng thời thực hiện các mục tiêu chính sách vĩ mô là ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ độc lập, và tự do luân chuyển vốn. Vào giữa những năm 1980, hầu hết các nước đang phát triển tập trung vào Bộ ba bất khả thi bằng cách duy trì sự kết hợp ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ độc lập, cùng với đóng cửa tương đối tài khoản vốn. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, một số nước đang phát triển, chẳng hạn như Mexico, Thái Lan, Hàn Quốc, chấp nhận tự do hóa dòng vốn và mở cửa. Tuy nhiên,khi mở cửa về tài chính, nhiều nước cũng đã cố gắng để duy trì một mức độổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập, và họ đã thất bại trong việc thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Mục tiêu chính sách không phù hợp của họ đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, tại Mexicovào thời điểm1994-1995 và ở châu Á vào năm 1997- 1998. Đầu những năm 1990, Argentina kế thừa một Bộ ba bất khả thi khác bao gồm tỷ giá cố định, được hỗ trợ Hội đồng tiền tệ và hội nhập tài chính hoàn toàn.Argentina cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng khitừ bỏ một chính sách tiền tệ độc lập đối với việc kiểm soát lượng tiền rộng không còn khả thi.  Bối cảnh của Trung Quốc Trung Quốc đã theo đuổi một con đường thận trọng hơn khi hướng tới sự tự do hóa tài chính. Mặc dù những ưu đãi thuế và các ưu đãi khác được sử dụng để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng những hình thức khác của dòng vốn gián tiếp và nợ nước ngoài đã bị kiểm soát trước đây.Kiểm soát vốn cũng đóng một vai Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 2 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo trò trong việc bảo vệ hệ thống ngân hàng trong nước khỏi các đối thủ cạnh tranh bên ngoài bằng cách hạn chế sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài và kiểm soát chặt dòng vốn chảy ra khỏi đất nước.Việc hạn chế sự phát triển của các thị trường nợ và thị trường chứng khoán trong quá khứ đã duy trì vai trò của hệ thống ngân hàng Trung ương như là trung gian tài chính quốc tế cho những người Trung Quốc đi vay và gởi tiết kiệm. Khi Trung Quốc dần tự do hoá tài khoản vốn, họ phải đối mặt với một thách thức quan trọng của việc duy trì sự ổn định của tiền tệ và giá cả trong nước. Để tránh vấn đề Bộ ba bất khả thi, Trung Quốc đã cho phép tỷ giá có phần linh hoạt hơn trong những năm gần đây. Nhưng việc gia tăng thặng dư cán cân thanh toán bao gồm cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đã gây áp lực lên tỷ giá. Để hạn chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ (RMB), chính quyền Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường ngoại hối và tích trữ một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Dẫn đến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng từ 140 tỷ USD trong năm 1997 (15% GDP) lên hơn 1,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2007 (hơn 45% GDP),với 2/3 của sự tích lũy này xảy ra trong ba năm qua. Việc tích tụ dự trữ này đã làm nổi lên lo ngại về sự ổn định tiền tệ và lạm phát ở Trung Quốc, bởi vì cả lượng tiền và giá cả đều đang tăng nhanh. Điều này dẫn đến một sự liên tưởng về việc mở rộng quá mức cung tiền, tiền lưu thông và tín dụng từ năm 1991 đến năm 1994 - khi sự tăng trưởng khoảng hơn 40% mỗi năm - kết quả là lạm phát cao, với chỉ số CPI tăng đỉnh điểm là gần 30%. Sự bùng nổ dự trữ ngoại hối đã dẫn đến sự gia tăng tương tự trong cung tiền trong những quý gần đây, đe dọa sự quay trở lại của lạm phát cao hơn. Trong những quý gần đây, cung tiền đã tăng hơn 30% và chỉ số lạm phát CPI đã tăng trên 8%. Một khi Trung Quốc tiếp tục đặt ưu tiên hàng đầu trong việc ổn định tỷ giá hơn là sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để kiểm soát kinh tế vĩ mô, thì cơ hội để Trung Quốc thực hiện chính sách tự trị tiền tệ bị hạn chế. Những nhà điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã giải quyết thách thức hiện tại này bằng Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 3 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo cách tích cực sử dụng nghiệp vụ thị trường mở cũng như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thực hiện các biện pháp “hướng dẫn cửa sổ” (Hướng dẫn cửa sổ thường được gọi đơn giản là "sự làm cho tin”, nó đã được sử dụng để thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tài chính khác đi theo cho các hướng dẫn chính thức, ở Mỹ, nó được gọi là 'jawboning' – nên luyện tập sức mạnh thuyết phục của bài nói chuyện hơn là pháp luật). Mức độ mà Trung Quốc sẽ thành công với vấn đề Bộ ba bất khả thi phụ thuộc vào việc đạt được sự cân bằng trong các chính sách mục tiêu. Khi việc tích lũy dự trữ ngoại hối tăng, mâu thuẫn giữa mục tiêu tiền tệ và mục tiêu tỉ giá sẽ trở nên khó giải quyết hơn, đặc biệt như là sự kiểm soát đối với dòng vốn ngày càng khó duy trì hơn. Dựa trên bối cảnh đã phân tích, bài nghiên cứu đã đặt ra những mục tiêu nghiên cứu sau: + Bài nghiên cứu khảo sát mức độ gia tăng dự trữ ngoại hối củaTrung Quốc tác động đến chính sách tiền tệ và là nguồn gốc của sự bất ổn tiền tệ gây nên lạm phát cao. Bài nghiên cứu bắt đầu bằng việc mô tả bản chất của cán cân thanh toán và hiệu quả của việc kiểm soát vốn. Kết quả cho thấy rằng áp lực lên chính sách tỷ giá hối đoái tăng sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001 và sự tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai. Những thặng dư này cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lớn đã cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán của quốc gia. Trong bối cảnh mở của tài khoản vốn sự mất cân bằng này kết hợp với những đợt "tiền nóng"chảy vào để đầu cơ vào việc tăng giá của đồng nhân dân tệ, đã khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) buộc phải mua ngoại hối và tăng tích lũy tài sản nước ngoài để làm giảm giá đồng nội tệ. + Bài nghiên cứu đo lường mức độ mà PBC có thể cô lập tăng trưởng cung tiền khỏi tác động thanh khoản cùng với tăng tích lũy tài sản nước ngoài. Bài nghiên cứu trình bày những cách mà Trung Quốc can thiệp vô hiệu hóa những ảnh hưởng của tích lũy tài sản nước ngoài lên cung tiền đã thay đổi theo thời gian, tăng Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 4 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho đến năm 2006 và sau đó giảm mạnh khi các nhà điều hành nhận thấy khó khăn hơn để hạn chế những ảnh hưởng từ việc thanh khoản lượng tài sản tích lũy ngoại hối khổng lổ. + Bài nghiên cứu đề cập đến việc tác động tích trữ ngoại tệ lên cung tiền và lạm phát. Bài viết này được tổ chức như sau. Phần 2 mô tả mô hình của cán cân thanh toán nhấn mạnh sự đột biến trong dự trữ ngoại hối tại Trung Quốc.Phần 3 phân tích những nỗ lực của PBC để kiềm chế các tác động của các dòng vốn dự trữ lên việc thực thi chính sách tiền tệ.Phần 4 trình bày các kết quả VECM thể hiện sự tương tác giữa dòng vốn dự trữ và kiểm soát tiền tệ tại Trung Quốc.Phần này cũng trình bày các mô phỏng chính sách tiền tệ thay thế. Phần 5 tổng kết bài viết. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 2.1 Mô hình Mundell-Fleming: Robert Mundell và Marcus Fleming đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc tế vào đầu thập niên 1960, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Hai ông đã chỉ ra rằng ở những quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đạt được sự cân bằng bên trong (cân bằng tổng cung – tổng cầu) và cân bằng bên ngoài (cân bằng trong cán cân thanh toán) thì chính sách tiền tệ nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh toán và chính sách tài khóa nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong tổng cung và tổng cầu. Đây là kết luận được rút ra trực tiếp từ lý thuyết được gọi là “Bộ ba bất khả thi”. Theo lý thuyết, luôn tồn tại một mâu thuẫn nội tại trong 3 mục tiêu chính sách: chu chuyển vốn hoàn hảo, tỷ giá hối đoái cố định và tự chủ về tiền tệ. Lý thuyết bộ ba bất khả thi liên quan đến những kiến thức cơ bản trong kinh tế vĩ mô và được minh họa thông qua phân tích mô hình IS-LM có xét đến tác động của cán cân thanh toán. 2.2 Lý thuyết bộ ba bất khả thi Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 5 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Bằng cách giả định chu chuyển vốn là hoàn hảo, Mundell-Fleming (1963) đã chỉ ra rằng chính sách tiền tệ không thể phát huy hiệu quả dưới chế độ tỷ giá cố định trong khi chính sách tài khóa không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá thả nổi. Ngược lại, chính sách tài khóa phát huy hiệu quả cao trong cơ chế tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh dưới chế độ tỷ giá thả nổi. Điều này có nghĩa, nếu chu chuyển vốn là hoàn hảo thì chính sách tiền tệ hoàn toàn không có hiệu lực nếu chính phủ theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá nhưng sẽ có hiệu lực cao nếu chính phủ thả nổi tỷ giá. Dựa vào lý thuyết này, các nhà kinh tế học như Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển lên thành lý thuyết bộ ba bất khả thi. Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương ứng nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại. Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công cụ để điểu chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì NHTW buộc phải tung đồng nội tệ để mua vào đồng ngoại tệ hoặc giảm lãi suất trong nước nếu dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, NHTW sẽ phải bán bớt ra một lượng ngoại tệ dự trữ để thu về đồng nội tệ hoặc gia tăng lãi suất trong nước khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền và lãi suất không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với lựa chọn này, chính phủ (NHTW) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 6 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo theo những nguyên tắc của thị trường. Ngược lại với cách kết hợp ở trên, nếu NHTW muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì buộc phải thảnổi tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Ổn định tỷ giá và độc tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng. Lựa chọn này có nghĩa chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ. 2.3. Các nghiên cứu phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi: Thuyết tam giác mở rộng: Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như tam giác của Mundell-Fleming. Bên cạnh các kết hợp tại đỉnh của tam giác, các quốc gia vẫn có thể lựa chọn cho mình một kết hợp nào đó bên trong tam giác miễn là nó phù hợp với những mục tiêu chính sách mà quốc gia đó đang theo đuổi. Mỗi điểm bên trong tam giác thể hiện một sự kết hợp trung gian giữa ba mục tiêu chính sách, nghĩa là kiểm soát vốn ở mức độ vừa phải, chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn và tỷ giá hối đoái biến Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 7 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo động trong một biên độ cho phép. Tùy vào tình hình vĩ mô và mục tiêu hướng đến cụ thể ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định mà các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định một mức độ thích hợp cho mỗi mục tiêu chính sách. Do đó, mỗi quốc gia sẽ có một lựa chọn cho riêng mình mà không nhất thiết phải đánh đổi hoàn toàn theo như tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming. Thuyết tứ diện: Hausmann (2000) phát hiện ra rằng: mức độ biến động của tỷ giá chịu ảnh hưởng trực tiếp của khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ. Theo đó, khi một quốc gia có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ là cao nhất thì nó có thể theo đuổi đồng thời ba chính sách mục tiêu: hội nhập tài chính, độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá. Mẫu hình kim cương của bộ ba bất khả thi: Aizenman, Chinn, Ito (2008) đã xem xét việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi trong mối tương quan với dự trữ ngoại hối (tỷ lệ trên GDP) 3. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM mô tả sự tăng trưởng của cung tiền, tiền rộng, GDP thực và giá cả. Mặc dù xuất hiện riêng lẻ, mỗi biến cho thấy tính dừng trong sai phân bậc 1, kiểm định đồng liên kết cho thấy hai mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn. Bài nghiên cứu giải thích những mối quan hệ đồng liên kết này như nhu cầu tiền dài hạn và chức năng cung tiền. Cả mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn trong mô hình VECM cho phép tác giả thực hiện mô hình mô phỏng theo hướng thay thế tích lũy dự trữ ngoại hối và can thiệp vô hiệu hóa. + Trong tình huống tích lũy dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng nhanh, sự linh hoạt tỷ giá hối đoái bị hạn chế, và tăng trưởng kinh tế nhanh – như môi trường kinh tế những năm gần đây - mô hình dự đoán sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát nếu can thiệp vô hiệu hóa ít có tác dụng. Mô hình mô phỏng kết hợp thêm nhân tố tăng dự trữ bắt buộc cũng dự báo áp lực lạm phát tương tự. Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 8 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo + Tuy nhiên, một trường hợp thay thế bằng sự tăng trưởng kinh tế chậm nhưng vẫn tiếp tục tăng nhanh dự trữ ngoại hối sẽ dự đoán sự suy giảm lạm phát trong vòng ba năm. Bài nghiên cứu ước lượng mô hình VECM trong lĩnh vực tiền tệ của Trung Quốc, với mục tiêu đánh giá tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối thông qua cung tiền - kiểm soát tiền tệ và lạm phát. Tác giả đặt một hệ thống 4 phương trình bao gồm tiền rộng (M2), dự trữ tiền (RM), hệ số giá tiêu dùng (CPI) và GDP thực (RGDP) là các biến nội sinh. Mô hình VECM được ước tính trong sai phân bậc một với dữ liệu từng quý, bốn biến trễ và các biến giả theo từng thời kỳ, với các dữ liệu theo quý qua giai đoạn Q1 1992– Q4 2007. Cụ thể hơn, mô hình của tác giả dựa trên tiêu chuẩn xếp hạng GaussianVAR(Johansen, 1991): Yt = d t + X t , X t = ∑ Π i X t-1 + ε t (i=1,4) tương đương với ΔX t = ΠX t-1 + Σ Φ i Δ X t-1 + Γd t + εt , Π = -I 4 + Σ Π i hoặc ΔX t = αβ'X t-1 + Σ Φ i ΔX t-1 + Γd t + ε t trong đó Y là véctơ định thức (d) và các biến nội sinh (X)(RGDP,CPI,M2, RM). Các biến vectơ là những hằng số chặn và ba biến giả theo thời điểm. Đây là một mô hình bốn vector định thức và các đơn vị kiểm tra gốc, thể hiện trong Bảng 3, cho thấy mỗi loạt biến nội sinh có chứa một đơn vị gốc duy nhất hoặc được ước tính bằng một quá trình I (1). Các kiểm định đồng liện kết Johanson không thể bác bỏ một hoặc nhiều nhất là hai vectơ đồng liên kết (xem bảng 4), chỉ ra rằng hai tổ hợp tuyến tính của các biến trong (log ) thì dừng Với những biện pháp sơ bộ, tác giả ước tính một mô hình VECM với hai biến trễ và hai vectơ đồng liên kết, một đại diện cho cầu tiền dài hạn có mối liên hệ giữa Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 9 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo M2 , chỉ số CPI và RGDP, và một đại diện thứ hai cho sự kiểm soát tiền tệ / nguồn cung liên kết giữa RM và M2, kết quả được đề cập trong Bảng 5. Trong phương trình cầu tiền, tác giả ước lượng giá trị 0,44 cho sự co giãn của cầu tiền. Tác giả đặt một hệ số giới hạn 1,8 trên hệ số RGDP trong vecto đồng liên kết, đại diện cho tính linh hoạt thu nhập dài hạn của cầu tiền. Trong phương trình cung tiền, tác giả ước lượng giá trị 1.2 cho tính linh hoạt lâu dài của tiền rộng ( M2 ) với những thay đổi trong dự trữ tiền (RM), cho thấy rằng, những thay đổi trong dự trữ bắt buộc, hạn chế cho vay ngân hàng và do đó có thể thay đổi các phản ứng ngắn hạn của M2 đến RM, nhưng trong dài hạn M2 còn tác động rất đáng kể vào việc tăng tiền dự trữ. Tác giả trình bày các vector đồng liên kết và hệ số năng động VECM, cũng như các thuộc tính thống kê quan trọng, trong Bảng 5. Tác giả không trình bày các biến xác định (là hằng số chặn và ba biến giả theo thời điểm) trong các phương trình VECM ngắn gọn. Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 10 [...]... tài sản và nợ theo từng khoản mục: khoản vay mượn, tiền tệ và những khoản ký gửi, và những dòng đầu tư khác Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 14 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo 4.1.2 Kiểm soát tài khoản vốn của Trung Quốc Kiểm soát vốn giúp ngăn chặn tiền di chuyển ra khỏi đất nước một cách dễ dàng và có thể bảo vệ chính sách tiền tệ trong nước đến mức độ nào Kể từ khi Trung Quốc bắt... pháp điều chỉnh dự trữ tăng trưởng tiền tệ Tác giả ước tính một mô hình VECM tương tự như những gì trình bày trong phần 4.3.4, Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 23 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhưng bây giờ bằng cách sử dụng tiền cơ sở có điều chỉnh - Tình huống 1A giả định GDP tăng trưởng cao (10 %) và sự tiếp tục của xu hướng gần đây điều chỉnh tăng trưởng tiền tệ dự trữ (điều. .. chính sách tiền tệ độc lập Liệu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã có thể duy trì chính sách tiền tệ độc lập khi đối mặt với tình trạng tích lũy ngoại hối hay không? Trung Quốc đã có thể lèo lái Bộ ba bất khả thi mà không mất đi điều kiện tăng trưởng tiền tệ dài hạn và những mục tiêu kiểm soát lạm phát hay không? Tác giả đã đưa ra 1vài bằng chứng về điểm này trong các phần trước Một mặt, tăng trưởng... một chính sách tiền tệ độc lập và hạn chế Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 24 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo sự thay đổi tỷ giá hối đoái, trong khi đối mặt với dòng vốn quốc tế lớn và ngày càng gia tăng Tác giả cho rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc cùng dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI, và các dòng vốn gián tiếp lớn, kết hợp với mục tiêu hạn chế định giá cao tỷ giá, Trung. .. 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo 4 Nội dung và kết quả nghiên cứu 4.1 Tích lũy dự trữ ngoại tệ và mở cửa tài khoản vốn ở Trung Quốc 4.1.1 Mô hình cán cân thanh toán Việc nắm giữ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 11 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Bảng 1 cho thấy cán cân thanh toán của Trung Quốc (BOP), mô hình tích... đã thành công như thế nào trong việc kiềm chế tốc độ tăng trưởng tổng cung tiền? Hình12 là sơ đồ tỉ lệ tăng trưởng của M2 và cung tiền trong 4 quý Quan sát cho thấy cung tiền đã bất ngờ tăng vọt trên 30%, sau khi hạ "tương đối" thấp dưới 20% đến giữa năm 2006 Điều này phù hợp với việc mà những nhà điều hành chính sách tiền tệ thành công trong việc vô hiệu hóa ảnh hưởng của dòng vốn vào lên cung tiền. .. và thị trường tài chính Nhưng nó cũng là bằng chứng cho thấy dòng vốn ròng, tổng luồng vào và luồng ra của dòng vốn là rất lớn và rằng có rất nhiều những luồng đang phá vỡ những hạn chế pháp lý trên các giao dịch vốn, hoặc là với sự chấp thuận ngầm của chính phủ hoặc thông qua các kênh khác Các dòng vốn (và sự kiểm soát vốn) và tỷ giá hối đoái là hai phần trong Bộ ba bất khả thi Và phần thứ ba là chính. .. báo và ước tính) từ Q1 năm 2008 đến năm Q4 2010 dựa trên giả định rằng phạm vi mà tích lũy dự trữ ngoại hối tác động vào tăng trưởng cung tiền Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 21 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo đang tiếp diễn và hai giả định khác về tăng trưởng GDP thực tế (tăng trưởng tiếp tục ở mức 10% và đột ngột chậm lại đến 5%) Căn cứ vào hướng thay thế của việc tăng luồng vốn. .. chặt chẽ dòng vốn gián tiếp và hầu hết các khoản nợ nước ngoài trong một thời gian dài, có bằng chứng rằng kiểm soát vốn đã Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 15 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo bị rò rỉ và đã có xu hướng trở nên ít hiệu quả theo thời gian ngay cả trước khi có sự nới lỏng kiểm soát vốn gần đây Tầm quan trọng tuyệt đối của dòng vốn gián tiếp và dòng "tiền nóng" rõ... trưởng dự trữ tiền tệ tăng hơn hai năm qua, song song với dự trữ ngoại tệ và tăng trưởng tiền rộng (M2) cũng đang phát triển nhanh chóng Để đối phó, PBC đã thắt chặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc và những yêu cầu cho vay trong một nỗ lực nhằm để tách các liên kết giữa sự gia tăng dự trữ tiền và tăng trưởng cung tiền, nơi mà Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang 20 Nhóm: 15 – TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo . TCDN Đêm 4 GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Xu hướng điều hành bộ ba bất khả thi– Chu chuyển vốn và chính sách tiền tệ ở Trung Quốc (Reuven Glick - Ngân hàng dự trữ liên bang San Francisco Michael Hutchison. dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để kiểm soát kinh tế vĩ mô, thì cơ hội để Trung Quốc thực hiện chính sách tự trị tiền tệ bị hạn chế. Những nhà điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc. sự kết hợp trung gian giữa ba mục tiêu chính sách, nghĩa là kiểm soát vốn ở mức độ vừa phải, chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn và tỷ giá hối đoái biến Bô ba bất khả thi ở Trung Quốc Trang

Ngày đăng: 22/04/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan