chuyên đề tốt nghiệp

88 311 4
chuyên đề tốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tham khả

Học viện tài chính Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với chính sách mở cửa đã thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ việc đầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là giải pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu,tìm tòi hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm biện pháp giảm chi phí không cần thiết tránh lãng phí. Một trong những biện pháp phải kể đến đó là công tác của bộ máy kế toán, trong đó kế toán tập hợn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhật của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh đã không ngừng đổi mới hoàn thiện để đứng vững trên thị trường. Đặc biệt công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực của công tác kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS – TS Nguyễn Đình Đỗ… và các cô, các anh chị phòng kế toán Công ty, em đã lựa chọn đề SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 1 Học viện tài chính Báo cáo thực tập tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh” làm báo cáo thực tập của mình. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP GỒM: LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC CHƯƠNG 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. CHƯƠNG 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toàn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh. CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh. KẾT LUẬN SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 2 Học viện tài chính Báo cáo thực tập CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. a. Chi phí sản xuất: - Khái niệm: Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết mà doang nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doang trong một thời kỳ nhất định. - Bản chất của chi phí sản xuất là: • Những phí tổn ( hao phí ) về các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất. • Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. • Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, xét về thực chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn mà doanh nghiệp đã bỏ vào q trình sản xuất. Mục đích chủ yếu của việc xác định chi phí sản xuất chính là để xác định giá thành sản phẩm, một u cầu khơng thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất. b. Giá thành sản phẩm: - Khái niệm: Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác tính cho một sản phẩm, lao vụ dịch vụ sản xuất hồn thành trong điều kiện cơng suất bình thường. SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 3 Học viện tài chính Báo cáo thực tập - Bản chất của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Giá thành phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao để sản xuất hoàn thành và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế, chế độ kế toán hiện hành vì vậy giá thành sản xuất cũng mang tính chủ quan. 1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, để thực hiện mục tiêu đó, một trong những biện pháp quan trọng là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần nắm được nguồn gốc cũng như nội dung cấu thành nên giá thành sản phẩm để từ đó biết được nguyên nhân cơ bản, những nhân tố cụ thể làm tăng giá thành. Trên cơ sở đó nhà quản trị mới đề ra được những biện pháp cần thiết để hạn chế những nhân tố tiêu cực, thúc đẩy khai thác những nhân tố tích cực. Để từ đó không chỉ hạ giá thành của một đơn vị sản phẩm mà còn hạ giá thành của toàn bộ sản phẩm. Kế toán là một công cụ quản lý đắc lực trong hoạt động quản lý doanh nghiệp và cụ thể, kế toán chi phí giá thành là công cụ chủ yếu trong quản lý chi phí, giá thành. Vì thế yêu cầu chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán hạch toán CPSX và GTSP là xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và thỏa mãn yêu cầu quản lý đặt ra. Đồng thời vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí hợp lý nhất, tổ chức hạch toán một cách logic, chính xác, đầy đủ và kịp thời. Cụ thể, cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 4 Học viện tài chính Báo cáo thực tập - Căn cứ vào đặc điểm, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành phù hợp. - Tổ chức tập hợp, phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giá thành thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị sản phẩm phẩm theo đúng quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp và đảm bảo sự chính xác. - Kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, dự toán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc sủ dụng tiết kiệm và hợp lý mọi chi phí, phục vụ yêu cầu hạch toán doanh nghiệp. - Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GTSX và nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ . Những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đấu để không ngừng hạ giá thành trong doanh nghiệp một cách hợp lý. - Xác định kết quả kinh tế ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. 1.2 Nội dung của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiêp sản xuất.  Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. a. Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố. Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố: - Chi phí nguyên liệu và vật liệu SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 5 Học viện tài chính Báo cáo thực tập - Chi phí nhân công. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh ngiệp sử dụng trong quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh ngiệp. Đồng thời đây cũng là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh ngiệp, xây dựng các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn… trong doanh ngiệp sản xuất. b. Phân loại CPSX theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí. Theo tiêu thức phân loại này, những chi phí sản xuất có chung công dụng được sắp xếp vào cùng một khoản mục mà không phân biệt tính chất kinh tế của nó. Chi phí sản xuất được chia làm các loại (thường gọi là các khoản mục) sau đây: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Là toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. • Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,… trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. • Chi phí sản xuất chung (SXC): Là các khoản chi phí ngoại trừ chi phí NVLTT, NCTT đã kể trên như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất. Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng xác định được số chi phí đã bỏ ra cho tưng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc tính giá thành. Nó phục vụ cho nhu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở để lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 6 Học viện tài chính Báo cáo thực tập c. Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành hai loại: Chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. - Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể qui nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng…); chúng có thể được quy nạp cho từng đối tượng chịu chi phí. Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tuy nhiên, thông qua cách phân loại chi phí này các nhân viên kế toán có thể tư vấn để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn. d. Phân loại CPSX kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: Chi phí cơ bản và chi phí sản xuất chung. - Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chí phí nhân SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 7 Học viện tài chính Báo cáo thực tập công trực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm… - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ỏ các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp. Với cách phân loại chi phí này có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. e. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động,chi phí được chia thành: *Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất; số lượng sản phẩm tiêu thụ; số giờ máy hoạt động; doanh thu bán hàng thực hiện… Biến phí có thể xảy ra hai trường hợp: - Biến phí tỷ lệ. - Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp. * Định phí: Định phí là những chi phí mà xét về tổng số không thay dổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét về tổng chi phí thì định phí không đổi. Ngược lại, nếu xét về định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Định phí có các hình thức: - Định phí tuyệt đối. - Định phí cấp bậc. - Định phí bắt buộc. - Định phí không bắt buộc. * Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí. SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 8 Học viện tài chính Báo cáo thực tập Việc phân loại chi phí theo cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Ngoài ra còn giúp xác định đúng đắn phương hướng nâng cao hiệu quả chi phí.  Phân loại giá thành sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. a. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Giá thành được chia thành 3 loại: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoach. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước và là mục tiêu phấn đấu trong kỳ, cũng là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xác định dựa trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản xuất được tính toán và xác định dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thự tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. b. Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành. Theo cách phân loại này trong kế toán tài chính cần phân biệt hai loại giá thành đó là giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. - Giá thành sản xuất bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm tính cho sản xuất công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất = CPSPDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - CPSPDDcuối kỳ. Giá thành sản phẩm của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 9 Học viện tài chính Báo cáo thực tập nhập kho) giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi nộp trong kỳ ở các doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ = Giá thành SX + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, tuy nhiên doanh nghiệp hạn chế nhất định lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bảo hiểm và chi phí số lượng cho từng mặt hang từng loại lao vụ, dịch vụ. Nên cách phân loại này chỉ có mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu. Ngoài hai cách phân biệt trên giá thành sản phẩm có thể phân chia thành hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, một bên là yếu tố chi phí (đầu vào) chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau về phạm vi và nội dung. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm những chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về thời gian và số lượng cụ thể như sau: Giá thành sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định không phân biệt khối lượng công việc hay sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí đã trả cho kỳ trước nhưng thực tế kỳ này mới phát sinh nhưng bao gồm chi phí phải trả cho kỳ trước phân bổ và những chi phí phải trả cho kỳ này nhưng thực sự chưa phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua công thức tính giá thành tổng quát sau: SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 10 [...]... trong doanh nghiệp SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 20 Học viện tài chính Báo cáo thực tập - Khả năng và trình độ hạch toán quản lý  Kỳ tính giá thành Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh để xác định kỳ tính giá thông thường Nếu doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn hạn và xen kẽ liên tục thời kỳ tính giá thành là hàng tháng Nếu doanh nghiệp tổ chức... xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau: • Căn cứ tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp: + Phức tạp kiểu chế biến liên tục: Đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm cuối cùng... phẩm, nó mang ý nghĩa thuần túy, kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành tùy thuộc vào đặc điểm của quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý về hạch toán của doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp • Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn): Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng... www.ckda.vn or www.cokhidonganh.com + Email + Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên + Đại diện : Ông Lại Văn Đàm / Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty : info@ckda.vn - Quá trình hình thành và phát triển của công ty: + 1963 : Được thành lập dưới tên Nhà máy kiến trúc cơ khí Đông Anh + 1974 : Đổi tên thành Nhà máy Cơ khí và Xây dựng Đông anh chuyên sửa chữa và đại tu xe, máy xây dựng + 1989 : Đổi... sản xuất các sản phẩm cơ khí + 1995 : Đổi tên thành Công ty Cơ Khí Đông Anh + 1997 : Liên doanh với tập đoàn SUMITOMO - Nhật bản (với tỉ lệ góp vốn 48/52) thành lập Khu công nghiệp Thăng Long tại Hà Nội một trong những khu công nghiệp thành công nhất tại Việt Nam + 1998 : Đầu tư dây chuyền đúc tự động và khuôn cát tươi không cần hộp DISAMATIC (ĐAN MẠCH) với công suất 10.000tấn/năm để sản xuất vật liệu... kinh tế và pháp luật của nhà nước quy định Thực hiện phân phối lợi ích theo kết qủa lao động, chăm lo không ngừng đời sống tinh thần vật chất cho CBCNV, nâng cao năng lực sản xuất, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người lao động theo đúng luật lao động Địa bàn hoạt động của công ty trong khắp cả nước, nhưng đối tượng chính là công ty xi măng,... Công ty SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 28 Học viện tài chính Báo cáo thực tập Trong ngành cơ khí Việt Nam hiện nay, tất cả các nhà máy chế tạo ra mặt hàng cơ khí đều đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất phục vụ máy xây dựng, máy công nghiệp, xe cơ giới giao thông vận tải thuỷ bộ Để tồn tại phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty cơ khí Đông Anh đã phải đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất Công... hoặc từng bộ phận, chi tiết hoặc nhóm chi tiết cùng loại SV: Thái Thùy Liên Lớp: LC14.21.09 11 Học viện tài chính • Báo cáo thực tập Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh ngiệp: Xem xét doanh nghiệp có tổ chức sản xuất thành phân xưởng hay không có phân xưởng Nếu doanh ngiệp tổ chức theo phân xưởng thì tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng hoặc theo sản phẩm • Căn cứ vào loại hình sản xuất... • Phương pháp tính theo hệ số: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành Để áp dụng được phương pháp hệ số thì doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số của từng loại sản phẩm Dựa trên cơ sở có tính khoa học như: trọng lượng, kích thước Trên cơ sở đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tính được tổng giá thành các loại... định tổng giá thành đơn vị thực tế của từng loại đơn vị sản phẩm Giá thành 1SP i = Giá trị 1 SP quy chuẩn × Hệ số SP i • Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Điều kiện áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chưa quy định được hệ số kinh tế kỹ thuật của sản phẩm Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch của tất cả các sản phẩm để xác định tỷ lệ phân bổ SV: Thái . doanh nghiệp áp dụng đó là giải pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu,tìm tòi hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh đã không ngừng

Ngày đăng: 05/04/2013, 08:27

Hình ảnh liên quan

Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc vào hình thức trả lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh ngiệp áp dụng - chuyên đề tốt nghiệp

hi.

phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc vào hình thức trả lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh ngiệp áp dụng Xem tại trang 15 của tài liệu.
tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền   lương - chuyên đề tốt nghiệp

t.

ổng hợp và phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương Xem tại trang 16 của tài liệu.
Mô hình bộ máy kế toán Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh. - chuyên đề tốt nghiệp

h.

ình bộ máy kế toán Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh Xem tại trang 35 của tài liệu.
Sổ Cái hợp chi tiết Bảng tổng - chuyên đề tốt nghiệp

i.

hợp chi tiết Bảng tổng Xem tại trang 37 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 9 năm 2011 - chuyên đề tốt nghiệp

h.

áng 9 năm 2011 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm được dựa trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá vật tư bình quân tháng. - chuyên đề tốt nghiệp

Bảng t.

ổng hợp xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm được dựa trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá vật tư bình quân tháng Xem tại trang 52 của tài liệu.
Từ bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ máy tính đồng thời ghi sổ sổ  cái các tài khoản liên quan & sổ nhật ký chung theo trình tự phát sinh các nghiệp  vụ ở công ty. - chuyên đề tốt nghiệp

b.

ảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ máy tính đồng thời ghi sổ sổ cái các tài khoản liên quan & sổ nhật ký chung theo trình tự phát sinh các nghiệp vụ ở công ty Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình thức lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - chuyên đề tốt nghiệp

Hình th.

ức lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Xem tại trang 58 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - chuyên đề tốt nghiệp
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Xem tại trang 59 của tài liệu.
Dựa vào bảng thanh toán lương, bảng phân tích công kế toán lương lập bảng phân bổ  tiền lương: - chuyên đề tốt nghiệp

a.

vào bảng thanh toán lương, bảng phân tích công kế toán lương lập bảng phân bổ tiền lương: Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng phân bổ tiêu thụ điện Tháng 09/2011 - chuyên đề tốt nghiệp

Bảng ph.

ân bổ tiêu thụ điện Tháng 09/2011 Xem tại trang 66 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 9 năm 2011 - chuyên đề tốt nghiệp

h.

áng 9 năm 2011 Xem tại trang 72 của tài liệu.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH - chuyên đề tốt nghiệp
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan