Tiểu Luận 2: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Nhtm Ở Việt Nam Hiện Nay

12 336 0
Tiểu Luận 2: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Nhtm Ở Việt Nam Hiện Nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận 2: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay nhằm trình bày lý luận chung về cho vay doanh nghiệp. Thực trạng cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 1 TIỂU LUẬN 2: CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 2 I. Lý luận chung về cho vay đối với doanh nghiệp: 1. Các khái niệm: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Dựa vào thời hạn cho vay có thể chia ra thành cho vay ngắc hạn, trung hạn và dài hạn. 2. Nguyên tắc vay vốn: Cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như sau: a. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. b. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nhuồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi. Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 3 3. Điều kiên vay: Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện cho vay nhất định như:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhịem dân sự theo quy định của pháp luật  Có mục đích vay vốn hợp pháp  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết  Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả  Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hường dẫn của Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam 4. Hồ sơ vay vốn: Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:  Giấy đề nghị vay vốn  Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng  Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư  Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất  Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay  Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết 5. Thẩm định và quyết định cho vay: Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều có xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm dịnh, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khẩ thi, hiệu quả dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dực án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyêế định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. 6. Hợp đồng cho vay: Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: khách hàng và ngân hàng. Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 4 7. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: a. Nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hạơc dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lứn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, dể đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghịệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định. b. Phương thức cho vay: Hịện nay, trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, các NHTM thỏa thuận với khách hàng vay vịệc áp dụng các phương thức cho vay. Hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay là:  Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định 8. Chiết khấu chứng từ có giá: Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. Thông thường ngân hàng chấp nhận chiết khấy thương phiếu cho khách hàng. Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hai loại: hối phiếu và lệnh phiếu. Ngoài thương phiếu, các chứng từ có giá khác như trái phiếu, tín phiếu Kho bạc nhà nước, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm cũng được ngân hàng thực hiên chiết khấu. 9. Cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp: a. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn: Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay dến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn xét trên góc độ doanh nghiệp là để nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào tài sản lưu động Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 5 thường xuyên. Về nguyên tắc doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn, boa gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để tài trợ cho những loại tài sản này. Nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn nên thường doanh nghiệp phải sử dụng đến nguồn vốn vay dài hạn. Đứng trên góc độ ngân hàng, tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng cần nhận thức rõ rằng tín dụng trung và dài hạn cũng là một loại “sản phẩm” mình có thể cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận. b. Thủ tục vay vốn chung và dài hạn: Để vay vốn trung và dài hạn, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn cho ngân hàng. Nhìn chung hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác ở chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì gửi phương án sản xuất kinh doanh hay kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn hạn. Thật ra đây không đơn thuần là thủ tục bắt bụoc khách hàng phải lập khi vay vốn dài hạn, nó còn là căn cứ để ngân hàng đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án. Điều này trước tiên là bảo vệ lợi ích của khách hàng sau đó mới nhằm mục đích bảo đảm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. c. Các phương thức cho vay trung và dài hạn: Cho vay dài hạn nhằm giúp khách hàng đủ vốn đầu tư vào tài sản cố định. Dực vào mục đích cho vay, ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn đầu tư vào một dự án đầu tư. Cho nên về phương thức cho vay dài hạn có thể là:  Cho vay mua sắm máy móc thiết bị  Cho vay đầu tư dự án II. Thực trạng cho vay và tình hình kinh tế của doanh nghiệp năm 2008: 1. Tình hình kinh tế năm 2008 và ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Sau cơn bão giá cuối năm 2007 với sự leo thang của giá xăng dầu, giá cả tiêu dùng những tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng mạnh với chỉ số lạm phát quý 1 là 9% mức cao kỷ lục trong nhiều năm và cao hơn cả mức tăng trưởng dự kiến của cả năm. Cùng lúc đó, giá dầu, giá lương thực cũng tăng mạnh khiến các chuyên gia dự đoán lạm phát cả năm sẽ ở mức trên 20%. Trước những diễn biến ấy, Chính phủ đã phải triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và đồng bộ để đối phó lạm phát và đây được coi là mục tiêu hàng đầu trong điều hành kinh tế. Chính phủ đã đưa ra tám nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, trong đó lần đầu tiên lãi suất cơ bản được sử dụng như công cụ quan trọng để điều hành thị trường tiền tệ, thì đến tháng 11 Chính phủ lại phải ban hành năm nhóm giải pháp khác nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, trong đó chú trọng đến kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng như thúc Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 6 đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã có ba lần tăng và năm lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản đầu năm 2008 là 8,25%/năm, sau đó lên đỉnh là 14%/năm vào ngày 11/6 và hiện chỉ còn 8,5%/năm. Sau nguy cơ lạm phát đầu năm, đến nửa cuối 2008 chúng ta lại phải đối diện với nguy cơ giảm phát. Để hỗ trợ hoạt động sản xuất và an sinh xã hội, Chính phủ đã công bố một gói kích cầu lên đến 6 tỷ USD (gần 110.000 tỷ đồng). Số tiền này sẽ không phải là một gói tài chính cụ thể bơm trực tiếp vào nền kinh tế, mà là các khoản từ giảm thuế, phát hành thêm trái phiếu, bảo lãnh DN vay vốn quốc tế, an sinh xã hội Một quyết định được cộng đồng DN đánh giá rất cao. Tuy nhiên, vấn đề mà rất nhiều người quan tâm là: Gói 6 tỷ USD dùng để kích cầu lấy từ đâu ra? Và nếu rót tiền sai đối tượng thì Nhà nước đã kích cầu trật mục tiêu là những lo ngại mà các chuyên gia kinh tế đưa ra. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì, gói nên phân bổ chính cho khối DNNVV, khu vực kinh tế tư nhân và nông thôn, chi cho an sinh xã hội. Bởi "Nếu đầu tư vào khu vực kinh tế quốc doanh sẽ kém hiệu quả vì tuy khối DN này mang lại 40% GDP song chỉ tạo công ăn việc làm cho 6% lao động". Trước tình hình bất ổn trong nền kinh tế trong năm vừa qua, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát khiến cho các NHTM cũng thu hẹp cho vay, kiểm sóat việc cho vay gắt gao hơn. Chưa kể thủ tục tại các NHTM cũng mất khá nhiều thời gian, cho nên các doanh nghiệp phải chờ đợi nhưng chưa chắc đã được cho vay. Theo như phản ánh của các doanh nghiệp về lãi suất và cho vay của các ngân hàng trong thời điểm đó là: Thứ nhất ngân hàng hạn chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30%. Ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên nên cũng không dám cho vay. Hơn nữa có những ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá nguyên liệu tăng, đòi hỏi đổi mới thiết bị, công nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn Trước đây lãi suất vay cố định hàng tháng, hàng quí, nay doanh nghiệp phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho giá thành sản phẩm. Ngoài ra, do việc vay vốn ngân hàng qua khó khăn nên doanh nghiệp buộc phải kéo dài việc trả nợ để có vốn tiếp tục quay vòng. Theo như doanh nghiệp thì Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 7 họ thà chịu lãi suất cho vay quá hạn còn hơn là ngừng sản xuất, mất khách hàng nước ngoài đã phải cố công giữ mối từ lâu. Các khoản nợ của khách hàng, đối tác của doanh nghiệp trong thời điểm hiệnnay đã trở thành nợ khó đòi, doanh nghiệp đã thiếu vốn lại càng chìm sâu vào khó khăn. Điều đặc biệt là các khoản nợ giữa các doanh nghiệp với nhau không bị tính lã, vì vậy trong lúc lãi suất ngân hàng quá cao đồnt thời khó vay thì nhiều doanh nghiệp cố tình chậm trả, giữ vốn của nhau để cầm cự. 2. Thực trạng tình hình cho vay ở các ngân hàng thương mại: a. Lãi suất cho vay cao: Trong thời gian đầu cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng bất ngờ trước những thay đổi trong chính sách. Lãi suất tiền gửi không ổn định dẫn đến lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng không ổn định. Mặt khác các ngân hàng cũng phải tiết giảm cho vay, phải chọn lọc dự án vì tăng trưởng tín dụng bị giới hạn. Chưa kể trong giai đọan đó, các ngân hàng còn lách luật bằng cách đề nghi khách hàng ký quỹ thêm hoặc tính thêm phí để bù vào phần lãi suất chênh lệch. Hậu quả là một số ngân hàng khi bị kiểm tra ra các giám đốc đã phải chịu kỷ luật hoặc cách chức. Vào những tháng cuối năm dưới tác động của biện pháp kích cầu, mà cụ thể là ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất cơ bản thêm 1% và cắt giảm thêm 2% dự trữ bắt buộc đã tạo động lực cho các NHTM hạ lãi suất nới lỏng cho vay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn e ngại vì theo họ mặc dù lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn cao so với thời điểm trước lạm phát. Cụ thể là lãi suất vay đồng Việt Nam của NHTM thấp cũng là 16%/năm, cao nhất là 18%/năm. Mức lãi suất này cao gấp 2,5 lần lãi suất cho vay đồng nhân dân tệ của các ngân hàng Trung Quốc đối với khách hàng hiện nay chỉ khoảng 6,66%/năm. Đồng thời vẫn được đánh giá vào loại cao nhất trong khu vực. Với mức lãi suất đó cho dù có giảm so với mức 21%/năm vào khoảng tháng 9 nhưng vẫn rất cao và hiếm có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào dám vay vì khó có thể đạt được lợi nhuận 18-20%/năm để đủ trả lãi ngân hàng. Cá biệt có một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất rất thấp như Ngân hàng Đẩu tu & Phát triển Việt Nam đưa ra mức lãi suất là 15%, Ngân hàng Ngoại tthương Việt Nam thấp nhất là 15,2%, Ngân hàng công thương Việt Nam là 15,5% Tuy nhiên, không phải là khách hàng nào cũng vay được lãi suất đó. Thậm chí, có khi những mức lãi suất đó chỉ được thông báo có tính chất tượng trưng, hay tuyên truyền về mặt tâm lý trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Những doanh nghiệp vay được thường thuộc diện có kim ngạch xuất khẩu khá, thị trường ổn định và sử dụng trọn gói dịch vụ của NHTM đó như cam kết chiết khấu bộ chứng từ, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua ngân hàng Tức là NHTM chấp nhận lỗ khi cho vay lãi suất 15-15,5%/năm, nhưng bù lại họ thu lãi ở các dịch vụ khác Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 8 có liên quan. Hoặc các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục ưu tiên của Chính phủ Lãi suất cho vay phổ biến vẫn là 18%/năm. Mức lãi suất đó quả thực vẫn rất cao nếu đặt trong bối cảnh sức mua giảm hiện nay. Nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng mặc dù giảm giá nhưng vẫn ứ đọng và rất khó tiêu thụ. Giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng giảm mạnh, người sản xuất kinh doanh có nguy cơ thua lỗ Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2008 giảm hơn 3% so với tháng 9/2008. Cũng chính do tình trạng chung của sản xuất kinh doanh nói trên nên hiện nay bản thân các NHTM cũng ngại cho vay. Các lĩnh vực kinh doanh sắt thép, ôtô, bất động sản, xây dựng cơ bản, chứng khoán, cao su, chăn nuôi lợn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh một số loại vật liệu xây dựng khác… hầu như không vay được vốn do nhiều NHTM có chủ trương rất hạn chế cho vay. Bởi vì không những sản phẩm ứ đọng rất khó tiêu thụ, mà giá giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đang thua lỗ, vốn đọng. Vì vậy đã đề phòng rủi ro, nên tốt nhất là “tránh” cho vay các lĩnh vực kinh doanh đó. Thậm chí một số chi nhánh NHTM còn đang thúc ép khách hàng chấp nhận lỗ bán hàng ra để trả nợ ngân hàng. b. Các NHTM đã có vốn nhưng vẫn khó hạ lãi suất: Đương nhiên với với việc giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc nội tệ và 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ, các NHTM giảm khoản nộp dự trữ bắt buộc khoảng 10.000–12.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó các NHTM đang thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Hơn nữa, khoảng trên 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN… mà các NHTM đã mua trước đó, nay đến hạn thanh toán… Cộng với khoảng 50.000 tỷ đồng vốn đang “rủng rỉnh” hiện nay nên các NHTM có nguồn vốn khả dụng rất lớn tới trên 100.000 tỷ đồng. Đây là điều kiện cần để giảm lãi suất cho vay. Song thực tế nguồn vốn hiện nay được các NHTM huy động trên thị trường trong thời gian qua với lãi suất khá cao, bình quân tới trên 15%/năm, thậm chí tới 18%/năm, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân 5-10%/năm, vốn dự trữ thanh toán, tồn quỹ tiền mặt… nên nếu giảm lãi suất xuống dưới 16%/năm coi như bị lỗ, nên các NHTM vẫn rất khó điều chỉnh giảm đáng kể lãi suất cho vay. Ngược lại với lãi suất cho vay 17%–18%/năm thì vẫn đang là lực cản cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân… Bên cạnh đó xu hướng tới đây các NHTM tiếp tục hạ thấp lãi suất huy động vốn nội tệ trên thị trường. Nhưng cũng có một sức ép khác là nếu không cho vay Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 9 ra để đọng vốn thì các NHTM cũng bị lỗ, thâm chí thua lỗ lớn hơn mà cho vay ra thì dễ gặp rủi ro, cho vay với lãi suất thấp thì bị lỗ. Nên đây đang là bài toán khó của NHTM. Không những vậy, nhiều NHTM, nhiều chi nhánh NHTM trong 10 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng tín dụng thấp. Số liệu thống kê tính đến hết tháng 9/2008 cho hay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn ngành ngân hàng mới tăng 18,03% so với cuối năm 2007, một số NHTM đạt thấp hơn, trong khi đó mục tiêu cả năm tăng trưởng dư nợ 30% rất khó đạt được. Không chỉ vậy, nhiều chi nhánh NHTM và nhiều NHTM chỉ tiêu lợi nhuận chưa đạt, với sức ép cổ tức chia cho cổ đông… nên buộc họ phải đẩy mạnh cho vay. Nên trong thực tế đang diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa các NHTM để thu hút khách hàng có dự án tốt, có tình trạng tài chính lành mạnh, có khả năng tiêu thụ sản phẩm bình thường nhằm đẩy mạnh cho vay.Nhưng lãi suất thực tế cho vay không thể giảm bởi vậy nhiều doanh nghiệp dù có dự án tốt vẫn không dám vay vốn ngân hàng. Vì thế, các quyết định cắt giảm lãi suất chủ đạo của NHNN chỉ có thể làm dịu đi phần nào những bức xúc của dư luận trong xu hướng chỉ số giá tháng 10/2008 đã giảm tới 0,19% và khó tăng trong tháng 11/2008, xu hướng cắt giảm lãi suất trên thế giới trước tác động của khủng hoảng tài chính lan rộng, tình trạng khó khăn của doanh nghiệp Còn thực tế hiện nay thì lãi suất cho vay vốn của các NHTM hiện nay vẫn quá cao so với trước thời điểm thắt chặt tiền tệ, với mặt bằng lãi suất của khu vực và thế giới, với sức chịu đựng của doanh nghiệp, hộ sản xuất nên NHTM thì thừa vốn còn doanh nghiệp thì vẫn đang thiếu vốn. Tháo gỡ lực cản này chính là việc tiếp tục cắt giảm mạnh hơn nữa lãi suất trên thị trường. III. Giải pháp cho vấn đề cho vay tại các NHTM: 1. Đối với các ngân hàng thương mại: Theo như tình hình thực tế trong năm vừa qua, để hạn chế tình trạng giảm phát cũng như giải quyết tình trạng khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cần phải kích cầu cho vay trong nước. Đối với các ngân hàng cần xem xét, đánh giá cũng như xếp hạng lại tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp. Vì đây cũng sẽ là cơ sở để các ngân hàng nhìn nhận lại năng lực của từng khách hàng và tiêm năng tài chính của họ. Trên cơ sở đó, ngân hàng xây dựng được cho mình lại những khách hàng nào có uy tín thanh toán tốt, mặt hàng kinh doanh của khách hàng đó có dễ tiếp cận với thị Phùng Thị Phương Thảo Lớp ngân hàng 4 – ngày 1 _____________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Trang 10 trường hay không…Đối với những khách hàng lớn, uy tín đã tốt thì ngân hàng nên tiếp tục cho vay. Riêng đối với những khoản vay mới, ngân hàng cần chú trọng đến những ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng nông sản, may mặc thế mạnh của nước ta và chủ yếu những mặt hàng này khi xuất khẩu các doanh nghiệp cũng thường xuất dưới hình thức L/C nên khả năng thanh toán cũng cao hơn các hình thức khác. Chính vì thế khi ngân hàng cho vay chiết khấu theo hình thức này, khả năng thu hồi nợ cũng cao hơn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể cung cấp thêm những dịch vụ kèm theo cho các doanh nghiệp này để có thể gia tăng thêm phí thu được. Còn đối với các mặt hàng nhập khẩu vào thì ngoài những mặt hàng được sự ưu tiên của nhà nước như xăng dầu, sắt thép, phân bón…các ngân hàng nên chú trọng vào những ngành hàng phục vụ tiêu dùng trong nước, vì đây sẽ là một trong những hướng giúp kích thích khả năng tiêu dùng trong nước. Những mặt hàng nào tương đối có khả năng tiêu thụ cao, thị trường lớn thì nên chú trọng. Ngoài ra, riêng với những doanh nghiệp nào có khả năng sử dụng những nguồn nguyên liệu nội địa để thay thế cũng là một trong những ưu tiên cần xem xét khi cho vay. Một đối tượng khách hàng mà các ngân hàng cũng nên quan tâm khi xem xét cho vay là những doanh nghiệp hoạt động cả hai mảng xuất khẩu và nhập khẩu song song hoặc mạt hàng họ nhập vào sau khi gia công hay chế biến có thể xuất ngược trở lại. Những khách hàng này đa số đều đã có thị trường khá ổn định, lượng khách hàng đối tác lâu năm, chưa kể là mặt hàng kinh doanh của họ cũng đa dạng. Tuy nhiên, do tình hình bất ổn trên thế giới cũng như khu vực cũng chưa hẳn là đã lắng xuống nên khi thực hiên cho vay các ngân hàng cần phải thẩm định kĩ lưỡng, cần phải giải thích rõ cho khách hàng trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong việc hợp tác, hỗ trợ ngược lại với ngân hàng. Thêm vào dó ngân hàng cần phải kiểm soát chặt những ngành phi sản xuất, hiệu quả thấp, nhiều rủi ro. Trong giai đoạn cuối năm 2008, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm xuống đáng kể so với đầu năm. Ngân hàng cũng đã nới lỏng cho vay nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp thì lãi suất này vẫn còn cao. Vì thực tế nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một tỉ lệ lãi suất như hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng chi trả và đạt được lợi nhuận. Chính vì thế mà ngân hàng nhà nước nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng cần phri có chính sách giảm lãi suất hơn nữa hoặc ít nhất cũng phải có một sự ưu tiên cụ thể đối với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Theo như nhận định thì lãi suất cho vay phải giảm chí ít cũng phải gần bằng so với trước năm 2008, trước khi lạm phát và khủng hoảng tài chính. [...]... chỉnh lãi suất cho vay thì thời hạn vay vốn cũng là một vấn đề các ngân hàng cần phải cân nhắc trong việc ra quyết định cho vay Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những nhóm khách hàng như đã nói ở trên thì thời hạn cho vay chủ yếu nên chỉ trong khoảng thời gian là 6 tháng trở lại Vì thật sự đối với lượng khách hàng này, mục đích vay chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động nên thời gian vay như thế là... bất ổn và khó dự báo của thị trường hiện nay, 3 nhóm giải pháp chính đó là linh hoạt chính sách tiền tệ - tín dụng, kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng Trong nhóm giải pháp chính sách tiền tệ, tín dụng, hiện nay chúng ta đang duy trì giải pháp tiền tệ linh hoạt là thông qua giảm lãi s uất cơ bản, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong... Việc kích cầu tiêu dùng hiệu quả nhất là giảm giá, nhưng sức mua không tăng Khi giá giảm sẽ kích thích tiêu dùng, kích thích sức mua Một biện pháp hiệu quả nữa là cầu có khả năng thanh toán Tức là với một mức giá nào đó, người tiêu dùng có thu nhập đủ để có thể trang trải cho nhu cầu của mình Trong kích cầu tiêu dùng, một là giảm giá, hai là yêu cầu hàng hóa có chất lượng tốt; ba là thu nhập của người... vay như thế là hợp lý Ngoài ra, nếu như cho vay trong khoảng thời gian qua lâu và nhất là trong thời điểm chưa thật ổn định như hiện nay cũng không an toàn cho các ngân hàng, đồng thời có thể tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, không thật sự trách nhiệm đối với những cam kết và nghĩa vụ với ngân hàng Nói như thế không có nghĩa là các ngân hàng không xem xét đến các dự án đàu tư dài hạn mà thật sự những... thì các ngân hàng cũng nên hỗ trợ vì lợi ích mà những khách hàng này đem lại không phải là nhỏ 2 Đối với Chính phủ: Nền kinh tế giảm phát, việc đầu tư dài hạn và đưa ra những gói kích cầu thị trường nội địa thông qua các biện pháp cụ thể như giảm thuế cho doanh nghiệp; hướng vào thị trường nội địa; cơ hội để cơ cấu lại xuất nhập khẩu đang là những vấn đề cấp thiết Trước sự bất ổn và khó dự báo của. .. lượng tốt; ba là thu nhập của người lao động khá thì sẽ kích thích được tiêu dùng Năm 2009, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể tăng trưởng cao khi các nguồn vốn trong và ngoài nước không dồi dào vì chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới Về diễn biến thị trường do chính sách tiền tệ còn thắt chặt, sức mua của người tiêu dùng khó tăng, doanh nghiệp vẫn còn khó khăn Vì thế diễn biến về CPI sẽ không... giảm Việc duy trì các nhóm giải pháp này là cần thiết và nó sẽ mang lại những kết quả khả thi cho nền kinh tế Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát thì chúng ta phải s ử dụng cả biện pháp kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng Trước tình hình đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hướng vào thị trường nội địa là giải pháp bền vững nhất Tuy nhiên, xác định tăng quy mô đầu tư của Nhà nước là một... hơn nhiều; kim ngạch xuất nhập khẩu cũng sẽ giảm không thể tăng mạnh 20-30% như năm 2008 Qua đó, cũng là cơ hội để cơ cấu lại xuất nhập khẩu của Việt Nam sao cho giảm bớt sự phụ thuộc thị trường thế giới, đồng thời phát huy được các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Trang 12 ... triển con người như cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Lúc đó, người lao động có việc làm, có thu nhập thì mới phát triển được thị trường trong nước bền vững Đồng thời những người đó có thể đưa ra nước ngoài lao động để có được nguồn thu tốt hơn phát triển thị trường trong nước Mặt khác, Nhà nước phải đầu tư vào khu vực mà doanh nghiệp không muốn đầu tư như cơ sở hạ tầng hay những . Cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp: a. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn: Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay dến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản cho. trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, các NHTM thỏa thuận với khách hàng vay vịệc áp dụng các phương thức cho vay. Hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay là:  Cho vay. tư v o một dự án đầu tư. Cho nên về phương thức cho vay dài hạn có thể là:  Cho vay mua sắm máy móc thiết bị  Cho vay đầu tư dự án II. Thực trạng cho vay và tình hình kinh tế của doanh

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan