Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La

45 2.4K 2
Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Chim là loài động vật có xương sống có số lượng lớn, phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 9000 loài, riêng Việt Nam có 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ. Chim có vai trò rất quan trọng, không những có ý nghĩa trong thương mại , làm cảnh mà còn có giá trị cao về môi trường, sinh thái đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên(BTTN) Copia, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nằm trên địa bàn 4 xã: Cò Mạ, Nậm Lầu, Long Hẹ, Chiềng Bôm. Trong đó phần lớn diện tích rừng thuộc địa phận xã Cò Mạ. Nơi đây có một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, diện tích rừng tự nhiên là chủ yếu, có nhiều laòi động thực vật đặc hữu quý hiếm của vùng Tây Bắc nước ta, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở Sơn La việc săn bắt động vật rừng ngày càng gia tăng, do nó đem lại thu nhập cao cho người dân bản nghèo xung quanh khu bảo tồn sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Cùng với sự thu hẹp dần diện tích rừng do cháy rừng, khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy.vv dẫn đến sự suy giảm lớn số lượng các loài chim hiên nay của khu vực bảo tồn. Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cán bộ công nhân viên rất tích cực nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu về chim làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn đạt hiệu quả cao. Để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo vệ và góp phần bảo tồn các loài chim ở khu BTTN Copia, với sự giúp đỡ của thầy giáo, thạc sỹ Đào Nhân Lợi tôi thực hiện đề tài : “ Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La” 1 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên thế giới Hiện nay trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng hơn 9700 loài chim khác nhau, trong đó bộ sẻ được coi là bộ giàu họ nhất với gần 30 họ. Một số loài ít họ là Bộ Ngỗng, Bộ Bồ câu, Bộ Nuốc, Bộ Vẹt, Bộ Cúc cu có từ 1-2 họ. Tuy nhiên con số đó vẫn thay đổi theo thời gian bởi có nhiều loài mới được phát hiện thêm bên cạnh đó nhiều loài bị tuyệt chủng. Đáng chú ý là có nhiều loài được coi là đã tuyệt chủng thì mấy chục năm hoặc thế kỷ sau người ta lại phát hiện ra chúng và sự kiện đó người ta gọi là “sự hồi sinh” hay “phát hiện lại”. Tại cuộc họp thường niên về hệ động vật có lông vũ của đời sống chim quốc tế người ta cho rằng gần đây mặc dù có sự xuất hiện trở lại của một số loài chim nhưng nhìn chung tình hình vẫn rất bi đát. Hiện nay trong tổng số 9775 loài chim thì có đến 1212 loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong khi khoảng 2000 loài khác đang trong tình trạng nguy cấp. Đặc biệt trong đó có 179 loài gần như bị tuyệt chủng, chim Sẻ ức đỏ Châu Âu (chỉ còn 300 cá thể là một ví dụ). Mất 50000 giờ nghiên cứu ngoài trời tại 100 quốc gia, các nhà nghiên cứu đã thống kê được gần một nửa số lượng các loài thuỷ cầm đang bị giảm phần lớn là do tốc độ phát triển kinh tế và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 900 loài chim trên thế giới có 44% đang bị giảm, 34% khá ổn định, 17% đang trên đà tăng. Trong đó Châu Á là nơi có tốc độ giảm nhanh nhất với 62% số lượng các loài thuỷ cầm bị giảm hoặc bị tuyệt chủng, thứ hai là châu Phi (48%), tiếp theo là Châu Úc (45%), Nam Mỹ (42%) và Bắc Mỹ (37%). 2 1.1.1. Ở châu Á Theo thống kê của tổ chức Birdlife International thì Châu Á là lục địa có nhiều chim muông nhất, trong đó có 12% số loài đang bị đe doạ nghiêm trọng và sẽ đi đến chỗ tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới nếu con người không có hành động bảo vệ nơi cư trú của chúng. Sau khi khảo sát tại 28 nước Châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Birlife cho biết có khoảng 332 loài chim đang bên bờ tuyệt chủng. Khoảng 43% trong số 2293 vùng cư trú của các loài chim nhất là rừng rậm không còn được chính quyền các nước bảo vệ. Cũng theo tổ chức Birlife International thì 41 loài chim ở Châu Á được liên đoàn bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) nói đến thì nay không chỉ có nguy cơ tuyệt chủng mà thực sự đã sắp biến mất hẳn. Về số lượng loài chim có nguy cơ tuyệt chủng thì Inđôêxia có 117 loài, Trung Quốc có 78 loài, Ấn Độ 73 loài, Philippin 70 loài. Đặc biệt Đông Nam Á là khu vực rất nguy hiểm cho chim. 1.1.2. Ở Châu Âu Tại Châu Âu các nhà nghiên cứu quan sát thấy một loài chim phân tách làm đôi, đó là loài chim đầu đen châu Âu (blackap) thường sinh sản ở Áo và Đức thường bay tới những địa điểm khác nhau trong mùa đông: một nhóm bay về phương Nam tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam Phi và một nhóm bay về phương Bắc tới Anh và Ailen. Cũng tại Châu Âu người ta thấy loài Sẻ đồng ( Azores Bullfinch pyrrhula murina) là loài chim hót hay và hiếm nhất ở đây đang bị suy giảm về số lượng và chỉ còn 300 con. Rất nhiều loài chim Châu Âu xuất hiện trong sách đỏ thế giới lần đầu tiên cũng đang suy giảm, điển hình là loài Sả Châu Âu ( European Roller coracias garrulus ) có quần thể chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. 3 1.1.3. Một số loài chim mới được phát hiện Bên cạnh nhiều loài chim bị tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng thì người ta cũng phát hiện ra nhiều loài chim mới quý hiếm trên khắp hành tinh. Thế giới loài chim vừa có thêm thành viên mới khi một nhóm các nhà điểu học Nêpal ghi nhận một loài chim mới tại khu bảo tồn động vật hoang dã Koshi Tappu, miền đông Nêpal được phát hiện vào ngày 17-02-2002 và có tên là Rato baksha arijunak. Nêpal là quê hương của 9% loài chim được tìm thấy trên thế giới với 862 loài chim được phát hiện ở khu bảo tồn này. Các nhà điểu học vừa phát hiện một loài chim Chích chân dài (Trichocichla rufa) ở đảo Fiji, nhóm đã phát hiện 12 đôi chim quý này trong rừng bảo tồn Wabu gần núi Tomaniivi ở độ cao 1323m ở đảo Vitilevu thuộc Thái Bình Dương. Nhiều loài mới cũng được phát hiện vào năm 2004 trong đó có loài Gà nước (Calayan Rail) ở Philippin. Tháng 3/2006 Philip Round giám đốc chương trình bảo tồn động vật hoang dã tại trường Đại học Mahidol ở Bangkok đã phát hiện ra loài Chích Sậy mỏ lớn, một loài chim sống ở vùng đầm lầy được coi là đã tuyệt chủng hơn 130 năm qua. Theo tạp chí chuyên nghiên cứu về chim Indian Birds, một loài chim mới quý hiếm được phát hiện ở đông bắc Ấn Độ có tên là Bugun Liocichla có bộ lông màu ô liu, đầu màu đen có các chấm đen, trắng đỏ ở cánh, chỉ có 14 cá thể tồn tại. Theo tạp chí Science các nhà nghiên cứu vừa tìm được loài chim gõ kiến mỏ ngà được coi là đã tuyệt chủng 85 năm trước tại vùng đầm lầy sông Cache (Akansas, Bắc Mỹ). Tại Colombia các nhóm bảo tồn thiên nhiên cho 4 biết họ mới phát hiện một loài chim đa sắc ở vùng rừng rậm Andean, được xác định là chim sẻ Yari guies. 1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam có rất ít nhà nghiên cứu hay tổ chức nghiên cứu về chim, nếu có cũng chỉ là những quan sát mang tính chất tiêu khiển hay giải chí và thường tập chung vào các nhóm, các cá nhân hay tổ chức người nước ngoài mà thôi. Đi đầu trong lĩnh vực này là chương trình Birdlife Quốc tế tại Việt Nam đã nghiên cứu cho ra đời cuốn sách “Chim Việt Nam” nhằm hướng dẫn, giới thiệu cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu về các loài chim ở Việt Nam. Nước ta thống kê được khoảng 830 loài chim thuộc 81 họ thuộc 19 bộ. Nhiều Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập nhằm góp phần bảo vệ nơi cư trú của các loài chim. Đáng kể có tràm chim Tam Nông - Đồng Tháp với loài Sếu đầu đỏ là loài điển hình. Các nhà điểu học hoặc quan sát chim chuyên nghiệp quốc tế đến nước ta thường quan tâm đến các loài chim mà hầu như chúng ta không biết tới. Nhiều khi họ đến chỉ để tìm một loài nhất định nào đó thôi. Theo thông tin của tạp san Birding Asia (số 6, tháng 12/2006, trang 96) trong thời gian từ tháng 8/2005 đến tháng 8/2006 có ít nhất 6 nhà chuyên nghiệp nước ngoài thông báo những ghi nhận thấy một số loài chim tại các địa điểm khác nhau tại Việt Nam như: 4) Một con Oanh (Erithacus akahige) ở Cúc Phương ngày 7/12/2005. (4) Ít nhất 500 con Dô nách nâu (Glareola maldivarum) ngày 7/01/2006 và 4 con Rẽ ngón dài (Calidris subminuta) ngày 4,12,15/08/2006 dọc theo đê quanh Hà Nội. (4) 288 con Mòng bể mỏ ngắn (Raurus saudersi) và một con Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) ở Thay Tuy (Đông Bắc) ngày 7/01/2006. 5 (4) 1 con Cắt lưng xám (Falco columbarius) ở Xuân Thuỷ ngày 1/04/2006. (4) 1 cặp Sẻ bụi lưng xanh (Saxicola jerdoni) khoảng 25km từ Sa Pa đi Lai Châu ngày 31/10/2005. 3 - 4 con Sẻ thông đầu xám (Caduelis sinica) ở Đồng Hới - Quảng Bình ngày 6/08/2005 và có ít nhất 6 con cùng loại ở Cửa Đại 3km về phía đông Hội An ngày 4/06/2006. Tại khu vực Côpia chưa có công trình nào nghiên cứu về chim. Vì vậy sau khi đề tài hoàn thành sẽ đóng góp đáng kể vào danh lục các loài chim tại khu vực này, làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. 6 PHẦN II MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: + Góp phần vào bảo tồn các loài chim ở khu vực nghiên cứu và trong cả nước. - Mục tiêu cụ thể: + Lập danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu. + Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài chim. 2.2. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu là các loài chim tại khu bảo tồn thiên Côpia Thuận Châu. 2.3. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Đề tài được tiến hành tại khu bảo tồn thiên nhiên Côpia Thuận Châu. -Về nội dung: Tính đa dạng về thành phần loài chim tại khu bảo tồn thiên nhiên Côpia Thuận Châu. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Thành phần các loài chim khu vực nghiên cứu: + Các loài chim phân bố theo độ cao. + Thành phần loài chim theo sinh cảnh sống. - Mô tả đặc điểm hình thái của một số loài chi ở khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn chim tạo khu vực nghỉên cứu 2.5. Phương pháp nghiên cứu 7 2.5.1. Kế thừa tài liệu có liên quan 2.5.2. Phương pháp điều tra ngoài thực tế 2.5.2.1 .Phương pháp điều tra theo tuyến Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Cách tính như sau: - xác định vị trí và chiều dài tuyến: chọn tuyến theo lối đường mòn rừng tại các sinh cảnh điển hình khác nhau trong khu bảo tồn ( cần tránh đường cái lớn và nơi có nhiều người qua lại). - chiều dài tuyến thường từ 500- 800m đến 2-3km tuỳ từng điều kiện cụ thể như địa hình, sinh cảnh rừng,chiều rộng của tuyến tuỳ điều kiện cụ thể nếu rừng có độ che phủ lớn thì tầm nhìn hay chiều rộng tuyến càng bị thu hẹp, có thể từ 10-30m về một phía của tuyến và về cả hai phía là (10-30m)x2. - Tầm xa phát hiện chim: là khoảng cách từ người quan sát đến chim theo tuyến quan sát (ước lượng). +Phương pháp thống kê trên tuyến. Quan sát vào khoảng từ 6 – 9 h sáng và từ 16 – 17 h chiều, tốc độ đi bộ trên tuyến là 2 – 3 km/h, mỗi tuyến quan sát 2 – 3 lần. Các tuyến đều đi qua các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Trên mỗi tuyến điều tra cần tiến hành điều tra hai lần mỗi ngày. +Sáng từ 5h đến 10h. +Chiều từ 15h đến 18h. Cách phát hiện: +Lắng nghe tiếng kêu, quan sát trực tiếp bằng mắt thường hay ống nhòm. + nhận biết qua tập tính như cách bay lượn, cách bắt mồi, tập tính tự vệ…vv 8 Biểu 2.1. Biểu điều tra theo tuyến Tuyến điều tra Ngày Đặc điểm tuyến Thời tiết Trên cơ sở điều tra sơ thám và phân chia các dạng sinh cảnh, chúng tôi tiến hành xây dựng 3 tuyến điều tra như sau. Tuyến 1: Xuất phát từ trạm kiểm lâm Côpia dọc theo suối Nhộp dài 3.5km. Tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh: Nương rẫy, rừng tự nhiên trạng thái IIB, gồm các loài cây như Dẻ, Đom đóm, Vối thuốc, Thôi chanh… Tuyến 2: Xuất phát từ km 12 thuộc tỉnh lộ 108 ở độ cao khoảng 1100m qua rừng trồng thông Caribe đến suối Nhộp dài khoảng 3km. Ở tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh như: Rừng trồng, trảng cây bụi, nương rẫy, rừng tự nhiên. Tuyến 3: Xuất phát từ Bản Lìu đến Bản Có thuộc xã Chiềng Bôm - Thuận Châu – Sơn la dài khoảng 3.5 km. Ở đây đi qua các dạng sinh cảnh: Trảng cây bụi, rừng phục hồi sau nương rẫy với các loài cây chủ yếu là Hoắc quang tía, Hoắc quang trắng, Vối thuốc, Dẻ, Bồ đề cánh, Trẩu. 2.5.2.2. Phương pháp quan sát chim theo đi Trong rừng rậm việc đi lại và lập tuyến khó khăn nên có thể áp dụng phương pháp tính số lượng chim theo các điểm nằm cách xa nhau (để tránh Stt Tên loài Sinh cảnh Độ cao Số lượng Ghi chú Tên địa phương Tên khoa học 9 lặp lại giữa các điểm) tại mỗi điểm duy trì thời gian từ 10 đến 15 phút. Sau khi điều tra và xử lý số liệu ta thu được kết quả như sau: Biểu 2.2. Biểu điều tra chim theo điểm Vị trí quan sát ( toạ độ) Ngày 2.5.2.3. Phương pháp bẫy lưới mờ Bắt chim bằng lưới mờ là cách bắt thả, kết quả đặt lưới mờ cho biết số lượng chim thu được trên tổng số lưới đặt ở rừng với số ngày, số giờ đặt, số lần kiểm tra lưới. Thực chất các thông tin thu được cũng chỉ cho khái niệm về số lượng tương đối của một số loài chim trong khu vực nghiên cứu. + Kiểm tra lưới: thường chúng ta kiểm tra lưới sau 1.5- 2 giờ. Mỗi lần đến kiểm tra bên cạnh việc gỡ chim cần vệ sinh sạch các lá khô bị rơi mắc vào lưới. Khi có rơi hoặc côn trùng cánh cứng dính lưới cần thận trọng dùng kéo và kẹp để lấy chúng ra đề phòng làm hỏng lưới. + Lập bảng số liệu kết quả bẫy bắt bằng lưới mờ Biểu 2.3. Bảng ghi số liệu đặt lưới mờ Loại lưới thời gian 2.5.2.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương: Chim là nguồn thực phẩm có giá trị và thường được người dân săn bắt hàng ngày. Đặc biệt Stt Tên loài Địa điểm Số lượng Độ cao Ghi chú Tên địa phương Tên khoa học Stt Tên loài Vị trí đặt lưới Độ cao Số lượng Ghi chú Tên địa phương Tên khoa học 10 [...]... rằng: Các loài chim điều tra được phân bố tương đối đều ở cả hai đai cao, vì chim là loài động vật có khả năng bay lượn rất tốt Ở đai cao trên 1000m điều tra được 19 loài, ở đai cao từ 1000m trở lên có 24 loài phân bố 4.2 Mô tả đặc điểm nhận biết một số loài chim ở khu vực nghiên cứu 4.2.1 Họ Chào mào (Pycnonotidae Bulbuls) Gồm các loài chim có kích thước vừa phải, thường sống thành đàn nhỏ Ăn các loài. .. trong loài, kích thức cá thể trung bình loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quí như Trai, Nghiến, Táu, Re, Kháo, Chò chỉ, Đinh, Giổi còn nhưng ở nơi dốc, khó đi lại, và nhiều loài thân cỏ như : Cỏ láo tím, Cúc lá bạc, cỏ tranh, cỏ chít, cỏ lá, cỏ lông PHẦN IV 19 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu 4.1.1 Thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu Dựa vào mẫu vật bắt được trên thực... (17 loài) , sau đó đến sinh cảnh sông suối (13 loài) và cuối cùng đến sinh cảnh khu dân cư (7 loài) Chỉ có 2 loài phân bố ở cả 4 sinh cảnh khác nhau là loài Chào mào và Chim sâu vàng lục Có 7 loài phân bố ở 3 sinh cảnh khác nhau, có 16 loài phân bố ở 2 sinh cảnh khác nhau và có 11 loài chỉ phân bố ở một sinh cảnh Tuy nhiên sự phân bố của các loài chim theo các sinh cảnh như trên chỉ là tương đối bởi... NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1 Điều kiện tự nhiên 32.1.1 Vị trí địa lí 13 Khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, cách Thị xã Sơn La 44 km và cách thị trấn huyện Thuận Châu 10 km, thuộc địa phận của huyện Thuận Châu và diện tích trải rộng trên 4 xã: Chiềng Bôm, Co Mạ, Long Hẹ và Nậm Lầu - Phía Bắc giáp tiểu khu 245a, TK 242 xã Long Hẹ và Tiểu khu 234 thuộc xã Chiềng Bôm - Phía Nam giáp... rêu Chim đực có màu sắc đỏ tươi ở ngực và lưng, màu vàng ở bụng - Phân bố: Tây bắc và Nam trung bộ 4.2.4 Họ Chèo bẻo (Dicruridae Drongos) Gồm các loài chim cỡ trung bình, đuôi dài, chẻ đuôi, hoặc có lông cờ Cánh dài và nhọn Mỏ và chân đen, mắt chim trưởng thành có màu đỏ Thường đậu ở chỗ trống và bắt côn trùng khi bay Huyên náo và thường tấn công các loài chim ăn thịt Loài này điều tra được một loài. .. đáng tin cậy thu thập được qua thời gian điều tra tôi tiến hành tổng hợp xử lý số liệu và lập được bảng danh lục chim cho khu vực nghiên cứu, kết quả ghi trong biểu 4.1 Bảng 4.1 Danh lục các loài chim ở khu vực Côpia, Thuận Châu, Sơn La Stt Tên loài Tên Việt Nam Tên khoa học M Nguồn T N K D QS I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 IV 1 2 V 1 VI 1 VII 1 VIII 1 IX 1 HỌ CHIM CHÍCH Chích phương bắc Chích hai... Minivets, Cuckoo-shiikes) Gồm các loài chim ăn côn trùng, sống ở trên cây Lông đuôi khá dài và xếp thành nhiều cấp Bộ lông có màu sắc sặc sỡ, sống ở trong rừng, thích hoạt động, thường bay theo đàn Chim đực và chim cái có màu lông ít nhiều sai khác nhau Họ này điều tra thấy một loài đó là Phường chèo má xám Phường chèo má xám (Pericrocotus solaris Grey-chinned Minivets) - Đặc điểm nhận biết: Chim đực có... nghiệp - Lập danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu: Dựa vào mẫu vật bắt được trên thực địa, các thông tin đáng tin cậy của người dân địa phương và kế thừa tài liệu để đưa ra danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu Tên được kiểm tra và sắp xếp theo thứ tự A,B,C…lập danh lục trong bảng sau: Bảng 2.5 Danh lục các loài chim tại khu vực nghiên cứu Stt 1 n Tên họ Stt Tên loài TênViệt Nam - Đặc... của chim + Phân bố chim theo dạng sinh cảnh: Số liệu được tổng hợp trong biểu sau: Biểu 2.6 Phân bố chim theo dạng sinh cảnh STT Tên họ Tên loài 1 … n 12 Trong đó: 1…n là các dạng sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu + Phân bố chim theo độ cao Tương tự các kết quả điều tra được tổng hợp vào bảng đánh giá Biểu 2.7 Phân bố chim theo độ cao Stt Độ cao Số loài % Loài chủ yếu PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -. .. thuộc 19 họ có một loài chưa rõ Họ có nhiều loài nhất là Họ Chim chích và Họ Khướu mỗi Họ có 5 loài Các Họ ít loài là Họ Diều hâu, Họ Bồ câu, Họ Bìm bịp, Họ Trĩ, Họ Ưng, Họ Vẹt, Họ Hút mật mỗi Họ có 1 loài 4.1.2 Thành phần loài chim phân bố theo sinh cảnh Sự phân bố của các loài động vật rừng nói chung và các loài chim nói riêng phụ thuộc vào các yếu tố như: thức ăn, nước uống, nơi ở Mà các yếu tố này . thiên nhiên Côpia Thuận Châu. -Về nội dung: Tính đa dạng về thành phần loài chim tại khu bảo tồn thiên nhiên Côpia Thuận Châu. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Thành phần các loài chim khu vực nghiên. của thầy giáo, thạc sỹ Đào Nhân Lợi tôi thực hiện đề tài : “ Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La 1 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên thế giới Hiện. Các loài chim phân bố theo độ cao. + Thành phần loài chim theo sinh cảnh sống. - Mô tả đặc điểm hình thái của một số loài chi ở khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn chim tạo khu

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan