Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ đến năm 2010

72 484 0
Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1:Những vấn đề khái luận cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp: 1.1.khái niệm, phân loại đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, tuỳ vào mỗi ngành cụ thể mà vai trò của cã sự khác nhau, chẳng hạn như đối với ngành giao thông, xây dựng, công nghiệp đất đai tham gia với vai trò là cơ sở, là nền mãng để xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới giao thông; đối với ngành sản xuất nông nghiệp đất đai lại tham gia với vai trò là một yếu tè của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Đúng vậy, nếu không có đất đai thì chúng ta không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp vì mọi hoạt động sản xuất của ngàng nông nghiệp đều diễn ra trên một đơn vị diện tích nhất định, thể hiện rõ nhất là đối với ngành trồng trọt, sự sống của cây trồng, năng suất của cây trồng đều phụ thuộc vào đất đai Trong nông nghiệp, ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai với tư cách là ruộng đất đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, nó có trước lao động và là tài sản của quốc gia. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất là cơ sở tự nhiên tạo ra nguồn nông sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Để có nguồn nông sản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đó, ruộng đất đã cung cấp những dinh dưỡng nuôi sống cây trồng, tạo điều kiện cho chóng sinh trưởng và phát triển. 1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp theo nghĩa rộng là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,sản xuất lâm nghiệp hoặc để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. ĐÊt nông nghiệp có thể phân thành nhiều loại theo các mục đích trồng trọt, chăn nuôi như: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất cỏ dùng cho chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng). Đất trồng cây hàng năm: Là diện tích đất trồng những loại cây ngắn ngày nh đất ruộng lúa, đất lúa màu, đất nương rẫy, đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm: Là diện tích đất trồng cây dài ngày, trồng một lần có thể thu hoạch nhiều năm, có đầu tư kiến thiết cơ bản nhiều năm nh chè, cà phê, hồ tiêu, chanh, cam, vải, nhãn,… Đất vườn tạp: Là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở. Diện tích đất này trồng các loại cây nhưng với mục đích không phải để sản xuất hàng hoá. Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuô: Là diện tích đấy chuyên trồng cỏ cho chăn nuôi, đất trồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch, cải tạo và chăm sóc với mục đích dành cho chăn nuôi. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Bao gồm các diện tích đất nh: Diện tích đất ao, hồ, đầm phá,… được đưa vào sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản nh nuôi tôm, cá và các loại thuỷ sản khác. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đất lâm nghiệp: Là diện tích đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất lâm nghiệp bao gồm đất rừng tự nhiên các loại, đất đang có rừng trồng và đất ươm cây giống lâm nghiệp. Đất rừng tự nhiên bao gồm diện tích đất rừng sản xuất đang được khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo để kinh doanh, khai thác sản phẩm rừng; diện tích đất có rừng phòng hộ để bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chắn gió…;và diện tích có rừng đặc dụng để nghiên cứu thí nghiệm khoa học, vườn quốc gia, rừng du lịch, lịch sử,… Đất có rừng trồng là diện tích đất cũng bao gồm có đất rừng trồng để sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đất ươm giống cây lâm nghiệp là diện tích đất dùng để ươm cây phục vụ để phát triển rừng. 1.2. Vai trò, đặc điểm của ruộng đất 1.2.1.Vai trò Ruộng đất là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ với tư cách là đối tượng lao động mà nó còn là điều kiện để tiến hành cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu không có ruộng đất thì không thể tiến hành được quá trình sản xuất hay nói cách khác thì muốn cho quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra được thì điều kiện đầu tiên là phải có ruộng đất. Nh vậy, ruộng đất là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp và là điều kiện đầu tiên cho quá trình sản xuất. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nã xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó ruộng đất là tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, qua thời gian, qua quá Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trình khai phá và sử dụng nhằm phục vụ lợi Ých của con người, ngày nay ruộng đất đã trở thành sản phẩm của lao động. Nh vậy, đến nay thì ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Ngoài ra, trong nông nghiệp thì ruộng đất còn vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong nông nghiệp. Khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng thì ruộng đất là đối tượng lao động. Còn khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng thì lúc đó ruộng đất là tư liệu lao động. 1.2.2. Đặc điểm của ruộng đất Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó mang những đặc điểm sau: Thứ nhất, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đấtb đai vốn đã có sẵn từ khi con người chưa xuất hiện, chỉ từ khi con người khai phá đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người thì ruộng đất mới trở thành sản phẩm của lao động. Thứ hai, ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng không bị giới hạn về sức sản xuất. Diện tích ruộng đất bị giới hạn bởi một không gian nhất định, bao gồm cả giới hạn về mặt tương đối và cả giới hạn về mặt tuyệt đối. Do số lượng đất đai là có hạn vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý diện tích ruộng đất mà chúng ta có, sử dụng một cách tiết kiệm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp và đúng mục đích quỹ ruộng đất. Bên cạnh đó không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nào đó nhất định. Tuy bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Bởi vì, nếu trên mỗi đơn vị diện tích đất đai chóng ta sử dụng hợp lý, khoa học, đầu tư hợp lý các nguồn vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất thì sản phẩm đem lại trên một đưon vị diện tích đó sẽ cao hơn rất nhiều. Trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm nh hiện nay thì đó là một trong những giải pháp chủ yếu và rất cần thiết. Thứ ba, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể đào thải bỏ khỏi quá trình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số lượng và chất lượng nếu như chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý. Đúng vậy các tư liệu sản xuất khác chỉ sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn và cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và bị thay thế bằng tư liệu sản xuất mới với chất lượng cao hơn, còn ruộng đất sẽ không bị đào thải bá. Nếu sử dụng hợp lý, đầu tư đúng mức thì chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng lớn hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một diện tích đất canh tác. Thứ tư, ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều. Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến bất kỳ một nơi nào cần thiết, còn ruộng đất lại có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi vùng. Như vậy, để việc sử dụng kết hợp có hiệu quả giữa ruộng đất, người lao động và các tư liệu sản xuất khác có hiệu quả chúng ta cần quy hoạch các khu vực canh tác tập trung, xây dựng các cơ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả. Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên từng cánh đồng. Đúng vậy, chất lượng không đồng đều của ruộng đất một mặt là do quá trình hình thành đất ở mỗi khu vực khác nhau, một mặt do quá trình canh tác, sử dụng của con người. Vì thế trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của ruộng đất trên từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây trồng cao. 1.3. Yêu cầu sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế thi trường: Sù vận động của ruộng đất ngoài việc chịu sự tác động của quy luật tự nhiên, nó còn chịu sự tác động của quy luật kinh tế. Do vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải chú ý đến các yêu cầu sau: Thứ nhất, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, hạn chế tốt quy luật ruộng đất ngày càng khan hiếm và xu hướng giảm sút độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. Tổng quỹ đất là có hạn, dân số không ngừng tăng cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của các ngành phi nông nghiệp đã làm cho diện tích ruộng đất ngày càng có xu hướng giảm đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng, khai thác thiếu ý thức của con người, cùng với việc ruộng đất bị rửa trôi, xói mòn do mưa, gió lụt bão làm độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất có xu hướng giảm sút và ngày càng kiệt quệ. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào canh tác ngoài những tác động tích cực là làm tăng năng suất cây trồng thì nó lại làm chất đất biến động, làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp mất đi độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. Nh vậy, những yếu tố quy định tính quy luật giảm sút màu mỡ của ruộng đất phụ thuộc cả vào tự nhiên, kinh tế và kỹ thuật. Chính vì vậy mà trong quá trình sử dụng ruộng đất chóng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm, sử dụng đúng mức và cần phải luôn bồi dưỡng, cải tạo nhằm hạn chế tối đa sự giảm sút độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm tập trung ruộng đất phục vụ yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá, khuyến khích phương thức “ai giỏ nghề gì làm nghề đó”. Việc chuyển đổi ruộng đất nhằm tập trung ruông đất tạo cho chủ đất có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng dễ dàng hơn. Từ đó tạo điều kiện giảm bộ phận lao động tất yếu trong nông nghiệp, chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, trước hết là ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, đồng thời tác động thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó, khuyến khích những người có khả năng và nguyện vọng kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật. Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất. Ruộng đất – tư liệu sản xấut chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng mức thì không những độ phì nhiêu của ruộng đất ngày càng giảm sút mà còn đi đến kiệt quệ. Việc sử dụng hợp lý ruộng đất hay không là tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất hay không. Do vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng và cải tạo đất, tìm mọi biện pháp để bảo vệ chống xói mòn và rửa trôi ruộng đất nhằm làm tăng độ phì nhiêu của ruộng đất. Thứ tư, cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với ruộng đất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng đất sai mục đích rất nhiều (đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất ở, đất chuyên dùng khác…). Do đó để quỹ đất nông nghiệp không bị rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm thì Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó là hệ thống các biện pháp sử dụng đất để khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả. 1.4. chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp “Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,…”. Để sử dụng đầy đủ và hợp lý quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hện nay, Đảng và Nhà nước cần quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hệu quả, phải có những chủ trương, chính sách cụ thể để quản lý. Đảng và Nhà nước với chủ trương giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định và lâu dài cho hé gia đình và cá nhân sử dông. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người có khả năng đi vào kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trang trại. Trong những năm trước mắt, Đảng và Nhà nước sẽ cùng với lãnh đạo các địa phương khắc phục tình trạng quản lý và sử dụng đất đai kém hiệu quả, đặc biệt khắc phục tình trạng bao chiếm đất và sử dụng đất kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Cùng đó, Nhà nước tiếp tục có các chính sách cô thể và thiết thực cho việc quản lý và sử dụng ruộng đất ngày càng có hiệu quả hơn nữa. Nhà nước đảm bảo đầu tư cho nông nghiệp (nông, lâm và các kết cấu hạ tầng nông thôn) không dưới 25% tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung của Nhà nước. Trong đó ưu tiên đầu tư cho thuỷ lợi để đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu nước cho cây trồng, đồng thời nhằm cải tạo diện tích đất đai kém hiệu quả. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 2:Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ 2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện: a/ Vị trí địa lý và địa hình của huyện: Huyện Thanh Thuỷ nằm ở phía Đông nam tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây với ranh giới là sông Đà, phía Tây – Nam giáp huyện Thanh Sơn. Huyện nằm ở gần đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, huyện được xác định là huyện miền núi phía Bắc. Huyện Thanh Thuỷ có 15 xã, với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 12382,47ha, diện tích đất nông – lâm nghiệp của huyện là 7053,50 ha, chiếm 56,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc điểm địa hình của huyện Thanh Thuỷ là dài và hẹp, một phía giáp sông, ba phía được bao bọc bởi núi cao, địa hình phức tạp, tiêu biểu của vùng đất bán sơn địa. Địa hình phổ biến của huyện Thanh Thuỷ là dốc, bậc thang và lòng chảo. Địa hình bị chia cắt mạnh, tương đối phong phú và phức tạp. Đặc điểm vị trí đại lý và địa hình này của huyện đã tạo nên những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện: [...]... diện tích đất lâm nghiệp còn lại, đưa vào khai thác, sử dụng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, mở rộng diện tích đất lâm nghiệp của huyện c/ Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ vào những quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định về việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cùng với những quyết định, chỉ thị, hướng dẫn... quyền sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thanh Thuỷ đã được triển khai tiến hành tốt Về đất nông nghiệp: Đã cấp cho 13722 hộ với diện tích là 4217,49 ha Đất lâm nghiệp: cấp cho 1407 hộ với diện tích 1561,74 ha chiếm 78,13% diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện d/ Bố trí sử dụng đất nông nghiệp: Việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ. .. hơn 10 năm thực hiện theo luật đất đai năm 1993 và mới đây thực hiện theo luật đất đai năm 2003 đến nay, tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ như sau: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp a/ Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện: Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Nội... diện tích đất nông nghiệp của huyện đã được phân hạng từ hạng I đến hạng VI b/ Phân bổ đất nông nghiệp của huyện: Đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ có diện tích và tỷ lệ lớn nhất trong 5 loại đất của huyện: Diện tích đất nông nghiệp (kể cả đất lâm nghiệp) chiếm tỷ lệ là: 54,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (Theo số liệu năm 2000) Trong đó bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng... đất toàn huyện Trong những năm tới dự kiến quỹ đất xây dựng sẽ tăng lên đáng kể do một số tổ chức kinh tế - sù nghiệp – hành chính được thiết lập Quỹ đất xây dựng tăng sẽ gây ảnh hưởng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tới việc phân bổ quỹ đất của huyện nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng 2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thuỷ 2.2.1 Quỹ đất nông nghiệp và phân bổ quỹ đất của huyện. .. đặc thù của một huyện trung du, miền núi, do điều kiện địa hình phức tạp nên diện tích đất nông nghiệp khai thác chưa cao Trong sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng cây hnàg năm có hệ số sử dụng đất rất thấp (chỉ khoảng 1,41 lần) Các loại đất nông nghiệp khác nh đất đồng cỏ, đất vườn tạp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả sử dụng cũng còn chưa cao Đất đồi núi còn nhiều diện tích đất trống đồi... trong toàn huyện theo quyết định số 863/QĐ - UB của tỉnh Phú Thọ - Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp theo giai đoạn 2000 – 2010 Lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho 15 xã trong giai đoạn 20012005 theo Quyết định 2503 / QĐ - UB ngày 18/9/2000 của tỉnh Phú Thọ Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai nói chung của huyện Thanh Thuỷ và đất nông nghiệp nói... năm 4.Đât cỏ dùng cho chăn nuôi 5 .Đất mặt nước nuôi trồng TS II .Đất L nghiệp 1 .Đất rừng tù nhiên 2 .Đất rừng trồng -12,7 +310,7 +883,1 0 -51,9 (Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất huyện Thanh Thuỷ) Qua biểu trên ta thấy quỹ đất nông nghiệp tăng đáng kể từ năm 1993 đến năm 1998, nguyên nhân chủ yếu là diện tích đất vườn tạp chuyển sang đất nông nghiệp do thay đổi hệ thống biểu thống kê năm 1995 Từ năm. .. hàng năm của cấp huyện và cấp xã trước năm 1993 chưa được chú trọng, nhưng từ năm 1993 trở lại đây công tác này thực sự được quan tâm và trở thành việc làm thường xuyên mỗi năm Nhìn chung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ đã được triển khai đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã Các đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành các Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quy định, quyết định. .. giao đất nông nghiệp, việc giao đất lâm nghiệp cũng đạt được những kết quả khá tốt Trong vòng 9 năm kể từ năm 1994 đến năm 2003, huyện Thanh Thuỷ đã giao được 1671,43 ha đÊt lâm nghiệp cho 1501 hé gia đình sử dụng Việc giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài đến tay người nông dân đã bước đầu đẩy lùi các vi phạm nh đẵn gỗ, hái củi, đốt rừng, khai phá đất bừa bãi… góp phần làm đất rừng xanh tươi trở lại, . với ruộng đất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng đất sai mục đích rất nhiều (đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất ở, đất chuyên dùng khác…). Do đó để quỹ đất nông nghiệp. tích đất đai kém hiệu quả. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 2:Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ 2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Thanh Thuỷ. chóng sinh trưởng và phát triển. 1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp theo nghĩa rộng là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,sản

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1:Những vấn đề khái luận cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp:

    • 1.1.khái niệm, phân loại đất nông nghiệp

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp:

      • 1.2. Vai trò, đặc điểm của ruộng đất

        • 1.2.1.Vai trò

        • 1.2.2. Đặc điểm của ruộng đất

        • 1.3. Yêu cầu sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế thi trường:

        • 1.4. chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

        • Chương 2:Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ

          • 2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ

            • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện:

            • a/ Vị trí địa lý và địa hình của huyện:

            • b/ Đặc điểm thời tiết và khí hậu huyện Thanh Thuỷ:

            • c/ Về điều kiện đất đai của huyện Thanh Thuỷ:

            • d/ Mét số nguồn tài nguyên khác:

            • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội:

            • a/ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

            • b/ Về dân số và lao động:

            • c/ Sù phát triển của các ngành phi nông nghiệp:

            • 2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thuỷ

              • 2.2.1. Quỹ đất nông nghiệp và phân bổ quỹ đất của huyện

              • a/ Quỹ đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ:

              • 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Thuỷ

              • a/ Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện:

              • b/ KÕt quả công tác giao đất:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan