Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc

49 1K 6
Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY Phần I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Nó không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm thường xuyên cho người dân, mà còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, ngoài ra nó còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển cả về chất lượng cũng như năng suất sản phẩm. Vân Hội là một xã nằm ở phía Tây của huyện Tam Dương có truyền thống chăn nuôi gia cầm từ nhiều năm và đặc biệt là chăn nuôi gà. Tuy có diện tích nhỏ nhưng Vân Hội có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nhất là chăn nuôi gia cầm. Mặc dù vậy nhưng trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi trong cả nước và tại địa phương. Vì vậy để phát triển đàn gia cầm trên toàn xã một cách toàn diện thì việc nghiên cứu, điều tra, phân tích thực trạng chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, quy luật phát triển và biến động của bệnh là việc làm cần thiết để tạo cơ sở xây dựng biện pháp chăn nuôi và phòng bệnh phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc.” TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 1 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY 1.2. Mục đích, yêu cầu: - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi gia cầm tại địa bàn xã Vân Hội– Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh cho gia cầm nuôi trên địa bàn xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc - Đưa ra giải pháp để phát triển đàn gia cầm tại địa phương. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 2 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY Phần II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Đặc điềm của chăn nuôi gia cầm: 2.1.1. Đặc điểm sinh lý của gia cầm: Gia cầm thuộc lớp chim nên mang đầy đủ những đặc điểm của lớp này. Chúng có lớp da mỏng để bảo vệ cơ thể nhưng da gia cầm lại không có tuyến mồ hôi nên gia cầm chịu nóng kém hơn các loài vật nuôi khác. Bao phủ bên ngoài là lớp lông vũ dày nên gia cầm chịu rét tốt. Gia cầm thay lông theo chu kỳ nhất là ở gà đẻ, nó liên quan đến năng suất và thời gian của chu kỳ sinh sản. Hệ hô hấp của gia cầm đặc biệt do có nhiều túi khí và phổi nhỏ nằm sát xương sườn, nên gia cầm hô hấp kép, gia cầm cần lượng ôxy nhiều hơn gia súc. Điểm đặc biệt ở hệ tiêu hóa của gia cầm là có ống tiêu hóa ngắn và có 2 dạ dày: dạ dày tuyến phía trước (tiết dịch tiêu hóa làm mềm thức ăn), và dạ dày cơ (co bóp, nghiền nhỏ thức ăn). Gia cầm chưa có ống bài tiết riêng rẽ mà nước tiểu vẫn theo phân đổ ra ngoài qua 1 lỗ chung (hậu môn). Gia cầm đẻ trứng và ấp trứng, thời gian ấp tự nhiên 21 ngày. Đặc điểm quan trọng trong chăn nuôi gia cầm mà người chăn nuôi gia cầm cần nắm được là gia cầm không sử dụng được loại thức ăn có hàm lượng muối cao như bột cá…Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm thức ăn phải có hàm lượng muối không quá 0,3%. 2.1.2. Một số giống gia cầm nuôi tại Việt Nam và được nuôi phổ biến tại địa phương 2.1.2.1 NHỮNG GIỐNG GÀ NỘI 1. Gà ri TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 3 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY - Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn). - Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg. 2. Gà Đông Tảo - Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên. - Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng. 3. Gà Hồ - Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm chạp. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 quả / năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 - 8 tháng. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 4 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY 4. Gà mía - Nguồn gốc: từ tỉnh Sơn Tây. - Đặc điểm ngoại hình: Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẻ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 quả/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng. 5. Gà tàu vàng - Nguồn gốc: Có chung nguồn gốc với gà Ri, chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi. - Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông, chân và da đều màu vàng. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản lượng trứng bình quân (60 – 70 quả/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với nuôi thả vườn. 6. Giống gà ác - Đặc điểm ngoại hình: Sắc lông trắng tuyền, đen tuyền, mỏ và da chấm đen, chân 5 ngón đen xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80 quả/ năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu Vàng, gà Tre… TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 5 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY 7. Giống gà tre - Nguồn gốc: Giống gà này thường gặp ở những vùng nông thôn phía Nam. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh). - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,6 – 0,7 kg, gà trống: 0,8 – 10 kg. Gà mái đẻ trứng trung bình (40 – 50 trứng/ năm). 8. Gà nòi - Nguồn gốc: Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi là gà chọi hay gà đá… - Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,0 – 2,5 kg, gà trống: 3,0 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng. Con trống được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt. Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: giống gà lai Miên thường nuôi ở Tây Ninh, gà Mèo của đồng bào H’mông ở vùng núi phía Bắc. 2.1.2.2. NHỮNG GIỐNG GÀ NGOẠI NHẬP A. Giống gà thịt 1. Gà Tam Hoàng - Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển - Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 6 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo. 2. Gà Lương Phượng - Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ. - Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do. 3. Giống Gà Sasso - Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng. - Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90 – 100 ngày có thể đạt trọng lượng 2,1 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. 4. Gà Plymouth - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ. - Đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng tinh, hoặc vân đen, thân hình hơi ngắn, ngực nở. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 7 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY - Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng tuổi gà trống nặng từ 3 – 3,8 kg, gà mái từ 2,8 – 3,3 kg. Sản lượng trứng từ 150 – 160 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn 3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà có thể nuôi theo kiểu bán công nghiệp. 5. Gà Hubbard - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nở nang. - Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lượng 3,6 – 3,8 kg, gà trống đạt: 4 – 4,2 kg. Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. 6. Gà Hybro (HV 85) - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Hà Lan. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có màu lông trắng, ngực rộng, thân hình vạm vỡ, tăng trọng nhanh. - Chỉ tiêu kinh tế: Gà thịt sau 7 tháng đạt trọng lượng 2,0 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. 7. Gà BE - Nguồn gốc: Xuất xứ từ Cuba, là giống gà thịt cao sản - Đặc điểm ngoại hình: Gà dòng thuần có màu lông trắng, gà có năng suất cao, ưu thế rõ rệt khi được lai với các dòng gà mái khác. - Chỉ tiêu kinh tế: Gà đạt trọng lượng 2,1 kg sau 7 tuần nuôi. 8. Giống gà AA. (Arboi Acres) - Nguồn gốc: Là giống gà cao sản có nguồn gốc từ Mỹ. - Đặc điểm: Gà có năng suất cao hơn BE và HV85. Khi gà trống 7 tuần đạt trọng lượng 3,2 kg, gà mái: 2,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng chưa đến 2 kg. Hiện nay giống gà này rất được ưu chuộng, tuy nhiên vì lớn nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với những cơ sở chăn nuôi lớn. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 8 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY 9. Giống Ross 208 - Nguồn gốc: Gà xuất xứ từ Hung Ga Ri. - Đặc điểm: Gà 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg, tiêu tốn thức ăn 1,97 kg cho 1 kg tăng trọng. 10. Giống Avian: Xuất xứ từ Mỹ, có những đặc tính giống gà AA. 11. Giống gà Isa Vedette - Nguồn gốc: Là giống gà thịt của Pháp. - Đặc điểm: Gà trống 7 tuần tuổi đạt 2,577 kg, gà mái đạt: 2,374 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 1,96 kg. Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: gà Cobb, gà Cohman meat, gà Lohmann. B. Giống gà đẻ: 1. Gà Ai Cập: - Đây là giống gà nuôi thả vườn của Ai Cập, được đưa vào Việt Nam từ tháng 4/1997. - Gà có mào đơn dựng đứng, lông màu đen đốm trắng, thân hình nhỏ, da trắng, chân cao màu chì. - Nuôi đến 3,5 tháng gà mái đạt 1 – 1,1kg, gà trống đạt 1,3 - 1,5kg. Đến 4,5 tháng gà trống nặng 1,7 – 1,8kg, gà mái 1,3 – 1,4 kg. - Năng suất trứng: Nuôi đẻ từ 22- 64 tuần tuổi gà mái cho 158 quả và tỷ lệ đẻ đạt 52,8% (Phùng Đức Tiến, 1999). - Gà bắt đầu đẻ 120 ngày tuổi. Trứng có màu hồng nhạt và nhỏ, khối lượng trứng 35 – 45g/quả. - Tiêu tốn thức ăn: 2,07 – 2,27kg/10quar trứng. - Năng suất trứng/mái/năm là 181 quả. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 9 Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY 2. Gà Gold – Line - Con mái có lông màu nâu, con trống màu trắng nên có ý nghĩa trong việc chọn trống mái ngay từ khi gà con mới nở. - Năng suất trứng 250 – 300 trứng/ năm. Trứng có màu nâu. - Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hết: 1,5 – 1,6 kg thức ăn. - Gà có ưu điểm là chu kỳ đẻ trứng dài (có thể kéo dài tới 15 tháng hoặc hơn) 3. Gà Brown nick - Gà nhập từ Mỹ, gà mái có lông màu nâu, gà trống có lông màu trắng. - Năng suất trứng đạt 280 – 300 trứng/ năm. - Trứng có vỏ màu nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg thức ăn. Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Hisex Brown, gà Hy-Line, gà Isa Brown là những giống gà chuyên trứng tiên tiến trên thế giới cho năng suất 280 – 300 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng khoảng 1,5 – 1,6 kg thức ăn, trọng lượng trứng nặng bình quân 50 – 60 g. C. Gà kiêm dụng 1. Gà Rohde đỏ - Nguồn gốc: vùng Rhode Island - Đặc điểm ngoại hình: Thân hình vuông vức, dáng đẹp cân đối, ức rộng và sâu, lườn dài và thẳng. Gà có lông màu đỏ, mồng đơn trung bình, vành tai màu đỏ, chân và da màu vàng. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,5 - 3 kg, gà trống nặng 3,4 - 4kg, gà con 1 ngày tuổi nặng khoảng 40g, tốc độ tăng trọng không cao (10 tuẩn tuổi đạt trọng lượng bình quân khoảng 1,3 - 1,5kg). Năng suất trứng khoảng 180 - 200 quả /năm, trứng nặng trung bình 55 - 60 g, vỏ màu nâu nhạt. TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS 10 [...]... xã hội - Tình hình phát triển nông nghiệp và chăn nuôi 3.2.2 Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã: - cơ cấu đàn gia cầm tại xã - Các phương thức chăn nuôi gia cầm - Tình hình chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm - Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm - Hiệu quả kinh tế tong chăn nuôi gia cầm tại địa phương - Tình hình sử dụng và xử lý chất thải 3.2.3 Điều tra tình hình dịch. .. tra tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã: - Hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở - Diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm trong vài năm gần đây - Tình hình sử dụng vaccine cho đàn gia cầm trong vài năm gần đây - Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại cơ sở 3.3 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra: + Khảo sát thực tế thông qua điều tra mẫu + Phỏng vấn... canh tác của xã là 287.45 ha Bình quân một nhân khẩu nông nghiệp là 1054m2 Như vậy Xã Vân Hội thiếu lao động về nông nghiệp Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại sẽ thu hút một phần lao động Vân Hội tập trung chủ yếu là gia cầm Trong đó chăn nuôi gà công nghiệp là chủ yếu và nhất là gà đẻ trứng thương phẩm 4.2.2.1 Cơ cấu đàn gia cầm: Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của xã từ năm 2009... giải, vitamin C, thuốc bổ ), hòa nước hoặc trộn thức ăn 1-2 lần/ngày Sử dụng thuốc liên tục từ 3 – 5 ngày TRƯỜNG ĐHNN HN 29 KHOA CN & NTTS Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến LT2CNTY Phần III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đàn gia cầm được nuôi tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc 3.2 Nội dung nghiên cứu: 3.2.1 Điều tra tình hình chung của xã: - Điều kiện... Hải Yến LT2CNTY chuồng 2400 con, tuy nhiên cuối năm 2010 đầu năm 2011 do dịch LMLM xảy ra trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng đàn lợn trên toàn xã Chăn nuôi lợn ở xã chủ yếu vẫn theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ từ vài đến vài trục con 4.2.2 Tình hình phát triển phát triển chăn nuôi đàn gia cầm của xã: Xã Vân Hội là khu vực tập trung đông dân cư, dân số nông nghiệp là 1.722 người... của phiếu điều tra - Phân tích và xử lý số liệu: + Lập bảng theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi + Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học TRƯỜNG ĐHNN HN 30 KHOA CN & NTTS Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến LT2CNTY PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chung của xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Vân Hội là một xã nhỏ của huyện tam Dương, cách... tới hiệu quả chăn nuôi: Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải giải quyết các vấn đề về giống, chăm sóc quản lý và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi Nếu người chăn nuôi biết khai thác triệt để các yêu tố trên thì mới phát huy hết tiềm năng cua vật nuôi Như vậy người chăn nuôi sẽ thu được hiệu quả cao nhất Nhưng bên cạnh đó hiệu quả chăn nuôi còn phụ thuộc vào các yếu... Vân Hội là một xã nhỏ của huyện tam Dương, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 5km về phía Đông có vị trí tiếp giáp với các địa phương lân cận là: Phía Bắc giáp xã Duy Phiên – Tam Dương Phía Nam giáp xã Hợp Thịnh – Tam Dương Phía Đông giáp Thành Phố Vĩnh Yên Phía Tây giáp xã Hoàng Lâu – Tam Dương Vân Hội là một xã đồng bằng của huyện Tam Dương, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển một nền kinh... cho các bệnh khác kế phát 2.2.4.2.3 Bệnh ký sinh trùng Là loại bệnh thường gặp nhất ở vật nuôi, bệnh có ở hầu hết các vùng với tỉ lệ mắc bệnh cao, bệnh có thể gây tử vong vật nuôi như (bệnh cầu trùng ở gà, hoặc bệnh làm giảm năng suất của vật nuôi như: giun, sán, ghẻ ) Qua phân tích nêu trên thì dịch bệnh là vấn đề rất quan trọng đối với chăn nuôi Nếu công tác vệ sinh thú y không tốt làm dịch bệnh xảy... chết hàng loạt vật nuôi gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, kéo theo hàng loạt những vấn đề khác Vấn đề dập dịch, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Như vậy để chăn nuôi đạt hiệu quả tối đa thì người chăn nuôi buộc phải tìm cách hạn chế tối đa tác hại của dịch bệnh Muốn làm được điều này chúng ta phải tìm nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi khuyến khích nhười chăn nuôi mua con giống . hiểu tình hình chăn nuôi gia cầm tại địa bàn xã Vân Hội Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh cho gia cầm nuôi trên địa bàn xã Vân Hội – Tam Dương. thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc. ” TRƯỜNG. năm gần đây tình hình dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi trong cả nước và tại địa phương. Vì vậy để phát triển đàn gia cầm trên toàn xã một cách

Ngày đăng: 21/04/2015, 20:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan