quy luật lưu thông tiền tệ và ý nghĩa của nó

20 8.7K 58
quy luật lưu thông tiền tệ và ý nghĩa của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Từ khi xuất hiện, tiền tệ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và người ta đã ví “Tiền thực sự là huyết mạch” làm cho hàng hóa lưu thông như máu đưa oxy và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vậy tiền do đây mà có? 1.1. Quá trình hình thành và các hình thức tiền tệ : 1.1.1. Quá trình hình thành : Lịch sử đã cho thấy rằng trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thủy với công cụ lao động thô sơ, người ta tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi mà họ săn bắt và hái lượm được. Đến khi ý thức về phân công lao động được hình thành và họ đã có được số lượng sản phẩm thừa tương đối, từ đó làm nảy sinh quan hệ trao đổi nhưng là những sản phẩm cần thiết cho sự sống còn của mình. Đó chỉ là sự trao đổi hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên, sự trao đổi hàng lấy hàng theo công thức H – H’ Ví dụ : 1 con cừu = 1kg thóc. Khi công cụ lao động được cải tiến, phân công lao động xã hội phát triển, trao đổi hàng hóa thường xuyên hơn, thị trường hàng hóa đã phong phú, đa dạng hơn. Phạm vi trao đổi càng mở rộng thì việc trao đổi trực tiếp không còn phù hợp. Khi đó, người ta đặt ra “vật trung gian” làm phương tiện trao đổi, nghĩa là có sự tách rời hai giai đoạn mua và bán theo công thức : H – Vật trung gian – H’ Chính sự ra đời của “vật trung gian” trong trao đổi mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ. “Vật ngang giá chung là một thứ hàng hóa có khả năng trao đổi trực tiếp với một hàng hóa bất kỳ và khi vai trò vật ngang giá chung đó được cố định ở một thứ hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ của giá trị. Như vậy, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang giá cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, là sự thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những giá sản xuất hàng hóa, do quá trình phát triển lịch sử của trao đổi hàng hóa tạo ra. Từ phân tích trên ta có thể khẳng định rằng nguồn gốc của tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Là một loại hàng hóa đặc biệt, tiền tồn tại dưới hình thức nào? 1 1.1.2. Các hình thức tiền tệ : Trong tiến trình của tiền tệ từ xưa cho đến nay, người ta phân tích làm bốn thời kỳ : 1.1.2.1. Thời kỳ hóa tệ : Đây là hình thức tiền đầu tiên của nhân loại, nó là hình thái tiền tệ được áp dụng trong một thời gian quá dài so với các hình thái tiền khác. Người ta chọn một loại hàng hóa có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu ngày và mang tính phổ biến đặc trưng cho địa phương. Khi đã có “hóa tệ” làm trung gian để trao đổi trong sản xuất và mua bán, thương mại phát triển mạnh và hoạt động kinh tế bành trướng rất mau chóng. Nhưng nhìn chung, hóa tệ có nhiều điều bất tiện : Khi trao đổi người ta phải thỏa thuận về tỷ lệ giá cả của hàng hóa, số lượng hàng hóa …., nó chỉ được công ở từng địa phương …. Mặt khác, theo quy luật phát triển của nền sản xuất thì trao đổi hàng hóa sẽ không còn nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của địa phương. Điều đó đòi hỏi có một vật trung gian khác mang tính chất phổ biến, dễ phân chia, dễ vận chuyển, tồn tại lâu làm chức năng tiền tệ. Đó là nguyên nhân ra đời của tiền tệ kim loại. 1.1.2.2. Thời kỳ kim tệ : Tiền tệ đòi hỏi phải được mọi người chấp nhận một cách phổ biến, phải khá quý, làm phương tiện trao đổi trong thời gian dài, có sức mua ổn định, không thể nhân lên một cách không có giới hạn đến mức bất cứ ai cũng có thể có thoải mái, không mất công sức gì, đồng thời có thể được chia nhỏ, tiện lợi. Do những đòi hỏi trên đã làm cho những kim loại quý đóng vai trò tiền tệ một cách tự nhiên. Có cùng một tiến triển đã đẩy các nước có nguồn kinh tế, pháp lý khác nhau đến chỗ sử dụng các kim loại quý nhất là vàng bạc làm công cụ trao đổi vì chúng đáp ứng được những yêu cầu của một đồng tiền đã nêu ở trên. Trong thế kỷ thứ 18, 19 có các loại tiền như : chế độ song bản vị, nhưng đến khi vàng càng trở nên quý hiếm và cách xa bạc thì chế độ song bản vị chuyển thành chế độ bản vị vàng. Kinh tế và các vấn đề xã hội khác càng phát triển, các câu hỏi và yêu cầu càng được đặt ra cao hơn, người ta bắt đầu tìm kiếm những phương tiện khác tiện lợi hơn để làm tiền. Thêm vào đó, xã hội ngày càng trở nên thiếu tài nguyên do dân số gia tăng, vì mọi nguồn lực không phải vì vô hạn, sự tiết kiệm các dạng nguyên liệu như kim loại là rất cần thiết. Đó là một trong những lý do giúp tiền giấy ra đời và phát triển nhanh chóng từ cuối những năm 1600 cho đến nay. 1.1.2.3. Thời kỳ tiền giấy : Tiền giấy chỉ là một loại tiền dấu hiệu, bản thân nó không có giá trị nên được sử dụng là phương tiện trao đổi thì phải dựa vào sự tín nhiệm của con người. Sự xuất hiện đầu tiên của tiền giấy là giao sao hay giao tử ở Trung 2 Quốc vào triều Tống. Lưu thông tiền giấy đã trãi qua hai giai đoạn : giai đoạn tiền giây khả hoán và giai đoạn tiền giấy bất khả hoán. Tiền giấy khả hoán, nghĩa là tiền giấy có thể đổi ra vàng hay bạc bất cứ lúc nào. Tiền giấy khả hoán tồn tại từ thế kỷ thứ 17, được củng cố bởi học thuyết của David Ricardo, kéo dài đến tận những năm 30 thế kỷ XX. Kể từ năm 1931, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tất cả các nước áp dụng hệ thống không chuyển đổi được của đồng tiền. Kể từ đó, ở mọi nơi, tiền giấy ngân hàng không có khả năng chuyển đổi. Đó là tiền giấy bất khả hoán, nó là loại tiền được quy ước bởi luật pháp dùng để lưu hành trong trao đổi và hoàn toàn không đổi ra vàng hay bạc được. Đó là tiền giấy pháp định do nhà nước phát hành và được luật pháp của quốc gia quy định rằng giấy này tương đương với một giá trị nhất định trong trao đổi. Ở đây chính pháp luật đã gán cho tờ giấy một giá trị cao hơn giá trị của bản thân nó. Ngày nay, hầu hết các quốc gia điều có tiền giấy, vì đơn giản là tiền giấy có thể được làm ra những số lượng rất lớn với chi phí rất hạ hơn so với loại nguyên liệu hay hàng hóa nào khác để tạo ra tiền. Khi nền kinh tế ngày càng bành trước và nhu cầu về số lượng của tiền tăng lên không ngừng thì thực sự chỉ tiền giấy là loại tiền tiết kiệm nhất các nguồn lực khan hiếm trong xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng đã tạo điều kiện hình thành loại tiền khác, đó là tiền qua ngân hàng và tiền điện tử. 1.1.2.4. Tiền qua Ngân hàng – Tiền điện tử : Bút tệ là thứ tiền vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng. Mọi nghiệp vụ thanh toán tiền bạc giữa người này với người kia được thực hiện bằng cách ghi giảm trong tài khoản của người phải trả một số tiền để chuyển sang tài khoản của người nhận tại ngân hàng. Bút tệ là lệch chuyển khoản hay sec. Nó xuất hiện đầu tiên tại Anh vào giữa thế kỷ thứ 19. Tiền tệ ra đời đánh dấu bước ngoặc trong nhận thức về tiền của mỗi con người. Đó là thứ tiền hoàn toàn dựa trên tín nhiệm của công chúng đối với cơ quan đã phát hành tiền đó. Lúc mà khoa học kỹ thuật đi sâu vào đời sống của kinh tế xã hội thì tiền điện tử ra đời. Tiền điện tử là các giá trị được số hóa, lưu trữ và xử lý thông qua kỹ thuật thông tin được quản lý bởi các định chế tài chính. Người sở hữu món tiền đã được tiến hành “tiền điện tử” sẽ có một công cụ duy nhất là một tấm thẻ nhựa để tiến hành việc dùng tiền khi có nhu cầu. Tiền điện tử cho phép thanh toán ngay, giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc ghi chép chứng từ thanh toán. Do đó việc sử dụng thẻ thanh toán đang là xu hướng của những nước phát triển. Ngày nay, ngoài ra các loại tiền trên còn có các loại giấy tờ có giá trị như : cổ phiếu của các công ty cổ phần, trái phiếu của nhà nước và các công ty, tín phiếu của kho bạc …. Gọi chung là các loại giấy nợ. 3 1.2. Bản chất và chức năng của tiền : 1.2.1. Bản chất của tiền : Trong quá trình phát triển của mình, tiền đã trải qua nhiều hình thức khác nhau mà ngày nay chủ yếu là tiền giấy và tiền qua ngân hàng, chúng dựa trên sự tín nhiệm của con người chứ không có giá trị bản thân chính điều này đã gây ra nhiều tranh cãi và đã hình thành nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của tiền. Từ thế kỷ 16, Thomas – Nen, đại diện cho thuyết tiền tệ kim thuộc cho rằng : vàng, bạc tự nhiên, mới là tiền tệ và họ cho rằng chữ vàng, bạc mới đủ khả năng thực hiện chức năng của tiền tệ. Trái ngược quan điểm trên, đến thế kỷ thứ 18, khi các loại tiền dấu hiệu ra đời và nó vẫn phục vụ cho trao đổi được thì trường phái tiền tệ duy danh lại đề cao tiền dấu hiệu và họ kết luận rằng : tiền tệ chỉ là một công cụ kỹ thuật tiện cho trao đổi hàng hóa, chỉ là đơn vị thanh toán trừu tượng nên bản thân tiền tệ không có giá trị nội tại và nhà nước hoàn toàn có thể phát hành tiền giấy với những dấu hiệu quy ước là có thể phục vụ cho trao đổi hàng hóa. Khi nghiên cứu nguồn gốc của tiền dựa trên sự phát triển của các hình thái giá trị, K.Marx – nhà duy vật biện chứng – đã khẳng định như sau “Một khi người ta đã hiểu rằng nguồn gốc của tiền tệ là ở ngay trong hàng hóa thì người ta đã khắc phục được cái khó khăn chính trong sự phân tích tiền tệ” (tài liệu số 4, trang 71). Ông cho rằng nếu đóng vai trò là vật trung gian trao đổi thì tiền dấu hiệu vẫn đảm nhận được vai trò tiền tệ, còn vàng thì trở thành tiền trong những điều kiện nhất định và một khi đã được thừa nhận đóng vai trò tiền tệ thì vàng vẫn là hàng hóa. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở thế kỷ 20, không chỉ có sự tồn tại của tiền vàng hay tiền giấy nữa mà xét ở góc độ rộng hơn thì các loại sec, tiền qua ngân hàng, chứng khoán …. Nếu chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt thì cũng được xem là tiền. Điều đó đúng như Samuelson đã kết luận : “Bản chất của tiền tệ ngày nay đã được phơi bày rõ ràng, người ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hóa, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua được…. Bản chất của tiền tệ là dùng để làm phương tiện trao đổi” (Tài liệu số 6, trang 332) Để hiểu rõ hơn về bản chất của tiền, ta đi vào phân tích vai trò, chức năng của tiền. 1.2.2. Vai trò của tiền : Với giả định rằng : “chúng tôi giả định vàng là hàng hóa giữ chức năng tiền tệ” (tài liệu số 5, trang 186) thì Marx cho rằng chức năng của tiền thực hiện trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển là : Chức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương tiện cất trữ, chức năng tiền tệ thế giới. 4 Ngày nay, mặc dù vàng vẫn được thừa nhận là thước đo giá trị, là phương tiện cất trữ và tiền thế giới nhưng do yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa thị trường, người ta đã hạn chế sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi. Do đó ta có thể xem xét ở ba chức năng sau : 1.2.2.1. Thứ nhất, là chức năng thước đo giá trị : Theo Marx đây là chức năng cơ bản nhất của tiền vì bản chất của chức năng này là đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa bằng tiền. Điều này có nghĩa là tiền tệ đo giá trị của hàng hóa thông qua lượng thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa. Không chỉ Marx mà các nhà kinh tế học hiện đại đều chấp nhận lý luận này. Với chức năng này tiền tệ biểu thị và so sánh giá cả của tất cả các hàng hóa, từ đó sẽ làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa hơn nhiều. Vì thực tế cho thấy rằng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thì chủng loại hàng hóa trên thế giới ngày càng phong phú và vô số. Nếu không có đơn vị thanh toán chung thì người ta sẽ phải mất nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hóa với nhau khi trao đổi được thực hiện. Mà việc làm đó đôi khi không chính xác trong khi thời gian là vàng bạc. Nhưng đâu phải người ta chỉ tính đến giá cả hiện tại mà còn phải dự đoán cho cả tương lai. Việc làm đó chỉ xảy ra được khi có một đơn vị thanh toán chung. Ngoài ra tiền tệ còn giúp cho người tiêu dùng so sánh, đánh giá nhằm lựa chọn loại hàng hóa có lợi nhất cho mình. Đối với nền kinh tế thị trường : ở tầm vĩ mô trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính tổng mức GDP, GNP trong từng kỳ. Điều đó giúp cho quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biện pháp tận dụng những nguồn tàinguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ở phạm vi quy mô, chức năng trên của tiền là cơ sở để các doanh nghiệp hoạch toán, tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra phương thức đầu tư có lợi nhất. 1.2.2.2. Thứ hai, là chức năng phương tiện trao đổi của tiền : Khi tiền chưa xuất hiện, người ta trao đổi theo công thức H – H’. để thực hiện được quy trình H – H’ đòi hỏi việc hao phí thời gian để tìm một nhu cầu phù hợp về sản phẩm trao đổi. Điều đó làm hạn chế quá trình lưu thông hàng hóa, đặc biệt khi phân công lao động sâu sắc và kinh tế có nền chuyên môn hóa cao thì công thức H – H’ không đáp ứng được. Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền vận động theo công thức H – T – H’. đối với người sản xuất khi hàng hóa tiêu thụ được tức là đã chuyển từ hình thái H sang hình thái T, giá trị hàng hóa được thực hiện. Với lượng tiền sở hữu, người ta có thể chuyển đổi ra bất kỳ hàng hóa nào cần cho nhu cầu của họ. Từ đó đã toát lên ý nghĩa thực của tiền trong nền kinh tế là 5 tạo khả năng thanh toán tức thì, mà điều đó, đó rất cần cho nền kinh tế hàng hóa thị trường phát triển. Là phương tiện trao đổi tiền có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như : tiền vàng, tiền giấy, sec …. Nhưng khi làm chức năng phương tiện lưu thông thì tiền tệ phải là tiền mặt. Để làm tròn chức năng trung gian trao đổi thì tiền tệ phải là một đơn vị để đo lường giá trị, do đó người ta phải định giá đơn vị tiền tệ. Với chức năng này, tiền góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đồng thời qua quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ còn giúp ta phát hiện những khiếm khuyết trong sản xuất như mẫu mã, chất lượng hàng hóa, điều tiết cung cầu – trong từng khu vực của nền kinh tế. Vai trò của tiền trong trao đổi hàng hóa được David Hume nói rằng : “Tiền với một cách chính xác không là mục tiêu của thương mại, nhưng nó là phương tiện để mọi người trao đổi hàng hóa lẫn nhau, tiền không phải là chiếc bánh của cổ xe thương mại, nhưng nó là nhiên liệu để khởi động chiếc xe ấy dễ dàng và êm ái” (Tài liệu số 3, trang 92) 1.2.2.3. Thứ ba là chức năng phương tiện tích lũy : Hoạt động kinh tế là một hoạt động xảy ra trong thời gian hàng hóa sản xuất ra có thể hư hao nhanh chóng, không thể tồn trữ lâu ngày, nhưng nếu đem trao đổi để lấy tiền thì nhờ đó có thể bảo tồn trong thời gian vô định giá trị của những sản phẩm do con người sản xuất ra. Và do tiền được tạo ra không chỉ để sử dụng hết mà còn dành cho việc tích lũy đề phòng bất trắc hoặc để chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm khác. Tiền tệ cất trữ là tiền tệ rút ra khỏi lưu thông. Trong thời kỳ sản xuất hàng hóa giản đơn, hình thức cất trữ là cất giấu. Nhưng ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, các tầng lớn dân cư muốn mua những vật phẩm có giá trị sử dụng cao thì người ta tích lũy dưới dạng tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản ký thác tại ngân hàng. Bởi vì khi thực hiện chức năng này đồng tiền đã tạo điều kiện lưu giữ một khả năng sử dụng ngay tức khắc trong khi các dạng dự trữ tài sản khác đòi hỏi phải có thời gian và chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền để sử dụng. Tóm lại, tiền và những vật khác nhau, ở các thời điểm khác nhau, tuy vậy, nó luôn quan trọng đối với nhân dân và nền kinh tế. Trong khoa học kinh tế ngày nay, tiền tệ được xem như là một trong những công cụ mà nhà nước có thể vận dụng nhằm đạt tới những mục tiêu kinh tế mong muốn. Hơn nữa trong các nền kinh tế hiện đại, tiền tệ thường tỏ rõ ảnh hưởng quan trọng đối với các chu trình kinh tế, lạm phát, kinh doanh và lãi suất. A. Smith đã hoàn toàn hợp lý khi đã thấy được sự xuất hiện của tiền là một quá trình khách quan theo yêu cầu của trao đổi hàng hóa, nó là 6 phương tiện khắc phục khó khăn của trao đổi hàng hóa trực tiếp, là “Chiếc bánh xe vĩ đại của lưu thông hàng hóa” (tài liệu số 2) Ngày nay hầu như ai cũng dùng tiền. Hằng ngày, hằng tuần, hàng năm chúng ta tồn tại, sinh hoạt và phát triển cá nhân dựa trên những giao dịch liên quan đến tiền. Tiền xuất hiện, phát triển, hiện diện khắp nơi, thúc đẩy hoạt động thương mại và kinh tế. Nhưng tiền đi vào nền kinh tế bằng cách nào và bao nhiêu tiền trong nền kinh tế là tốt nhất? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy luật lưu thông tiền tệ. Đối với nước ta, quy luật này đã và đang ảnh hưởng ra sao. CHƯƠNG II : QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY. 2.1. Quy luật lưu thông tiền tệ : Vai trò, chức năng của tiền tệ đã được đề cập ở trên từ đó ta thấy rõ sự quan trọng của tiền. Và chính vì thế mà các vấn đề về tiền luôn gây nhiều tranh cãi. Về quy luật lưu thông tiền tệ cũng có rất nhiều cách nhìn, tiếp cận và nghiên cứu khác nhau. chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các trường phái này. 2.1.1. Quy luật lưu thông tiền tệ với K. Marx: Bắt nguồn từ yêu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa, Marx đã nghiên cứu sự ra đời của tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Do đó, trên quan điểm xem lưu thông hàng hóa quyết định lưu thông tiền tệ, Marx cho rằng : “số lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhiều hay ít là hoàn toàn tùy thuộc vào số lượng hàng hóa đang lưu thông, mức giá cả cao hay thấp và tốc độ lưu thông của tiền nhanh hay chậm. Từ phân tích đó, ta có công thức : K C = Với : + K C : Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. + H : Tổng số giá trị của hàng hóa lưu thông. + V : Tốc độ lưu thông tiền tệ. Như vậy, Marx đã gọp hai nhân tố sản lượng hàng hóa và mức giá cả thành khái niệm tổng giá cả hàng hóa (H), nhân tố này tỉ lệ thuận với tổng khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông, còn tốc độ lưu thông tiền tệ (V) là số vòng lưu thông của một số lượng tiền tệ nhất định và nó tỉ lệ nghịch với lượng tiền cần thiết cho lưu thông (K C ). Nếu gọi K T là lượng tiền thực có trong lưu thông (là lượng tiền mà ta chủ động cung ứng vào lưu thông) thì yêu cầu của quy luật này phải bảo đảm quan hệ cân đối giữa K T và K C , nghĩa là K T = K C . Có hai trường hợp vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ là : 7 K T < K C hoặc là K T > K C Thực tế ta thấy số lượng tiền tệ trong lưu thông ít hơn nhiều so với tổng số giá cả hàng hóa bán ra bởi mỗi đơn vị tiền tệ trong một thời gian nhất định được luân chuyển từ tay người này sang tay người khác để phục vụ cho lưu thông hàng hóa. Hai trường hợp vi phạm K C của Marx đưa ra cho ra hai khái niệm: Thiếu tiền trong trường hợp K T < K C gọi là thiểu phát và thừa tiền khi K T > K C gọi là lạm phát. Về vấn đề này, tôi sẽ trình bày riêng ra cho rõ ràng hơn. 2.1.2. Quy luật lưu thông tiền tệ với quan điểm của Irving Ficher : (Tài liệu số 3, trang 101 – 108). Xuất phát từ sự kiện thực tế lịch sử là việc nâng cao mức giá cả hàng hóa nói chung do phát hiện ra các mỏ vàng, bạc tự nhiên ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 16 – 17 bổ sung nguồn vàng, bạc ở Châu Âu đã làm cho giá cả tăng lên 3 – 4 lần, David Hume đã kết luận là giá cả hàng hóa được xác định bởi khối lượng tiền tệ trong lưu thông, và nếu khối lượng hàng hóa tăng thì giá cả hàng hóa sẽ hạ xuống, còn giá trị tiền tệ sẽ tăng lên. Khi khối lượng tiền tệ đi vào lưu thông tăng quá nhiều hay tăng đột ngột làm cho vật giá tăng lên. Tiếp tục tư tưởng của David Hume, P. Fishet cho rằng nói chung tiền không có giá trị trong lĩnh vực lưu thông và chỉ có khả năng mua nó được xác định bởi một lượng của cải mua được bằng một lượng tiền nhất định. Để thiết lập công thức “phương trình trao đổi”, Fisher dựa vào nhận xét rất thông thường : nếu ta lấy một thời gian nhất định, như một ngày, một tuần hay một tháng …. Số tiền lưu hành trong thời gian đó trãi ngang bằng giá trị của các vụ trả tiền đã được thực hiện trong thời gian đó. Ví dụ : trong một ngày ở một huyện có các vụ trả tiền sau : Vụ thứ nhất : A mua lúa của B hết 7.000 (ĐVT) Vụ thứ hai : C mua vải của D hết 5.000 (ĐVT) Vụ thứ ba : E trả công cho F là 3.000 (ĐVT) Tổng cộng số tiền lưu hành ngày hôm đó ở huyện là 15.000 (ĐVT) tức là bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ trao đổi trong ngày. Fisher gọi số tiền lưu hành trên là M, tốc độ lưu hành của số tiền đó là V, hiệu lực của số tiền lưu hành là MV. Gọi P là giá trung bình, Y là tổng số hàng hóa, dịch vụ trao đổi, giá trị của các hàng hóa dịch vụ này là PY. Phương trình sẽ là : MV = PY Dựa vào phương trình, ta có thể suy diễn như sau : Nếu P tăng thêm thì M sẽ tăng thêm hoặc Y tăng, V giảm thì M cũng sẽ tăng và ngược lại. Phương trình trao đổi trên biểu diễn mối liên hệ giữa thu nhập với số lượng và tốc độ của tiền. Như vậy lượng tiền nhân với số lần đã cho má đồng tiền đó được chi ra trong một năm phải bằng thu nhập danh nghĩa. 8 Fisher cho rằng tốc độ là khá bất biến trong thời gian ngắn, cho nên ông đưa ra học thuyết số lượng tiền tệ : Học thuyết này cho rằng khi lượng tiền (M) tăng gấp đôi thì MV tăng gấp đôi và do đó PY cũng phải tăng gấp đôi. Học thuyết này của Fisher cho rằng : “Những sự vận động trong mức giá cả chỉ là kết quả của những thay đổi trong số lượng tiền tệ”. (Tài liệu số 3, trang 107). Phương trình được viết lại như sau : M = x PY Khi thị trường tiền tệ cân bằng, số lượng tiền mà nhân dân nắm giữ (M) bằng số lượng tiền được yêu cầu (Md). Đặt N = Md, vì V là hằng số nên đặt K = , ta có phương trình như sau : Md = K x PY (với K là thời gian trung bình nhân dân nắm giữ tiền mặt) Như vậy, Fhser cho rằng khối lượng tiền tệ được yêu cầu thuần túy là hàm số của thu nhập, lãi suất không ảnh hưởng gì đến Md Ông nghĩ rằng cần về tiền tệ được xác định bởi (1) Mức giao dịch phát sinh do mức thu nhập danh nghĩa (PY) : (2). Các tổ chức trong nền kinh tế mà ảnh hưởng đến cách dân chúng tiến hành giao dịch, cách này quyết định tốc độ và từ đó quyết định K. Nhưng trong thực tế giữa M và P không chỉ có một tương quan đơn thuần mà giữa mối tương quan đó, có nhiều yếu tố khác. Trước hết là tốc độ V của tiền. Có nhiều trường hợp M không đổi, nhưng P vẫn tăng, vì sao? Vì V tăng khi con người thay đổi cách tiêu xài mạnh hơn, tiền lưu thông sẽ nhanh hơn khi khối lượng của hàng hóa, dịch vụ chưa thay đổi kịp, giá của nó sẽ tăng lên. Hoặc là có khi M tăng nhưng P không tăng là do khuynh hướng tiết kiệm của các chủ thể kinh tế tăng lên, tốc độ V chậm bớt, làm cho tổng giá trị thay đổi không tăng. Ngoài ra còn có sự tham gia của số lượng hàng hóa và dịch vụ đem trao đổi. Khi M tăng, nếu Y còn tồn kho nhiều thì P cũng khó tăng lên. Nếu P có tăng thì cũng là tạm thời nếu nền kinh tế còn thừa khả năng sản xuất. Trong thời gian ngắn : V và Y ít thay đổi vì trong thời gian ngắn khuynh hướng tiêu thụ của cả nước ít biến đổi, làm cho V ít biến đổi và Y có thể bất biến. Do vậy, trong thời gian ngắn chỉ có M và P thay đổi và chúng tỉ lệ thuận với nhau. Theo đó, để cho mức giá ổn định thì cần phải gia tăng(không hợp lý). Khối lượng tiền tệ N theo sự thay đổi dự tính của Y. Thực tế chỉ ở rất ít các nước công nghiệp thì V mới tương đối ổn định và cũng chỉ là ở những nước có đồng tiền ổn định. Trái lại, ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế đang chuyển đổi có đồng tiền yếu kém, thì tốc độ vòng quay V dao động rất mạnh. Theo Fisher thì tốc độ V được xác định bởi các tổ chức trong một nền kinh tế mà ảnh hưởng đến cách các cá nhân thực hiện các giao dịch. Nếu 9 người ta dùng số ghi nợ và thẻ tín dụng để tiến hành các giao dịch của mình thì tiền được sử dụng ít hơn, dẫn đến lượng tiền được yêu cầu ít đi để tiến hành các giao dịch do thu nhập danh nghĩa gây nên, và tốc độ V sẽ tăng lên. Còn nếu mua trả bằng tiền mặt và bằng sec là thuận tiện hơn thì cần sử dụng lượng tiền nhiều hơn để tiến hành các giao dịch được sinh ra bởi cùng một mức thu nhập danh nghĩa và tốc độ V sẽ giảm xuống. Vậy phương trình về khối lượng tiền tệ của Fisher MV = PY là luôn luôn đúng vì nó phản ánh cân bằng kinh tế vĩ mô. Nhưng hạn chế của ông chính là cho rằng V bất biến. 2.1.3. Quy luật lưu thông tiền tệ với trường phái Cambridge : (Tài liệu số 3, từ trang 108 – 111) Mặc dù từ sự phân tích, trường phái Cambridge đưa đến phương trình tương tự như Fisher. Nhưng cách tiếp cận của họ thì khác với Fisher trong mô hình của Cambridge, họ quan tâm đến việc các cá nhân sẽ muốn giữ bao nhiêu tiền trong một loạt tình huống giả định. Ở đây, các cá nhân có sự linh hoạt trong việc sử dụng và quyết định nắm giữ tiền và hoàn toàn không lệ thuộc vào thể chế. Các nhà kinh tế Cambridge cho rằng số lượng tiền tệ phải tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa và biểu thị qua hàm số. Md = K x PY Với K là hệ số Cambridge chỉ phần “Có” trong tài khoản của dân cư dưới hình thức tiền tệ. Trong phương trình trên, V và K biến đổi ngược chiều, cho nên K là con số đảo của V, tức K = 1/V. Trường phái Cambridge cho rằng, số lượng tiền tệ tính chung cho toàn xã hội do ba thành phần : gia đình, doanh nghiệp và chính phủ nắm giữ vừa để giao dịch, để đề phòng, để đầu cơ là số lượng tiền tệ trong lưu thông gồm tiền giấy, tiền kim loại và ký thác không ký hạn ở ngân hàng. Nó được đo lường bởi phương trình trao đổi : Md = K x PY Với K là hệ số Cambridge chỉ phần “có” trong tài khoản của dân cư dưới hình thức tiền tệ. Trong phương trình trên, V và K biến đổi ngược chiều, cho nên K là con số đảo của V, tức K = 1/V. Trường phái Cambridge cho rằng, số lượng tiền tệ tính chung cho toàn xã hội do ba thành phần : gia đình, doanh nghiệp và chính phủ nắm giữ vừa để giao dịch, để đề phòng, để đầu cơ là số lượng tiền tệ trong lưu thông gồm tiền giấy, tiền kim loại và ký thác không ký hạn ở ngân hàng. Nó được đo lường bởi phương trình trao đổi : M = KTP Với : M là số lượng tiền lưu thông. 10 [...]... ATM ca h Bờn cnh ú cn tuyờn truyn mi ngi cú ý thc khụng s dng tin mt 19 Qua bi vit tụi ó nờu lờn c nhng vn liờn quan n tin nh ngun gc hỡnh thnh, cỏc loi tin, chc nng v vai trũ ca tin T ú lm c s lý lun lu thụng tin t Cỏc quan im, cỏch nhỡn khỏc nhau ca cỏc trng phỏi v quy lut cng c phõn tớch cn k H thng húa vn i t quỏ kh n hin ti Phn ý ngha thc tin ca quy lut lu thụng tin t i vi nc ta hin nay, tụi... ta cng ó vn dng quy lut K C ca Marx, v nht l ngy nay, trong nn kinh t th trng, ng tin úng vai trũ cc k quan trng thỡ vic nghiờn cu, vn dng quy lut KC ca Marx cng cn thit Xin c phộp nhc li mt ớt v lch s m ng v nh nc ta ó vn dng quy lut lu thụng tin t vo nhng nm 1980 Nm 1989 c xem l nm chng lm phỏt cú kt qu ca nc ta Trong cuc hi tho chng lm phỏt, do tp chớ cng sn t chc thỏng 12 1988 ý kin c nht trớ... sỏch giỏ trn kim soỏt giỏ c Thi gian qua, chớnh sỏch tin t ni lng ch quan tõm n khớa cnh tng trng kinh t m cha chỳ ý n vn kim soỏt giỏ c Ngnh ngõn hng ch kim soỏt c lng tin lu thụng qua ngõn hng Qua phõn tớch trờn thỡ ý ngha ca quy lut lu thụng tin t i vi nc ta l nh th no? Theo tụi cú cỏc ý ngha c bn sau : Mt l : Da vo ch s cú giỏ CPI v t l lm phỏt ta cú th xem xột c nn kinh t ang trong tỡnh trng no,... khi xõy lut tham nhng cn quy trỏch nhim tht nng cho nhng hnh vi sai trỏi, ng thi cng phi quy trỏch nhim cho c c quan qun lý cp trờn By l, tin mt l tin gõy ra lm phỏt Do ú cn mun hn ch lm phỏt cn phi hn ch s dng tin mt trong nn kinh t i vi cỏc t chc u phi m ti khon ngõn hng, ng thi gia cỏc t chc, mi thanh khon phi thụng qua ngõn hng, kho bc Mc tn qu tin mt ca 18 cỏc t chc phi quy nh mc no ú tng ng... tin i vi nc ta hin nay trong vic vn dng quy lut lu thụng tin t : Trong bi núi chuyn ti hc vin Nguyn i Quc, ng chớ tng bớ th Nguyn Vn Linh ó nờu vn : Mun sn xut v lu thụng hng húa phi cú mt s lng tin cn thit, quy lut s lng cn cho lu thụng ó c Karl Marx nghiờn cu Cn vn dng quy lut ú vo tỡnh hỡnh ca ta ra sao? (Ti liu s 2, trang 9) Cõu hi ú c t ra t lõu, song ý ngha l s cn thit ca nú khụng thay i theo... sỏch tin t cú vai trũ quan trng trong n nh kinh t v mụ CHNG III : MT S QUAN IM V GII PHP 3.1 Mt s quan im : Qua quỏ trỡnh xem xột cỏc quy lut lu thụng tin t, theo tụi khụng cú mt quy lut KC no chung cho tt c cỏc khi tin Bi l c im lu thụng ca mi loi khi tin khỏc nhau nờn quy lut lu thụng ca nú cng khỏc nhau D nhiờn l gia lm phỏt v ng tin cú mt mi quan h rừ rng v rt logic khin ngi ta ngh rng lm phỏt khụng... ta hin nay, tụi ó trỡnh by thc trng ca Vit Nam v ch s giỏ c, lói sut, lm phỏt, cỏc vn liờn quan sõu sc n quy lut lu thụng tin t, ly ú lm c s suy ra ý ngha ca vn Tuy nhiờn vn ny cũn tng i khú nờn s hiu bit v cỏch trỡnh by khụng c mch lc, cng cha i sõu vo vn V quan im cỏ nhõn v phng hng gii quyt : ú l tt c nhng gỡ tụi rỳt ra c qua quỏ trỡnh nghiờn cu ti mc dự khụng quỏ khú nhng vi trỡnh ca mt sinh... cho giai cp bc lt v lm thit hi n quyn li ca nhõn dõn lao ng (ti liu s 2, trang 180) n thp niờn 80 cỏc nh kinh t chõu u li tha hip vi quan im lm phỏt l s phỏt hnh tin nm trong chớnh sỏch nhm ti tr cho cỏc khong chi ca Nh nc 2.1.7.1 Nguyờn nhõn dn n lm phỏt, tỏc ng: Nghiờn cu hc thuyt trong giai on cỏc nc cũn ỏp dng ch lu thụng tin kim khớ, c ch tin giy kh hoỏn, Marx a ra quy lut lu thụng tin giy: Vic... Friedman cho rng khi lng tin cung ng thay i nú giỏn tip lm chuyn i tỡnh trng sn xut v trao i trong nn kinh t thụng qua thỏi v phn ng ca cỏc cỏ nhõn trong i sng Nhu cu v tin s quyt nh trc tip n giỏ c hng húa, lói sut v hot ng kinh t 2.1.6 Quy lut lu thụng tin t vi quan nim tin t trung lp : (ti liu s 3 trang 121 122) Quan nim tin t trung lp cú t th k 17 vi thuyt nh hng ca tỏc gi Jean Bodin cho rng ngi ta... Qua phõn tớch v quy lut lu thụng tin t vi cỏc trng phỏi khỏc nhau ta thy rng khi tin t ca quc gia nhiu hay ớt, tng hay gim l tựy thuc vo nhng yu t phc tp Hm s tin t ca quc gia nhm din t mi tng quan gia khi tin t v cỏc yu t ny Do mc cung cu mi quc gia khỏc nhau nờn lng tin a vo lu thụng ca mi nc l khỏc nhau Sau õy xin phộp trỡnh by v lm phỏt vn vi phm Kq > Kc m liờn quan mt thit n quy lut lu thụng . về quy luật lưu thông tiền tệ. Đối với nước ta, quy luật này đã và đang ảnh hưởng ra sao. CHƯƠNG II : QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY. 2.1. Quy luật lưu. các quy luật lưu thông tiền tệ, theo tôi không có một quy luật K C nào chung cho tất cả các khối tiền. Bởi lẽ đặc điểm lưu thông của mỗi loại khối tiền khác nhau nên quy luật lưu thông của nó. lưu thông, còn tốc độ lưu thông tiền tệ (V) là số vòng lưu thông của một số lượng tiền tệ nhất định và nó tỉ lệ nghịch với lượng tiền cần thiết cho lưu thông (K C ). Nếu gọi K T là lượng tiền

Ngày đăng: 21/04/2015, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan