Đề thi tử TS ĐH môn Sinh học số 18

6 268 0
Đề thi tử TS ĐH môn Sinh học số 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 18 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: Trên mạch 1 của phân tử ADN xoắn kép có tỷ lệ (A + G)/(T + X) = 0,4 thì trên mạch bổ sung (mạch 2) tỷ lệ đó là a. 0,25 b. 0,4 c. 2,5 d. 0,6 Câu 2: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là 1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN. 2. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm. 3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn. 4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5' - 3' còn ở sinh vật nhân sơ là 3' - 5' Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 2, 3 c. 1, 2, 3 d. 1, 2, 3, 4 Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng về đột biến gen? a. Đột biến gen làm mất đi 1 vài đoạn nhiễm sắc thể. b. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. c. Đột biến gen làm biến đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. d. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 4: 1 quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? a. Aabb, aaBB b. aabb, AABb c. AaBb, Aabb d. aaBb, AAbb Câu 5: Ở ruồi giấm, đột biến gen quy định mắt đỏ thành gen quy định mắt trắng làm cấu trúc của gen thay đổi: Gen đột biến ngắn hơn gen bình thường 10,2A 0 và kém 8 liên kết hidro. Đó là đột biến làm a. mất 3 cặp A - T b. mất 2 cặp A - T, 1 cặp G - X c. mất 2 cặp G - X, 1 cặp A - T d. mất 3 cặp G - X Câu 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường a. làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. b. làm thay đổi vị trí các locut gen hoặc làm tăng hoặc làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. c. làm thay đổi trình tự các nuclêôtit ở tất cả các gen trên nhiễm sắc thể. d. làm nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào. Câu 7: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể của lúa, người ta thấy trật tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể số 4 của3 dòng lúa thu được ở 3 nơi khác nhau như sau: Dòng 1: A B C D E F K I H G Dòng 2: D C B A E F K I H G Dòng 3: A B C D E F G H I K Trật tự phát sinh các dòng sẽ là: a. 1  2  3 b. 2  3  1 c. 3  2  1 d. 3  1  2 Câu 8: Trong 1 gia đình, mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen X A Y. nếu quá trình giảm phân tạo giao tử của bố bị rối loạn, cặp nhiễm sắc thể XY không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá trình giảm phân của mẹ xảy ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến ở đời sau là a. X A X A Y, X a X a Y, X a O, YO b. X A X A Y, X A X a Y, X A O, X a O c. X A X a Y, X a X a Y, X A O, X a O d. X A X A Y, X a X a Y, X A O, YO Câu 9: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 4n. Cho giai phấn giữa 2 cây chưa biết kiểu hình, F 1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Phép lai có thể cho kết quả đó là: a. AAAa x Aa hoặc Aaaaa x Aa b. AAaa x Aa hoặc AAaa x Aaaa c. Aaaa x Aa hoặc AAaa x Aaaa d. aaaa x Aa hoặc AAaa x Aa Câu 10: Cho cây ngô thân cao tứ bội AAaa giao phấn với cây ngô lưỡng bội Aa, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỷ lệ kiểu gen của thế hệ F 1 là: a. 1AAA : 1 AAa : 5Aaa : 5aaa b. 1AAA : 5AAa : 1Aaa : 5aaa c. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa d. 5AAA : 1AAa : 1Aaa : 5aaa Câu 11: Thể tam bội (3n) có thể được phát sinh do những cơ chế nào sau đây? 1. Sự giao phấn bình thường giữa caay lưỡng bội (2n) và cây đơn bội (n). 2. Sự giao phấn bình thường giữa cây tứ bội (4n) và cây lưỡng bội (2n). 3. Sự giao phấn bình thường giữa 2 cây tam bội. 4. Trong quá trình giảm phân cây lưỡng bội (2n), bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa (2n) nhiễm sắc thể. Sự kết hợp của giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) tạo thành thể tam bội (3n). Phương án đúng là a. 1, 2 b. 2, 3 c. 2, 4 d. 3, 4 Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về 3 cặp gen có thể được tạo ra là a. 1 b. 6 c. 8 d. 3 Câu 13: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDd x AaBbDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbdd ở đời con là a. 3 256 b. 1 16 c. 3 64 d. 9 64 Câu 14: Cho P thuần chủng có các tính trạng mắt đỏ, lông dài lai với các cá thể mắt trắng, lông ngắn được F 1 đồng loạt là mắt vàng, lông dài. Tiếp tục cho F 1 lai với nhau được F 2 gồm 50 cá thể trong đó có 8 cá thể mắt trắng, lông ngắn. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nhận định nào sau đây là không chính xác? a. Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn. b. Tính trạng độ dài lông di truyền theo quy luật trội hoàn toàn. c. Sự di truyền đồng thời cả 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độc lập. d. Sự di truyền đồng thời cả 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật hoán vị gen. Câu 15: Quy ước 1 số gen ở người như sau: N: Mắt đen, n: Mắt nâu, nằm trên nhiễm sắc thể thường; X A : Bình thường, X a : Máuh kód dông; XX: Nữ, XT: Nam. Số loại kiểu gen tối đa có thể có về các tính trạng trên là: a. 6 b. 9 c. 12 d. 15 Câu 16: 1 quần thể thực vật tự thụ phấn có kiểu gen ở thế hệ P là 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa. Cho biết các cá thể Aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tần số các alen A và a ở F 1 là a. p(A) = 0,6; q(a) = 0,4 b. p(A) = 0,55; q(a) = 0,45 c. p(A) = 0,4; q(a) = 0,6 d. p(A) = 0,5; q(a) = 0,5 Câu 17: Trong 1 quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng, kiểu gen đồng hợp lặn aa chiếm 4%. Tần số tương đối các alen A và a sẽ là: a. p(A) = 0,8; q(a) = 0,2 b. p(A) = 0,6; q(a) = 0,4 c. p(A) = 0,4; q(a) = 0,6 d. p(A) = 0,96; q(a) = 0,04 Câu 18: Tính đa hình kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa đổi với tiến hóa là a. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn các thể đồng hợp. b. giải thích tại sao các cá thể dù trong cùng 1 quần thể cũng rất ít khi hoàn toàn giống nhau. c. giúp quần thể có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi. d. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của các loại kiểu gen trong quần thể. Câu 19: Trong 1 quần thể giao phối, nếu 1 gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra số tổ hợp kiểu gen là a. 4 tổ hợp kiểu gen. b. 6 tổ hợp kiểu gen c. 8 tổ hợp kiểu gen. d. 10 tổ hợp kiểu gen. Câu 20: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? a. Điều kiện môi trường. b. Kiểu gen của cơ thể. c. Đặc trưng trao đổi chất của mỗi cơ thể. d. Thời ký sinh trưởng và phát triển của mỗi cơ thể. Câu 21: Mầm mống của những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn tiến hóa nào sau đây? a. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. b. Tiến hóa sinh học. c. Tiến hóa hóa học. d. Tiến hóa tiền sinh học. Câu 22: Trong cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong các quá trình a. di truyền và sinh sản. b. di truyền và cấu trúc. c. sinh sản và điều hòa. d. cấu trúc và điều hòa. Câu 23: Cơ sở khoa học của công nghệ gen là dựa trên những hiểu biết về 1. cấu trúc của axit nuclêic. 2. cấu trúc của prôtêin 3. các nguyên lý di truyền của vi sinh vật. 4. các cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Phương án đúng là a. 1, 2 b. 1, 3 c. 3, 4 d. 2, 4 Câu 24: Sinh vật nào sau đây gọi là sinh vật chuyển gen? a. 1 người được chữa trị bởi hoocmon insulin tổng hợp nhờ vi khuẩn E.coli b. 1 cây khoai tây được tạo thành từ các tế bào rễ của cây mẹ. c. 1 con chuột chứa gen tổng hợp hêmôglôbin của thỏ. d. Con cừu Doly được tạo ra từ tế bào tuyến vú của cừu mẹ. Câu 25: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là a. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc. b. làm rối loạn quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể. c. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống. d. làm rối loạn quá trình nhân đôi của ADN Câu 26: Trong trường hợp nào sau đây, giao phối gần thể hiện chặt chẽ nhất? a. Tự thụ phấn ở thực vật. b. Giao phối giữa các anh chị em ruột. c. Giao phối giữa con cái cùng cha khác mẹ hoặc ngược lại. d. Giao phối giữa các anh chị em có tổ tiên chung. Câu 27: Khâu quan trọng nhất trong việc tạo ưu thế lai là a. tạođược các dòng thuần. b. thực hiện được việc lai khác loài. c. tạo ra được ácc cá thể dị hợp về nhiều cặp gen. d. thực hiện việc lai khác dòng đơn. Câu 28: Trong chọn giống, người ta thường sử dụng các thực vật sinh sản sinh dưỡng để thực hiện việc lai xa là do a. tế bào của chúng dễ dung hợp với các loại tế bào khác. b. có thể khắc phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài. c. hoa của các thực vật sinh sản sinh dưỡng dễ cho thụ phấn bằng hạt phấn của nhiều loài khác nhau. d. không cần giải quyết các khó khăn do hiện tượng bất thụ gây ra. Câu 29: Con Bacđô là con lai được tạo ra từ phép lai xa giữa lừa và ngựa. Để khắc phục hiện tượng bất thụ của con bacđô, người ta sử dụng biện pháp a. đa bội hóa thành thể song nhị bội. b. gây đột biến gen. c. cho giao phối cận huyến hoặc lai trở lại với bố, mẹ của nó. d. không có biện pháp khắc phục. Câu 30:1 alen nào đó có thể biểu hiện kiểu hình khác nhau tùy thuộc nó được di truyền từ bố hay mẹ. Hiện tượng này được gọi là di truyền a. theo dòng mẹ. b. liên kết với giới tính. c. riêng rẽ. d. pha trộn. Câu 31: Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp lai tế bào so với các phương pháp lai hữu tính khác là a. hạn chế hiện tượng thoái hóa giống. b. tạo được ưu thế lai tốt hơn. c. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. d. tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài tương đối xa nhau trong bậc thang phân loại. Câu 32: Cytochalasin B là 1 hóa chất ngăn cản và phá vỡ sự hình thành các vi ống. Chất này sẽ tác động vào quá trình nào sau đây? a. Sự nhân đôi ADN. b. Sự hình thành thoi vô sắc. c. Sự hình thành mặt phẳng phân bào. d. Sự phân đôi ở tế bào vi khuẩn. Câu 33: Trong học thuyết tiến hóa của mình. Lamac cho rằng: a. Loài là bất biến. b. Loài là do Thượng đế sinh ra. c. Loài biến đổi liên tục 1 cách nhanh chóng theo sự biến đổi của ngoại cảnh. d. Loài biến đổi từ từ liên tục. Câu 34: Theo Dacuyn, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật được hình thành do a. biến dị phát sinh vô hướng, sự thích nghi đạt được qua sự đào thải các đặc điểm thích nghi. b. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp, kịp thời nên không bị đào thải. c. sự củng cố ngẫu nhiên 1 tương quan giữa các đột biến trung tính. d. tác động của ngoại cảnh làm biến đổi bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết. Câu 35: 1 trận động đất xảy ra trên 1 đảo nhỏ và làm chết phần lớn các con thằn lằn trên đảo. Các con sống sót sau đó tiếp tục sinh sản và lại khôi phục số lượng ban đầu sau 50 năm. Đây là ví dụ về a. hiệu ứng thắt cổ chai. b. hiệu ứng người sáng lập. c. giao phối không ngẫu nhiên. d. chọn lọc tự nhiên. Câu 36: Các nhân tố nào sau đây có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa, làm phát sinh các alen mới và các tổ hợp gen phong phú? 1. Đột biến. 2. Giao phối. 3. Chọn lọc tự nhiên. 4. Các cơ chế cách li. Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 1, 3 c. 1, 4 d. 2, 3 Câu 37: Thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là a. biến dị phát sinh vô hướng, sự thích nghi đạt được qua sự đào thải các đặc điểm kém thích nghi. b. tác động của ngoại cảnh làm biến đổi các bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết. c. sự thích nghi đạt được bằng sự phân hóa vốn gen của quần thể về khả năng sống sót, sinh sản, dựa chủ yếu vào 3 nhân tố: Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. d. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp, kịp thời nên không bị đào thải. Câu 38: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính di Kimura đề xuất là a. giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. b. phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên. c. nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính trong tiến hóa. d. giải thích hiện tượng đa hình cân bằng ở cấp độ phân tử. Câu 39: 1 quần thể sinh vật ngẫu phối có kích thước lớn, có tần số alen lặn ban đâuf l, a03 trong đeiue fn cọnkhsa a piedjk hicooc chnj ovgà l. Sau đó, con người đã tham gia vào hệ sinh thái này và săn bắt các con có kiểu hình trội. Khi tần số alen được kiểm tra lại vào cuối năm, điều gì có thể xảy ra? a. Tần số kiểu gen đồng hợp trội giảm, dị hợp tăng còn các kiểu gen đồng hợp lặn vẫn giữ nguyên, không đổi. b. Tần số kiểu gen đồng hợp trội giảm, dị hợp giữ nguyên, không đổi, còn các kiểu gen đồng hợp lặn thì tăng. c. Tần số kiểu gen đồng hợp trội tăng, dị hợp tăng, còn các kiểu gen đồng hợp lặn thì giữ nguyên, không đổi. d. tần số ácc cá thể biểu hiện kiểu hình trội giảm, tần số ácc cá thể đồng hợp lặn tăng. Câu 40: Trật tự của các giai đoạn chính trong quá trình hình thành loài mới theo con đường địa lí là 1. loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt bởi các chướng ngại địa lí. 2. cách li sinh sản và cách li di truyền. 3. sự phân li thành các nòi địa lí khác nhau. 4. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo các hướng khác nhau. 5. hình thành loài mới. Phương án đúng là a. 1, 2, 3, 4, 5 b. 1, 3, 4, 2, 5 c. 1, 4, 3, 2, 5 d. 1, 2, 4, 3, 5 Câu 41: Khẳng định nào không đúng về vai trò của quá trình giao phối? a. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến. b. Quá trình giao phối làm phát sinh các đột biến. c. Quá trình giao phối trung hòa các đột biến. d. Quá trình giao phối làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 42: 1 loài thực vật sống ở Nam Mỹ và 1 loài khác sống ở sa mạc Châu Phi trông rất giống nhau nhưng chúng không quan hệ họ hàng với nhau. Đây là ví dụ về a. cách li địa lí. b. tiến hóa hội tụ. c. tiến hóa phân li. d. cách li sinh sản. Câu 43: Các loài khác nhau cách li di truyền với nhau chủ yếu là do a. phân bố trong các khu vực địa lí khác nhau nên chịu tác động của ácc điều kiện ngoại cảnh khác nhau. b. phân bố trong cùng 1 khu vực địa lí nhưng có các điều kiện sinh thái khác nhau. c. bộ nhiễm sắc thể các loài khác nhau thường khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc nên dù có tạo được con lai thì cũng bất thụ. d. cơ quan sinh sản, tập tính hoạt động sinh dục khác nhau nên không giao phối được với nhau. Câu 44: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc loại cơ quan tương tự? a. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà lan. b. vây cá và vây cá voi. c. Cánh dơi và tay khỉ. d. Tuyền nước bọt và tuyến nọc độc của rắn. Câu 45: Cho các thông tin sau: Giới hạn về nhiệt độ của loài chân bụng Hidrobia aponensis là từ 1 0 C đến +60 0 C, của đỉa phiến là +0,5 0 C đến +24 0 C. Loài chuột cát ở Đài nguyên thích hợp với nhiệt độ từ -5 0 C đến +30 0 C. Cá chép ở nước ta thích hợp với nhiệt độ từ +2 0 C đến +44 0 C. Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố hẹp nhất? a. Đỉa phiến. b. Chuột cát. c. Hidrobia aponensis d. Cá chép. Câu 46: Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2m, nặng 34kg (loài 1). Loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50cm, nặng 4 - 5kg (loài 2). Hãy dự đoạn nơi sống của 2 loài chim này? a. Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở nam cực. b. Loài 1 sống ở nam cực, loài 2 sống ở xích đạo. c. Cả 2 loài đều có thể tìm thấy ở vùng xích đạo d. Cả 2 loài đều có thể tìm thấy ở nam cực. Câu 47: Cho các ví dụ sau: - Chim sẻ ngô; khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở trong 1 tổ là 14, khi mật độ tăng lên 18 đôi/ha thì chỉ còn 8 con. - Voi Châu Phi; khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm thì đẻ 1 lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ 1 lứa. - Khi mật độ mọt bột lên cao, có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng. Các ví dụ trên nói lên ảnh hưởng của mật độ đến đặc trưng nào của quần thể? a. Tỷ lệ các nhóm tuổi của quần thể. b. Khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi trường. c. Sức sinh sản và tỷ lệ tử vong của quần thể. d. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể. Câu 48: Trong chu trình sinh địa hóa các chất, các chất phức tạp bị phân giải thành các chất đơn giản để quay trở lại hệ sinh thái là nhờ a. sinh vật sản xuất. b. sinh vật phân hủy. c. sinh vật ăn thịt. d. sinh vật ăn cỏ. Câu 49: Quần ax sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào căn bản nhất? a. Thời gian hoàn thành. b. Số loài. c. Độ đa dạng của ácc cá thể trong 1 loài. d. Cấu trúc phân tầng. Câu 50: Mật độ cá thể trong quần thể được coi là đặc tính cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng đến a. tỷ lệ nhóm tuổi trong quần thể. b. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. c. tỷ lệ giới tính trong quần thể. d. đặc điểm phân bố của quần thể. HẾT . giản để quay trở lại hệ sinh thái là nhờ a. sinh vật sản xuất. b. sinh vật phân hủy. c. sinh vật ăn thịt. d. sinh vật ăn cỏ. Câu 49: Quần ax sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào căn bản. (loài 2). Hãy dự đoạn nơi sống của 2 loài chim này? a. Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở nam cực. b. Loài 1 sống ở nam cực, loài 2 sống ở xích đạo. c. Cả 2 loài đều có thể tìm thấy ở vùng. Tiến hóa hóa học. d. Tiến hóa tiền sinh học. Câu 22: Trong cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong các quá trình a. di truyền và sinh sản. b. di truyền và cấu trúc. c. sinh sản và điều

Ngày đăng: 21/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan