Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 16

6 212 0
Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 16 (Thời gian 90 phút) Câu 1: 1 trong các ý nghĩa của sự xen kẽ giữa các đoạn intron và các đoạn exon trong cấu trúc gen của sinh vật nhân chuẩn là a. làm tăng chiều dài của mARN trong quá trình tổng hợp prôtêin. b. làm tăng số axit amin trong chuỗi polipeptit, dẫn đến prôtêin hoạt động hiệu quả hơn. c. làm tăng khả năng tự bảo vệ của tế bào vì nếu đột biến xảy ra ở các đoạn intron thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin. d. làm tăng số lượng các gen có ích trong hệ gen so với tế bào nhân sơ. Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất của nhiễm sắc thể đối cới quá trình di truyền là: a. mang ADN, điều khiển quá trình di truyền và hoạt động sống của tế bào. b. có khả năng hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào xôma. c. có khả năng tái bản trong quá trình phân bào. d. có khả năng biến đổi hình thái qua các kỳ của quá trình phân bào. Câu 3: Nếu trong pha G 2 của quá trình phân bào, 1 tế bào chứa 200 phân tử ADN thì trong pha G 3 của tế bào con được tạo ra sẽ chứa số phân tử ADN là a. 50 b. 100 c. 200 d. 400 Câu 4: Đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể dẫn tới những kết quả nào sau đây: 1. Làm xuất hiện bộ 3 mã hóa mới. 2. Làm thay đổi chiều dài của gen. 3. Làm xuất hiện hoặc không làm xuất hiện 1 axit amin mới trong chuỗi polipeptit do gen đó điều kiển tổng hợp. 4. Làm thay đổi tổng số nuclêôtit của cả gen. 5. Làm thay đổi hoặc không làm thay đổi số liên kết hidro của gen. Phương án đúng là: a. 1, 2, 4 b. 1, 3, 5 c. 2, 3, 4 d. 2, 3, 5 Câu 5: 1 gen có 1500 cặp nuclêôtit bị đột biến ở 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen có thể bị giảm tối đa là a. 9 liên kết hidro b. 8 liên kết hidro c. 7 liên kết hidro d. 6 liên kết hidro Câu 6: 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng bị đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có trật tự phân bố của các gen trước và sau đột biến như sau: ABCDEF ∗MNOPQ ABCDEF ∗MNOPQ ⋯⋯ ABCDEF ∗MNOPPQ ABCDEF ∗MNOQ Dạng đột biến đã xảy ra với cặp nhiễm sắc thể trên là a. mất đoạn và đảo đoạn b. mất đoạn và lặp đoạn. c. chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. d. mất đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 7: 1 nhà khoa học đã thực hiện 1 thí nghiệm tạo ra 1 thực khuẩn thể có vỏ prôtêin của phage T 2 và ADN của phage T 4 . Phage lai này được nhiễm vào vi khuẩn. Các phage được tạo trong tế bào vi khuẩn sẽ có a. vỏ là prôtêin giống prôtêin của phage T 2 và ADN giống ADn của phage T 4 . b. vỏ là prôtêin giống prôtêin của phage T 4 và ADN giống ADN của phage T 2 . c. cả vỏ và prôtêin đều giống của phage T 2 . d. cả vỏ và prôtêin đều giống của phage T 4 . Câu 8: Trong 1 phép lai giữa 2 cây ngô có cùng kiểu thân cao, thu được F 1 có tỷ lệ kiểu hình là 11 cao : 1 thấp. Giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P trong phép lai đó có thể là: a. AAaa x Aaaa b. AAaa x Aa c. AAAa x Aa d. AAaa x AA Câu 9: Cho cây ngô thân cao tứ bội Aaaa giao phấn với câ ngô lưỡng bội Aa, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỷ lệ kiểu gen của thế hệ F 1 là: a. 1 AAA : 1 AAa : 3 Aaa : 5 aaa b. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa c. 3 AAa : 3 Aaa : 6 aaa d. 3 AAa : 6 Aaa : 3 aaa Câu 10: 4 gen A, B, C và D cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể với tần số tái tổ hợp lần lượt như sau: A - B: 19%; B - C: 14%; A - C: 5%; B - D: 2%; A - D: 21%; C - D: 16%. Từ thông tin trên, ta có thể xác định trật tự các gen trên nhiễm sắc thể là: a. ABCD c. ACBD c. DCBA d. ABDC Câu 11: Đậu Hà Lan bình thường có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số nhiễm sắc thể ở thể tam nhiễm sẽ là a. 15 b. 21 c. 17 d. 28 Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbCc giao phấn với cây có kiểu gen AaBbCC. Biết các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau và tính trạng trội hoàn toàn. Số loại kiểu gen và kiểu hình có thể được tạo ra ở thế hệ sau lần lượt là a. 8 và 2 b. 12 và 3 c. 18 và 4 d. 24 và 8 Câu 13: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 ở đời F 1 ? a. Ab/Ab x aB/aB, các gen liên kết hoàn toàn. b. Ab/ab x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn. c. Ab/ab x aB/ab, các gen liên kết hoàn toàn. d. aB/ab x Â/aB, các gen liên kết hoàn toàn. Câu 14: Khi lai thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt dài với thân thấp, hạt tròn thu được F 1 toàn cây thân cao, hạt tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn được F 2 gồm 18000 cây trong đó 4320 cây thân cao, hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.Nhận định nào sau đây là không chính xác? a. Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, thân cao trội so với thân thấp. b. Tính trạng hình dạng hạt di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, hạt tròn trội so với hạt dài. c. Sự di truyền đồng thời cả 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độc lập. d. Sự di truyền đồng thời cả 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật hoán vị gen. Câu 15: Ở người, X a quy định máu khó đông, X A quy định máu đông bình thường. Trong 1 gia đình có mẹ bình thường nhưng cả bố và con trai đều bị bệnh máu khó đông. Nhận định nào sau đây là đúng? a. Mẹ đã nhận gen gây bệnh từ bà ngoại. b. Con trai đã nhận gen gây bệnh từ bố. c. Con trai đã nhận gen gây bệnh từ mẹ. d. Con trai đã nhận gen gây bệnh từ ông ngoại. Câu 16: 1 quần thể thực vật tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. Cho biết các cá thể Aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết tần số các alen A và a ở F 1 là: a. p(A) = 0,6; q(a) = 0,4 b. p(A) = 0,55; q(a) = 0,45 c. p(A) = 0,4; q(a) = 0,6 d. p(A) = 0,5; q(a) = 0,5 Câu 17: 1 đột biến có hại có thể bị loại trừ ra khỏi quần thể chỉ sau 1 thế hệ khi nó là a. đột biến trội có hại. b. đột biến lặn có hại. c. thể dị hợp có hại. d. thể đồng hợp lặn có hại. Câu 18: Cấu trúc di truyền ở 1 quần thể giao phối ở P là: 0,34 AA + 0,52 Aa + 0,14 aa. Tần số tương đối của 2 alen A và a ở thế hệ F 3 là a. A = o,60; a = 0,40 b. A = 0,69; a = 0,31 c. A = 0,34; a = 0,66 d. A = 0,40; a = 0,60 Câu 19: Nhận xét nào sau đây về quần thể tự phối là không chính xác? a. Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. b. Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. c. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của 1 cá thể thuần chủng tự thụ phấn. d. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm. Câu 20: Việc xây dựng phả hệ trong nghiên cứu di truyền học người cho phép 1. theo dõi tính chất hoặc 1 tật, bệnh nào đó qua các thế hệ. 2. xác định bệnh đó có di truyền hay không và di truyền theo quy luật nào. 3. góp phần chữa trị bệnh. 4. làm giảm tần số người mắc bệnh ở thế hệ sau. 5. xác định gen quy định bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính. Phương án đúng là: a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 2, 4, 5 d. 1, 2, 5 Câu 21: Quy ước 1 số gen ở người như sau: T: tóc quăn; t: tóc thẳng; N: mắt đen; n: mắt nâu; C: mũi tẹt; c: mũi cao. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nói trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng khác nhau. Số loại kiểu hình có thể có về các tính trạng nói trên là: a. 4 b. 6 c. 8 d. 10 Câu 22: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo dòng thuần? a. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ. b. Lưỡng bội hóa các cá thể hoặc giao tử đơn bội bằng cônsixin c. Gây đột biến thuận nghịch từ các cá thể dị hợp. d. Cho lai giữa các cây tam bội với cây đơn bội để tạo thành cây lưỡng bội thuần chủng. Câu 23: Tại sao ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất ở F 1 rồi giảm dần qua các thế hệ nếu còn sử dụng con lai F 1 làm giống? a. Do sự xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại. b. Do sự xuất hiện các thể đồng hợp trội có hại. c. Do bộ gen của thế hệ sau chủ yếu ở dạng dị hợp tử. d. Do tác động của môi trường. Câu 24: Nếu sử dụng plasmit làm thể truyền, để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào chủ, người ta bắt buộc phải thực hiện thao tác nào sau đây? a. Nối ADN tái tổ hợp với plasmit được dùng làm thể truyền. b. Để ADN tái tổ hợp tự xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhận. c. Bơm trực tiếp ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn nhận. d. Nối ADN của vi khuẩn nhận với plasmit được dùng làm thể truyền. Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết? a. Tạo ra dòng thuần để chuẩn bị cho phép lai khác dòng. b. Củng cố 1 số tính trạng mong muốn. c. Đánh giá được kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại chúng ra khỏi quần thể. d. Tạo ưu thế lai. Câu 26: Để tạo được cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà lai hữu tính không thể thực hiện được, người ta sử dụng các phép lai nào sau đây? a. Lai tế bào. b. Lai xa kết hợp đa bội hóa các tế bào động vật. c. Lai thuận nghịch. d. Lai kinh tế. Câu 27: Cho sơ đồ sau: Ở thế hệ thứ 4 của kiểu gen F có tỷ lệ gen của giống ngoại cao sản là bao nhiêu? a. 15 16 b. 7 8 c. 1 8 d. 1 16 Câu 28: Các tế bào da và tế bào cơ của bạn khác nhau vì a. chúng chứa các bộ gen khác nhau. b. chúng chứa các bộ nhiễm sắc thể khác nhau. c. chúng chứa các ôpêron khác nhau. d. các gen khác nhau được đóng hoặc mở ở mỗi loại tế bào đó. Câu 29: Trong quần thể giao phối, giả sử gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ 2 có 4 alen, các gen di truyền độc lập thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra a. 6 tổ hợp kiểu gen. b. 10 tổ hợp kiểu gen. c. 16 tổ hợp kiểu gen. d. 60 tổ hợp kiểu gen. Câu 30: Tại sao nói đại dương cổ đại được gọi là “nồi xúp nguyên thủy”? a. Do nó chứa nhiều chất hữu cơ. b. Do nó chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan. c. Do nó chứa nhiều xác động vật, thực vật. d. Do nó có độ quánh cao. Câu 31: Sự kiện khởi đầu cho giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là a. sự tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản. b. sự xuất hiện của các hạt côaxecva c. sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. d. sự xuất hiện các enzim Câu 32: Các nhân tố sinh học (biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh loài người. Giai đoạn hiện nay các nhân tố này có vai trò như thế nào đối với quá trình tiến hóa của loài người? a. Các nhân tố sinh học không còn phát huy tác dụng đối với loài người nữa. b. Các nhân tố sinh học hiện vẫn còn phát huy tác dụng đối với loài người. c. Các nhân tố sinh học hiện vẫn còn phát huy tác dụng đối với loài người nhưng không còn vai trò chủ yếu. d. Các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội vẫn tác động vào xã hội loài người với vai trò ngang nhau. Câu 33: Trong chọn lọc tự nhiên, những biến dị được giữ lại và củng cố là những biến dị a. làm tăng cường độ trao đổi chất. b. có lợi cho con người. c. có lợi cho bản thân sinh vật. d. cho năng suất cao. Câu 34: Tại sao khi sử dụng lâu 1 loại thuốc thì thường xuất hiện sự kháng thuốc đối với vi trùng? a. Vì bệnh nhân không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sỹ. b. Vì 1 số vi trùng có thể có sẵn các đột biến kháng thuốc, sau đó nhân lên thành quần thể kháng thuốc. c. Vì các đột biến sẽ làm vi trùng kháng thuốc. d. Vì thuốc không có tác dụng như mong đợi. Câu 35: Theo quan niệm của Dacuyn, biến dị cá thể có các đặc điểm và vai trò là 1. phát sinh trong quá trình sinh sản. 2. di truyền được cho thế hệ sau. 3. tồn tại trong 1 đời cá thể. 4. là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 3, 4 c. 1, 2, 4 d. 2, 3, 4 Câu 36: Cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa Kamura là a. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. b. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. c. sự cố định ngẫu nhiên 1 tương quan của các alen. d. tác động của nhân tố tiến hóa (quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, ) làm thay đổi tần số tương đối các alen của 1 số gen. Câu 37: Những nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số tương đối của ácc alen trong quần thể? 1. Đột biến. 2. Giao phối. 3. Chọn lọc tự nhiên. 4. Các cơ chế cách li. 5. Di nhập gen. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 3, 4 c. 1, 4, 5 d. 1, 3, 5 Câu 38: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là a. biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. b. biến dị cá thể và biến dị đột biến. c. biến đổi cá thể và biến dị đột biến. d. biến dị xác định và biến dị không xác định. Câu 39: Bằng chứng sinh học phân tử ủng hộ học thuyết tiến hóa bằng cách chỉ ra rằng a. các prôtêin tương đồng đã phát sinh 1 cách độc lập ở các nhóm động vật khác nhau. b. các loài thân thuộc thường có chung 1 khu phân bố địa lí. c. các loài càng gần nhau thì càng có tỷ lệ lơbs ADN và prôtêin giống nhau. d. các loài gần nhau có giai đoạn phát triển phôi giống nhau. Câu 40: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa có thể xảy ra trong tự nhiên và cả trong nhân tạo. Trong các ví dụ sau, trường hợp nào là kết quả lai tự nhiên xảy ra giữa 2 loài? a. Con la b. Con Bácđô c. Lúa mì (Triticuni aestivum) d. Cá nhưng có râu. Câu 41: Nhịp độ tiến hóa bị chi phối bởi nhân tố tiến hóa nào sau đây? a. Sự thay đổi của các điều kiện địa chất, khí hậu. b. Áp lực của quá trình đột biến. c. Cường độ của chọn lọc tự nhiên. d. Mức độ cạnh tranh giữa các sinh vật khác loài. Câu 42: Trường hợp 2 cặp gen quy định tính trạng nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau có thể thấy trong những quy luật di truyền nào? 1. Phân li độc lập. 2. Liên kết gen. 3. Hoán vị gen. 4. Tương tác gen. 5. Di truyền giới tính. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 3, 4 c. 1, 4, 5 d. 1, 3, 5 Câu 43: Hiện tượng con đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, con cái mang cặp XY gặp ở các đối tượng nào sau đây? a. Châu chấu. b. Động vật có vú. c. Ong, mối, kiến. d. Chim, bướm và 1 số loài cá. Câu 44: Ví dụ về cây mao lương nước là 1 ví dụ điển hình về a. biến đổi thích ứng. b. biến dị di truyền. c. thường biến. d. đột biến gen. Câu 45: Nhiệt độ môi trường giảm có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục của động vật biến nhiệt? a. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn lại. b. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục cũng tăng. c. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục rút ngắn lại. d. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài ra. Câu 46: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa cá quần thể nào sau đây trong quần xã? a. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. b. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. c. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. d. Quần thể cá chép và quần thể cá mè. Câu 47: Kiểu phân bố đồng đều dễ tìm thấy ở kiểu nơi ở nào và trong điều kiện nào? a. Sự phân bố đồng đều của các yếu tố môi trường cần thiết, mật độ quần thể cao. b. Sự phân bố không đồng đều của các yếu tố môi trường cần thiết, mật độ quần thể cao. c. Sự phân bố đồng đều của nguồn tài nguyên, mật độ quần thể thấp. d. Sự phân bố không đồng đều của nguồn tài nguyên, mật độ quần thể thấp. Câu 48: 5 sinh vật là: Trăn, cỏ gà, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? a. Cỏ - châu chấu - trăn - gà - vi khuẩn. b. Cỏ - trăn - châu chấu - vi khuẩn - gà. c. Cỏ - châu chấu - gà - trăn - vi khuẩn. d. Cỏ - châu chấu - vi khuẩn - gà - trăn. Câu 49: Trung roi trichomonas sồng trong ruột mối giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ, đây là dạng quan hệ a. hợp tác. b. cộng sinh. c. hội sinh. d. hỗ trợ. Câu 50: Ngựa vằn là đặc sản của Châu Phi, sống ở vùng núi cao và những khu rừng thưa, trên thân có những vằn đen và trắng xen kẽ nhau. Dưới ánh nắng và dưới ánh trăng, do 2 màu đen trắng nhận và trả ánh sáng khác nhau nên có thể làm nhòe và tản mát tấm thân có hình khối của ngựa vằn, nếu để mắt nhìn cũng khó phân biệt với mọi vật xung quanh. Đoạn miêu tả trên nói đến kiểu thích nghi nào của sinh vật với môi trường sống? a. Thích nghi về sinh thái. b. Thích nghi kiểu màu sắc ngụy trang. c. thích nghi kiểu màu sắc bảo vệ. d. Thích nghi về hình thái. HẾT . người? a. Các nhân tố sinh học không còn phát huy tác dụng đối với loài người nữa. b. Các nhân tố sinh học hiện vẫn còn phát huy tác dụng đối với loài người. c. Các nhân tố sinh học hiện vẫn còn phát. ĐỀ SỐ 16 (Thời gian 90 phút) Câu 1: 1 trong các ý nghĩa của sự xen kẽ giữa các đoạn intron và các đoạn exon trong cấu trúc gen của sinh vật nhân chuẩn là a. làm. và biến dị không xác định. Câu 39: Bằng chứng sinh học phân tử ủng hộ học thuyết tiến hóa bằng cách chỉ ra rằng a. các prôtêin tương đồng đã phát sinh 1 cách độc lập ở các nhóm động vật khác nhau. b.

Ngày đăng: 21/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan