Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” – Khối 4 trường TH Thị Trấn A.

10 696 1
Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng  toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” – Khối 4 trường TH Thị Trấn A.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” – Khối 4 trường TH Thị Trấn A. 1. Thực trạng: Qua thực tế trực tiếp chỉ đạo c ông tác chuy ên môn và giảng dạy , chúng tôi nhận t hấy việc giải toán có lời văn của học sinh còn hạn chế. Đặc biệt là học sinh lớp 4, các em gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Đây là dạng toán khá phổ biến và các em có thể gặp trong suốt quá trình học Toán ở lớp 4,lớp 5. Cũng như những dạng t oán khác, khi giải dạng toán này , học sinh thường lúng t úng khi nhận dạng dạng toán, phân tích bài toán cũng như vận dụng phương pháp giải. Các em chưa xác định được dữ liệu của bài toán như: chưa biết được dữ liệu nào là t ổng, dữ liệu nà o là hiệu, dữ liệu nào phải tìm? Điều đó ả nh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn Toán. Giải toán có lời văn đều phải tuân theo một quy trình: Đọc kỹ đề tìm hiểu nội dung bài toán; tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ đồ, …); phân tích bài toán (nhận dạng toán, xác định cái đã cho, cái phải tìm và các mối liên quan); xây dựng kế hoạch giải; trình bày bài giải; kiểm tra kết quả. Nhưng trong thực tế, học sinh khối 4 còn thụ động khi gặp một bài toán có lời văn. Các em thường không đi theo đúng các bước dẫn đến kết quả bài làm không cao. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 - 2013, chất lượng môn Toán khối 4 còn thấp. Trong đó, bài làm của học sinh về giải toán có lời văn còn nhiều sai sót về tóm tắt, lời giải, phép tính, đơn vị tính, đáp số. Nguyên nhân chủ y ếu là do các em không đọc kỹ đề, không nắm chắc dạng toán, chưa nắm vững phương pháp giải dạng toán. Thậm chí có một số học sinh chưa giải được bài toán, cụ thể: Học sinh tóm tắt sai, giải sai Học sinh tóm tắt đúng, giải saiHọc sinh tóm tắt sai (hoặc không tóm tắt),giải đúng Học sinh tóm tắt đúng, giải đúng TSHS KHỐI 4 SL TL SL TL SL TL SL TL 125 34 27,2% 16 12,8% 8 6,4% 67 53,6% Đồng thời, qua kết quả kiểm tra cuối học kì II đối với môn Toán của học sinh khối 4 năm học 2011 – 2012, chúng tôi nhận thấy học sinh giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” chất lượng còn thấp, các em còn nhiều sai sót trong tóm tắt và bài giải, cụ thể: Học sinh tóm tắt sai, giải sai Học sinh tóm tắt đúng, giải sai Học sinh tóm tắt sai (hoặc không tóm tắt), giải đúng Học sinh tóm tắt đúng, giải đúng TSHS KHỐI 4 SL TL SL TL SL TL SL TL 110 25 22,7% 5 4,5% 7 6,4% 73 66,4% MS: 03 3 Trước tình hì nh thực tế như vậy, là người quản lý, người giáo viên cần có những biện pháp nào để học sinh biết cách phâ n tích bài t oán, nhận dạng dạng toán đúng và giải toán chính xác? Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên dạy Tiểu học hiện nay . Từ những suy nghĩ trên và kinh nghiệ m r út ra t rong chỉ đạo, tr ong giảng dạy trực tiếp, chúng tôi quy ết định chọn đề tài: Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, nhằm giúp học sinh khối 4 học tốt hơn dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán trong năm học 2012 - 2013. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc chương trình môn Toán lớp 4 hiện nay gồm nhiều dạng toán có lời văn nhưng vì muốn tìm hiểu sâu một vấn đề và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu phương pháp dạy học toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở học sinh khối 4 trường TH Thị Trấn A 3. Giải pháp: Dạy giải toán có lời văn gắn liền với việc phát triển tư duy của học sinh. Nó đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp, biện pháp thích hợp vào giảng dạy . Với việc du y trì đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp quá trình nghiên cứu các số liệu và thông tin thu thập được cùng kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, chúng tôi đã đúc kết cho mình được một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học về giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở khối 4. * Đối với Nhà trường: Ngay từ đầu năm học, phát động phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong toàn trường. Lãnh đạo Nhà trường hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác tuyên truy ền, phối hợp với phụ huy nh học sinh để xây dựng phong trào “Học tốt” trong nhà trường. Trong cuộc họp phụ hu y nh học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phải tu y ên truyền cho phụ hu y nh biết về vai trò quan trọng của việc học tập các môn học ở Tiểu học, quy định vở ghi chép của học sinh trong từng tổ trên tinh thần chung: học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép theo đúng qu y định, thực hiện đúng theo y êu cầu của giáo viên chủ nhiệm về cách bao bìa vở, dán nhãn, sử dụng vở ghi chép đúng theo quy định, không để vở bị quăn góc, không sử dụng viết xóa, không cạo tẩy lem nhem, nếu sai lấy thước gạch ngang thân chữ, con số để bỏ và thống nhất chung về cách trình bày vở theo tinh thần chuyên đề về việc trình bày vở của học sinh ở các môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ mở chuyên đề Toán vận dụng đổi mới phương pháp trong quá trình dạy học mà đặc biệt là dạng toán có lời văn từ khối 1 đến khối 5, riêng lớp 1 là đầu học kì II. Thường xu y ên dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình dạy và học của giáo viên, học sinh để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Động viên, khu yến khích các giáo viên luôn có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tiết dạy Toán. * Đối với giáo viên: Qua chỉ đạo của nhà trường, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp cho việc thực hiện phong trào “Học tốt” của học sinh toàn trường nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng: - Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu tiên, chúng tôi đưa ra một số yêu cầu về công việc của gia đình để giúp các em thực hiện tốt phong trào “Học tốt” đặc biệt là Toán ở lớp 4: + Có đầy đủ cặp sách để đựng dụng cụ học tập các môn và của môn Toán. 4 + Sắm cho các em thước thẳng có kẻ vạch, ê ke, bộ đồ dùng học Toán. + Tạo góc học tập có đầy đủ ánh sáng để khỏi ảnh hưởng đến việc học ở nhà và khỏi thất lạc sách vở, dụng cụ học tập của các em. + Thường xuyên nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập trước khi đi học. + Vở của các em được bao bìa, dán nhãn cẩn thận, ghi đầy đủ thông tin trên nhãn vở để dễ lấy . - Giúp học sinh thống nhất được cách trình bày bài giải vào vở, giáo viên chủ nhiệm phải phổ biến cho học sinh trình bày một cách cụ thể, chi tiết và y êu cầu học sinh ghi lại cách trình bày rồi dán ở góc học tập của mình cho tiện theo dõi. Lấy lề đỏ làm chuẩn, cách 5 ô ghi bài giải, cách 2 ô ghi lời giải, cách 3 ô ghi phép tính, cách 4 ô ghi đáp số. - Hướng dẫn học sinh cách lấy dụng cụ học tập: + Lấy sách vở phải nhẹ nhàng để tìm hiểu bài. + Khi mở sách vở phải lật từng trang nhẹ nhàng, không để gây tiếng động. + Không được tẩy xóa, gạch lung tung trong bài giải. + Không xé giấy , không bỏ trống giấy . Từ đầu năm chúng tôi đã lên kế hoạch cho việc thực hiện tốt phong trào “Dạy tốt – Học tốt” như sau: - Trước tiên, phải nắm vững chương trình, nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 4 và tài liệu có liên quan đến dạy toán có lời văn. Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của cấp trên, trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, nắm vững chất lượng kiểm tra Toán, kiểm tra về việc giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. - Tìm hiểu tình hình thực tế của học sinh. - Tự học tập, nghiên cứu tài liệu nâng dần kiến thức toán nói chung, phương pháp giải toán có lời văn với từng dạng toán cụ thể nói riêng, nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy Toán, đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng học sinh. - Chuẩn bị tốt nội dung bài dạy, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và thực hiện đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy. Phải khéo léo dẫn dắt học sinh tập dần từ những bài tập dễ, đơn giản đến các bài tập phức tạp. - Mỗi cá nhân phải tích cực, tự tin trong việc thực hiện việc đổi mới các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các bộ môn thông qua các biện pháp sau: vận dụng phương pháp để giới thiệu bài học; vận dụng phương pháp tích cực dạy học bài mới; vận dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng, dạy học theo sự phân hóa đối tượng học sinh; tập cho học sinh thói quen tự làm bài, thử lại bài toán sau khi thực hiện, giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau; phát huy vai trò tổ chức dạy học theo nhóm; làm và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học… - Nắm chắc trình độ, năng lực tiếp thu bài của từng học sinh trong lớp, để việc phân công học tổ, học nhóm có hiệu quả. - Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả l uy ện tập thực hành. - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho từng đối tượng học sinh, tổ chức nhiều hình thức hoạt động trong một tiết học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, động viên khuy ến khích những học sinh còn nhút nhát, thụ động để các em tích cực xây dựng bài,… - Tuyên dương kịp thời các tổ, cá nhân tích cực học tập, hoạt động tốt, làm nhanh, làm đúng; khuyến khích các em tìm ra cách giải hay , sáng tạo. - Hàng ngày phải kiểm tra chấm bài và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở hôm sau. 5 - Hàng tháng, sau khi cho học sinh kiểm tra Toán, giáo viên biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng. Việc tạo cho học sinh có thói quen tìm hiểu đề toán đã khó, việc rèn trình bày bài giải cho học sinh lại càng khó hơn, nhưng cũng không thể nói là không làm được. Với tinh thần trách nhiệm cao, với lòng y êu nghề mến trẻ, với cả qu yết tâm đẩy mạnh phong trào “Học tốt” của lãnh đạo và giáo viên kiên qu y ết: - Đối với những học sinh đọc đề và phân tích đề toán, viết lời giải không đúng thì những tuần đầu cho các em sửa cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm sẽ sửa bài giải của các em bằng viết đỏ một cách cẩn thận, kỹ càng để những học sinh đó nhận thấy những chỗ mình làm sai, viết chưa chuẩn lời giải để từ đó tự rèn luyện kỹ năng viết đúng lời giải và trình bày bài giải đúng quy định. - Bên cạnh đó, giáo viên còn giao nhiệm vụ cho các em rèn thêm ở các thứ bảy và chủ nhật. Điều quan trọng là sau đó giáo viên phải có sự kiểm tra đôn đốc. Cứ vào một buổi học cụ thể tiến hành kiểm tra bài tập của học sinh và kết hợp với tiến độ giúp đỡ bạn của học sinh được phân công để có những nhận xét đánh giá về tinh thần học Toán của từng học sinh. * Đối với học sinh: Học sinh nắm vững các bước giải toán có lời văn, cách giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Hiểu yêu cầu bài tập, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào giải toán có lời văn. Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo 4 phép tính để tránh sai sót khi tính toán. Trình bày tóm tắt, bài giải sạch đẹp, khoa học. Thực hiện tốt việc học ở nhà (vào các ngày thứ bảy, chủ nhật): học thuộc các quy tắc toán đã học; thuộc bảng nhân, chia; tự làm lại các bài tập đã thực hiện trên lớp; chuẩn bị cho bài mới (đọc, nghiên cứu nội dung bài mới, yêu cầu của các bài tập, tìm hiểu cách làm từng bài tập, chuẩn bị đồ dùng học tập có liên quan), … Tự rèn luyện tính cẩn thận và mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Có thói quen tìm nhiều cách giải và lựa chọn cách giải hợp lý nhất để giải qu y ết bài tập. 4. Hiệu quả đem lại: Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng các biện pháp trên, bước đầu đạt được kết quả như sau: - Tạo được uy tín với phụ huynh học sinh trong việc rèn học sinh giải toán có lời văn trong khối 4 của nhà trường là sự thành công của Ban giám hiệu và tập thể giáo viên. - Các em nắm được các kỹ năng cơ bản về quy trình giải toán có lời văn, nhận ra các bước giải toán đã giúp các em giải các bài toán một cách dễ dàng và nhanh hơn. Sau khi thực hiện đề tài, đến giữa học kì II, năm học: 2012 - 2013 kết quả học tập của học sinh về giải toán dựa trên các bài kiểm tra đạt được như sau: Học sinh tóm tắt sai, giải sai Học sinh tóm tắt đúng, giải sai Học sinh tóm tắt sai (hoặc không tóm tắt), giải đúng Học sinh tóm tắt đúng, giải đúng Thời điểm Tổng số học sinh khối 4 SL TL SL TL SL TL SL TL Giữa học kì I 125 22 17,6% 14 11,2% 8 6,4% 81 64,8% Cuối học kì I 125 17 13,6% 9 7,2% 6 4,8% 93 74,4% 6 Giữa học kì II 125 8 6,4% 4 3,2% 5 4,0% 108 86,4% Qua việc áp dụng đề tài này , chúng tôi nhận thấy trong giờ học toán học sinh rất say mê học toán có lời văn làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, kỹ năng giải toán của học sinh tiến bộ hơn. Chất lượng môn Toán cũng được nâng lên rõ rệt. 5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, áp dụng vào giảng dạy tại khối 4, chất lượng giải toán của học sinh tiến bộ rõ rệt. Kết quả đó chính là sự đóng góp mới của đề tài về: + Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4. + Phương pháp chung khi dạy giải toán có lời văn. + Những phương pháp giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” chúng tôi đã áp dụng thành công ở khối 4 trường TH Thị Trấn A đã giúp học sinh đạt chất lượng cao hơn ở bộ môn Toán. Bên cạnh đó, đề tài này cũng được nhân rộng ra các lớp 3, 5 trong tr ường cùng thực hiện và triển khai đến phụ huynh học sinh trong các lần họp để cùng hỗ trợ tốt dụng cụ học tập cũng như cách giải toán cho học sinh trong đơn vị. Với kết quả đạt được khi thực hiện đề tài, theo kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy đề tài có tính khả thi phổ biến nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toàn Ngành . tài: Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu c a hai số đó”, nhằm giúp học sinh khối 4 học tốt hơn dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu c a hai số đó”, . chung khi dạy giải toán có lời văn. + Những phương pháp giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu c a hai số đó”. Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Kinh nghiệm rèn học sinh học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu c a hai số đó” – Khối 4 trường TH Thị Trấn A. 1. Th c trạng: Qua th c tế trực tiếp chỉ đạo

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan