SKKN Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nhằm thu hút và bồi dưỡng giáo viên tham gia thi tay nghề

6 757 1
SKKN Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nhằm thu hút và bồi dưỡng giáo viên tham gia thi tay nghề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “CHỈ ĐẠO HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NHẰM THU HÚT VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THAM GIA THI TAY NGHỀ” 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Tên sáng kiến: “Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nhằm thu hút và bồi dưỡng giáo viên tham gia thi tay nghề”. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục Mã số : ………………………… 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong nhiều năm nay, công tác chuyên môn trong các trường tiểu học thường được Hiệu trưởng giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách hoàn toàn. Hiệu trưởng chỉ là người quản lý chung vì vậy việc chỉ đạo phối hợp các phong trào thi đua trong nhà trường để nâng cao chất lượng đội ngũ còn nhiều chồng chéo, không chặt chẽ dẫn đến hiệu quả các phong trào chưa cao, vai trò của giáo viên giỏi làm nòng trong nhà trường chưa được phát huy, chưa tạo được nguồn động lực thúc đẩy giáo viên phấn đấu nâng cao tay nghề. 2. Nội dung giải pháp: Mục đích của giải pháp: - Hoạt động dạy và học là hoạt động trọng tâm trong nhà trường. Việc chỉ đạo các hoạt động nhà trường của Hiệu trường phải mang tính toàn diện. - Giải quyết những khó khăn, hạn chế trong chỉ đạo chung và chỉ đạo chuyên môn giữa Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trong các trường tiểu học tạo ra sự đồng bộ trong chỉ đạo chuyên môn ở các trường tiểu học, tạo môi trường thuận lợi để mỗi giáo viên đều tự nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: - Hướng dẫn các trường tiểu học thành lập tổ tư vấn trong đó Phó Hiệu trưởng làm nòng cốt để giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển và điều hành nhà trường. - Hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2 - Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo công tác dạy và học sẽ là cơ sở cho việc nâng cao tay nghề giáo viên góp phần thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở nhà trường, góp phần nâng chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Để tạo được sự đồng bộ trong chỉ đạo chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bến Tre, với vai trò Phó trưởng Phòng phụ trách bậc học tiểu học trong năm học qua tôi đã tập trung chỉ đạo và hướng dẫn Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thực hiện các biện pháp quản lý điều hành như sau: Công tác tuyên truyền, vận động trong nhà trường: Chỉ đạo các trường phải dùng nhiều kênh thông tin để truyền đạt, quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cáp quản lý giáo dục như: Sinh hoạt trong Hội đồng giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa lên bảng thông báo trong phòng giáo viên, tải lên hộp thư hỗ trợ giáo viên trong nhà trường, tổ chức ngoại khóa, thành lập tủ sách tuyên truyền trong Thư viện trường. . . Các nội dung tuyên truyền bao gồm: + Các chỉ đạo về công tác chuyên môn; + Các bài viết về nội dung đổi mới phương pháp dạy học; + Những sáng kiến kinh nghiệm được công nhận trong năm học qua đã được công nhận,… Công tác phối hợp các đoàn thể, các lực lượng trong và ngoài nhà trường Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa chính quyền với các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Kế hoạch phải sát hợp, cụ thể hóa từng nội dung, luôn lấy công tác chuyên môn làm nhiệm vụ trọng tâm. Công tác xây dựng kế hoạch: Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học trực thuộc xây dựng các kế họach chuyên môn từ đầu năm học. Đối với mỗi hoạt động đều xây dựng một kế hoạch sát hợp với tình hình thực tế của trường, trong đó định kì thời gian thực hiện, chi tiết hóa các nhiệm vụ và phân công cụ thể để từng thành viên, từng bộ phận nắm rõ công việc của mình mà thực hiện. Hằng tháng tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng họat động cho tháng sau. 3 Hiệu trưởng và các bộ phận, các đoàn thể có kế hoạch phối hợp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chung nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc hoặc các sai lệch khi thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân hay bộ phận để kịp thời điểu chỉnh bổ sung biện pháp giải quyết vấn đề. Công tác kiểm tra và xây dựng kế hoạch cải tiến: Trong quá trình thực hiện các bước đi của kế hoạch cần có bước theo dõi, bổ sung biện pháp phù hợp thực tế, phải tạo điều kiện để tính tập thể, tính dân chủ và nhất là tinh thần tập thể đoàn kết để vượt khó hoàn thành tốt kế hoạch. Công tác kiểm tra cũng chính là đòn bẩy thúc đẩy mọi người thi đua làm tốt nhiệm vụ được phân công. Qua đó các điển hình tiên tiến được phát hiện và nhân rộng trong toàn trường. So sánh, đối chiếu, bổ sung từng lúc của từng bộ phận theo nhiệm vụ được phân công để từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến phù hợp, mang lại hiệu quả cho từng hoạt động đồng thời phát huy vai trò của mỗi tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Thành lập tổ tư vấn trong nhà trường: (điểm mới của sáng kiến) Từ đầu năm học, mỗi trường đều phải thành lập tổ tư vấn để giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và điều hành quản lý toàn diện nhà trường. Tổ tư vấn bao gồm nhiều thành phần, trong đó Phó Hiệu trưởng luôn phải là thành viên chủ chốt trong mọi hoạt động của tổ tư vấn, những giáo viên có nhiều kinh nghiệm được mời tham gia vào tổ tư vấn. Kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn phải xây dựng chặt chẽ dựa trên kế hoạch hoạt động của trường: Tổ tư vấn cần thường tư vấn với Hiệu trưởng những vấn đề sát với chuyên môn như: + Ngay từ đầu năm học tổ tư vấn cần thống kê và nắm sát từng đối tượng giáo viên về trình độ, năng lực, sở trường để tham mưu với Hiệu trưởng. Từ đó, Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. + Tư vấn về kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn. + Đánh giá, nhận xét về đội ngũ giáo viên trong nhà trường thông qua việc tổ chức các tiết dạy. + Tư vấn các “Tiết dạy tốt” của tất cả giáo viên trong nhà trường. Phần này nên để giáo viên tự chọn một tiết dạy mà bản thân cảm thấy tâm đắc nhất. + Công tác bồi dưỡng đội ngũ và các biện pháp nâng cao tay nghề giáo viên như: thao giảng, hội giảng, chuyên đề, hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm. . . 4 + Các phong trào thi đua và các tiêu chí thi đua nhằm động viên, khích lệ sự nổ lực và phấn đấu của giáo viên. + Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục. + Ngoài nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng, tổ tư vấn còn tham gia hỗ trợ Hiệu trưởng bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn như sau: Đối với những giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong suốt năm học. Qua dự giờ, tổ tư vấn cần thể hiện sự chính kiến của mình qua tiết được dự, bằng cách đóng góp những ưu điểm và những tồn tại của tiết dạy. Điều quan trọng là sự phân tích tiết dạy một cách tỷ mỹ, cần cho họ thấy được những ưu điểm trong quá trình tham gia tiết dạy của giáo viên dù nhỏ. Đặc biệt, cần chú ý đến việc giáo viên mắc phải hạn chế gì? Nếu là hạn chế về thời gian, hội đồng tư vấn cần phân tích những việc thừa làm mất thời gian. Nếu là nội dung dạy chưa sâu, cần bổ sung thêm những kiến thức và làm rõ nội dung bài dạy. Qua tiết dạy đó, nhà trường sẽ chọn được những giáo viên có năng lực và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên nòng cốt. Đối với những giáo viên chậm tiến: Hội đồng tư vấn không đặt mục tiêu yêu cầu quá cao, mà cần khuyến khích và trân trọng sự tiến bộ (dù nhỏ) trong quá tình giảng dạy của những giáo viên này. Nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động trên, việc xây dựng một cơ chế chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất với việc tự học - tự bồi dưỡng của giáo viên sẽ góp phần rất lớn trong việc động viên giáo viên tích cực tham gia. Hiệu trưởng nên xây dựng các tiêu chí thi đua nhằm động viên, khích lệ sự nổ lực và phấn đấu của giáo viên. Trong xét thi đua, khen thưởng cần chú trọng đến các đội ngũ giáo viên đã có đóng góp và những giáo viên hăng hái tham gia vào các hoạt động chuyên môn. Trong quy hoạch cán bộ cần mạnh dạn đưa giáo viên trẻ vào công tác dự nguồn. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trên cơ sở những kết quả đạt được trong công tác quản lý chuyên môn ở bậc tiểu học trên địa bàn thành phố Bến Tre trong thời gian qua, tôi nhận thấy những giải pháp trong đề tài nầy có thể được trao đổi, đúc kết trong đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các trường tiểu học trong phạm vi tỉnh nhà. Có thể cải tiến những giải pháp của đề tài trong công tác quản lý trường học ở các cấp học khác trong ngành giáo dục. 5 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Các giải pháp của đề tài đã áp dụng trong thời gian qua đã đem lại những lợi ich như sau: Mỗi cán bộ, giáo viên đều có ý thức cao hơn vai trò, vị trí của mình trong nhà trường, từ đó củng cố vững chắc nhận thức và tự lực phấn đấu vươn lên về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt động trong nhà trường đã vào nề nếp, các bộ phận hoạt động đồng bộ, năng lực chuyên môn của giáo viên được phát huy từ đó đã nâng được chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, cụ thể như sau: Xếp loại tiết dạy (qua dự giờ) Kết quả giáo viên giỏi Năm học Tốt Khá Đạt yêu cầu Thành phố Tỉnh 2011-2012 134/155 (86.5%) 21/155 (13.5%) 0 63/99 (TL: 63.6%) bảo lưu năm học 2010-2011 11/12 GV (91.7%) bảo lưu 2012-2013 164/177 (92.7%) 13/177 (7.3%) 0 87/100 (TL: 87.8%) 23/23 (100%) Tay nghề giáo viên hằng năm được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng đạt Chuẩn quốc gia tại các trường trên địa bàn thành phố. Cụ thể: + Năm học 2011-2012: có 6/ 13 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 (tỉ lệ: 46.2%). + Năm học 2012-2013: có 7/ 13 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 (tỉ lệ: 53.8%) trong đó có 01 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (tỉ lệ: 7.7%). Trong năm học 2013-2014, tôi tin tưởng rằng kết quả giáo viên giỏi ở các trường học tiểu học ngày càng nhiều, góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay./. TP. Bến Tre, ngày 27 tháng 02 năm 2013 Nguyễn Thị Phương Lan Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre Phó Trưởng phòng 8,0đ . PHÁP Tên sáng kiến: Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nhằm thu hút và bồi dưỡng giáo viên tham gia thi tay nghề . Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục Mã số : …………………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “CHỈ ĐẠO HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NHẰM THU HÚT VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THAM GIA THI TAY NGHỀ” 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT. lực và phấn đấu của giáo viên. + Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục. + Ngoài nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng, tổ tư vấn còn tham gia hỗ trợ Hiệu trưởng bồi dưỡng

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan