tiểu luận Nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay

29 1.1K 1
tiểu luận Nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực tới các quốc gia. Sự tác động của toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Quá trình giao lưu, hội nhập về văn hóa là cơ hội để các nước học hỏi lẫn nhau. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và nền văn hóa riêng. Những giá trị riêng này hình thành nên cái gọi là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa chính là cơ sở để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp thu những nét tích cực của văn hoá các dân tộc trên thế giới để làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu văn hóa ấy đã xuất hiện những yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng tới bản sắc văn hoá dân tộc ta. Đó chính là sự thay đổi chuẩn mực, hành vi đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội…. Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió, thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới. Đó chính là vốn quý của chúng ta. Vì thế, để bảo vệ cái quý báu ấy cũng như để không đánh mất chính mình thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trở thành một yêu cầu cấp bách. Đảng ta đã nhận thức được điểu đó và đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế. Bởi đây không chỉ là điều kiện để phát triển lành mạnh con người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. 1 Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là lĩnh vực quan trọng để xây dựng nền tảng chính trị, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện nhiệm vụ của cách mạng. Vì thế, trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, công tác tư tưởng đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, việc tăng cường công tác tư tưởng đối với lĩnh vực này đã được Đảng rất quan tâm. Và trên thực tế, công tác tư tưởng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tích cực, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác tư tưởng vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong lĩnh vực này. Vì thế, nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đang trở thành vấn đề cấp thiết. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2. Tình hình nghiên cứu của tiểu luận: Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu nghiên cứu về công tác tư tưởng . Cuốn “Nguyên lí công tác tư tưởng” ( Lương Khắc Hiếu chủ biên, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) giới thiệu những vấn đề chung nhất của công tác tư tưởng. Cuốn sách là tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành công tác tư tưởng và những người làm công tác tuyên giáo. Tác giả Trần Trọng Tân trong tác phẩm “ Góp phần đổi mới công tác lí luận – tư tưởng” , NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, cũng đã nghiên cứu một số 2 vấn đề về công tác lí luận – bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng trong tình hình mới. Cũng nghiên cứu về những vấn đề chung nhất của công tác tư tưởng, cuốn “Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” của tác giả Trần Thị Anh Đào, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, đã góp phần nghiên cứu công tác tư tưởng trong điều kiện tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng như đưa ra một số giải pháp cơ bản tăng cường vai trò của công tác tư tưởng để phù hợp với tình hình mới. Đã có nhiều cuốn sách viết về công tác tư tưởng. Cũng đã có nhiều bài báo khoa học về lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều công trình chỉ nghiên cứu công tác tư tưởng ở những vấn đề chung nhất hoặc chỉ nghiên cứu một bộ phận, khía cạnh của công tác tư tưởng. Trong tiểu luận, người viết tiếp cận vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ta từ góc độ nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận: 3.1. Mục đích Làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn về vai trò, vị trí của công tác tư tưởng với vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; từ đó nghiên cứu thực trạng, đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lí luận của đề tài - Nghiên cứu thực trạng vai trò của công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng đối với vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3 4. Cơ sở khoa học của đề tài Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời kế thừa những nội dung hợp lí của các công trình khoa học đã từng nghiên cứu vấn đề . 5. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận chủ yếu là phương pháp logic và phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3 chương: Chương 1: Công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay. 4 Chương 1 CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Công tác tư tưởng và vai trò của công tác tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng 1.1.1. Công tác tư tưởng Trong lịch sử, tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và theo đó xuất hiện tư tưởng. Công tác tư tưởng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống xã hội. Theo nghĩa rộng, công tác tư tưởng được hiểu là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng. Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Theo nghĩa hẹp, công tác tư tưởng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, động viên, cổ vũ quần chúng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Vai trò công tác tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác tư tưởng có tầm quan trọng hàng đầu. Công tác tư tưởng đã trở thành một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như 5 những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Công tỏc tư tưởng là lĩnh vực quan trọng để xây dựng nền tảng chính trị của chế độ. Ở chế độ ta, nền tảng tư tưởng chính trị dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng. Công tác tư tưởng vì thế đóng vai trị quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân vào xã hội, và từ thực tiễn đó tổng kết, nâng lên thành lí luận. Vai trị của công tác tư tưởng đã được Đảng ta chỉ rõ: “ công tác tư tưởng, lí luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng…thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” ( Nghị quyết TW5, khó X ). 1.2. Bản sắc văn hoá dân tộc và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 1.2.1 Văn hoá Văn hoá là một phạm trù rộng lớn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin thì khái niệm văn hóa được định nghĩa như sau: “văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội” Còn theo Hồ Chí Minh thì văn hoá là “Vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. 6 Qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy, văn hoá được nhìn nhận trên những nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được lưu truyền, tích luỹ trong lịch sử mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại Thứ hai, hoạt động của con người, yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của văn hoá. Thứ ba, văn hoá là thước đo trình độ phát triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Từ những định nghĩa và nội dung xem xét trên ta có thể đưa ra định nghĩa văn hóa như sau : Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hoá thể hiên trình độ phát triển và những đặc tính riêng mỗi dân tộc. Văn hóa đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển. Văn hoá chính là yếu tố then chốt trong chính sách phát triển một quốc gia, là nguồn gốc bắt rễ của sự phát triển. Văn hoá là nền tảng để xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, đồng thời cũng là động lực của sự phát triển. Tổng giám đốc UNESCO, F. Mayo đã từng nói : “Từ nay trở đi, văn hoá cần coi mình như một nguồn cổ xuý trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”. 1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam 1.2.2.1 Bản sắc văn hoá dân tộc “Bản sắc” là một từ Hán -Việt, “bản” nguyên nghĩa là cái gốc, “sắc” nguyên nghĩa là màu sắc, sắc đẹp, “bản sắc” là màu gốc, sắc thái gốc, “bản sắc văn hoá” là sắc thái gốc của một nền văn hóa. Tương đồng với cách dùng identité (thẻ căn 7 cước) của tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ Châu Âu trong cấu trúc identité culturelle - thẻ căn cước văn hoá để chỉ cái riêng độc đáo của mỗi nền văn hoá, dấu ấn được ghi lại từ cội nguồn văn hoá dân tộc. Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là sắc thái gốc, là tấm chứng minh thư, thẻ căn cước - những đường nét, màu sắc riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hoá. Bản sắc dân tộc làm nên cái cốt lõi vững chắc giúp cho nền văn hoá vừa giàu cá tính vừa đủ bản lĩnh để không ngừng tích tụ, biến đổi, phát triển, sáng tạo thêm những giá trị mới, tìm kiếm những hình thức biểu hiện mới mà vẫn giữ được tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển. Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện văn hoá nhất thời mà nó được hình thành dần dần cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, chịu sự quy định của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện địa lí, phương thức sản xuất… Một dân tộc càng có chiều sâu cội nguồn, bề dày lịch sử và ý thức cao về bản thân mình càng có cơ hội bộc lộ cá tính riêng độc đáo của mình trong các sáng tạo văn hoá. Bản sắc dân tộc như mạch nguồn thẩm thấu vào mọi giá trị văn hoá, xuyên qua thời gian, làm nên mối liên hệ thiêng liêng, bền vững giữa các thế hệ, các giai đoạn phát triển của một nền văn hoá. 1.2.2.2 Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Dân tộc Việt Nam là dân tộc giàu bản sắc văn hoá. Bản sắc văn hoá của dân tộc ta là kết tinh trí tuệ của ông cha ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Nó bao gồm “các giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” ( nghị quyết TW 5, khó VIII). 8 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong tác phẩm “Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” còn cho rằng bản sắc văn hoá của dân tộc ta là “chủ nghĩa nhân bản được tích hợp từ những tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại, là nền văn hoá mở trong không gian, trong thời gian và biến đổi trong quá trình điều chỉnh xã hội, là nền văn hoá giàu sức chuyển hoá, giàu sự tương phản đăng đối, là nền văn hoá giàu tính nhân dân, tính cộng đồng” . Tất cả những yếu tố như trên đã hợp thành cái gọi là bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 1.2.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Bản sắc dân tộc chính là phẩm chất của một dân tộc trong tính riêng biệt, đặc trưng của dân tộc đó, là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Để làm được điều đó cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là quá trình bảo vệ, duy trì và phát triển các đặc trưng văn hoá của dân tộc và ngăn chặn mọi biểu hiện làm mai một những giá trị đặc trưng văn hoá ấy. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những nội dung cụ thể như: nghiên cứu, đánh giá những giá trị, những truyền thống văn hoá; tổ chức bảo vệ, bảo quản những giá trị văn hoá; duy trì những hoạt động để phổ biến, truyền bá, tổ chức những hoạt động giao lưu văn hoá; đấu tranh ngăn chặn những biêu hiện suy thoái những loại hình văn hóa nghệ thuật cũng như những luồng văn hoá tiêu cực… 1.3. Vai trò cuả công tác tư tưởng và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta giai đoạn hiện nay 1.3.1. Vai trò của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 9 Như đã nói ở trên, công tỏc tư tưởng là bộ phận quan trọng trong hoạt động của Đảng. Trên thực tế, công tác tư tưởng đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay thì càng phải nhắc đến vai trò của công tác tư tưởng. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhận định: “ Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm, gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam, đấu tranh chống sự xân nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lí sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lí, coi thường các giá trị nhân văn”. Để thực hiện được nhiệm vụ, đòi hỏi đó của Đảng, công tác tư tưởng đã tiến hành sâu rộng trong cả nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công tác tư tưởng đã góp phần phát triển lí luận mà cụ thể đó là những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá, về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời cũng chính công tác tư tưởng đã phổ biến những đường lối, chính sách đó vào nhân dân, vào đời sống xã hội, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong phong trào quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức quần chúng trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác tư tưởng đã thực sự đi sâu vào phong trào quần chúng, cổ vũ, động viên nhân dân ta thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta giai đoạn hiện nay Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình dựng nước 10 [...]... tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết 12 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay - Một là, công tác tư tưởng trong việc giữ. .. nâng cao nhận thức của nhân dân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từ đó hiệu quả tác động của công tác tư tưởng sẽ được nâng cao 2.2 Thành tựu, hạn chế của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân Công tác tư tưởng, trong những năm qua đó phát huy được vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. .. của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay còn được quan tâm chưa đúng mức Đề tài đã phân tích khái quát cơ sở lí luận, những thành tựu, hạn chế của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Từ đó đã nêu ra một số giải pháp cơ bản để phát huy hơn nữa vai trò của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản. .. vực văn hoá nghệ thuật; nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, khắc phục xu hướng thương mại hóa; chăm lo định hướng chính trị tư tưởng – văn hóa… 3.4 Nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của công tác tư tưởng cũng như vai trò công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Để phát huy vai trò của công tác tư tưởng thì việc nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của công. .. bộ công tác tư tưởng Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công tác tư tưởng nói chung và công tỏc tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng - Bốn là, trình độ dân trí cao đã có những tác động tích cực đến việc nâng cao vai trò của công tỏc tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng Trình độ dân trí cao là điều kiện nâng. .. diện với công tác tư tưởng đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 2.3 Những vấn đề đặt ra Để khắc phục những hạn chế, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng như tăng cường công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập... GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Qua việc nghiên cứu thực trạng trên ta có thể thấy công tác tư tưởng đóng vai trị quan trọng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò công tác tư tưởng chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: 3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác tư. .. động của các bảo tàng này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc - Công tác tư tưởng đã có những đóng góp trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số .Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét bản sắc riêng của mình hồ chung vào bản sắc dân tộc Việt Nam Việc gìn giữ bản sắc của mỗi dân tộc là vấn đề hết sức quan trọng Trong những năm qua, công tác. .. trò của nhân dân - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng để tạo điều kiện công tác tư tưởng phát huy hết vai trò của mình - Cần tạo ra môi trường dân chủ, lành mạnh, phát triển công tác xã hội hoá văn hoá để có thể phát huy một cách tối đa những nguồn lực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 22 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG VIỆC... định hướng cho văn hoá 13 - Ba là, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng là nhân tố quan trọng tác động đến việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Đảng ta ngay từ đầu đã coi trọng vai trò của công tác tư tưởng, và trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã có sự lãnh đạo đúng đắn, khoa học đối với công tác tư tưởng Đảng ta đã đưa ra nhiều . trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay. 4 Chương 1 CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Công tác tư. của công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng đối với vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3 4 HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay -

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan