ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGHE NÓI TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ KHIẾM THÍNH

24 948 1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGHE NÓI TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ KHIẾM THÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN XUÂN HÙNG §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ CñA LIÖU PH¸P NGHE NãI TRONG Sù H×NH THµNH Vµ PH¸T TRIÓN NG¤N NG÷ ë TRÎ KHIÕM THÝNH ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH HÀ NỘI – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN XUÂN HÙNG §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ CñA LIÖU PH¸P NGHE NãI TRONG Sù H×NH THµNH Vµ PH¸T TRIÓN NG¤N NG÷ ë TRÎ KHIÕM THÝNH Chuyên ngành: Thính học Mã số: ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯƠNG THỊ MINH HƯƠNG HÀ NỘI – 2012 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***=*** PHẦN I BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGHE NÓI TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ KHIẾM THÍNH” Họ và tên thí sinh: NGUYỄN XUÂN HÙNG Cơ quan công tác : Khoa Tai Mũi Họng ,Bệnh viện TW Huế Chuyên ngành dự tuyển: THÍNH HỌC Mã số: I.Lí do chọn đề tài lĩnh vực nghiên cứu Thính học với nội dung và phạm vi hoạt động ngày càng rộng rãi đã không còn là một phân ngành riêng mà đã trở nên cần thiết không chỉ trong chuyên ngành Tai Mũi Họng mà trong nhiều chuyên ngành Y học khác, hơn nữa nó mang tính xã hội rộng rãi như vấn đề:Điếc câm của trẻ em,Điếc nghề nghiệp,Nghe kém với sự phát triển ngôn ngữ,học tập… Điếc trẻ em có tầm quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt vì không chỉ khu trú trong lĩnh vực sức nghe mà còn gây nên những biến đổi, những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và những rối loạn về nhân cách của trẻ. Nếu trẻ bị điếc nặng, nhất là trẻ bé do không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh, nên trẻ sẽ không biết nói và được gọi là điếc câm. Trẻ bị điếc câm nếu không được chăm sóc, giáo huấn đặc biệt sẽ bị tách rời khỏi đời sống xã hội. Liệu pháp nghe nói (auditory verbal therapy, AVT) khuyến khích chuẩn đoán sớm độ điếc của trẻ mới sinh,trẻ ấu nhi, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, lập tức kiểm soát thính lực và tri liệu nghe nói. Các nghiên cứu khả năng của các trẻ sử dụng thiết bị trợ thính đều cho thấy độ tuổi mà trẻ bắt đầu đeo thiết bị trợ thính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp bằng lời. II.Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng kí đi học nghiên cứu sinh Về phương pháp trị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính đã được áp dụng tại Khoa Thính học và Phòng Trị liệu giọng nói-ngôn ngữ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW.Nhưng để đánh giá đúng hiệu quả,giá trị thật sự về lợi ích có được của phương pháp luyện nghe-nói đối với trẻ điếc trước ngôn ngữ cũng chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng.Như vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp nghe nói đối với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính có đeo máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai. 2. Xây dựng bảng từ thử ngôn ngữ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với bản thân tôi công tác trong ngành TMH trên 10 năm, bệnh lí điếc câm trẻ em không phải xa lạ, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương pháp điều trị tiên tiến, đặc biệt là cấy điện cực ốc tai phát triển, đưa người điếc đến với thế giới âm thanh, thì vấn đề đặt ra cấp bách là trị liệu Nghe-Nói cần thiết cho trẻ điếc trước ngôn ngữ. III.Lí do chọn lựa cơ sở đào tạo Trường đại học Y Hà nội, bộ môn TMH và Viện TMH Trung ương là nơi tôi may mắn được học ở đây trong quá trình học thạc sĩ chuyên ngành TMH. Nơi có đội ngũ các giáo sư tiến sĩ giàu kinh trong giảng dạy cũng như trong lâm sàng.Trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài đầy đủ. Trường đại học Y Hà Nội là một cơ sở đào tạo với chất lượng và uy tín đã được công nhận không những ở trong nước mà còn ở trên thế giới.Chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao với hiệu quả đào tạo tốt, đạt được sự tín nhiệm trên cả nước. Chính vì vậy tôi thấy đây là cơ sở lí tưởng được chọn để làm nghiên cứu sinh IV.Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn 1. Đối tượng nghiên cứu:Trẻ khiếm thính với những tiêu chuẩn chọn lựa sau - Trẻ điếc nặng - sâu (trên 70db) có chỉ định đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai và đã được đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai. - Trẻ hoàn toàn bình thường về phát triển tâm lí,tinh thần. - Tuổi từ 1-3 - Điếc trước ngôn ngữ - Không có bệnh lí nội khoa khác và gia đình tự nguyện tham gia nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu ,mô tả,có can thiệp lâm sàng Dự định đề tài luận án sẽ hoàn thành và bảo vệ vào cuối năm 2015. Ngoài ra tôi sẽ tham gia viết các bài báo nghiên cứu khoa học về đề tài nghiên cứu trên tạp chí của ngành. V.Kinh nghiệm Bản thân tôi sau khi tốt nghiệp Bác sỹ y khoa năm 1996, tôi đã làm việc chính thức tại Khoa TMH Bệnh viện Trung Ương Huế được 14 năm. Tôi đã có thời gian 3 năm học chương trình thạc sĩ chuyên ngành TMH tại trường đại học Y Hà Nội.Một năm học chuyên ngành TMH tại bệnh viện Claude-Huriez tại cộng hòa Pháp. Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề trên để mong muốn đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô và đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm, tôi hy vọng sẽ học hỏi được nhiều kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, giúp cho việc triển khai việc trị liệu Nghe-Nói cho trẻ khiếm thính có hiệu quả hơn. VI. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp Tôi xin hứa sẽ cố gắng hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, đạt được tính thời sự, tính thực tiễn, tính khả thi để được giới khoa học đánh giá cao, không những vì danh dự cá nhân tôi mà còn góp phần nâng cao uy tín và chất lượng của Trường Đại Học Y Hà Nội Công việc của tôi sau khi bảo vệ thành công luận án là tiếp tục nghiên cứu và làm việc trong ngành Thính học tại Khoa TMH- Bệnh viện Trung ương Huế. Tiếp tục tham gia đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng ngành Thính học tại Bệnh viện Trung ương Huế. 7. Đề xuất người hướng dẫn Tôi sẽ tuân thủ sự phân công thầy hướng dẫn của Hội đồng tuyển sinh và của Bộ mônTai Mũi Họng. PHẦN II Đề cương nghiên cứu sinh TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGHE NÓI TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ KHIẾM THÍNH” MỤC LỤC 9 I. Đặt vấn đề Điếc trẻ em có tầm quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt vì không chỉ khu trú trong lĩnh vực sức nghe mà còn gây nên những biến đổi, những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và những rối loạn về nhân cách của trẻ. Nếu trẻ bị điếc nặng, nhất là trẻ bé do không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh, nên trẻ sẽ không biết nói và được gọi là điếc câm. Trẻ bị điếc câm nếu không dược chăm sóc, giáo huấn đặc biệt sẽ bị tách rời khỏi đời sống xã hội. Trẻ bị điếc trước ngôn ngữ với lứa tuổi từ 1-3, với sức nghe giảm từ 70- 90db cần thiết phục hồi chức năng nghe bằng cách sử dụng máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai.Tuy nhiên cấy điện cực ốc tai hay đeo máy trợ thính không đem đến cho giác quan độ chính xác như là mắt kiếng và phương pháp trị liệu nghe nói là cần thiết để nghe rõ ràng qua kênh không hoàn hảo. Liệu pháp nghe nói (auditory verbal therapy, AVT) khuyến khích chuẩn đoán sớm độ điếc của trẻ mới sinh,trẻ ấu nhi, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, lập tức kiểm soát thính lực và tri liệu nghe nói. Các nghiên cứu khả năng của các trẻ sử dụng thiết bị trợ thính đều cho thấy độ tuổi mà trẻ bắt đầu đeo thiết bị trợ thính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp bằng lời. Có (giai đoạn nhạy cảm) cho sự phát triển của não dưới sự tác động của âm thanh, sau đó não không dễ tiếp nhận âm thanh. Liệu pháp nghe nói hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh giúp trẻ sử dụng nghe như là một phương thức chính để phát triển ngôn ngữ nói mà không dùng ngôn ngữ dấu hiệu hoặc chú trọng việc đọc môi. Trị liệu nghe nói có những lợi ích hơn so với việc dùng ngôn ngữ kí hiệu. Nó cho phép cha mẹ dạy con mình ngôn ngữ của mình hơn là phải học một ngôn ngữ khác(dấu hiệu) để giao tiếp với con mình, cho phép trẻ hoà 10 đồng hơn với trẻ khác và xã hội, giúp trẻ thành công hơn trong việc đọc và viết. Trên thế giới: Liệu pháp trị liệu Nghe-Nói ứng dụng điều trị cho trẻ khiếm thính từ năm 1940.Nhiều công trình nghiên cứu về AVT(auditory- verbal-therapy) đã cho thấy sự luyện tập đem lại kết quả về khả năng nghe nói ở trẻ khiếm thính gần được so với trẻ có sức nghe bình thường Tại Việt Nam: Liệu pháp trị liệu Nghe-Nói áp dụng cho trẻ khiếm thính đã tăng cường khả năng nghe nói của trẻ, giúp trẻ nghe được âm thanh, phân biệt được âm,vốn từ của trẻ ngày càng tăng dần.Trẻ được luyện nghe và luyện nói từ sớm có cơ hội phát triển kỹ năng xã hội cũng như tự tin diễn đạt điều mình muốn Liệu pháp nghe nói đã có hiệu quả trong việc luyện nghe và nói cho trẻ khiếm thính, nhưng để đánh giá đúng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có đeo máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai trước và sau khi trị liệu nghe nói cũng chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng. Như vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp nghe nói đối với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính có đeo máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai. 2. Xây dựng bảng từ thử ngôn ngữ cho trẻ em dưới 6 tuổi. [...]... mời tham gia nghe lời nói của trẻ và phân tích các thông số về ngôn ngữ và ngữ âm đã cho + Phân tích âm học: Các chất liệu ghi âm của trẻ được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng, đánh giá các đơn vị đoạn tính (phụ âm và nguyên âm) và siêu đoạn tính (thanh điệu, ngữ điệu, tiết điệu) - So sánh số liệu trước và sau trị liệu để đánh giá sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính sau khi... thị giác và xúc giác tiếp quản, và điều này ngày càng không thể đảo ngược trong suốt thời gian điếc( Lee et al.,2001) -Việc đọc môi không giúp trẻ phát triển sức nghe và kiểm soát lời nói của mình (Estabrooks,2006) Hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh trở thành nhân tố thuận lợi cho việc phát triển khả năng nghe và nói của trẻ qua việc chủ động tham gia một cách thích hợp vào việc trị liệu Nghe- Nói cá... diễn đạt ngữ nghĩa, tiết điệu… - Đánh giá vốn từ vựng - Ghi âm lời nói của trẻ để phân tích cấu trúc ngữ âm của lời nói c Tiến hành trị liệu nghe nói (auditory-verbal therapy) d Đánh giá lại chức năng ngôn ngữ sau trị liệu - Ghi âm lời nói của trẻ sử dụng bảng từ thử đã xây dựng được Chất liệu ghi âm để dùng phân tích cảm thụ và âm học của lời nói + Phân tích cảm thụ: 20 chuyên gia về ngôn ngữ được... trị liệu Nghe- Nói cá nhân trẻ Hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh tạo môi trường hỗ trợ nghe được ngôn ngữ nói qua những hoạt động hằng ngày của trẻ Hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh giúp trẻ học lắng nghe và học nói trong mọi hoạt động của trẻ -Phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ -Trẻ học nói tốt nhất từ các tình huống thực tế, mà trẻ đã trải nghiệm hàng ngày... nhận thức và giao tiếp + Mục tiêu trị liệu dựa trên mẫu phát triển phù hợp với mức kỹ năng hiện tại của trẻ so với mẫu phát triển của trẻ cùng tuổi (Estabrooks, 2006) - Hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh giúp trẻ tự giám sát ngôn ngữ nói thông qua nghe + Việc khuyến khích trẻ tự giám sát sự cố gắng giao tiếp của mình và so sánh nó với mẫu giao tiếp của ba mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. .. nghe được Việc này chuẩn bị cho trẻ phát triển độc lập khả năng giao tiếp bằng lời (Estabrooks, 2006).- Quản lý các đánh giá chính thức và không chính thức để cá nhân hóa các kế hoạch trị liệu NgheNói để kiểm soát quá trình và đánh giá hiệu quả của các kế hoạch đối với trẻ và gia đình + Các dữ liệu của đánh giá không chính thức được quan sát và thu thập mỗi tuần, và được dùng để xác định mục tiêu của. .. 21 + Một đánh giá chính thức sẽ được thực hiện mỗi 6 đến 12 tháng để đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong trị liệu - Đẩy mạnh giáo dục tại trường bình thường cho trẻ khiếm thính và phát triển các dịch vụ thích hợp cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ + Cho phép cả nhà trị liệu lẫn nhà thính học cùng với giáo viên đưa ra lời khuyên về các thiết bị + Học ở trường hòa nhập từ sớm cho trẻ cơ hội phát triển kỹ... kiểm soát thính lực và trị liệu Nghe Nói Nên đánh giá lập tức và sử dụng một cách thích hợp thiết bị nghe tiên tiến để nhận được tối đa các kích thích thính giác Hướng dẫn và huấn luyện phụ huynh giúp trẻ sử dụng nghe như là một phương thức chính để phát triển ngôn ngữ nói mà không dùng ngôn ngữ dấu hiệu hoặc chú trọng việc đọc môi -Có chứng cứ cho rằng việc mất thính lực là do một phần của não phụ... với trẻ 20 • Nhiều phụ huynh sử dụng trị liệu Nghe- Nói bởi vì nó chú trọng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chú ý nghe và giao tiếp bằng lời nói thong qua mọi hoạt động của trẻ • Nhớ rằng trẻ khiếm thính phải học nghe và nói qua một kênh không hoàn hảo mặc dù có được thiết bị tiên tiến nhất • Làm nổi bật và trình bày lại những kinh nghiệm nghe là điều cần thiết cho trẻ khi trẻ phải nghe và. .. 4.2 Kết quả can thiệp - Tỷ lệ trẻ có ngôn ngữ nói sau AVT - Mối tương quan giữa tuổi đời, tuổi nghe, mức độ nghe kém, ngưỡng nghe có trợ tính, tình trạng gia đình…với mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ - Kết quả phân tích cảm thụ lời nói sau can thiệp AVT - Kết quả phân tích cấu âm - Kết quả phân tích thanh điệu lời nói sau can thiệp AVT - Tổng số từ vựng - Khả năng đặt câu và sử dụng ngữ pháp - Khả . I BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGHE NÓI TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ KHIẾM THÍNH” Họ và tên thí sinh: NGUYỄN XUÂN HÙNG Cơ quan công. muốn Liệu pháp nghe nói đã có hiệu quả trong việc luyện nghe và nói cho trẻ khiếm thính, nhưng để đánh giá đúng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có đeo máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai trước và sau. giá hiệu quả của liệu pháp nghe nói đối với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính có đeo máy trợ thính hay cấy điện cực ốc tai. 2. Xây dựng bảng từ thử ngôn ngữ cho trẻ em dưới

Ngày đăng: 21/04/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan