phuong phap xay dung chuong trtinh phat thanh mang non

5 688 2
phuong phap xay dung chuong trtinh phat thanh mang non

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON I/ KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON 1. Nhạc hiệu: 2. PTV: 3. Nội dung: Tin PTV1: - Tin 1 Nhạc cắt PTV2: - Tin 2 sắp xếp các tin 1, 2, 3, 4 theo thứ tự quan trọng… Nhạc cắt PTV1: - Tin 3 Nhạc cắt PTV4: - Tin 4 … Nhạc cắt Bài 4. Chào kết. 5. Văn nghệ kết thúc chương trình III/ CÁCH VIẾT TIN, BÀI: 1. Tin: a. Định nghĩa: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tin, nhưng chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa dễ hiểu nhất: Tin là sự thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút” của sự kiện. b. Các yếu tố tạo nên tin: Tin phải đáp ứng được: 5 W: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (vì sao) c. Các thể loại tin: Tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật, tin công báo… - Tin vắn: là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng nhất về sự kiện thời sự. Tin vắn có những đặc điểm chính sau đây: + Mục đích của tin vắn là chuyển tải những thông điệp ngắn gọn, cô đọng về một số chi tiết, bình diện quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của sự kiện thời sự. Nếu xem xét các tin trên dưới dạng thỏa mãn các câu hỏi biểu thị nhu cầu thông tin của công chúng có thể thấy tin trả lời các câu hỏi về thời gian, địa điểm, tên sự kiện, nguyên nhân. Như vậy, do mục đích thông tin mà nội dung của tin vắn chỉ tập trung vào những thông điệp khắc họa quy mô, hình thức của sự kiện và một vài chi tiết biểu thị tính chất hay ý nghĩa của sự kiện. + Kết cấu của tin vắn đơn giản, thường chỉ gồm một vài câu văn. Một tin vắn có thể là một đoạn hoặc hai đoạn có sự liên kết lỏng lẻo.Trong nhiều trường 1 hợp do yêu cầu sử dụng, người ta dễ dàng cắt bỏ đoạn sau của tin vắn (nếu có) mà không ảnh hưởng gì về hình thức của nó. + Tin vắn thường được sử dụng trong những trường hợp: Thông báo về những chi tiết, tính chất, bước vận động mới phát hiện, mới xảy ra của sự kiện quan trọng đang diễn ra, vẫn được đưa tin hàng ngày. - Tin ngắn: Tin ngắn là một thể tin có thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự. - Tin sâu: Là một thể tin có dung lượng nhiều hơn so với tin vắn và tin ngắn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự. Nói cách khác, tin sâu không chỉ phản ánh diện mạo của sự kiện mà nó còn khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất, đặc điểm, nhận định về xu thế vận động, ý nghĩa và hậu quả của sự kiện đối với xã hội. Tin sâu có những đặc điểm cơ bản: + Với mục đích thông tin là giúp cho người đọc biết và hiểu sự kiện, nội dung của tin sâu phản ánh các bình diện, các quan hệ của sự kiện một cách phong phú, phát hiện, lý giải những tầng sâu nội dung, các mặt khuất của sự kiện, phán đoán những khả năng, khuynh hướng vận động của sự kiện. + Nếu xem xét nội dung tin sâu từ những câu hỏi thể hiện nhu cầu thông tin có thể thấy tin sâu giải đáp hầu hết các câu hỏi đặt ra như: ai, ở đâu, khi nào, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào, tác động đến cái gì, kết quả, hậu quả ra sao, sẽ đi tới đâu. - Tin tường thuật: Là dạng tin thuật lại sự kiện thời sự quan trọng, song nó tập trung chú ý khai thác logic vận động của mỗi sự kiện. Mỗi chi tiết trong tin tường thuật là một biểu hiện cụ thể hay một phán đoán, nhận định về đặc điểm, ý nghĩa của một giai đoạn vận động của sự kiện. Quan hệ giữa các chi tiết trong tin tường thuật bị chi phối bởi trật tự xảy ra và vận hành trong thực tế của các sự kiện. + Yêu cầu: Đảm bảo đúng trật tự thời gian. Các chi tiết của sự kiện xuất hiện theo thứ tự khách quan (Phóng viên có thể lược bỏ một số chi tiết). + Phương pháp thể hiện chung của tin tường thuật là kể, kết hợp với mô tả. 2. Phần bài trong chương trình phát thanh măng non a. Các thể loại thường gặp: - Phóng sự - Gương người tốt việc tốt - Ký sự - Ghi nhận b. Kết cấu: - Tít (tiêu đề, tên) - Mở - Thân - Kết Lưu ý: + Đối tượng hướng tới? + Chủ đề cần tuyên truyền trong tháng? + Nguồn tin: Từ các phong trào, hoạt động của trường, liên đội… + Nguồn cung cấp thông tin: Phóng viên, cộng tác viên 2 IV/ PHỎNG VẤN: - Các dạng phỏng vấn: + Phỏng vấn để lấy nguồn thông tin viết tin, bài + Phỏng vấn để phát trên sóng của Đài Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành phỏng vấn: - Chuẩn bị về tư tưởng: Cần hỏi cái gì, để làm gì? - Hiểu biết về đề tài cần phỏng vấn. - Khi đặt câu hỏi phóng viên cần: + Thể hiện sự am hiểu tường tận đề tài cần bàn tới + Thể hiện được sự hiểu biết về bối cảnh sẽ xảy ra với cuộc phỏng vấn + Câu hỏi phải tính toán sao cho người trả lời không lẩn tránh được + Câu hỏi phải lôi kéo người trả lời ngay vào các vấn đề chính + Câu hỏi cuối cùng có tác dụng tổng kết cuộc phỏng vấn + Câu hỏi phải phù hợp với mức độ hiểu biết của người trả lời - Các dạng câu hỏi + Câu hỏi mở và câu hỏi đóng: + Câu hỏi chính và câu hỏi bổ sung (chính – phụ): Câu hỏi chính: Là câu hỏi từ trước đã đặt ra Câu hỏi phụ: Là câu hỏi mới phát sinh khi câu hỏi chính không phát huy tác dụng hoặc có những sự kiện, vấn đề mới nảy sinh… + Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp: Nhiều câu hỏi thẳng không phát huy tác dụng, phải có các câu hỏi vòng. + Câu hỏi chung và câu hỏi riêng: + Câu hỏi điều chỉnh: Là câu hỏi đưa người được phỏng vấn đi đúng hướng. + Câu hỏi kiểm tra: Kiểm tra mức độ chính xác của câu trả lời + Câu hỏi “nhắc vở”: dùng để gợi ý cho người trả lời - Văn phong của câu hỏi: + Phải hết sức rõ ràng, phải là câu hỏi + Câu hỏi chỉ nên chứa đựng 1 ý + Câu hỏi phải có sự gợi mở CÁC BƯỚC THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ PHÓNG VIÊN NHỎ VÀ ĐỘI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON I/ CLB PHÓNG VIÊN NHỎ 1. Công tác chuẩn bị tiến hành ra mắt CLB: - Xác định loại hình CLB: CLB Phóng viên nhỏ - Báo cáo, đề đạt thống nhất chủ trương với cấp ủy, BGH Nhà trường, Hội đồng Đội - Lập kế hoạch chi tiết, từ đó xác định mục đích, yêu cầu cho đến nội dung, phương thức hoạt động, công tác vận động thu nạp hội viên, cơ sở vật chất, kinh phí, địa điểm… 2. Tổ chức bộ máy: 3 - Ban chủ nhiệm: điều hành toàn bộ công việc của Câu lạc bộ + Chủ nhiệm + Phó chủ nhiệm phụ trách nội dung + Phó chủ nhiệm phụ trách cơ sở vật chất, kinh phí + Các thành viên CLB: là những bạn đội viên, thiếu niên có năng khiếu về báo chí, thích tham gia hoạt động báo chí… 3. Cơ sở vật chất của CLB: + Địa điểm để sinh hoạt + Cơ sở vật chất để phục vụ cho các nội dung sinh hoạt của CLB có thể thuê, mượn, tận dụng những điều kiện hiện có của Liên đội, mua sắm thêm hay huy động từ các thành viên CLB + Kinh phí huy động từ nguồn khác nhau: Các thành viên CLB tự nguyện đóng góp, sự hỗ trợ của BGH nhà trường, các hoạt động gây quỹ của CLB (viết tin, bài cộng tác với báo chí…) 4. Phương pháp tiến hành một buổi sinh hoạt CLB: - Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt. - Thông báo cho các thành viên CLB - Lập kế hoạch cụ thể, phân công công việc - Thông thường: trao đổi về cách viết báo, tham khảo các bài viết giữa các thành viên… * Lưu ý: Để thành lập CLB: - Xin chủ trương của BGH - Xây dựng kế hoạch hoạt động (tổng thể) của CLB: + Mục đích, yêu cầu + Nội dung hoạt động: Tên gọi, nội dung hoạt động + Thời gian, địa điểm sinh hoạt + Đối tượng, số lượng tham gia + Ban chủ nhiệm CLB + Quy định chung: Đồng phục, biểu trưng; trách nhiệm và quyền lợi của thành viên; trách nhiệm và quyền hạn của Ban chủ nhiệm + Kinh phí hoạt động + Nội quy hoạt động + Công tác tổ chức thực hiện - Xây dựng Nội quy hoạt động - Đơn xin tham gia CLB * Sau khi đã hoàn tất các thủ tục nêu trên: - Ra quyết định thành lập CLB - Ra mắt CLB (BGH, Liên đội…) II/ ĐỘI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON 1. Xác định mục đích, yêu cầu của việc thành lập Đội tuyên truyền măng non. 4 - Mục đích: + Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của dân tộc. + Nâng cao kiến thức, hiểu biết của các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng về các lĩnh vực của xã hội. + Rèn luyện kỹ năng truyền thông, kỹ năng làm việc nhóm. + Phát huy tài năng của các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng. + Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, “học mà chơi, chơi mà học” cho các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng. - Yêu cầu: + Thường xuyên, định kỳ tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của tháng, của năm học. + Hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, mang lại hiệu quả giáo dục, tránh hình thức. + Thu hút đông đảo đội viên, thiếu niên, nhi đồng tham gia và phụ huynh đồng thuận, hưởng ứng. 2. Xác định nội dung, cơ chế hoạt động: - - 3. Xác định đối tượng (thành viên) tham gia: - Những em có khả năng nói trước công chúng, có kiến thức, hiểu biết về nhiều đề tài, lĩnh vực. - Có một số năng khiếu nhất định: hát, múa, kể chuyện… - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. - Thuộc nhiều Chi đội khác nhau. * CÁCH THỨC THÀNH LẬP: - Xin chủ trương của BGH nhà trường - Xây dựng kế hoạch hoạt động (tổng thể) của Đội tuyên truyền măng non. - Ra quyết định thành lập Đội TTMN. - Ra mắt Đội TTMN. - Tiến hành hoạt động. 4. Hoạt động: Xây dựng kế hoạch cụ thể 5 . PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON I/ KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON 1. Nhạc hiệu: 2. PTV: 3. Nội dung: Tin PTV1: - Tin 1 Nhạc cắt PTV2: - Tin 2 sắp. đủ, trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự. - Tin sâu: Là một thể tin có dung lượng nhiều hơn so với tin vắn và tin ngắn, phản ánh. người đọc biết và hiểu sự kiện, nội dung của tin sâu phản ánh các bình diện, các quan hệ của sự kiện một cách phong phú, phát hiện, lý giải những tầng sâu nội dung, các mặt khuất của sự kiện, phán đoán

Ngày đăng: 21/04/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan