Ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam

162 1.3K 1
Ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam, tiếng Sán Dìu (SD) mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu ở cấp độ ngữ âm dựa vào tư liệu của một vùng địa phương nào đó chứ chưa mang tính tổng thể, khái quát. Vì vậy, luận án là công trình đầu tiên mô tả về ngữ âm tiếng SD đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng địa phương và cho thấy một bức tranh chung về ngữ âm của ngôn ngữ này. Trên cơ sở ngữ âm chúng ta còn có thể tiếp tục nghiên cứu tiếng SD ở các bình diện khác như từ vựng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa… Nghiên cứu ngữ âm tiếng SD cũng cho chúng ta thấy được vị trí của nó trong gia đình các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và đó cũng là cầu nối để tìm hiểu về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc họ Hán Tạng có mặt ở VN hay các nước trong khu vực. Ngoài ra, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD còn là cơ sở cho việc biên soạn các sách công cụ, sách dạy tiếng cũng như việc đặt chữ viết để ghi lại tiếng nói cũng như vốn văn hóa dân gian của tộc người này. Với những lý do như trên, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD là thiết thực góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ ngôn ngữ, văn hóa của người SD nói riêng và dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM THOA NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam Mã số : 62 22 01 25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi Hà Nội 2011 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Thoa 2 MỤC LỤC 3 MỤC LỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 0.1: Dân số người Sán Dìu tại các tỉnh, thành trong cả nước 11 Bảng 1.1: Thành phần cấu tạo âm tiết 27 Bảng 1.2: Tổng hợp về vị trí cấu âm 28 Bảng 1.3: Tổng hợp về phương thức cấu âm 30 Bảng 2.1: Khả năng kết hợp giữa âm chính âm cuối 64 Bảng 2.2 : Khác biệt về âm đầu 67 Bảng 2.3 : Khác biệt về âm chính 70 Bảng 2.4: Sự phân bố thanh điệu của tiếng SD 83 Bảng 2.5: Hệ thống phụ âm tiếng SD 84 Bảng 3.1: Hệ thống ghi âm thanh điệu tiếng SD 95 Bảng 3.2: Hệ thống ghi âm âm đầu tiếng SD 99 Bảng 3.3: Hệ thống ghi âm nguyên âm tiếng SD 102 Bảng 3.4: Hệ thống ghi âm âm cuối tiếng SD 103 Bảng 3.5: Tổng hợp hệ thống chữ viết ghi âm tiếng SD 108 Bảng 4.1: Tương ứng phụ âm đầu 111 Bảng 4.2 : Tương ứng âm chính và phần vần 113 Bảng 4.3 : Tương ứng âm đầu và phần vần 114 Bảng 4.4 : Tương ứng thanh điệu 116 Bảng 4.5: Tương ứng hoàn toàn 117 Bảng 4.6: So sánh từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng SD và tiếng Hán 119 Bảng 4.7: So sánh số đếm cơ bản trong tiếng SD và tiếng Hán hiện đại 120 Bảng 4.8: So sánh số đếm 123 Bảng 4.9: So sánh các từ chỉ bộ phận cơ thể người (Bảng 4.9) 124 Bảng 4.10: So sánh các từ chỉ hoạt động cơ bản của con người (Bảng 4.10) 125 4 Bảng 4.11: So sánh các từ chỉ hiện tượng, sự vật khách quan (Bảng 4.11) 126 Bảng 4.12: So sánh một số tính từ cơ bản (Bảng 4.12) 127 Bảng 4.13: So sánh các từ chỉ sự vật, hiện tượng (Bảng 4.13) 129 Bảng 4.14: So sánh về các từ chỉ động vật (Bảng 4.14) 130 Bảng 4.15: So sánh các từ chỉ thực vật, đồ ăn (Bảng 4.15) 131 Bảng 4.16: So sánh các từ thân tộc (Bảng 4.16) 132 Bảng 4.17: So sánh các từ chỉ thời gian (Bảng 4.17) 133 Bảng 4.18: So sánh các từ chỉ màu sắc (Bảng 4.18) 133 Bảng 4.19: So sánh một số từ khác (Bảng 4.19) 133 Bảng 4.20: Quy ước phiên âm phương ngữ Khách Gia 135 Bảng 4.21: Tương ứng hoàn toàn giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 136 Bảng 4.22: Tương ứng âm đầu giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 138 Bảng 4.23: Tương ứng phần vần giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 144 Bảng 4.24: Tương ứng âm chính giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 145 Bảng 4.25: Tương ứng âm chính và phần vần giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 147 Bảng 4.26: Tương ứng âm tiết giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 148 5 MỤC LỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Không gian nguyên âm 39 Sơ đồ 1.2: Nguyên âm chuẩn 39 Sơ đồ 1.3: Nguyên âm chuẩn hạng thứ 39 Sơ đồ 2.1: Thanh 1 74 Sơ đồ 2.2: Thanh 2 75 Sơ đồ 2.3: Thanh 3 76 Sơ đồ 2.4: Thanh 4 77 Sơ đồ 2.5: Thanh 5 78 Sơ đồ 2.6: Thanh 6 79 Sơ đồ 2.7: Thanh 7 80 Sơ đồ 2.8: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương pháp quan sát 82 Sơ đồ 2.9: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương phân tích ngữ âm 82 Sơ đồ 2.10: Nguyên âm tiếng SD 84 6 MỤC LỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Hình minh họa formant 43 Hình 1.2: Ngữ liệu trên màn hình Praat 2000 46 Hình 1.3: Diễn tiến của tần số cơ bản Fo 47 Hình 2.1: Mô tả thanh 1 75 Hình 2.2: Mô tả thanh 2 76 Hình 2.3: Mô tả thanh 3 77 Hình 2.4: Mô tả thanh 4 78 Hình 2.5: Mô tả thanh 5 79 Hình 2.6: Mô tả thanh 6 80 Hình 2.7: Mô tả thanh 7 81 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, tiếng Sán Dìu (SD) mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu ở cấp độ ngữ âm dựa vào tư liệu của một vùng địa phương nào đó chứ chưa mang tính tổng thể, khái quát. Vì vậy, luận án là công trình đầu tiên mô tả về ngữ âm tiếng SD đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng địa phương và cho thấy một bức tranh chung về ngữ âm của ngôn ngữ này. Trên cơ sở ngữ âm chúng ta còn có thể tiếp tục nghiên cứu tiếng SD ở các bình diện khác như từ vựng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa… 7 Nghiên cứu ngữ âm tiếng SD cũng cho chúng ta thấy được vị trí của nó trong gia đình các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và đó cũng là cầu nối để tìm hiểu về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc họ Hán Tạng có mặt ở VN hay các nước trong khu vực. Ngoài ra, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD còn là cơ sở cho việc biên soạn các sách công cụ, sách dạy tiếng cũng như việc đặt chữ viết để ghi lại tiếng nói cũng như vốn văn hóa dân gian của tộc người này. Với những lý do như trên, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD là thiết thực góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ ngôn ngữ, văn hóa của người SD nói riêng và dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. 0.2. Lịch sử nghiên cứu Từ trước đến nay đã có một số tài liệu viết về dân tộc SD nhưng đều viết dưới góc độ Dân tộc học. Có thể kể đến một số tài liệu điển hình như sau: - Ma Khánh Bằng. Người Sán Dìu ở Việt Nam. NXBKHXH.HN.1993. - Nguyễn Khắc Tụng. Mấy ghi chép về người Sán Dìu. TC Dân tộc học số 37 năm 1959. - Ma Khánh Bằng. Nương, đồi, soi , bãi của người Sán Dìu. TC Dân tộc học số 03 năm 1972 - Ma Khánh Bằng. Vài nét về dân tộc Sán Dìu. Thông báo Dân tộc học số đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc, tháng 3 năm 1973 Tất cả các tài liệu này chủ yếu đề cập tới các khía cạnh như xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của người SD. Tuy nhiên, trong cuốn “Người Sán Dìu ở Việt Nam” Ma Khánh Bằng đã giới thiệu một bảng từ vựng bao gồm 23 từ tiếng Sán Dìu so sánh với tiếng Dao, tiếng Hoa, tiếng Sán Chỉ và tiếng Tày. Sau khi so sánh, ông kết luận, có 18/23 từ tiếng SD tương ứng với tiếng Hoa, 05/23 từ tương ứng với tiếng Dao và ông cho rằng “tiếng Sán Dìu đã xa dần với cái gốc xưa và các nhóm đồng tộc của mình. Họ đã tiếp thu tiếng Hán trước khi di cư vào Việt Nam” [ 5;16]. 8 Còn về các tài liệu nghiên cứu tiếng SD một cách chính thức thì có thể nói đến một bài báo đầu tiên là của Nguyễn Văn Ái “Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu” đăng trên cuốn “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc” (1971). Trong bài viết này, tác giả đưa ra danh sách các phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối, thanh điệu của tiếng SD dựa trên 1000 từ được điều tra tại xã Vĩnh Thực, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ giới thiệu một cách ngắn gọn chứ chưa có những lý giải một cách chi tiết về kết quả nghiên cứu ấy. Trong những năm gần đây, có một số bài viết của tác giả luận án nghiên cứu về tiếng SD như: - Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2005. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm . - Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ số 11 tháng 11 năm 2005. - Phương thức ghép trong cấu tạo từ tiếng Sán Dìu. Ngữ học trẻ 2006. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. - Một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua lời chào hỏi của người Sán Dìu. Ngữ học trẻ 2007. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. - Những tương ứng ngữ âm giữa tiếng Sán Dìu ở Việt Nam và tiếng Hán hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 02 tháng 8 năm 2008. - Phương thức cấu tạo từ tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2009. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - So sánh cách cấu tạo từ chỉ ngày trong tiếng Sán Dìu và tiếng Hán. Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam – Trung Quốc tháng 11 năm 2009. 9 - Từ mượn Việt trong tiếng Sán Dìu. Hội thảo khoa học toàn quốc tháng 11 năm 2009. Viện Ngôn ngữ học. Tại Trung Quốc thì dân tộc này chỉ là một nhóm nhỏ nằm trong dân tộc Dao được gọi là Sơn Dao [80;325], có ở huyện Vân Sơn tỉnh Vân Nam, huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây [82],[87].Nhóm người này rất ít được các nhà khoa học chú ý đến và cũng chưa có ai nghiên cứu về ngôn ngữ của họ. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam, tiếng SD mới chỉ bắt đầu được quan tâm đến chứ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Còn ở các nước khác, tiếng SD vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Vì thế, trong Luận án này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu ngữ âm của tiếng SD một cách có hệ thống, trên một phạm vi rộng, để từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Đây cũng là một bước đi tất yếu cho việc nghiên cứu một ngôn ngữ dân tộc thiểu số ít được biết đến ở nước ta. 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là ngữ âm của tiếng SD ở VN. Tiếng SD được xác định là ngôn ngữ thuộc nhóm Hán phía Nam, nhánh Hán, họ Hán – Tạng [15]. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu được xác định là hệ thống ngữ âm của tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc và một số địa phương khác ở Việt Nam là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chọn địa bàn khảo sát là 4 tỉnh miền Bắc VN là: Vĩnh Phúc (xã Đạo Trù, xã Hợp Châu huyện Tam Đảo), Quảng Ninh (xã Bình Dân huyện Vân Đồn), Tuyên Quang (xã Ninh Lai huyện Sơn Dương), Thái Nguyên (xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ). 0.4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 [...]... và hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ không thể không quan tâm đến sự phân bố của các âm tố, đặc biệt là những âm có những nét đặc trưng ngữ âm và miêu tả ngữ âm gần giống nhau Từ trước đến nay đã có một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam đã được nhận diện về mặt ngữ âm Phương pháp nghiên cứu ngữ âm các ngôn ngữ này chủ yếu là phương pháp mô tả dựa vào thính giác Có thể kể ra những ngôn ngữ đã được... chí âm học của âm thanh, cụ thể là tính vang vốn có của các âm để định nghĩa âm tiết Tính vang của một âm chính là độ lớn của âm đó liên quan đến các âm khác với cùng trường độ, trọng âm và cao độ Trong Ngữ âm học âm học thì độ lớn của các âm lại chủ yếu phụ thuộc vào cường độ âm học Độ vang của các âm có thể đo được từ những cường độ âm học của các âm có độ cao, trường độ, trọng âm có thể so sánh... người SD ở Việt Nam là một nhóm của người Dao ở Trung Quốc và đã có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 300 năm Trong một số tài liệu của Trung Quốc thì có ghi rõ rằng người SD ở Việt Nam là một bộ phận của dân tộc Dao ở Trung Quốc gọi là Sơn Dao ( 山 瑶 – Shan Yao ) Tên Sán Dìu (山由- Shan You) là do Sơn Dao biến âm mà thành [80], [84] Vì nhiều nguyên nhân mà dân tộc Dao ở Trung Quốc đã di cư sang Việt Nam vào nhiều... cậy cao vì mức độ ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài ngôn ngữ là ít hơn cả 23 24 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Vấn đề mô tả ngữ âm của một ngôn ngữ Với một ngôn ngữ xa lạ, đặc biệt là những ngôn ngữ chưa được nghiên cứu như một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì nhiệm vụ quan trọng nhất của việc nghiên cứu ngữ âm là chỉ ra các tiêu chí khu biệt và từ đó nêu lên được hệ thống âm vị của chúng Muốn... cơ sở ngữ âm của tiếng SD đã được chỉ ra, chúng tôi bước đầu khảo sát sự tương ứng về mặt ngữ âm giữa ngôn ngữ này với tiếng Hán và một vài phương ngữ ở TQ để tìm hiểu về mối quan hệ của nó với tiếng Hán Bằng những việc làm cụ thể trên, luận án đã góp phần hiện thực hóa nghị định 53/CP về việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 0.7 Bố cục của LA Ngoài phần mở đầu... thống ngữ âm của tiếng SD ở Việt Nam Vì thế, luận án sẽ có nhiệm vụ chính là mô tả hệ thống ngữ âm của tiếng SD và chỉ ra được sự khác biệt về mặt ngữ âm của ngôn ngữ này giữa các vùng địa phương Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang Bên cạnh đó, dựa vào kết quả mô tả ngữ âm, luận án sẽ đề xuất một phương án chữ viết với mục đích ghi lại tiếng nói của dân tộc này Ngoài ra, dựa vào vốn từ tiếng. .. mặt ngữ âm bằng phương pháp này như tiếng Hà Nhì (Lương Bèn), tiếng Stiêng (Lê Khắc Cường), tiếng Xá Phó (Nguyễn Văn Hiệu), tiếng Hoa, Pu péo (Vũ Bá Hùng), tiếng Chru (Phan Tấn Hùng), tiếng Rục (Nguyễn Văn Lợi), tiếng Êđê (Đoàn Văn Phúc), tiếng Nùng (Mông Ký Slay), tiếng Chàm (Bùi Khánh Thế), tiếng Dao (Đoàn Thiện Thuật, Mai Ngọc Chừ), tiếng Thái (Nguyễn Khắc Toàn), tiếng Kơho (Tạ Văn Thông), tiếng. .. cách kết thúc âm tiết để phân loại các âm tiết Người ta sẽ chia ra âm tiết mở (kết thúc bằng nguyên âm) , âm tiết khép (kết thúc bằng phụ âm) Ngoài ra còn có hai loại trung gian là âm tiết nửa mở (kết thúc bằng bán nguyên âm) , âm tiết nửa khép (kết thúc bằng phụ âm mũi) 1.3.Các thành phần cấu tạo âm tiết 1.3.1 Đơn vị đoạn tính 1.3.1.1 Phụ âm a.Vị trí cấu âm Vị trí cấu âm cho chúng ta thấy được mối quan... những điểm khác biệt về mặt ngữ âm của tiếng SD ở bốn vùng địa phương miền Bắc, những vùng có tỉ lệ người SD sống đông và tập trung hơn cả Qua đó, chúng tôi sẽ khái quát về ngữ âm của ngôn ngữ này và nhận diện vị trí của tiếng SD trong bức tranh chung của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam về mặt ngữ âm Ngoài ra, đề tài cũng sẽ đề xuất một phương án 13 chữ viết để ghi lại tiếng nói cũng như vốn văn... chính là số lượng âm tiết có trong từ Lấy ví dụ trong tiếng Anh Từ came có 2 nguyên âm a và e e là nguyên âm câm đứng ở cuối từ nên ta không quan tâm đến Vì vậy chỉ còn lại một nguyên âm a nên từ came có 1 âm tiết Từ outside có 4 nguyên âm o,u,i,e ou là nguyên âm đôi nên chỉ tính là 1 nguyên âm, e không được tính (giống như trường hợp trên) Vì vậy chỉ còn lại 2 nguyên âm, từ này có 2 âm tiết Tuy nhiên . cứu về tiếng SD như: - Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2005. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm . - Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Tạp. cấu tạo từ tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2009. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - So sánh cách cấu tạo từ chỉ ngày trong tiếng Sán Dìu và tiếng Hán. Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam – Trung. hỏi của người Sán Dìu. Ngữ học trẻ 2007. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. - Những tương ứng ngữ âm giữa tiếng Sán Dìu ở Việt Nam và tiếng Hán hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 02 tháng

Ngày đăng: 20/04/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan