Tiểu phẩm về ngày 8 tháng 3 đạt giải

10 3.3K 24
Tiểu phẩm về ngày 8 tháng 3 đạt giải

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu phẩm: " Điều em mong ước " ( Cảnh ở cổng trường ) Dũng: ( Đi lại vẻ suốt ruột ) Sao con bé này làm gì mà lâu thế không biết? Lan: Anh Dũng. Dũng: Mày làm gì mà lâu thế để tao đứng đợi mỏi chùn cả chân? Lan: - Em xin lỗi anh. Hôm nay, lớp em học Tự nhiên và xã hội. Học xong, cô giáo em dạy phải cất dọn đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ. - Anh ơi, bài tập tự nhiên xã hội của nhóm em được cô giáo xếp loại A + đấy. Dũng: - Thế mà cũng khoe. - Thôi đi về. Lần sau mà cứ lâu la, tao cho mày về một mình. Lan: Anh Dũng. Hôm nay sao anh có vẻ buồn thế ? Dũng: - Không có gì. Mà thôi, không nhắc đến chuyện đó nữa. - Hôm nay trong giờ học toán, cô giáo của anh đố một câu đố rất hay. Lan: Câu đố là gì ? Anh đố em đi ? Dũng: Nghe cho kĩ nhé ! " Khi nào 12 cộng 12 bằng 1 ?" Lan: ( suy nghĩ ) - Ôi ! Khó quá! - Anh giúp em giải câu đố với. Dũng: Em nghe nhé : " Khi 12 giờ cộng 12 giờ thì bằng 24 giờ 24 giờ = 1 ngày" Lan: A! Hay quá! Dũng: Còn nhiều câu đố hay lắm. Khi nào em lên lớp 3 sẽ được học như anh thôi. ( Cảnh ở nhà ) Bố: ( uống rượu) Ôi dào, hết rượu rồi mà chưa thấy đứa nào ngó mặt về. Mẹ: ( Đi chợ về ) - Ôi nhà cửa sao bừa bộn thế này ? 1 ( Chồng đằng hắng, Nhìn thấy chồng ) - Ôi dào ôi! Anh ở nhà mà không dọn dẹp cho em nhà cửa, bừa bộn từ trong nhà ra ngoài sân thế ? Bố: Em đi chợ về đấy à ? Từ sáng đến giờ anh cũng bận lắm chứ ! Các bạn rượu của anh đến chơi suốt. Anh có được nghỉ lúc nào đâu. Mẹ: Anh say bí tỉ suốt ngày này qua tháng khác. Không giúp đỡ việc cho vợ đã đành, lại còn không để ý được con cái học hành ra sao. Bố: Thôi thôi! Em đừng có cằn nhằn nữa. Hôm nay em đi chợ kiếm được khá không ? Đưa đây cho anh xem nào. Mẹ: Không được anh lại lấy hết tiền đi mua rượu thì em lấy đâu ra tiền để nuôi các con ăn học . Bố: ( Giằng co ) Đưa đây. - Đã là người đàn ông thì phải biết chăm lo cho gia đình mình. Chỗ này em để mua gạo. Chỗ này em để làm cho gia đình phấn chấn mua rượu. Chỗ này để kết tinh tinh túy của tất cả những niềm vui nên em tiếp tục mua rượu. Chỗ này quá to để có thể để có thể mua rau nên em quyết định mua những gì làm hứng khởi trong đời nên em lại mua rượu. Ha ha há, còn chỗ này đầu tư ngược lại cho lao động sản xuất. Lan : Con chào bố, con chào mẹ, con đi học về ạ. Mẹ: Con đã đi học về đấy à? Bố: Ừ! Bố chào con. Dũng: Hello father, Hello mother. Bố: Á, á Thằng này láo thật. Hôm nay sao mày dám bảo bố mặc như con ma nhà ? Mẹ: ấy, anh không được đánh con. Con không phải bảo anh mặc như con ma. Con nói Hello father có nghĩa là con chào bố. Dũng: Vâng , con chào bố bằng Tiếng Anh mà. Bố: Vậy mà bố cứ tưởng Mẹ: Dũng này, mẹ biết bây giờ xã hội ngày càng phát triển. Mỗi người biết được nhiều thứ ngôn ngữ là rất tốt. Song chúng ta phải sử dụng nó một cách đúng đắn. 2 Chẳng hạn, ở nhà con chào hỏi mọi người bằng tiếng Việt, bởi vì mình là người Việt Nam. Nhưng khi học bài trên lớp trong giờ Tiếng Anh hoặc gặp người nước ngoài thì con chào hỏi bằng Tiếng Anh là hợp lí. Con nhớ chưa ? Dũng: Vâng, thưa mẹ. Con sẽ rút kinh nghiệm ạ ! Con xin lỗi bố. Bố: Ừ. Cô giáo: ( bước vào nhà ) - Em chào anh, em chào chị ạ! Lan, Dũng: con chào cô ạ! Cô giáo: - Cô chào hai con. Bố, mẹ: Vâng chào cô giáo. Mời cô giáo ngồi. Cô giáo: Em là cô giáo chủ nhiệm lớp 3D của em Dũng. Hôm nay em đến gặp gia đình để trao đổi về tình hình học tập của em Dũng. Đầu năm em Dũng là một học sinh giỏi và ngoan của lớp, nhưng thời gian gần đây em Dũng thường mất tập trung trong giờ học. Kết quả học tập của em giảm sút. Đặc biệt là hôm nay, Dũng không viết được bài văn: Kể về gia đình em. Cô giáo hỏi, em Dũng chỉ khóc và nói: Bố em thường xuyên say rượu, hay mắng hai anh em. Nếu quả thật như vậy, em mong gia đình hãy quan tâm, động viên đến các cháu. Bởi bố mẹ là chỗ tựa vững chắc để các con vững bước trên đường đời. Bố: Vâng, tôi cảm ơn cô giáo. Tôi thừa nhận gần đây tôi say sưa trong men rượu, hay mắng các con, không quan tâm đến học hành của con cái. Giờ thì tôi cũng đã hiểu, cũng chỉ vì rượu mà suýt mất tương lai tươi sáng của chính gia đình. Dũng vứt chai rượu này đi cho bố. Hai con lại đây bố bảo: Bố xin lỗi các con, từ nay bố hứa sẽ bỏ rượu, tu chí làm ăn để các con yên tâm học hành. Dũng, Lan: ( Ôm bố ) Bố Dũng: Con xin lỗi bố mẹ, con xin lỗi cô giáo. Con đã không cố gắng trong học tập. Từ hôm nay con sẽ chăm chỉ học tập, giúp đỡ mẹ làm việc nhà để bố mẹ và cô giáo vui lòng. Anh xin lỗi em. Vì lúc ở trường, anh cư xử với em không đúng. Lan: Anh ơi, anh mãi là người anh yêu quý nhất của em. Bố: Dũng này, Bố đố con biết tháng sau là tháng mấy? 3 Dũng: Dạ. Con thưa bố là Tháng 3 ạ. Bố: Tháng 3 có ngày gì đặc biệt nhỉ ? Dũng: ( Gãi đầu suy nghĩ ) Bố: ( Nói vọng xuống lớp ) Các cháu hãy giúp đỡ bạn Dũng với. Dũng: A, con nhớ ra rồi. Tháng 3 có ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3, phải không bố ? Bố: Đúng rồi. - 8-3 là ngày Quốc tế Phụ Nữ., ngày mà Liên Hiệp Quốc quyết định lấy để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. - Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình,nhà trường và ngoài xã hội. Dũng: - Con rất may mắn vì ở nhà có người mẹ đảm đang và hết mực yêu con; ở trường có cô giáo mẫu mực, dịu hiền. - Bố ơi, để cảm ơn mẹ và cô giáo của con; bây giờ bố con mình hãy quét dọn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp và cắm lãng hoa thật to, đẹp để tặng mẹ và cô giáo bố nhé ! Lan: Anh ơi, cho em tham gia với ? Dũng: Ừ . chúng ta cùng làm nào. ( Dũng và bố gấp quần áo Lan vừa cắm hoa vừa hát) " Lúc ở nhà mạ cũng là cô giáo Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền Cô và mẹ là hai cô giáo Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền " Dũng: Ôi . Không biết là nhạc sĩ nào sáng tác bài hát này mà hay thế nhỉ ? Lan: Đây là bài hát "Cô và mẹ "do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác. Dũng: Anh cũng rất thích bài hát này. ( Lan, Bố, Dũng: cùng hát vang bài hát ) Bố, mẹ, cô giáo, Dũng, Lan chào khán giả Kế hoạch một tiết dạy sinh hoạt lớp 4 I. Ổn định tổ chức ( 1' ) II. Sơ kết hoạt động tuần 23 ( 5' ) 1. Báo cáo sơ kết tổ: - Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo các hoạt động thi đua trong tuần. - Các tổ trưởng lên báo cáo. - Lớp phó phụ trách về học tập nhận xét và tổng hợp kết quả thi đua về học tập. 2. Đánh giá tổng hợp thi đua. - Lớp trưởng nhận xét thêm tình hình lớp trong tuần qua và tổng hợp chung. 3. Bình bầu thi đua. Lớp trưởng: Căn cứ vào tổng số lỗi các tổ mắc phải và số hoa điểm tốt các tổ giành được các bạn hãy thảo luận nhanh trong 1 -2 phút để chọn ra tổ xuất sắc nhất tuần và gương điển hình đáng tuyên dương trong tuần này. ( Cá nhân phát biểu ý kiến ) => Ý kiến nhận xét của cô giáo: Tuyên dương tổ xuất sắc và cá nhân điển hình. 4. Giao lưu học sinh có thành tích xuất sắc. III. Kế hoạch tuần 24 ( 3' ) 1. Đạo đức: - Thực hiện tốt nội quy trường, lớp, nếp sống thanh lịch văn minh. - Thực hiện tốt chuyên cần. 2. Học tập: - Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt " Tặng mẹ và cô giáo " - Tiếp tục thi giải toán qua mạng, rèn chữ giữ vở. 3. Các hoạt động khác. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh trường lớp. - Tham gia tích cực các hoạt động của trường và của lớp. ** Học sinh đọc nội dung kế hoạch Bàn biện pháp thực hiện kế hoạch. IV. Sinh hoạt theo chủ đề : " Yêu quý mẹ và cô giáo " ( 25 phút ) 1. Hát đơn ca. ( 4' ) 2. Đọc thơ. ( 2 ') 3. Múa. ( 5') 4. Tiểu phẩm. ( 14') V. Kết thúc tiết học.( 2' ) Nhận xét giờ sinh hoạt. LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ YÊN BÌNH LẦN THỨ 24 NHIỆM KÌ 2010 - 2015 5 Nội dung, người dẫn Lời dẫn Ghi chú M Ở Đ Ầ U MC1 Kính thưa các vị khách quý! Kính thưa các vị đại biểu! Lời đầu tiên, cho phép chúng tôi gửi tới các vị khách quý, các vị đại biểu lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất! MC2 Rất vinh dự cho chúng tôi được dẫn chương trình văn nghệ chào mừng ĐH Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ 24 nhiệm kì 2010 - 2015 ngày hôm nay. Một lần nữa, xin nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý, các vị đại biểu về dự ĐH hôm nay! Cả 2 Chúc ĐH thành công tốt đẹp! MC1 Kính thưa các quý vị! Từ khi thành lập ĐCSVN cho đến nay, trải qua hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đất nước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, khẳng định được vị thế trong trường quốc tế, sánh vai được cùng các cường quốc năm Châu như Bác hằng mong đợi. MC2 Tiếp nối truyền thống vẻ vang đó, Đảng bộ và nhân dân Yên Bình đã và đang phấn đấu đưa quê hương Yên Bình ngày càng phát triển. Trải qua 23 kì ĐH, Đảng bộ xã Yên Bình luôn phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. MC1 Đại hội xã nhà hôm nay diễn ra trong không khí từng bừng, phấn khởi của cả nước trong những ngày của tháng 5 lịch sử: cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ĐH Đảng các cấp, tiến tới ĐH Đại biểu ĐCSVN toàn quốc lần thứ XI; kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 19/5/1890 - 19/5/2010. MC2 6 Để hoà chung với không khí tưng bừng, phấn khởi và góp phần vào thành công của ĐH hôm nay, sau đây là chương trình văn nghệ đặc sắc của của đội ca khúc chính trị tuổi trẻ Yên Bình MC1 Xin tất cả quý vị đại biểu cho một tràng pháo tay để chương trình văn nghệ chào mừng được bắt đầu! 1. “Ca ngợi ĐCSVN“ - Tốp ca MC2 Kính thưa quý vị! Mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng hôm nay là bài hát “Ca ngợi ĐCSVN” sáng tác của nhạc sỹ Đỗ Minh. Đây là một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất viết về ĐCSVN. Sau đây kính mời quý vị cùng thưởng thức bài hát “Ca ngợi ĐCSVN” do đội ca khúc chính trị tuổi trẻ Yên Bình 1 "Tiến về Hà Nội của cố nhạc sĩ Văn Cao viết vào năm 1949 là một ca khúc đi cùng năm tháng. Dù là thời đại nào, những lời hát của "Tiến về Hà Nội" vẫn lắng đọng ý nghĩa và tình yêu chân thành dành cho mảnh đất Thủ đô yêu dấu", bạn Trần Anh Quân chia sẻ. (Dân trí) - Nhiều người tin rằng Hà Nội là thành phố có nhiều ca khúc nhất thế giới. Và như nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu đã khẳng định: “Những đặc trưng của Hà Nội đều tìm thấy trong âm nhạc”, không một chút điêu ngoa! Một Hà Nội hào hùng và hào hoa Hào hùng, anh dũng, kiên cường, bất khuất trong bom đạn chiến tranh, không phải chỉ là của riêng Hà Nội mà là nét đặc trưng, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay. Nhưng với riêng Hà Nội, giới nghệ sỹ lại dành phần ưu ái hơn. Nhiều ca khúc viết về Hà Nội trong chiến tranh cho tới hôm nay vẫn còn “vang bóng” với sức dư ba, âm vang đầy hào khí như: Người Hà Nội - Nguyễn Đình Thi, Hà Nội trái tim hồng - Nguyễn Đức Toàn, Hướng về Hà Nội – Hoàng Dương, Tiến về Hà Nội- Nam Cao… Rất nhiều bài hát hay về Hà Nội đã ra đời trong những năm tháng chiến tranh. Nhưng với Hà Nội trái tim hồng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn lại muốn ngợi ca Hà Nội một cách khác, khái quát một Hà Nội anh hùng nhưng vẫn mềm mại, lãng mạn, một Hà Nội trong những ngày hòa bình. Những ca từ bỗng nhiên bật ra với tình yêu trong lời ngợi ca sâu sắc: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội. Ôi Hồ Gươm xao xuyến trong trái tim tôi”. Bao nhiêu cảm xúc về Hà Nội như ùa ra: Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ/ Mùa thu đi qua từng phố nhỏ/ Ôi Hồ Gươm!Như một bài ca/ Hà Nội ơi có tự bao giờ/ Mấy ngàn năm chói chang rực rỡ/ Hà Nội ơi náo nức bài ca/ Vẫn âm vang trong tâm hồn ta Một Hà Nội hào hoa với bề dày trầm tích ngàn năm văn hiến vẫn mãi lay động bao tâm hồn nhạy cảm. Hà Nội mùa thu - Vũ Thanh cũng là một trong những tình khúc bất hủ về Thủ đô yêu dấu. Lời ca da diết mang nỗi nhớ khắc khoải về mùa thu "năm ấy" được thể hiện qua từng câu hát đi vào lòng người: " Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình/Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta/Như bâng khuâng, nghe gió đưa/Vang vọng giữa Ba Đình " Âm nhạc là điểm giao hòa của những tâm hồn đồng điệu. Âm nhạc như lời nhắn gửi, là sợi dây kết nối trái tim. Hòa mình vào âm nhạc, những người yêu thích Hà Nội bước đầu khám phá giá trị tượng đài Hà Nội 7 bằng âm thanh thông qua nghệ thuật biểu hiện của lời ca, tiếng hát. Và hơn hết, họ tìm thấy trong đó một phần là “máu thịt” của mình, tìm thấy bóng dáng tuổi thơ hồn nhiên vô tư thuở nào. Hà Nội với những phố nhỏ, ngõ nhỏ Trong các nhạc phẩm viết về Hà Nội yêu dấu dường như không một bài nào là không có sự xuất hiện của phố nhỏ, ngõ nhỏ, hay gần gũi hơn là tên những con đường, con phố gắn bó, bình dị, thân quen với biết bao người. “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó/Đêm lặng nghe trong gió/Tiếng sông Hồng thở than” - Hà Nội và tôi – Lê Vinh Chỉ ở nơi đó tôi mới nghe được thanh âm – tâm hồn người Hà thành một cách tinh tế và sâu sắc nhất. Tâm hồn người Hà Nội mộc mạc nhưng cái mộc mạc đủ khiến cho bao trái tim bồi hồi, khiến bao người bâng khuâng nhớ mãi khi chia xa. Đó là một Hà Nội tĩnh lặng và êm đềm hơn trong âm nhạc. Với “Hướng về Hà Nội”, Hoàng Dương lại dẫn người nghe đến với những con phố thân quen theo vòng quay của bánh xe đạp xưa cũ, và theo tiếng leng keng của những chuyến tàu điện. Đấy là phố thâm nghiêm rợp bóng cây và tiếng ve ru những trưa hè. Là Tháp Rùa đang nghiêng mình làm duyên, làm dáng soi bóng mặt hồ Gươm. Là Đống Đa; là Cầu Giấy; là phố Quang Trung, đường Nguyễn Du thơm nồng hoa sữa mỗi đêm… Ngõ nhở, phố nhỏ như một điệp khúc cứ ngân nga, vang vọng, mãi xoáy sâu vào “vòng đời” những ai từng đặt chân tới mảnh đất linh thiêng này. Sâu lắm, cũng xa lắm! Hà Nội mùa thu tràn nỗi nhớ Những thanh âm trong trẻo của Hà Nội ngân vang, vút cao theo từng ca từ, nốt nhạc của các nhạc sĩ, những ca sĩ tài hoa. Bốn mùa Hà Nội đều mang tới cho người nghệ sỹ những xúc cảm khó quên. Mùa xuân có:Xuân Hà Nội - Giáng Son; Hà Nội em và mùa xuân - Quốc Dũng. Mùa hạ lại có Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè của Trọng Tạo; cảNhững con đường rất xanh của Hà Nội/Những cây bàng cây me, cây cơm nguội/Những con đường ngoại ô nắng chói/ Những con đường đầy hoa tháng sáu. Hè xưa ơi! trong Mong về Hà Nội - Dương Thụ. Với mùa đông, người nghe lại chìm đắm trong những ca từ của Lãng đãng chiều đông Hà Nội - Phú Quang; Đêm mùa đông Hà Nội - Hoàng Phúc Thắng; nhẹ nhàng hơn, như một cách nói hoa mỹ trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa: “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/Cái rét đầu đông, khăn em bay hiu hiu gió lạnh/Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về/Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/Quán cóc liêu xiêu một câu thơ/Hồ Tây, hồ Tây tím mờ”. Trong đó mùa thu phần nào được ưu ái hơn cả. Những tình khúc viết về Hà Nội vào thu nhiều lắm. Mỗi khúc ca lại là một lời tâm tình của “người tình - Hà Nội”, nhẹ nhàng và sâu lắng! Hoa sữa của nhạc sĩ Hồng Đăng cũng được đánh giá cao. Mỗi khi câu hát "hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm" vang lên, người nghe thường nghĩ ngay tới mùa thu Hà Nội bởi chỉ có thu Hà Nội mới có mùi hương hoa sữa nồng nàn - một nét đặc trưng mà không nơi nào có được. Chính vì vậy Hoa sữa của nhạc sĩ Hồng Đăng mãi sống trong tiềm thức của người yêu nhạc Việt Nam như là một trong những ca khúc hay nhất về mùa thu Hà Nội. Ta cũng có thể bắt gặp Hà Nội chuyển thu qua những ca khúc: Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn; Hà Nội mùa thu sớm - Ngô Thế Hiếu Hà Nội mùa thu luôn mang nét quyến rũ không bao giờ phai. Mùa thu Hà Nội nhẹ nhàng và đằm thắm. Khoảnh khắc của đất trời, của con người được người nghệ sĩ ghi lại qua lăng kính chủ quan của của những cái nhìn, xúc cảm và cả tâm hồn thơ mộng cho thấy sự mộc mạc, tĩnh lặng nhưng khơi gợi những cảm xúc kỳ lạ của mùa thu Hà Nội. Hà Nội Mùa Thu còn mang ý nghĩa về sức sống mãnh liệt của thủ đô: từng phải trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ với những khó khăn, gian khổ nhưng Hà Nội "vẫn ngát xanh, xanh mùa thu”. Hà Nội của những lời ca tiếng hát đắm say lòng người 8 Hà Nội đậm sâu trong những sáng tác của các nhạc sĩ tên tuổi, và ngược lại, tên tuổi các nhạc sĩ được ghi danh nhờ những trang cảm xúc về Thủ đô. Những cái tên như: Bùi Công Kỳ với Ba Đình nắng; Hoàng Dương - Hướng về Hà Nội; Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu, Phú Quang với Hà Nội ngày trở về… Cả những giọng ca hát về Hà Nội cũng được ngợi ca, và được yêu mến như Thanh Hoa, Quang Thọ, Trung Đức, Ngọc Tân, Hồng Nhung, Trọng Tấn, Tấn Minh… Ta còn bắt gặp những nét đặc trưng của Hà thành trong các sáng tác của nhạc sĩ Phú Quang. Nhạc Phú Quang thiên về những bản tình ca, rất trữ tình, sâu sắc, lãng mạn. Đặc biệt, những bài hát về Hà Nội, Phú Quang đã viết bằng tất cả nỗi nhớ nhung. Hẳn rằng tình cảm và sự gắn bó, nhớ thương Hà Nội trong ông luôn cháy bỏng nên ông mới viết được nhiều bài hay như thế. Mảng bài hát về Hà Nội của ông với các ca khúc Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi Hà Nội trong nhạc Dương Thụ lại khác, như tâm sự của ông "Tôi yêu Hà Nội vỉa hè. Mỗi lần ra đây tôi thích được sà vào hàng nước, uống nước trà, nói chuyện với những người bán nước, bán hoa quả. Hà Nội cứ tự nhiên vào trong tôi như thế. Tôi không có cái hào hoa của người Hà Nội mà có chút chân thành, bình dị của người lao động”. Do đó mà ông luôn “mong về Hà Nội”. Hà Nội ngày ấy là câu chuyện của nhạc sĩ Trần Tiến, người xa đất Hà Thành nhiều năm vẫn nhớ về chốn kinh kỳ với những chiếc guốc nhỏ nhẹ gót trên đường, những người con gái đoan trang, nghèo mà sang, mà thanh lịch. Phải nói thật, Thăng Long - Hà Nội có cái gì quyến rũ như người tình chung, đi xa thì lưu luyến nhớ, về lại thì tràn trề thương! Hà Nội trong sáng tác mới Nhiều người cho rằng Hà Nội đã mở rộng, những con đường chật ních người, một Hà Nội dịu dàng, trầm lắng thì có lẽ chỉ còn trong hoài niệm. Nhưng theo người nghệ sĩ thì dù có ồn ào pha tạp đến đâu thì cuộc sống vẫn đầy ắp những rung động với đủ cung bậc của những hỉ-nộ-ái-ố. Do đó mà Hà Nội hôm nay vẫn còn “chất nhạc” gợi cảm hứng cho người nghệ sĩ. Quả thực so với trước kia, sáng tác hiện nay nói chung và về Hà Nội nói riêng rõ ràng phong phú hơn không chỉ về số lượng mà cả về phong cách và ngôn ngữ biểu hiện. Được tiếp cận nhiều hơn với thế giới bên ngoài, các nhạc sĩ trẻ luôn tìm tòi thử nghiệm để ngày càng vững vàng hơn trong việc chứng tỏ cái tôi của mình, nhất là trong sáng tác khí nhạc chuyên nghiệp. Nồng nàn Hà Nội của Nguyễn Đức Cường là một ví dụ điển hình: " Đưa em đi qua thăng trầm, bao tháng năm đã úa màu/Gọi tên từng phố cổ, chiều nhạt nhòa Hồ Gươm lung linh/Ngọt ngào hoa sữa thơm/Gọi mùa thu về thật lâu, để ta biết, nồng nàn " Mang phong cách rock unplugged pha lẫn R&B đầy lôi cuốn, Nồng nàn Hà Nội của nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường đã chinh phục khán giả yêu nhạc ngay từ khi mới xuất hiện. Một Hà Nội "dịu dàng và đậm chất thơ" đã được tác giả được thể hiện qua những hình ảnh như Hồ Gươm lung linh vào mỗi buổi chiều tà, các quán ăn ven đường tấp nập người qua lại, dòng người vội vã trên những con phố, hương hoa sữa thơm nồng nàn vào mỗi mùa thu Đó là những dư vị rất riêng của Hà Nội khiến cho bất kỳ ai từng đặt chân tới nơi đây vào mùa thu đều cảm thấy xao xuyến trước một vẻ đẹp thật bình yên và nhẹ nhàng. Quả đúng như người ta thường nói, mùa thu là mùa đẹp nhất của Hà Nội và là mùa đã đem đến cho biết bao người nghệ sĩ sự thăng hoa của những cung bậc cảm xúc. Hay “ Từ một ngã tư đường phố”- Phạm Tuyên, cuộc sống reo vui từng giờ: “Khi nắng mai về người và xe nối nhau đi trên đường/Đèn đỏ đèn xanh với ánh nắng nhảy múa như ngàn hoa/Niềm vui phấn khởi trong ánh mắt bao người qua”. Ngẫu hứng phố cũng được đánh giá là khá “nổi” với những ca từ mang tính đầy ngẫu hứng nhưng vẫn thể hiện được những nét đặc trưng của Hà Nội xưa và nay với: “Hà nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất bạn bè thui/Hà nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất tình người thôi/Hà Nội cái gì cũng buồn, buồn thương đến thế mùa thu ơi/HN cái gì cũng vui, rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hè/HN mùa mưa bạn bè tuổi thơ lội dòng sông phố nô đùa/Hà nội mùa đông quán đê thơm nồng mùi ngô nướng xém”. 9 Những ca từ đẹp về Thủ đô thân yêu, về một thành phố của hòa bình sẽ mãi đi vào lòng người với sức ám ảnh lớn: “Ôi Đông Đô! Hùng thiêng dấu xưa còn in nơi đây/Ơi Thăng Long! Ngày nay chiến công rạng danh non sông/Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta” – trong bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Lại càng khiến bao tâm hồn những người xa quê thổn thức, xuyến xao, hướng về trong tình yêu thương bình dị: “Dù có đi bốn phương trời/Lòng vẫn nhớ về Hà Nội/Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu/Một thời đạn bom, một thời hòa bình” Phạm Phương “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” nói về những cô gái ở sóc Bom Bo miệt mài giã gạo để gửi ra mặt trận nuôi bộ đội: "Lửa bập bùng, tiếng chày khua cắc cum cụp cum. Đuốc lồ ô bập bùng bên ánh lửa. Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khua, bồng con ra võng để đung đưa, giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa…". Từ một công việc cụ thể của những người phụ nữ góp công cùng tiền tuyến đánh giặc, Xuân Hồng đã tạo nên một bài hát độc đáo, có giai điệu đặc biệt thú vị, với tiết tấu khắc họa sinh động nhịp chày giã gạo, đã gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Đây là một trong những bài hát hay nhất của nền âm nhạc giải phóng. 10 . giúp đỡ bạn Dũng với. Dũng: A, con nhớ ra rồi. Tháng 3 có ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3, phải không bố ? Bố: Đúng rồi. - 8- 3 là ngày Quốc tế Phụ Nữ., ngày mà Liên Hiệp Quốc quyết định lấy để nói. người anh yêu quý nhất của em. Bố: Dũng này, Bố đố con biết tháng sau là tháng mấy? 3 Dũng: Dạ. Con thưa bố là Tháng 3 ạ. Bố: Tháng 3 có ngày gì đặc biệt nhỉ ? Dũng: ( Gãi đầu suy nghĩ ) Bố: ( Nói. Kỳ với Ba Đình nắng; Hoàng Dương - Hướng về Hà Nội; Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu, Phú Quang với Hà Nội ngày trở về Cả những giọng ca hát về Hà Nội cũng được ngợi ca, và được yêu mến

Ngày đăng: 20/04/2015, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan