báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam

63 620 0
báo cáo thực tế  tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trên thế giới xu hướng uống chè ngày càng tăng lên mãnh mẽ do những phát hiện mới ngày càng nhiều hơn về lợi ích của chè đối với sức khoẻ con người Nằm trong vùng khí hậu đất đai và thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, Thái Nguyên trở thành tỉnh có diện tích trồng chè rộng lớn và chè là đặc sản của thủ đô Gió Ngàn Nằm trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái nguyên nơi có diện tích trồng chè lớn của Tỉnh Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam là một công ty chuyên trồng và chế biến các loại chè Cùng với sụ phát triển không ngừng của nền kinh tế, công ty cũng ngày càng có sự phát triển to lớn, hòa nhập chung với nền kinh tế trong nước Nhận thức được tầm quan trọng của công ty trong viêc phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên và đưa thương hiệu chè Thái nguyên phát triển lên một tầm cao mới, cũng như sự đóng góp vào nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay và được tạo điều kiện bởi các thầy cô trong trường em đã may mắn được thực tế tại công ty để có thể hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty Giúp em tiếp cận, tìm hiểu và vận dụng các kiến thức đã học ở trường vào điều kiện làm việc thực tế ở công ty Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Hùng cùng với sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng các phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật nông nghiệp và các phòng ban khác trong “ Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam” em đã hoàn thành báo cáo thực tập môn học của mình Qua báo cáo này, em đã có cái nhìn tổng quan hơn về các mặt của quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc và các bác, các cô, các chú trong Công ty Và cuối cùng em xin dành lời cám ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Văn Hùng Thầy đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốt quá trình thức Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 2 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam và hoàn thiện bài báo cáo này Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài báo cáo của em còn nhièu thiếu sót rất mong được sự thông cảm góp ý của thầy để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Đỗ Hồng Quân Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 3 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1 Các thông tin chung về công ty ∗ Tên doanh nghiệp: CHI NHÁNH CHÈ SÔNG CẦU – TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ∗ Địa chỉ: Thị trấn Sông Cầu - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên ∗ Điện thoại: 0280.3820114 ∗ Fax: 0280.3823020 ∗ Website: http://www.vinatea.com.vn/dv_thanhvien/songcau.htm ∗ Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh ∗ Cơ sở pháp lý: ngày 18/12/1995 theo Quyết định số 293/ QĐ-NN&PTNT của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xí nghiệp công nông nghiệp chè Sông cầu được đổi tên thành Công ty chè Sông Cầu trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) ∗ Vốn điều lệ: 2.740.000.000 đồng ∗ Hình thức doanh nghiệp: chi nhánh thuộc Tổng công ty ∗ Nhiệm vụ chính: trồng, chế biến và xuất khẩu chè các loại 2 Các sản phẩm chính mà công ty đang sản xuất - Chè xanh Nhật: Được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản đảm bảo chất lượng an toàn - Chè xanh Việt Nam: Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, Trung Quốc đảm bảo chất lượng - Chè đen các loại: OP, OPA, P, BP, FBOP, PS, BPS, F, D được sản xuất theo công nghệ OTORO, … đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu – đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng - Chè đóng gói nhỏ nội tiêu: 100gram, 50gram, 150gram Các loại chè xanh Nhật, chè xanh Việt Nam, Hương Sen, Hương Nhài,… - Các loại sản phẩm trên được đóng trong bao bì: Giấy thiếc hút chân không – thùng Cattông / Bao 6 RaP / Bao PP/PE 3 Quá trình hình thành và phát triển Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 4 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Chi nhánh chè Sông Cầu là đơn vị thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, tiền thân là nông trường chè Sông Cầu được hợp nhất 3 nông trường : + Nông trường Tháng Tám + Nông trường Trần Phú + Nông trường Thanh niên vào năm 1962, với nhiệm vụ chính là: Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cây chè ), ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây lương thực ngắn ngày Trong thời kỳ xây dựng và phát triển, trước sự tàn phá do chiến tranh của đế quốc Mỹ vào những năm của thập kỷ 60 và những năm thập kỷ 70 nông trường vẫn đứng vững và phát triển Đến tháng 5/1975 nông trường đã xây dựng được một dây chuyền chế biến chè xanh và đưa vào hoạt động, sản xuất được 827 tấn chè búp tươi, chế biến được 196 tấn chè búp khô Năm 1985, xây dựng nhà máy với dây chuyền chế biến chè đen, sản xuất được 1.322 tấn chè búp tươi và sản phẩm đạt 237 tấn chè khô Nông trường chè Sông cầu được Bộ công nghiệp thực phẩm thành lập xí nghiệp công nông nghiệp chè Sông Cầu, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam Ngày 18/12/1995 theo Quyết định số 293/QD-NN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đổi tên xí nghiệp công nông nghiệp chè Sông cầu thành Công ty chè Sông cầu với vốn điều lệ là 2 tỷ 740 triệu đồng Năm 1996, trong nông nghiệp, Công ty giao khoán vườn chè theo nghị định 01/ CP ngày 5/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đổi tên Công ty chè Sông Cầu thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chè Sông Cầu Năm 2007, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển cây chè cùng với kết quả của việc giao khoán vườn chè theo nghị định 01/ CP, nên năng suất vườn chè đạt tới đỉnh cao, sản lượng chè búp tươi đạt 3.323 tấn chế biến được 747 tấn chè khô, doanh thu đạt 20,5 tỷ, lợi nhuận đạt 500triệu đồng Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định sáp nhập Công ty về Tổng Công ty chè Việt Nam và đổi tên thành Chi nhánh chè Sông Cầu - Tổng công ty chè Việt Nam Năm 2008, sản lượng chè tươi đạt 3.877tấn, Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 5 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh chế biến được 1.094tấn chè khô, doanh thu đạt 22,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 300 triệu đồng Lương bình quân của 1 công nhân: 1.650.000đ/người/tháng Trước những thắng lợi sản xuất, chế biến chè những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, hàng loạt nhà máy chè tư nhân được xây dựng và đi vào sản xuất dẫn đến việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu chè búp tươi của các nhà máy, và cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm chè búp khô gay gắt Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 và đầu năm 2009 làm thị trường chè bị ảnh hưởng trầm trọng, nhất là mặt hàng chè đen, cung vượt quá cầu, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng, giá cả hợp lý mới có điều kiện đứng vững trên thị trường Đây là một khó khăn rất lớn cho đơn vị, song với sự nỗ lực của Ban giám đốc và sự ủng hộ của ngành, cơ quan, nhiều đơn vị liên quan nên đơn vị vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thủ thách để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay Qua 50 năm xây dựng trưởng thành, trong từng giai đoạn Chi nhánh chè Sông Cầu - Tổng công ty chè Việt Nam ngày nay nằm trên địa bàn của thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế địa phương và đất nước, được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng Ba cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của Bộ và UBND tỉnh Thái Nguyên và các ngành chức năng như: Tổng cục Thuế, BHXH Việt Nam vv 4 Quy mô hiện tại của công ty Doanh nghiệp thuộc vào loại doanh nghiệp vừa với số vốn kinh doanh là 9.297.470.000 đồng và tổng số lao động là 296 người ∗ Về lao động: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp cụ khá cao Phân loại lao động: - Cơ cấu giới tính: + nam: 118 người chiếm 40% + nữ: 178 người chiếm 60% - Độ tuổi: + 18 – 35 tuổi: 157 người chiếm 53% + 35 – 49 tuổi: 133 người chiếm 45% Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 6 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh + > 50 tuổi: 6 người chiếm 2% - Trình độ: + Đại học và cao đẳng: 11% + Trung cấp : 27% + Phổ thông: 62% Số lượng lao động, tỷ lệ lao động đang phù hợp với qui trình tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty Nguồn lao động dồi dào vì công ty nằm trong địa phận dân cư đông, tập trung, người dân ở đây hầu hết là đã từng công tác tại nông trường cũ nên nguyện vọng công tác gần nhà là chủ yếu Hiện nay, công ty đang rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Hàng năm, công ty xem xét các nguyện vọng của người lao động, bố trí công việc hợp lý giúp cho người lao động có thời gian nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ học vấn của bản thân Người lao động đi học Đại học được hỗ trợ một phần kinh phí và công ty luôn đảm bảo về công việc giúp cho người lao động yên tâm trong thời gian đi học Ngày lễ, Tết công ty luôn chăm lo tới đời sống của người lao động, quà Tết, quà thăm hỏi ốm đau, quà cho các con em học giỏi, một phần khích lệ người lao động ổn định công tác và tâm lý thoải mái giúp tăng năng suất trong lao động ∗ Về trang thiết bị: Công ty có 3 dây chuyền sản xuất chè máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc, được lắp ráp đồng bộ trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại Đồng thời công ty đã trang bị máy tính, máy in cho hầu hết các phòng ban và sử dụng phần mềm cho phòng kế toán ∗ Về sản lượng: Hàng năm công ty sản xuất ra hơn 800 tấn chè thành phẩm 5 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: + Nhiệm vụ Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 7 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD - Khoa Quản trị kinh doanh Xây dựng và tổ chức các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Tổng công ty đề ra, kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lạp doanh nghiệp đúng như quy đingj ở phậm vi kinh doanh - Nghiên cứu các thông lệ kinh doanh, nhu cầu, thị hiếu, hía cả các loại sản phẩm chè, tư kiệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất và kinh doanh chè - Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất - Tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý thực hiện và phải tuân thủ nghiêm chỉnh các hợp đồng công ty đã kí kết - Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện làm việc của công nhân, phòng cháy, thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thật công ty áp dụng và các quy định có liên quan đến công ty + Quyền hạn - Được chủ động đàm phán kí kết và thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh, giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước để mở rộng sản xuất của công ty theo cơ chế hiện hành - Tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ, hội thảo chuyên đề có lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHÈ SÔNG CẦU Chương 1: NỘI DUNG THỰC TẬP QUẢN TRỊ HỌC 1.1 Hệ thống kế hoạch của công ty Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 8 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh 1.1.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vai trò của hệ thống kế hoạch càng trở nên quan trọng và cần thiết Nó không những giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra được sự gắn kết giữa các bộ phận chức năng của doanh nghiệp vào những mục tiêu chung, thống nhất của doanh nghiệp Kế hoạch chiến lược thường do những nhà quản trị cấp cao của tổ chức quyết định nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho cả tổ chức Bên cạch đó, kế hoạch chiến lược tác động đến các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức, các mục tiêu đưa ra thường cô đọng và mang tính tổng thể Công ty chè Sông Cầu là công ty trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam nên kế hoạch chiến lược do Tổng công ty quyết định đưa ra những kế hoạch cụ thể cho từng chi nhánh trên cơ sở đảm bảo thực hiện chiến lược chung của Tổng công ty Kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hóa của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, thâm chí hàng ngày Các kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể chi tiết đặt ra các mục tiêu cụ thể về khối lượng sản phẩm cần phải sản xuất Hàng năm công ty đề xuất nên tổng công ty một kế hoạch kinh doanh cho một năm trên cơ sở tình hình kinh tế và tìnhh hình nguyên vật liệu Tổng công ty sẽ quyết định các chỉ tiêu cụ thể cho doanh nghiệp  Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện như sau: Các bước thực hiện kế hoạch Bước 1: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh, đưa ra các dự báo về nhu cầu của thị trường trong hiện tại và tương lai, dự báo những biến động về giá cả nguyên – nhiên vật Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 9 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh liệu môi trường kinh doanh, từ đó có những phương án kịp thời ứng phó với những trường hợp rủi ro Bước 2: Thiết lập các mục tiêu Mục tiêu của doanh nghiệp gồm những mục tiêu chính: - Mục tiêu về sản lượng và lợi nhuận: doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ cho quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên – nhiên liệu - Mục tiêu về đời sống công nhân viên trong doanh nghiệp: sản xuất chè là sản xuất theo mùa vụ nên mục tiêu của doanh nghiệp là đảm bảo đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp trong toàn năm, đảm bảo có công việc cho công nhân - Mục tiêu hiệu quả của tổ chức: tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng một cách hợp lí Bước 3: Phát triển các tiền đề Để đạt được các mục tiêu đã đề ra công ty phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đó tận dụng các cơ hội và ngăn ngừa những thách thức Bước 4: Xây dựng các phương án Công ty xây dựng các phương án liên quan đến mua nguyên – nhiên vật liệu, vận chuyển hàng hóa Lập kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, các phương án phụ trợ khi có sự cố do mất điện,do thời tiết, …gây ra, kế hoạch giao hàng hóa Bước 5: Đánh giá các phương án Các phương án mà công ty đưa ra đều nhằm mục đích giữ vững uy tín, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, tăng sản lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định Sau khi đánh giá các phương án công ty sẽ laoị bỏ những phương án không có lợi, lựa chọn phương án tốt nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất đồng thời phát huy được nhiều ưu điểm hạn chế tối đa nhược điểm nhằm thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu mà công ty đã đề ra  Kế hoạch hoạt động của công ty năm 2011 và 2012 Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 10 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Đối với các sản phẩm chè xanh Việt Nam rời được bán qua các cửa hàng chuyên doanh Đây không phải là các cửa hàng do công ty tuyển lựa mà do các cửa hàng tự đặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Có thể mua sản phẩm này tại các cửa hàng trên đường Minh Khai, Trương Định Và không thể không kể tới một số lượng sản phẩm được sản xuất thủ công và trao đổi qua những người buôn bán nhỏ tại các chợ Những người này thường mua bán sản phẩm và một phần chuyển tới các đầu mối nhỏ tại các tỉnh để những người này bán lẻ cho người tiêu dùng (hộ gia đình ở nông thôn) với khối lượng nhỏ Do đặc tính của người mua thích những sản phẩm được sao thủ công vì cho rằng giữ được hương vị chè nên khối lượng tiêu thụ theo đường này cũng khá lớn 2.4.4 Xúc tiến hỗn hợp - Hàng năm công ty đều trích 1 phần lợi nhuận để thăm hỏi các gia sđình chính sách ở địa phương và các dịp lễ tết, các ngày thương binh liệt sĩ… Đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cho các cụ già neo đơn Vào dịp Liên hoan chè quốc tế được tổ chức tại Thái Nguyên, công ty cũng đã cho đặt một số gian hàng để giới thiệu sản phẩm của mình, tổ chức pha thử chè cho các du khách thập phương đến để thưởng thức Ủng hộ các quỹ từ thiện Tặng quá đối tượng chính sách, CNLĐ nghèo, trẻ em tàn tật Hỗ trợ công nhân nghèo xóa nhà tạm Ủng hộ cấp trên ( Tổng Cty, huyện…) Quỹ khuyến học 2010 26000 2011 34000 14500 8000 20000 9000 17000 6000 30000 11000 Quỹ hoạt động từ thiện của công ty ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) - Tham dự các hội chợ, hội thảo về chè để đưa sản phầm của mình ra thị trường, đồng thời nghiên cứu, tham khảo cách làm ăn của các công ty khác từ đó có những chính sách phù hợp để phát triển Cụ thể Tối 11-11, tại Trung Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 49 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh tâm Dịch vụ và Thi đấu thể thao, Công ty cùng với trên 180 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Hội chợ là dịp tôn vinh các sản phẩm thế mạnh của Tỉnh Thái Nguyên, và lấy cây chè làm chủ đạo Tuy vậy có thể thấy rằng hoạt động xúc tiến thương mại của công ty chè Sông Cầu còn yếu, hiệu quả mang lại là chưa cao Đa phần chỉ mang hình thức động viên, khuyến khích cho người lào động chứ không đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh Một phần do nguồn kinh phí hạn hẹp, phần khác là do hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea), các hoạt động xúc tiến nói riêng hay marketing mix nói chung đều do Vinatea chịu trách nhiệm phần lớn Chính vì vậy mà các hoạt động xúc tiến của công ty chè Sông Cầu khá rời rạc, không có mục tiêu cụ thể rõ ràng Chương 3: Công tác quản trị thương hiệu trong công ty 3.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty 3.1.1 Các thành phần cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu trong công ty Hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu Bao gồm: Tên thương hiệu, Logo, màu sắc chủ đạo, danh thiếp, Website, cách bố trí biển hiệu tại văn phòng trụ sở, cơ quan, đồng phục, bảng tên Để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cần xây dựng một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố trên Hệ thống nhận diện của công ty chè Sông Cầu gồm có: • Brand name - Tên thương hiệu Là từ hoặc cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty Tên thương hiệu cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn Tên thương Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 50 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng Tên thương hiệu: “ Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam” lấy tên của khu vực nơi công ty hoạt động là Thị trấn Sông Cầu Logo: Đây là logo của Tổng công ty chè Việt Nam áp dụng xuống cho cả các chi nhánh Công ty chè Sông Cầu chưa có logo riêng Danh thiếp (Name card): là danh thiếp của giám đốc và khi tiến hành thiết kế và in ấn name card phải chú ý đến màu sắc (thể hiện và làm nổi bật được màu sắc đặc trưng của biểu tượng (Logo) Thông tin đầy đủ như số điện thoại, website, fax, email danh thiếp được thiết kế đơn giản, sang trọng, đầy đủ thông tin về công ty nhưng không quá nhiều sẽ làm người nhận cảm thấy rối mắt Website: (www.vinatea.com.vn) là website của tổng công ty chè Việt Nam và website http://www.vinatea.com.vn/dv_thanhvien/songcau.htm là website của chi nhánh chè sông Cầu – tổng công ty chè Việt Nam là yếu tố không thể thiếu trong bộ phận nhận diện thương hiệu của một công ty trong thời đại phát triển Công ty có thể thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp qua cách trình bày website, bố trí thông tin, cách phối hợp màu sắc chủ đạo của website và biểu tượng (Logo) của công ty giúp doanh nghiệp thể hiện rõ nét thương hiệu của mình không bị bỏ rơi lại phía sau cánh cửa công nghệ thông tin hiện đại Tên miền cũng chính là thương hiệu của công ty trên Internet Và một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đó là con người: Nhìn vào phong cách - tác phong của đội ngũ nhân viên, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp Mỗi người trong công ty, từ Giám đốc cho đến nhân viên đều hết Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 51 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh sức thân thiện, chăm chỉ làm việc không kể thời gian, thể hiện đúng vai trò của những người phục vụ cho nhu cầu của nông dân Công ty đưa ra chủ trương: “Bản thân mỗi cán bộ, viên chức không chỉ làm ra đồng lương cho chính mình, mà còn phải làm ra lợi nhuận để công ty phát triển mạnh hơn” Ngoài ra công ty còn có một số yếu tố khác như: Bảng hiệu trước công ty Bảng chức danh Hóa đơn Tem hàng hóa… Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu phải kết hợp nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn con người Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý và thể hiện được đúng ý nghĩa, theo đúng sứ mệnh của thương hiệu 3.1.2 Tên thương hiệu của doanh nghiệp Tên thương hiệu là một bộ phận của thương hiệu mà có thể đọc được bao gồm chữ cái, từ và con số Là tên mà doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thương hiệu của thương hiệu của mình Một cái tên hay và mang lại hiệu quả phải là một sự hoà hợp giữa âm thanh và ý nghĩa, khiến nó nổi bật so với đối thủ Ở bất kỳ ngành nghề nào, tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nhận thức của người tiêu dùng và tạo nên viễn cảnh tương lai cho sản phẩm Tên thương hiệu của công ty: “ Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam” hay gọi tắt là “Công ty chè Sông Cầu” Tên thương hiệu đã thể hiện rất rõ nội dung hoạt động kinh doanh, lĩnh vực phục vụ và hình thức hoạt động của công ty Cái tên Công ty chè Sông Sầu có thể nói là rất dễ cho khách hàng ghi nhớ, vì nó được đặt tên bao gồm sản phẩm của công ty và tên thị trấn mà công ty đặt trụ sở Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 52 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh 3.1.3 Biểu trưng (logo thương hiệu) Biểu trưng là những kí hiệu hình ảnh, màu sắc, chữ viết, đường nét… mang tính cô đọng nhất, có chức năng thông tin và truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác để biểu thị một ý niệm nào đó trong đời sống xã hội và có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm khi sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp Logo là một dạng đặc biệt của biểu trưng nó được thể hiện bằng chữ, kí hiệu hoặc hình ảnh nhưng khác với tên doanh nghiệp và thương hiệu logo không lấy toàn bộ cấu hình chữ của tên doanh nghiệp làm bố cục Nó thường dùng chữ tắt hoặc các kí hiệu hình ảnh được cấu trúc một cách nghiêm ngặt tạo thành một bố cục mang tính tượng trưng cao Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu Vì là chi nhánh của Tổng công ty chè Việt Nam nên mọi sản phẩm của công ty chè Sông Cầu sử dụng logo của VINATEA: Nền màu xanh là màu sắc đặc trưng của cây chè Ba lá chè được cách điệu được lấy từ phương pháp hái chè tiêu biểu để có sản phẩm chè ngon Vinatea: thể hiện lĩnh vực kinh doanh và quốc gia sản xuất Trên nền của logo có một dòng màu xanh nhạt, màu xanh đó là màu xan đặc trưng của nước chè và đường uốn lượn thể hiện dòng chảy của nước chè từ ấm pha trà Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 53 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Màu sắc chủ đạo của logo là màu đỏ và màu vang, hình ảnh ba lá chè trên nền đỏ giúp ngừoi tiêu dùng liên tưởng tới quốc kì của Việt Nam - Ý tưởng của doanh nghiệp: Do Công ty chè Sông Cầu thuộc công ty quản lý của tổng công ty chè Việt Nam Nên logo của công ty cũng lấy luôn logo của công ty quản lí Qua logo trên có thể nhận thấy ngay lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chè các loại Vinatea là tên viết tắt tiếng anh của tổng công ty chè Việt Nam bao gồm tất cả các thành viên trong cả nước trong đó có công ty chè sông cầu - Nhận xét về logo của công ty Logo của công ty thuộc kiểu kết hợp giữa biểu tượng và kiểu chữ Logo của công ty đã đạt được những yêu cầu như đơn giản, dễ nhận biết và có tính phân biệt cao Logo cũng đã phần nào thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp Logo cũng thể hiện được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Màu sắc trên logo chủ yếu là gam mầu nóng với mầu đỏ, mầu vàng và mầu trắng Tuy nhiên đây mới chỉ là logo của Tổng công ty chè Việt Nam Chính vì thế nếu như muốn khẳng định tên tuổi, tự tạo lập cho mình một thương hiệu riêng công ty nên thiết kế một logo riêng của công ty Chè Sông Cầu để thể hiện được đặc trưng riêng cho ngành nghề kinh doanh và để khách hàng dễ dàng nhận diện thuwong hiệu của công ty 3.1.4 Câu Khẩu hiệu (Slogan) của thương hiệu Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu Câu khẩu hiệu thường xuất hiện trên các mục quảng cáo, phương tiện truyền thông khi nhắc đến công ty Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 54 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Câu khẩu hiệu được xem như cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt của công ty Câu khẩu hiệu tạo được khá nhiều thông tin bổ sung và tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận đến những thông tin vốn khá trìu tượng từ tên thương hiệu và logo Tôn chỉ trong mọi hoạt động của Vinatea là: “TÍN NHIỆM * CHẤT LƯỢNG * LÂU DÀI * BỀN VỮNG” Tôn chỉ này được Vinatea đưa ra không chỉ làm an tâm người tiêu dùng sản phẩm của công ty mà còn làm thỏa mãn được cả các chi nhánh, các bạn hàng của mình Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, sau những vụ “scandal” về chè bùn, chè bẩn thì tôn chỉ này cả công ty càng làm cho người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của công ty Các chi nhánh của công ty cũng nhờ đó có thể hoạt động bền vững, ổn định hơn trong bối cảnh khó khăn của ngành chè Sau gần 50 năm hoạt động, ngày nay Vinatea đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới một tập đoàn kinh tế đa năng Vinatea là địa chỉ tin cậy của các bạn hàng quốc tế tại Việt Nam Đó cũng là câu khẩu hiệu của toàn bộ các công ty thành viên của Vinatea 3.2 Thực trạng đăng ký bảo hộ thương hiệu tại doanh nghiệp 3.2.1 Đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong nước và ngoài nước Vinatea đã đăng ký nhãn hiệu và logo của công ty tại Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam, thương hiệu VINATEA đã được đăng ký và giới thiệu tại hơn 40 nước trên thế giới tuy nhiên đây mới là bước đầu trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Kể từ năm 2004, ngành chè Việt Nam thực hiện đề án đầu tư xây dựng thương hiệu cho ngành chè Cũng từ đây đánh dấu bước chuyển mình mới của ngành chè, trong đó có sự chung tay của Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) và các doanh nghiệp chè trong nước Và ngày 6/6 vừa qua, thương hiệu quốc gia chè Việt Nam (Vinatea) đã được cấp giấy chứng nhận của Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 55 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Khoa học Công nghệ Thương hiệu này cũng đã được Bộ Văn hóa Thông tin xác định thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội Chè Việt Nam Tuy nhiên cơ hội đang đến với Vinatea khi Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã đầu tư 27,5 tỉ đồng triển khai đề án xây dựng thương hiệu chung cho chè Việt Nam, thực hiện trong hai năm 2004 – 2005 trong đó Nhà nước hỗ trợ 70% Vinatea và các doanh nghiệp xuất khẩu chè khác có thể đưa thương hiệu vào bao bì sản phẩm chè xuất khẩu như một sự đảm bảo về chất lượng, với điều kiện thỏa mãn những tiêu chuẩn về trồng trọt, sản xuất và bảo quản sản phẩm Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) nhiều năm qua đã rất nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa các doanh nghiệp hành viên khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhắm quảng bá sản phẩm Vinatea bỏ ra các khoản tiền lớn để quảng cáo sản phẩm chè ở nước ngoài, thương hiệu Vinatea đã được đăng kí bảo hộ và giới thiệu tại hơn 40 nước trên thế giới Tổng công ty đã triển khai bán sản phâmr có bao bì nhãn mác hoàn chỉnh sang Nga và EU, bước đầu đã có những kết quả khả quan Vinatea đang tập chung vào kế hoạch xây dựng một số thương hiệu chè, có mẫu mã bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế, với tổng chi phí trên 5 triệu USD 3.2.2 Xây dựng các rào cản chống sự xâm phạm thương hiệu tại doanh nghiệp Công ty đã thiết lập các rào cản trong bảo vệ thương hiệu bằng cách:  Luôn có xu hướng mở rộng thêm diện tích trồng chè, mở rộng các phân xưởng sản xuất, đảm bảo được nguồn nguyên liệu chè búp tươi  Công ty luôn nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng chè tốt hơn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lương tiêu hao  Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng tạo sự uy tín trong các thương vụ  Công ty luôn đảm bảo cho việc sản xuất chè an toàn, chè sạch nên công ty đã quan tâm từ khâu trồng, chăm sóc đến chế biến đều theo phương pháp an toàn sinh học như chỉ dùng phân vi sinh, đuổi sâu bọ bằng phương pháp sinh học, không dùng hóa chất trong quá trình sao chè  Ngoài ra cũng duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng hàng hóa bằng cách kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất cũng Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 56 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh như trong quá trình bao gói sản phẩm Ngoài ra còn nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong công ty sao cho ngày càng tốt hơn  Đầu năm 2011, công ty đã tham gia liên hoan Trà Quốc tế được tổ chức tại Thái Nguyên để giới thiệu sản phẩm và nâng cao uy tín của công ty  Cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như giữ vững uy tín của thương hiệu chè Thái Nguyên 3.3 Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Giá trị thương hiệu là tổng hòa các mối liên hệ và thái độ của khách hàng và các nhà phân phối đối với một thương hiệu Nó cho phép công ty đạt đạt được lợi nhuận và doanh thu lớn hơn từ sản phẩm so với trường hợp nó không có thương hiệu Đối với Vinatea nói chung và công ty chè Sông Cầu nói riêng, thương hiệu “chè Việt” đã thực sự đem lại cho công ty những nguồn lợi đáng kể 3.3.1 Sự trung thành thương hiệu Sự trung thành của thương hiệu là một yếu tố thường được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đánh giá giá trị của một thương hiệu Một thương hiệu không có các khách hàng trung thành chỉ là một thương hiệu yếu hoặc mới chỉ có giá trị tiềm năng Chè là thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới (chỉ sau nước uống) Tại Việt Nam chè được sử dụng rộng rãi và đã trở thành một thức uống truyền thống Sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm chè đã tạo cho Vinatea có sức cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm cạnh tranh cùng ngành cũng như các sản phẩm nước giải khát khác Sự trung thành của thương hiệu thể hiện qua sản lượng tiêu thụ của kacsh hàng trong và ngoài nước qua từng năm Theo số liệu thống kê, khoảng 90% sản lượng chè xanh của Vinatea được sản xuất ra tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước, Kim ngạch xuất khẩu đạt 35000 tấn, giá trị 60 triệu USD, con số này năm 2011 là 50 triệu USD, đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè Để tăng cường sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chè Việt, ngoài việc tăng cường phát triển các loại sản phẩm mới, đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao thì Vinatea cũng dùng chính sách giá để tăng cường Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 57 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh lòng trung thành của khách hàng So với các sản phẩm chè cao cấp khác, giá của Vinatea luôn rẻ hơn, giá xuất khẩu của Vinatea cũng luôn thấp hơn các nước khác Không chỉ dùng chính sách giá để tăng cường lòng trung thành của khách hàng, công ty còn cam kết về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, các sản phẩm của Vinatea khi đưa ra thị trường đều phải qua các quy trình chế biến, bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn Khẳng định được chất lượng của sản phẩm chính là cách tốt nhất để Vinatea giữ chân được những khách hàng của mình 3.3.2 Sự nhận biết thương hiệu Sự nhận biết thương hiệu là số phần trăm của dân số hay thị trường mục tiêu biết đến sự hiện diện của một thương hiệu hay công ty Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm và là một tiêu chí đo lường sức mạnh của một thương hiệu một thương hiệu càng nổi tiếng thì càng dể dàng được khách hàng lựa chọn, tuy vậy việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kém nên việc hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được cách thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao nhất với một chi phí hợp lý hơn Sự nhận biết thương hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông như quảng cáo, quan hệ cộng đồng, Mức độ nhận biết của thương hiệu có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau: • Cấp độ cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên • Cấp độ kế tiếp là không nhắc mà nhớ • Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với mặt hàng chè, mỗi khi mua hàng hóa thì người ta thường hoạch định thương hiệu từ trước Trong trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ không có cơ hội được chọn lựa Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó Sự nhận biết thương hiệu dựa vào hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 58 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Nhắc đến sản phẩm chè, có lẽ những cái tên như Chè Mộc Châu Chè Ô Long hay chè Thái Nguyên luôn được nhắc đến đầu tiên, Những sản phẩm này đều của Vinatea nhưng mỗi loại lại có môt nét riêng biệt để khách hàng ấn tượng và ghi nhớ Công ty chè Sông Cầu cũng được các bạn hàng biết đến với một doanh nghiệp có trình độ quản lý và hoạt động sản xuất rất tốt, với dây chuyền sản xuất chè theo công nghệ hiện đại, tuy nhiên sự nhận biết về các sản phẩm của công ty thì chưa có 3.3.3 Sự liên tưởng thương hiệu Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những liên tưởng riêng có gắn liền với thương hiệu đó Hình ảnh thương hiệu được xây dựng dựa trên các liên tưởng thương hiệu Vinatea tạo cho khách hàng sự liên tưởng về một sản phẩm “Chè Việt” một loại thức uống mạng đạm hồn Việt, đậm chất truyền thống của người Việt Nam Chứa đựng trong những chén trà là cả tinh hoa của văn hóa Việt, của con người Việt và của chè Việt Riêng đối với Công ty chè Sông Cầu giúp cho khách hàng liên tưởng tới một sản phẩm chè được sản xuất trên vùng nguyên liệu chè đặc sản Thái Nguyên “ Chè Thái, gái Tuyên” là câu nói cửa miệng của nhiều người nên khi nhắc đến chè người ta thường nhắc đến Thái Nguyên Hơn thế nữa chè còn được biết đến với nhiều công dụng như: + Uống trà thường xuyên giúp chóng ung thu và tia phóng xạ + Chè xanh giàu chất chống ôxi hoá (antioxidation) có tác dụng tấn công các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là nguy cơ gây triệt tiêu tế bào + Chè đen có chứa nhiều hợp chất hữu ích làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, chính điều này mà hiện nay có rất nhiều dược Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 59 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh phẩm, kem chống lão hoá sử dụng các chiết suất có trong chè đen, nhất là các kem chống nhăn dùng cho phụ nữ + Nếu uống chè đen, chè xanh đều đặn có tác dụng giảm cholesterol xấu (mỡ máu xấu) và làm tăng cholesterol tốt, giảm thiểu bệnh tim mạch + Chè giàu flo có tác dụng bảo vệ răng lợi, chặn đứng nguy cơ gây bệnh về răng, tăng cường sức khoẻ răng và vẻ đẹp nụ cười + ối với người mắc bệnh tiểu đường, uống chè thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm gluco (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như các biến chứng khác do bệnh tiểu đường gây ra + Chè chữa cảm mạo, phong nhiệt đau đầu,… 3.3.4 Chất lượng cảm nhận vượt trội Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức chi phí nào đó Người tiêu dùng không chỉ mong đợi ở chè chỉ đơn thuần là một thức uống đơn thuần mà họ còn hi vọng chè mang lại cho họ sức khỏe, sự tinh táo và thư giãn sau mỗi lần sử dụng Hiểu được tâm lý đó, Vinatea đã đưa ra rất nhiều các loại chè có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe Điều này sẽ đem lại cho công ty nhiều hơn những khách hàng trung thành cũng như các khách hàng chưa sử dụng qua sản phẩm của công ty 3.4 Quản lý tài sản thương hiệu trong quá trình kinh doanh của công ty chè Việt Nam: 3.4.1 Quản lý tài sản thương hiệu: - Vấn đề thương hiệu là vấn đề mới được các doanh nghiệp quan tâm chú ý từ khi một loạt các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Trung Nguyên bị các công ty nước ngoài sử dụng bất hợp pháp Để sản phẩm có năng lực cạnh tranh thì việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm là điều không thể không làm Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 60 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh - Quản lý tài sản thương hiệu giúp xây dựng và quản lý thương hiệu hiệu quả cao cho từng năm - Các phần chính của bản tài sản thương hiệu của công ty bao gồm: cấu trúc nền móng của thương hiệu, bản tuyên ngôn định vị thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu, các logo chuẩn hóa, các thông số về màu sắc kích thước của hệ thống nhận diện thương hiệu, các file thiết kế logo, các file hướng dẫn sử dụng, lịch sử của thương hiệu, sổ tay thương hiệu và tất cả các yếu tố khác liên quan đến tài sản thương hiệu Phần này giúp người quản lý nhãn hiệu luôn nhất quán trong tất cả các thiết kế và truyền thông thương hiệu - Đánh giá thường xuyên tài sản thương hiệu: Vinatea là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất tại Việt Nam Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên mọi phương diện Tuy nhiên Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Trưởng Văn phòng đại diện của Vinatea, Giám đốc Công ty Chè Ba Đình trực thuộc Vianatea tại Nga thì hiện nay thương hiệu chè Việt Nam nói chung và chè Vinatea nói riêng chưa được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến, bởi từ trước tới nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè nguyên liệu với giá thấp - Đo lường tài sản thương hiệu và đầu tư cho các hoạt động marketing để duy tri tài sản thương hiệu: Vinatea vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng và quáng bá thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường thế giớiViệc quảng bá thương thiệu chè cũng đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do thuế đánh vào chè thành phẩm nhập khẩu của các nước rất cao đã làm tăng giá thành sản phẩm Do vậy chỉ chè đen bán thành phẩm không thương hiệu có thể xuất khẩu dễ dàng vào thị trường các nước, được các công ty nước ngoài thu mua, sau đó được đấu trộn với một số loại chè khác và đóng gói bán trên thị trường với một thương hiệu khác Chiến lược phân phối là một khâu yếu kém trong hoạt động Marketing của Vinatea Hệ thống phân phối còn nghèo nàn, hoạt động thiếu chặt chẽ, thiếu tính liên kết khiến các hoạt động xúc tiến bán hàng và do đó ảnh hưởng xấu tới năng lực cạnh tranh Chủ yếu sản phẩm của Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 61 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Vinatea chỉ phân phối qua trung gian, môi giới chứ chưa trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng ở các thị trường mục tiêu Điều này khiến Vinatea mất đi một khoản lợi nhuận đáng kể Tuy vậy Vinatea đang xúc tiến xây dựng các văn phòng thương mại ở Nga và một số thị trường khác, hoạt động này hứa hẹn sẽ cải thiện được một số bất cập trong khâu phân phối 3.4.2 Quản lý các yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu Các yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu của công ty bao gồm tên thương hiệu, logo, phong cách phục vụ khách hàng, tác phong làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty, hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng… Để quản lý các yếu tố này công ty có một số biện pháp sau:  Thống nhất trong toàn công ty tác phong, phong cách làm việc của nhân viên  Chỉ định người có quyền và trách nhiệm đối với hình ảnh của thương hiệu Những người này sẽ có quyền và nghĩa vụ sau: • Chịu trách nhiệm đối với sự thành công của thương hiệu công ty • Có thể đối đáp bất kì vấn đề với tư cách cá nhân • Có thể chịu trách nhiệm về mọi lời nói của mình  Công ty đảm bảo thực hiện tốt những gì đã cam kết với khách hàng Thương hiệu công ty cũng chính là tài sản của công ty, hơn thế nữa giá trị của nó thường chiếm phần lớn nguồn vốn của công ty Giá trị của nó là vô giá Vì vậy công tác quản lý tài sản thương hiệu và yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu là rất cần thiết Hiện nay Vinatea đang đàm phán để liên doanh với các công ty Ấn Độ, Nga và các tập đoàn kinh tế khác nhằm thông qua sự hợp tác liên doanh này thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và mở rộng đầu mối tiêu thụ chè, tổ chức xuất khẩu theo phương pháp đối ứng với Mỹ, phối hợp với các tổ chức Việt kiều yêu nước mở của hàng bán chè Việt Nam Để quảng cáo sản phẩm ở nước ngoài Vinatea đã bỏ ra các khoản tiền khá lớn như 500.000 700.000 USD tại thị trường Nga, tổng chi phí quảng cáo khoảng 5 triệu USD để xây dựng một số thương hiệu chè Tuy nhiên kênh thông tin hiệu quả nhất là quảng cáo trên truyền hình vẫn chưa được sử dụng Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 62 Lớp: K6-QTM Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh Các hình thức quảng bá bằng Internet, xuất bản tạp chí “Người làm chè” đã bắt đầu được sử dụng để giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, giao dịch đàm phán với khách hàng song thông tin còn sơ sài, chưa phổ biến Vinatea cũng tích cực tổ chức đưa các doanh nghiệp thành viên đi khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để quảng bá sản phẩm Tuy nhiên do thiếu kinh phí, cộng với thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, nên việc tham gia, tổ chức các hội chợ còn manh mún tính hiệu quả chưa cao 3.5 Giải pháp giúp tăng cường công tác quản trị thương hiệu tại Công ty chè Sông Cầu Như những phân tích ở trên ta có thể thấy, tất cả các hoạt động về quản trị thương hiệu của công ty Chè Sông Cầu đều do Tổng công ty Chè Việt Nam thực hiện Tuy nhiên, với một công ty lớn như Vinatea thì việc chăm sóc kĩ càng cho từng chi nhánh là điều không thể Chính vì thế, công ty Chè Sông Cầu cần có những quyết định riêng về công tác quản trị, như vậy vừa giảm bớt được gánh nặng cho Tổng công ty, vừa có thể tự xây dựng cho mình một thương hiệu riêng biệt Một số giải pháp tăng cường hoạt động quản trị thương hiệu cho công ty chè Sông Cầu - Sản xuất ra cho mình một số các sản phẩm riêng để bán ra thị trường, các sản phẩm có bao bì, mẫu mã và gắn tên của công ty trên đó - Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu riêng biệt, tách hẳn với thương hiệu của Vinatea - Đưa thêm phòng Marketing vào trong cơ cấu tổ chức, cử cán bộ đi học tập, tham quan các hoạt động marketing, hoạt động quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp khác rồi áp dụng cho công ty - Đăng kí bảo hộ thương hiệu trong nước để tránh tình trạng bị xâm phạm thương hiệu Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 63 Lớp: K6-QTM ... tính tổng thể Cơng ty chè Sơng Cầu công ty trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam nên kế hoạch chi? ??n lược Tổng công ty định đưa kế hoạch cụ thể cho chi nhánh sở đảm bảo thực chi? ??n lược chung Tổng công. .. Khoa Quản trị kinh doanh tế Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam hoàn thiện báo cáo Tuy nhiên với kiến thức hạn chế kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo em nhièu thiếu sót mong... nghiệp chè Sông cầu đổi tên thành Công ty chè Sông Cầu trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) ∗ Vốn điều lệ: 2.740.000.000 đồng ∗ Hình thức doanh nghiệp: chi nhánh thuộc Tổng công ty ∗

Ngày đăng: 20/04/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan