Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 3: so sánh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và việt nam

34 1.2K 12
Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 3: so sánh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………….…………………………………2 Phần 1: Khái quát chung…………………………………… …………………………………2 1. Định nghĩa…………………………………………………………………………………4 2. Sự cần thiết phải ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá…………………………………4 3. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế…………………………… …………………………………………………………5 Phần 2: So sánh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam………………………………………………………………………………………….6 1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá… ………………6 1.1 Sự hình thành phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế…………… 6 1.2 Sự hình thành phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam………………7 2. Mục tiêu và phạm vi của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam……8 2.1 Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế……….8 2.2 Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…….9 3. Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam………………10 3.1 Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế……………………………10 3.2 Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…………………………17 4. So sánh cấu trúc và nội dung của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam……………………………………………………………………………………… 17 4.1 Về mặt cấu trúc…………………………………………………………………….17 4.2 Về mặt nội dung…………………………………………………………………… 19 5. Phân tích sự khác nhau giữa hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam….32 Phần 3: Một số hạn chế trong việc áp dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam………………… ….33 1. Hạn chế trong việc áp dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá vào thực tế………… … 33 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…….35 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… ……………37 1 MỞ ĐẦU Ở Việt Nam thẩm định giá bắt đầu hình thành rõ nét từ những năm 1993 -1994 sau khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Trong khi ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thẩm định giá đã tồn tại từ hàng trăm năm nay. Cùng với sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động thẩm định giá là sự cần thiết phải có một quy chuẩn chung làm căn cứ hành nghề cũng như để quản lý, đánh giá hoạt động của các thẩm định viên. Với mục đích đó, đó bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đã ra đời.Trên cơ sở vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, trình độ của mình, mỗi quốc gia lại xây dựng nên một bộ tiêu chuẩn riêng của quốc gia mình, Việt Nam là một trong số đó. Sự phát triển của nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải phát triển nhanh chóng hoạt động thẩm định giá nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp và các tổ chức, các yêu cầu mua bán, trao đổi giữa các bên tham gia. Quá trình thẩm định giá phải được thực hiện theo các chuẩn mực được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền. Sự thay đổi kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định tài sản chuyên nghiệp của các bên tham gia thị trường. Xu hướng toàn cầu hóa thị trường đầu tư đã làm tăng thêm nhu cầu về các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản được quốc tế công nhận. Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ra đời theo các quyết định của Bộ Tài chính vào các năm 2005 và 2008 vận dụng dựa trên Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn này đã kịp thời đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường nói chung cũng như ngành thẩm định giá nói riêng. 2 Trong khuôn khổ bài tập lớn của mình, nhóm 4 xin được giới thiệu những thông tin cơ bản về hệ thống tiêu chuẩn tiêu chuẩn định giá quốc tế và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Mục tiêu nhóm hướng tới khi trình bày về nội dung “So sánh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam” đó là: 1. Sự cần thiết phải ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá. 2. Giúp các bạn hình dung ra kết cấu của từng bộ tiêu chuẩn. 3. Trên cơ sở so sánh, thấy được những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai bộ tiêu chuẩn. 4. Nêu ra một số hạn chế của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục để các bạn cùng thảo luận. CÁC TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ Phần 1: Khái quát chung 1. Định nghĩa Thẩm định giá (theo điều 4, “Pháp lệnh giá” ban hành ngày 8/4/2002) là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc theo thông lệ thế giới. 3 Tiêu chuẩn thẩm định giá là sự quy định có tính pháp lý do các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức ban hành. Việc quy định nhằm đảm bảo tính khách quan, tính khoa học và có thể so sánh được của các kết quả thẩm định giá.Nó cũng nhằm đảm bảo và giảm bớt những tranh chấp có thể xảy ra.Trên bình diện quốc tế, việc quy định các tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm đạt đến sự thống nhất và chuẩn mực của các hoạt động thẩm định giá, đạt tới sự ứng dụng thích hợp và nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và có thể so sánh xuyên quốc gia. 2. Sự cần thiết phải ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá  Trong phạm vi quốc gia, nếu thiếu tiêu chuẩn thẩm định giá sẽ thiếu cơ sở chuẩn mực đảm bảo tính khoa học, khách quan và sẽ có thể so sánh của các kết quả thẩm định giá được thực hiện bởi các thẩm định viên.  Trên phạm vi quốc tế, nếu không có những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế sẽ có nguy cơ rất lớn dẫn đến sự hỗn độn của thị trường. Sự khác biệt về quan điểm giữa các tổ chức thẩm định giá quốc gia có thể dẫn đến sự sai lệch không chủ định trong thẩm định giá.  Thẩm định giá phù hợp và có thể so sánh là cần thiết nhằm đảm bảo thông tin tài chính chất lượng cao cung cấp cho những người sử dụng báo cáo tài chính, mua bán tài sản và sử dụng các kết quả thẩm định giá vào các mục đích khác nhau, giảm bớt các tranh chấp giữa các bên. Quy định các tiêu chuẩn thẩm định giá được thừa nhận và áp dụng ở các quốc gia sẽ đạt được sự ứng dụng thích hợp và nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và có thể so sánh xuyên quốc gia. Trên thực tế thì hầu hết các nước đều có tiêu chuẩn thẩm định giá của riêng nước mình, như các nước Pháp, Ý, Singapore, Thái Lan, Úc,…và đều dựa trên Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. 3. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 4 Các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia do từng quốc gia quy định và chỉ có ý nghĩa pháp lý trong phạm vi hoạt động thẩm định giá của quốc gia đó. Trong khi đó, các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế do Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá ban hành, được các quốc gia thành viên thừa nhận và áp dụng trong hoạt động thẩm định giá của quốc gia đó. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế không co ý nghĩa bắt buộc với các nước thành viên. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế thể hiện những thực tế đã được thừa nhận hay tốt nhất, trong hiệp hội thẩm định giá, còn được gọi là những nguyên tắc thẩm định giá được thừa nhận chung nhất. Điều này thể hiện tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn của các nước thành viên sẽ bổ sung và tương hỗ lẫn nhau. Trong trường hợp tồn tại những điểm khác nhau giữa các bản báo cáo hay ứng dụng của các quốc gia và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, cần phải công khai hóa và trình bày rõ những khác biệt đó.  Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tồn tại song song không loại trừ và bổ sung lẫn nhau. Cả 2 hệ thống tiêu chuẩn đều được chỉnh đối phù hợp với sự phát triển của hoạt động thẩm định giá ở mỗi quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Phần 2: So sánh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá 1.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế được thành lập năm 1981 với tên ban đầu là Ủy ban các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản quốc tế (TIVSC). Ủy ban trên đã đổi tên vào năm 1994 và hiện nay được biết đến như là Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC) có trụ sở đặt tại London, Vương quốc Anh. Từ năm 2003, IVSC đã là một hiệp hội hợp nhất, bao gồm các hiệp hội thẩm 5 định giá chuyên nghiệp trên toàn thế giới được quy định bởi các Điều lệ của Hiệp hội và theo đuổi hai mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất: Phổ biến các tiêu chuẩn thẩm định giá và khuyến khích sự chấp nhận các tiêu chuẩn này trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai: Làm hài hòa các tiêu chuẩn giữa các quốc gia trên thế giới để nhận diện và thể hiện công khai các khác biệt trong báo cáo và ứng dụng của các tiêu chuẩn nếu có. Cho đến nay Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đã thực hiện 8 lần xét lại tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, được xuất bản vào các năm 1985, 1994, 1997, 2000, 2001, 2003, 2005 và 2007. Ấn bản thứ 8 được coi là ấn bản quan trọng nhất cho đến nay. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, hơn 90 nước đã quy định hoặc cho phép sử dụng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRSS) được Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế đưa ra. Nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đang điều khiển hoạt động thẩm định giá là nhất quán với các yêu cầu của các thẩm định viên theo các tiêu chuẩn lập báo cáo tài chính quốc tế. 1.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam Hội Thẩm định giá Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo Quyết định số 138/2005/QĐ-BNV ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Được Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ cho phép Đại hội thành lập Hội Thẩm định giá Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 24/5/2006.Hội Thẩm định giá Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự trang trải về tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật.Điều lệ hoạt động của Hội Thẩm định giá Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số1116/QĐBNV ngày 14/4/2006. 6 Hội Thẩm định giá Việt Nam là thành viên của Hiệp Hội Thẩm Định Giá Thế giới (WAVO), Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế (IVSC), Hiệp hội Thẩm định giá Đông Nam Á (AVA). Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được công bố trong các quyết định của Bộ Tài chính vào các năm 2005 và 2008.Hệ thống này bao gồm 12 tiêu chuẩn được sắp xếp theo thứ tự và đặt ký hiệu từ TĐGVN01 đến TĐGVN 12.Trong đó,các tiêu chuẩn từ 01 đến 04 được ban hành kèm theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính,tiêu chuẩn 05 và 06 được ban hành theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các tiêu chuẩn từ 07 đến 12 được ban hành theo quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2.1.Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2.1.1.Mục tiêu của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế Sự phát triển của các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS) nhằm vào 3 mục tiêu chính:  Thúc đẩy các giao dịch xuyên quốc gia và đóng góp vào khả năng phát triển của thị trường tài sản quốc tế bằng cách nâng cao sự minh bạch của báo cáo tài chính cũng như mức độ tin cậy vào kết quả thẩm định giá nhằm bảo đảm cho các khoản cầm cố và thế chấp, cho những giao dịch liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu và giải quyết những tranh chấp hay các vấn đề về thuế.  Cung cấp các tiêu chuẩn chuyên ngành cho thẩm định viên trên toàn thế giới, qua đó cho phép các thẩm định viên thích ứng với những nhu cầu của thị trường tài sản quốc tế về độ tin cậy của kết quả thẩm định giá và đáp 7 ứng những nhu cầu thực hiện báo cáo tài chính của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.  Cung cấp những tiêu chuẩn thẩm định giá và thiết kế báo cáo tài chính đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia mới phát triển và các quốc gia công nghiệp mới. 2.1.2 Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế Phạm vi thẩm định giá ngày càng trở nên rộng hơn, thuật ngữ thẩm định giá quyền tài sản (property valuation) đã vượt qua những hạn chế của thuật ngữ thẩm định giá tài sản (asset valuation) thuật ngữ thẩm định giá đầu tiên được sử dụng trong các báo cáo tài chính. Trong khi các tiêu chuẩn của các ngành khác, như kế toán có thể áp dụng cho thẩm định giá, Ủy ban thẩm định giá quốc tế khuyên các thẩm định viên tài sản nên nắm vững kiến thức về kế toán trong khi thẩm định giá. Khi thẩm định giá dịch vụ báo cáo tài chính hay áp dụng về kế toán để thẩm định giá, thẩm định viên nên kết hợp cả yêu cầu của tiêu chuẩn kế toán và những điều gắn liền với thẩm định giá tài sản. Nếu có sự mâu thuẫn giữa những tiêu chuẩn này thì thẩm định viên phải công khai sự khác biệt đó. 2.2 Mục tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 2.2.1 Mục tiêu của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam  Thiết lập một tiêu chuẩn quản lý nhà nước thống nhất cho toàn ngành.  Giúp cho các tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên giá có thể hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn thống nhất để nâng cao chất lượng thẩm định giá.  Xác định và làm rõ trình độ của các thẩm định viên giá để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác. 8  Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 2.2.2 Phạm viáp dụng  Những tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đưa ra quy định, nguyên tắc chung được chấp nhận trong khu vực và trên thế giới, đôi khi có sự khác nhau với tiêu chuẩn thẩm định giá của các nước khác trong ASEAN và tiêu chuẩn thẩm định giá thế giới, nhưng nó là tiêu chuẩn được thống nhất giữa các nhà chuyên môn và phù hợp với điều kiện, tình hình của Việt Nam và thông lệ quốc tế.  Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được các thẩm định viên giá sử dụng để đưa ra kết quả phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, đồng thời là cơ sở pháp lý để các nước muốn lấy tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam làm chuẩn để xem xét kết quả mà họ đưa ra và được Việt Nam chấp nhận. 3.Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 3.1 Cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 bao gồm: (1) Giới thiêu (2) Những nguyên tắc và khái niệm chung về thẩm định giá (3) Quy tắc hành nghề (4) Các loại quyền tài sản (5) Giới thiệu các tiêu chuẩn (6) Tiêu chuẩn (7) Hướng dẫn (8) Ứng dụng (9) Bạch thư (10) Từ điển thuật ngữ Dưới đây là sơ đồ cấu trúc tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: (Nguồn: Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế ấn bản lần thứ bảy 2005 do Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế ban hành.) 9 10 LỊCH SỬ, GIỚI THIỆU SỰ THÀNH LẬP, CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ KHÁI NIỆM THẨM ĐỊNH GIÁ CHUNG QUY TẮC HÀNH NGHỀ THẨM ĐỊNH GIÁ LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ BẤT ĐỘNG SẢN ĐỘNG SẢN DOANH NGHIỆP CÁC LỢI ÍCH TÀI CHÍNH GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG GIÁ TRỊ KHÁC GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN THẨM ĐỊNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN 1 THẨM ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TIÊU CHUẨN 2 THẨM ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ KHÁC GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG XEM BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ KHÁC GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TIÊU CHUẨN 3 BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIÁ ỨNG DỤNG THẨM ĐỊNH GIÁ PHỤC VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH THẨM ĐỊNH GIÁ PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH CHO VAY HƯỚNG DẪN TĐG BẤT ĐỘNG SẢN TĐG LỢI ÍCH CHOTHUÊ TĐG NHÀ MÁY, THIẾT BỊ TĐG TÀI SẢN VÔ HÌNH TĐG ĐỘNG SẢN SOÁT XÉT VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN HÀNG LOẠT CHO MỤC ĐÍCH TÍNH THUẾ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG BẠCH THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ TRONG CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI PHỤ LỤC TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ [...]... hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 15 Như đã giới thiệu ở trên ,hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bao gồm 12 tiêu chuẩn được sắp xếp theo thứ tự từ TĐGVN01 đến TĐGVN12.Cấu trúc và nội dung từng tiêu chuẩn sẽ được trình bày cụ thể ở mục 4 4 So sánh cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 4.1.Về mặt cấu trúc Mỗi tiêu chuẩn thẩm định. .. với tiêu chuẩn thẩm định giá của các nước trong ASEAN và tiêu chuẩn thẩm định giá thế giới, nhưng nó là tiêu chuẩn được thống nhất giữa các nhà chuyên môn và phù hợp với điều kiện, tình hình của Việt Nam và thông lệ quốc tế Để phù hợp với thực tế Việt Nam thì Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đã điều chỉnh tạo nên một số sự khác biệt  Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đưa ra các tiêu chuẩn. .. Việt Nam là sự kế thừa và vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế vào thực tế Việt Nam. Vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy sự trùng khớp ở nhiều nội dung giữa hai bộ tiêu chuẩn này Ngoài ra ,hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể sự hài hòa giữa tiêu chuẩn thẩm định giá và chuẩn mực kế toán trong khi đó trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế thì sự hài hòa này... các ứng dụng và hướng dẫn tất cả các hoạt động thẩm định giá và hướng dẫn 3.1.7 Hướng dẫn Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đưa ra 3 tiêu chuẩn Tiêu chuẩn thẩm định giá 1 (IVS1) và 2 (IVS2) đề cập đến khía cạnh giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá Tiêu chuẩn thẩm định giá 3 (IVS3) nêu lên các yêu cầu đối với việc lập báo cáo thẩm định giá Những tiêu chuẩn này... trong thẩm định giá 3.Tìm hiểu về bất động sản 4.Động sản 5.Doanh nghiệp 6.Các quyền tài sản 7.Xác định và nhận diện tài sản hợp pháp Được trình bày trong phần Các loại tài sản 5 Phân tích sự khác nhau giữa hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế Những tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đưa ra những quy định, nguyên tắc chung được chấp nhận trong khu vực và. .. trọng và chấp hành đúng luật 2 .Tiêu chuẩn đạo đức 3.Trình độ chuyên môn và tính thận trọng 4.Tính minh bạch 25 Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 2 (IVS2) 1.Nội dung của báo cáo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số3 2.Nội dung của hồ sơ (IVS3) thẩm định giá 3.Chứng thư thẩm định giá 4.Phụ lục:Mẫu báo cáo và chứng thư thẩm định giá và thẩm định viên về giá thực hiện, công bố khi hòan thành công việc thẩm. .. Phương pháp thặng dư trong tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ứng dụng đã đưa ra vấn đề giá trị của đồng tiền theo thời gian vào trong phương pháp tính  Nội dung của báo cáo thẩm định giá thì thêm một nội dung thứ 12 là yêu cầu phải có phụ lục đính kèm báo cáo kết quả thẩm định giá  Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam quy định hồ sơ thẩm định giá trong hệ thống thẩm định giá Việt Nam phải được lưu trữ... Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế quy định Hồ sơ thẩm định giá được lưu trữ tại nơi lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có các chi nhánh, hồ sơ thẩm định giá được lưu hành tại nơi ban hành chứng thư thẩm định giá Phần 3 Một số hạn chế trong việc áp dung các tiêu chuẩn thẩm định giá và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thẩm định. .. phát triển và hội nhập Với một thẩm định viên tuân thủ đúng các tiêu chuẩn thẩm định giá, thực hiện đúng đạo đức nghề nghiệp với năng lực và kinh nghiệm của mình chắc chắn sẽ thực hiện tốt công việc thẩm định giá, cũng là góp phần đưa nghề Thẩm định giá Việt Nam phát triển Tài liệu kèm theo: 1 Hệ thống 12 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (file đính kèm) 2 Hệ thống 5 tiêu chuẩn thẩm định giá châu Âu... nguồn gốc tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, nhiệm vụ của Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, nội dung tổng quát của tiêu chuẩn Giải thích cấu trúc của tiêu chuẩn và khả năng áp dụng 3.1.2Những nguyên tắc và khái niệm thẩm định giá: Phần này trình bày đầy đủ toàn bộ kiến thức cấu thành phương pháp thẩm định giá và thực hành trong phạm vi những tiêu chuẩn này Để nâng cao hiểu biết chuyên ngành và để . Úc, và đều dựa trên Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. 3. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 4 Các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia do từng quốc. tiêu và phạm vi áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ….9 3. Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam ……………10 3. 1 Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm. thẩm định giá quốc tế …………………………10 3. 2 Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ………………………17 4. So sánh cấu trúc và nội dung của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam …………………………………………………………………………………… 17 4.1

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU……………………………………………………….…………………………………2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan