D:những chuyện viết về Đặng thùy Trâm từ Mỹ.doc

13 388 2
D:những chuyện viết về Đặng thùy Trâm từ Mỹ.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

(California, Mỹ Chuyện về Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ (kỳ 2) Người vẽ chân dung bác sĩ Thùy Trâm giữa chiến trường Hiếu Nguyễn là dân miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long). Anh em trong đơn vị gọi Hiếu là "dân chơi vùng 4 chiến thuật". Hiếu rất tự hào về nơi xuất thân. Hiếu tính nóng nảy nhưng biết nhường nhịn anh em. Đối với lính Mỹ, kể cả sĩ quan, nói chuyện với Hiếu ngang ngang là Hiếu cự lại liền. Hiếu có tinh thần dân tộc rất cao. Một sĩ quan Mỹ kể lại có lần Hiếu rút súng Colt 45 định ăn thua đủ với mấy tay Yankee (từ chỉ lính liên bang thời nội chiến ở Mỹ) trong Zippo Squad (nhóm lính Mỹ chuyên sử dụng hộp quẹt hiệu Zippo). Đại đội Hiếu tăng phái ngày đó có một tiểu đội Mỹ chuyên đốt nhà dân trong vùng oanh kích tự do (Free Fire Zone), đốt bằng hộp quẹt Zippo. Buổi trưa cả đại đội vào làng. Như thường lệ, Zippo Squad mò đến mấy ngôi nhà giữa làng để đốt. Trong lúc cả chục con người mắt xanh vui sướng chuẩn bị phóng hỏa thì Hiếu đến ngăn cản. Tay trung sĩ tiểu đội trưởng vung súng gạt Hiếu qua một bên. Hiếu tay móc súng Colt 45 tay cầm lựu đạn M.67 sẵn sàng ăn thua đủ. Đại đội trưởng trờ đến giải hòa. Hiếu chỉ tay vào mặt tên tiểu đội trưởng, chửi thề như hét: "Đ.M mày đốt nhà dân bốc khói, vi-xi thấy mục tiêu pháo kích làm sao tao ăn cơm. Đồ ngu!". Vừa nghe có lý lại vừa sợ chết, từ đó màn đốt nhà dân làm vui của Mỹ chấm hết. Nhưng trong con người Hiếu Nguyễn ngang tàng đó có một trái tim dễ rung động. Hiếu hay nói chuyện miền Tây, về dân tình, về thức ăn, về lòng hiếu khách của người dân ở quê Hiếu. Hiếu muốn cho chúng tôi biết rằng, dân Sài Gòn, dân Mỹ Tho cũng là người Việt với đầy lòng tự hào bình đẳng. Tôi nhớ Hiếu Nguyễn nhắc về bác sĩ Thùy Trâm rất nhiều lần. Anh tưởng tượng người nữ bác sĩ quân giải phóng có dáng người tầm thước, mặt trái xoan, da trắng và tóc dài. Tóc dài có kẹp ngang bằng chiếc kẹp làm bằng inox. Hiếu say mê vẽ chân dung Thùy Trâm qua bức ảnh một nữ dân quân du kích Minh Long. Ảnh chụp một người con gái quàng súng đứng trên bậc đá, dưới chân là dòng suối đang chảy. Và qua nét vẽ xuất thần của Hiếu, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã nhập hồn vào nhân dáng nữ du kích ấy, thanh thoát, dịu hiền. Hiếu đi hành quân nhiều nên có nhiều vật kỷ niệm cho riêng mình: cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, ảnh chụp các du kích, lưỡi lê Ba Lan, nón đi rừng, thư của cán binh gửi về Bắc Giữa năm 1968, Hiếu Nguyễn chuyển lên phía bắc cùng với Lữ đoàn 3, Sư đoàn 4, tiền thân của Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 bộ binh Hoa Kỳ. Từ Hawaii, Lữ đoàn 11 đến trám vào chỗ trống chiến thuật do Lữ đoàn 3, Sư đoàn 4 để lại tại căn cứ núi Dàng. Chia tay Hiếu Nguyễn nhưng những gì Hiếu nói, Hiếu làm đối với đồng bào trong vùng chiến sự, đặc biệt là thái độ trân trọng của anh đối với bác sĩ Thùy Trâm mãi không rời trong suy nghĩ của chúng tôi. Thế nhưng trong bao điều nghiệt ngã của chiến tranh, chúng tôi không có nhiều thời gian để suy tư, chiêm nghiệm. Cái chết luôn rình rập, cái chết ập vào trong những cơn mê. Nghĩ về bác sĩ Thùy Trâm nhưng chúng tôi cũng phải hoàn thành nhiệm vụ và không thể làm gì khác khi các toán viễn thám Mỹ luôn xem chị là mục tiêu săn tìm. Trong các toán, có toán của Danny L.Jacks. Trước đó do trung sĩ Bob Pruden làm toán trưởng, Jacks là toán phó. Sau khi Bob Pruden tử trận tại Quảng Ngãi ngày 20/11/1969 trong một cuộc thám sát trạm phẫu thuật của bác sĩ Thùy Trâm, Jacks được đề bạt toán trưởng. Sau nhiều chuyến nhảy công tác, toán viễn thám Oregon của Jacks đã chụp hụt đội phẫu thuật của bác sĩ Đặng Thùy Trâm tất cả là 3 lần. Lúc ấy, tôi đang là thông dịch viên cơ hữu của Trung đội 1, Đại đội 29 dân sự vụ. Xem tiếp kỳ 3: Chuyện của nhóm lính Mỹ đột kích vào trạm phẫu thuật của Đặng Thùy Trâm Chuyện của nhóm lính Mỹ đột kích vào trạm phẫu thuật của Đặng Thùy Trâm Lữ đoàn 11 sư đoàn Americal có 4 tiểu đoàn bộ binh cơ hữu: 3/1 (Always First), 1/20 (Sykes Regular), 4/21 (Gimlet) và 4/3 (Old Guard). Tiểu đoàn 1/20 là tiểu đoàn đã gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi. Nguyễn Trung Hiếu, Trần Bình và Nguyễn Văn Thế là ba trung sĩ thông dịch viên được biệt phái làm việc cho đại đội tình báo quân sự 635 Military Intelligence Detachment (MID). Chính do biệt phái làm việc tại đây nên Nguyễn Trung Hiếu có điều kiện tiếp cận nhiều loại tài liệu, trong đó có nhật kí của bác sĩ Đặng Thùy Trâm do các toán viễn thám mang về. LRRP là cơ quan viễn thám của sư đoàn Americal. Bộ chỉ huy của Americal LRRP đặt tại Chu Lai. Trung đội 1 tăng phái về lữ đoàn 11, Đức Phổ. Trung sĩ Danny L.Jacks là toán trưởng toán Oregon, thường xuyên được thiếu tá Perkin, trưởng phòng 2 giao nhiệm vụ truy lùng đội phẫu thuật lưu động của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Trước khi được sư đoàn đề bạt chức vụ trưởng phòng 2, thiếu tá Perkin nguyên là trưởng phòng 5 Dân sự vụ. Trung đội 1/29 tăng phái yểm trợ kĩ thuật cho phòng 5 của thiếu tá Perkin. Làm việc với nhau hơn nửa năm, thiếu tá Perkin hay nhờ tôi trong công việc phiên dịch khi tiếp xúc với người dân hay chính quyền. Sau này sang phụ trách Ban 2, thiếu tá Perkin vẫn tiếp tục mượn tôi làm phiên dịch riêng. Nhờ đó, tôi hiểu rõ thêm về LRRP và kết bạn với các lính Mỹ, những con người mặt mũi không lúc nào sạch phấn ngụy trang. Cuối năm 1969, Oregon Team nhận nhiệm vụ thám sát một thung lũng có vị trí bản đồ phía đông - đông nam Ba Tơ, Quảng Ngãi. Ở buổi thuyết trình chiến thuật, thiếu tá Perkin kết thúc bằng một câu dặn dò riêng với người toán trưởng: "Jacks, một nhóm quân y Vi-xi đang có mặt trên chỗ ấy đấy". Jacks hỏi lại tôi. Tôi giải thích ý của Perkin rằng, nhóm quân y có nghĩa là người con gái miền Bắc đang giữ chức vụ bác sĩ giải phẫu của một trung đoàn thuộc sư đoàn Sao Vàng quân chính quy Bắc Việt. Jacks ngẫm nghĩ một lúc rồi à một tiếng: "Nhớ rồi". Toán viễn thám Oregon lên đường vào sáng sớm hôm sau. Hai chiếc trực thăng võ trang Shark của 174 Aviation Company hộ tống chiếc Slick chở Oregon bay là là trên ngọn cây. Cả ba tiến vào vùng núi cao, bay len giữa thung lũng, vượt qua, hạ tầm bay, chúi đầu rồi đáp xuống sân bay dã chiến của Chi khu Ba Tơ. Tôi và Jacks nhanh chân chạy vào BCH Chi khu. Thiếu tá Bửu Tương, Chi khu trưởng, nguyên là sĩ quan liên lạc của sư đoàn Americal, cũng là sĩ quan chỉ huy trực tiếp của tôi hồi ấy, tiếp Jacks và tôi. Thiếu tá Bửu Tương cung cấp thêm cho Jacks một số tin tức có liên quan đến sự xuất hiện của một đơn vị thiết giáp quân Bắc Việt ở phía đông - đông nam Chi khu Ba Tơ. Ông tăng cường cho Oregon một người dẫn đường địa phương. Tiễn chúng tôi ra sân bay, ông lắc vai tôi: "May mắn!". Sau lần ấy tôi chẳng bao giờ còn gặp lại ông nữa! Tôi được gọi gấp lên Trung tâm Hành quân, gọi tắt là TOC, vào lúc nửa đêm. Trưởng phòng 2 muốn tôi dịch cho ông ấy những âm thanh đang vang lên trong hệ thống truyền tin nội bộ của lữ đoàn. Đại tá Okral K.Henderson, lữ đoàn trưởng, cũng có mặt. Mặt ai cũng căng thẳng. "U Minh Đen đã hết thép". Tiếng một âm thoại viên có giọng Bắc lặp đi lặp lại. "Oregon Team đang bị nguy" - thiếu tá Perkin nói, "Jacks đang cố gắng di chuyển đến điểm an toàn". Đã 2 giờ sáng! Jacks đang hướng dẫn cả toán viễn thám chạy thoát vào lúc hai giờ sáng. Không thể tin được. Tôi nghe tiếng Jacks gọi về xin phép chấm dứt liên lạc âm thoại vì địch ở rất gần. Jacks kể lại: "Từ trên triền đồi chúng tôi phát hiện một số lán trại nằm khuất trong vòm cây nhô ra che phủ dọc bờ suối. Cả toán dừng lại chia nhau hướng quan sát. Đáng lẽ di chuyển đến mục tiêu đã định và thiết lập đài quan sát (OP) nhưng các lán trại phía trái của hướng di chuyển đã thu hút sự tò mò của tôi. Chúng tôi lần xuống thấp. Có khói bốc vơ vưởng, có tiếng người, có tiếng va chạm Tôi nhìn thấy hai chiếc cáng cứu thương của quân đội Mỹ được dựng vào một thân cây. Có một cáng thương đi phía bên phải cách chỗ tôi khoảng 20 mét. Như một ánh chớp trong đầu chợt lóe sáng, tôi đang lọt vào một hospital (bệnh viện) của Vi- xi!". "Mỹ! Mỹ!" - Jacks tiếp - "Tôi nghe có tiếng la lớn bằng tiếng Việt. Không còn sự lựa chọn, chúng tôi đột kích thẳng vào lán thứ nhất. Một trái RPD nổ bùng bên trái đội hình. Có tiếng AK chát chúa, đạn xéo trên đầu. Oregon bị dìm đầu gần hai phút. Nổ súng, chúng tôi buộc phải nổ súng và đáp trả bằng hai trái hỏa tiễn cầm tay L.A.W (Light Anti - Tank Weapon) hay M.72. Ngưng tác xạ, nửa phút nghe ngóng. Hoàn toàn im lặng. Cả toán tiếp tục xông vào lán thứ nhất. Giường dã chiến đổ nghiêng nhưng không còn ai. Ba chiếc lán kia cũng thế. Cuộc lục soát tạm kết thúc, Gromacki (qua đời năm 2003 tại Mỹ) trao cho tôi một mớ giấy tờ, Schult cầm một thùng đạn M.16, không biết chứa gì trong đó và một cây súng AK.47 đã bị gãy báng. Khoảng 10 phút sau, trong lúc tôi đang củng cố và rút lui , đối phương quay lại phản kích. Họ đàn áp chúng tôi bằng hỏa lực. Rồi họ đến đông thêm. Chúng tôi cho nổ hỏa lực bọc hậu bằng mìn claymore". "Chạy, chạy nhanh hơn. Tôi nghe tiếng hò hét vang lên phía sau. Toán Oregon lên đến gần đỉnh núi vào khoảng một giờ đêm. Tơi tả, mất mát thiết bị và đạn dược. May còn máy truyền tin. Chưa bao giờ trong đời tôi phải chạy nhiều như thế. Ở Trung tâm Huấn luyện Ranger North Carolina, tôi cũng chưa từng chạy đến mức ngất thở. Tôi và các bạn đã chạy trong rừng dày đặc đầy gai góc gần 7 tiếng đồng hồ. Chạy dưới làn đạn bắn theo, chạy trong tiếng thét hãi hùng của những người săn đuổi như dính cứng sau lưng" - Jacks kết thúc. Nhóm Rescue (giải cứu) của lữ đoàn bay vào núi sâu lúc mây mù trước mặt giãn ra. Bốn chiếc Shark và hai chiếc Slick. Chiếc Slick hốt gọn toán Oregon rồi quay đuôi. Nhìn sang, tôi thấy Jacks và đưa ngón tay cái chào, nhưng anh ấy lắc đầu. Cả đoàn đáp xuống sân bay Ba Tơ để giao trả người dẫn đường. Jacks sang trực thăng của chúng tôi. Mặt Jacks xanh đen, lớp vẽ ngụy trang vằn xước những vệt máu khô. Jacks chỉ vào bụng: "Tao giúp cho mày có việc làm". Cánh cửa trực thăng đóng lại. Tôi nóng nảy liếc sơ xấp giấy tờ Jacks tống vào ngực áo, trong số ấy, có tờ đẫm mồ hôi. Tờ nào cũng viết bằng viết mực. Có đóng dấu kí tên. Con dấu nhìn mờ mờ quen quen. Hình như là quân y. Và chữ kí của tên người thì tôi đã gặp. Bạn tôi, Hiếu Nguyễn, thông dịch viên của Tiểu đoàn 2/35, lữ đoàn 3 sư đoàn 4 bộ binh Hoa Kỳ, hồi làm việc chung ở căn cứ Bronco đã từng khoe với tôi mấy lần: "Chữ ký của bác sĩ quân y Đặng Thùy Trâm!". Kỳ tới: “Cô ấy đã chạy trên những hố bom B52” “Cô ấy đã chạy trên những hố bom B-52” Tiếng chuông điện thoại réo lên bất chợt. Từ đầu dây bên kia, giọng Jacks nghe như hối thúc. 4h sáng ở Milpitas, 7h sáng một ngày thượng tuần tháng 10/2005 ở Rison, Arkansas. "Hi, Giai! Theo tôi, bà mẹ của cô Thùy Trâm cũng là anh hùng nữa đấy", Jacks nói , "Bà ấy có công sinh ra một người con gái tuyệt vời" . Jacks - cựu toán trưởng năm xưa - dựng tôi dậy để nói thêm chi tiết vào câu chuyện trao đổi ngày hôm trước. Có điều gì đó đã làm xáo động Jacks. Anh ấy nói luôn một hơi: "Bà ấy trao tặng cuốn nhật ký của Thùy Trâm cho một viện bảo tàng ở Texas. Tôi hiểu ra bà ấy không còn giận người Mỹ nữa. Mấy hôm trước, tôi cứ nghĩ bà mẹ ấy rất căm giận những người Mỹ đã theo đuổi và tìm cách giết chết con gái của bà. Bà thật là cao thượng. Tôi sẽ kể lại cho Marcell (vợ của Jacks) nghe mọi chuyện ". Được thể, tôi gợi chuyện về một cuộc tập kích B-52, Jacks ngưng một chút rồi "Thôi được!", cùng tôi nhớ lại Cả toán của Jacks được triệu tập lên Trung tâm Hành quân - TOC. Bốn trinh sát viên của sư đoàn 2 bộ binh tăng cường cũng có mặt. Tôi là phiên dịch của buổi thuyết trình. Thiếu tá Perkin nói (tôi nghe như thuộc lòng): "Theo tin của chi khu, tiểu khu và của lữ đoàn, một nhóm quân y của quân Bắc Việt sẽ đến tọa độ ( ). Đây là nguồn tin tổng hợp tin cậy. Lực lượng địch gồm ( ). Jacks, các bạn Việt Nam sẽ hỗ trợ cho anh hoàn thành công tác". Chuẩn úy Ngữ, trưởng toán trinh sát 2, nói với Jacks qua tôi: “Ráng kỳ này tóm cho được con bác sĩ Trâm". Cũng theo tin tình báo của chi khu Đức Phổ, tiểu khu Quảng Ngãi, khu 12 chiến thuật và của sư đoàn 2 bộ binh, hai trung đoàn của sư đoàn Sao Vàng đang tập trung gần khu vực thám sát của Oregon Team. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là làm sao định được hướng di chuyển của hai đơn vị lớn này. Từ cứ điểm San Juan Hill (đông nam Ba Tơ), hướng 270 độ, kéo lên hướng Bắc theo hình rẻ quạt thêm 45 độ, trong mặt quạt ấy là hai điểm tập trung quân của hai trung đoàn thuộc sư đoàn Sao Vàng. Họ chuẩn bị xuống đồng bằng. Thiếu tá Perkin kết luận: "Họ sẽ di chuyển lên cao, khu rừng dày hơn để tránh pháo binh và máy bay trinh sát". Đại tá lữ đoàn trưởng gửi yêu cầu về sư đoàn Americal đề nghị tạm ngưng các cuộc không thám tại khu vực rẻ quạt, nhưng tăng cường thực hiện các động tác trinh sát đánh lừa tại một số khu vực của Minh Long. Lữ đoàn đề nghị 6 phi tuần oanh tạc chiến thuật B-52 tại khu vực rẻ quạt. Sư đoàn cho biết, đúng 6h tối ngày 1969, các pháo đài bay B-52 sẽ xuất phát từ Guam và Uta-Pao và đánh các mục tiêu theo yêu cầu. Tôi và các trinh sát của tiểu đoàn 3/1 + 1/2 trung đội 6, đại đội 106 cảnh sát dã chiến (CSDC) Quảng Ngãi, được trực thăng vận xuống thung lũng 515. Ở đó, chúng tôi sẽ đào công sự phòng thủ, nằm chờ. Theo dự đoán, nếu B-52 đánh trúng mục tiêu, những cán binh sống sót sẽ lần theo đường 515 về vùng có dân. Chúng tôi có nhiệm vụ đón lõng những nạn nhân của B-52. 5h chiều, Jacks đưa tôi ra helipad (sân bay dã chiến) của lữ đoàn. Quân 3/1 và CSDC đã có mặt. Họ dàn hàng theo từng chiếc trực thăng. Trong tiếng ồn của cánh quạt, của mùi xăng, giữa những lời dặn dò, Jacks hét vào tai tôi: "Sau cú này, chắc tao khỏi phải đi kiếm cô bác sĩ ấy nữa. Mày cẩn thận". Rõ ràng, cái tên Thùy Trâm và toán phẫu thuật lưu động đã làm cho Jacks phân tâm. Jacks đã nhắn gửi với tôi, chỉ riêng mình tôi, những tin tức không mấy tốt lành cho những người bên kia chiến tuyến. B-52 có sức hủy diệt lớn, không thương tiếc, và được quân Mỹ cho là giải pháp quân sự có hiệu quả nhất. B-52 đến mục tiêu đúng giờ. Từng đoàn trực thăng bay trên đầu chúng tôi khi trời vừa sáng rõ. Tôi tưởng tượng từng đoàn đổ ùa quân xuống các điểm bị trúng B-52 phía bên kia rừng núi. Lữ đoàn tung hai tiểu đoàn 3/1 + 1/20 vào cuộc hành quân trực thăng vận. Các trinh sát của 3/1 ngước nhìn, lắng nghe qua hệ thống âm thoại. Trong nắng sáng, từ một công sự dã chiến, một người lính Mỹ nói to với tôi: "Chỉ có giẻ rách chứ có gì mà ầm ĩ !". Mấy chỗ khác nghe cười ầm lên. Những người dân xuất hiện trên đường mòn. Họ như từ vùng sương mù bước ra. Có một cáng thương, trên đó là một bà già. "Bà con đi đâu đây?" - một CSDC bước ra chặn đoàn người. Một người phụ nữ tách ra: "Tụi tôi lên thăm rẫy, nhưng mấy ông giải phóng đuổi về. Lo chạy nên má tôi vấp té phải cáng về" - "Giải phóng cái gì. Mẹ nó, Việt Cộng thì nói Việt Cộng. Ba người dân lộn xộn. Giấy tờ đâu?". Chị phụ nữ móc túi áo Tôi nhìn hơn hai chục người dân đi về Thạch Trụ. B-52 có đánh trúng mục tiêu. Nhưng quân đổ bộ không thu được gì. Các hố bom B-52 có đường kính hình phễu khoảng 20 mét. Chẳng ai có thể kiểm chứng được kết quả. Ngày hôm sau, căn cứ Bronco bị đối phương pháo kích. Trên các mảnh nhôm bung ra từ hỏa tiễn 122 ly, nằm rải rác đây đó, có dòng chữ made in USSR. "Họ trả đũa chúng ta - Jacks nói với tôi - Thật không thể tin được! Cô ấy đã chạy trên những hố bom B-52". Gặp mẹ chị Đặng Thùy Trâm tại Mỹ 8h tối thứ hai (giờ Washington), Đại sứ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Nguyễn Tâm Chiến đã có buổi tiếp thân mật gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cùng Fred và Robert. Không quá xúc động như những lần trước, buổi gặp thực sự là một cuộc trò chuyện thân mật, vui vẻ nhưng không kém phần cảm động. Trước đó một giờ, cả đoàn với sự hướng dẫn của anh Bạch Ngọc Chiến, Tùy viên báo chí của Sứ quán, đã đến thưởng thức món ăn Việt Nam tại nhà hàng Nam Việt 1. Mẹ chị Đặng Thùy Trâm, bà Doãn Ngọc Trâm nói: - Tôi nhận Fred là con nuôi vì anh ta là người đã gìn giữ cuốn nhật ký trong suốt 35 năm, một quãng thời gian còn hơn cả tuổi đời của Thùy (tức chị Thùy Trâm - TN). Ban đầu, tôi chỉ an ủi Fred, bảo là thôi thì xem như người trong gia đình. Anh ta nghe vậy liền đề nghị tôi nhận anh ta làm con nuôi. * Mẹ có thể cho biết tại sao mẹ lại đồng ý cho in nhật ký Đặng Thùy Trâm? - Từ bé, tôi đã khuyến khích các con tôi viết nhật ký và dặn là phải giữ kín, không ai được tự ý đọc của người khác. Đến khi Fred cầm quyển nhật ký của Thùy về, thoạt đầu tôi không muốn cho in nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nên in để mọi người có thể thấy được tình cảm và tinh thần anh dũng của người Việt Nam trong cuộc chiến. * Vì sao mẹ lại đặt tên Trâm cho tất cả các con? - Vì tôi mong ước đứa nào cũng giống mẹ nó. Ở nhà, chúng tôi thường gọi nhau bằng tên đệm. * Chào anh Fred! Là người ở bên kia chiến tuyến, tại sao anh vẫn quyết định tìm về Việt Nam, gặp lại gia đình Thùy? - 35 năm qua, lúc nào 3 chữ Đặng Thùy Trâm cũng đeo đuổi tâm trí tôi, thôi thúc tôi trở lại Việt Nam. Cách đây 5 năm, thậm chí chỉ cách đây 5 tháng thôi, tôi không thể tưởng tượng nổi hôm nay tôi có bà mẹ thứ hai, có thêm gia đình thứ hai. Hôm qua, hai bà mẹ đã nói chuyện với nhau rất nhiều (mẹ Thùy và mẹ Fred - TN) về sức mạnh của tình yêu thương. Tôi không biết ngày trước ra sao nhưng bây giờ, tôi biết chắc là tương lai sẽ rất tươi sáng. * Về và gặp lại gia đình Thùy Trâm, anh không sợ à? - Cũng sợ chứ! Lúc đầu, tôi gửi e-mail đến cho người bạn ở Hà Nội, nhờ anh ấy đến hỏi rằng gia đình Thùy có chịu cho tôi gặp hay, hay sẽ mắng cho một trận và tống cổ tôi ra đường. Thật may mắn, tôi đã được chấp nhận. [...]... không có ngày trở về miền Bắc thân yêu để gặp ba má và các em em Ngày ấy thì thế nào hả chị? Về việc riêng tư của em, em đang vùi sâu nó vào một nơi xa thẳm Nói như vậy nhưng chị ơi khó lắm Hình ảnh M (Người yêu Thùy Trâm - TG) ngày ngày vẫn ở trong trí óc em Ngoài những giờ phút miệt mài chăm sóc thương binh, em vẫn nghĩ tới M Ngày mai em sẽ về đồng bằng Ý định của em là muốn xin về Phổ Cường gặp mẹ... Giai (California, Mỹ Trích một số bức thư Bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm gửi một người chị kết nghĩa Ngày 20 tháng 10 năm 1969 "Chị ơi, chị đi rồi còn em ở lại với các anh Tình hình quê mình rất ác liệt Từ khi chị còn sống ở quê đến nay chưa có lúc nào ác liệt như vậy Cái sống và cái chết đe dọa hàng ngày với tụi em Trên bom dưới đạn, với một cô gái tiểu thư như em, từ mái trường XHCN bước vào Nam, em chưa thấy... một bữa cơm Thương binh về tấp nập, tụi em phải ngày đêm vừa phục vụ vừa tìm gạo củi để nấu cho thương binh ăn Trong gian khổ, em càng thấy tự hào được cống hiến sức trẻ của mình cho chiến trường Miền Nam khói lửa đau thương vô vàn nhưng vinh quang không ít Một ngày mai khi sạch bóng quân thù, chị em sẽ gặp nhau tại quê hương thân yêu của chị 20 tháng 5 năm 1970 Đi công tác về, vừa đến nhà nhận được... 22 tháng 4 năm 1970 Xa chị lâu ngày em rất nhớ Nhớ thương chị da diết, em ước gì có cánh để bay lên núi rừng Gia Lai tìm chị, sống với chị để ấp ủ dưới bàn tay của chị trong những ngày xa nhớ Mỗi lần về quê vắng bóng chị, em thấy mình như mất đi một cái gì trong sâu thẳm Nhớ những ngày bốn chị em mình ngồi trên bãi biển Quy Thuận trong những đêm trăng sáng tâm sự, em cảm thấy nhớ da diết Nhớ chị, nhớ... tiểu tư sản như em, vào chiến trường này, không một ngày ngừng ngơi bom đạn kẻ thù, tưởng chừng như cái chết luôn đến với mình Vạn tấm lòng nhớ thương đều dồn hết vào tâm trí của em Ngày nào em được trở về miền Bắc để cầm tay mẹ em, ba em; để được mẹ cưng chiều như những ngày trẻ thơ hở chị Nói như vậy không có nghĩa đứa em này bi quan trước những chông gai nguy hiểm đâu Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để... đấu ác liệt này để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng đã giao cho em Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng Miền Nam vẫn in sâu trong trí óc của em Chị hãy tin em chị nhé! Nếu mai này khi đất nước thanh bình chị trở về vắng bóng em,chị có nhớ đứa em tiểu tư sản này không? Hãy đốt cho em một nén hương chị nhé . (California, Mỹ Chuyện về Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ (kỳ 2) Người vẽ chân dung bác sĩ Thùy Trâm giữa chiến trường Hiếu Nguyễn là dân miền Tây (đồng. dân sự vụ. Xem tiếp kỳ 3: Chuyện của nhóm lính Mỹ đột kích vào trạm phẫu thuật của Đặng Thùy Trâm Chuyện của nhóm lính Mỹ đột kích vào trạm phẫu thuật của Đặng Thùy Trâm Lữ đoàn 11 sư đoàn. Gặp mẹ chị Đặng Thùy Trâm tại Mỹ 8h tối thứ hai (giờ Washington), Đại sứ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Nguyễn Tâm Chiến đã có buổi tiếp thân mật gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cùng Fred và

Ngày đăng: 20/04/2015, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan