Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã đạ tông giai đoạn 2011 2016

21 1K 3
Thực trạng và một số  giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng  kỳ họp HĐND xã đạ tông giai đoạn 2011   2016

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 PHẦN MỞ ĐẦU Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định rõ: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Hoạt động quan trọng và chủ yếu của Hội đồng nhân dân (HĐND) là tổ chức các kỳ họp, thông qua đó xem xét, quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Vấn đề cần quan tâm là phải nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND. Để nâng cao chất lượng các kỳ họp, vấn đề cần quan tâm là phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc xây dựng nội dung chương trình kỳ họp; tổ chức thẩm tra các báo cáo, tờ trình và dự thảo các nghị quyết; đề cương điều hành thảo luận, tham luận và chất vấn tại kỳ họp; tuyên truyền các hoạt động của kỳ họp. Như vậy các kỳ họp của Hội đồng nhân dân đóng một vị trí rất quan trọng. Thực tế hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân đã và đang biểu hiện vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, đóng góp vào việc ổn định xã hội, giữ vững an ninh. Từ đó tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân, tạo dựng cơ sở vững chắc cho hoạt động của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó thì các đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn còn nhiều thiếu sót chưa phát huy vai trò, vị trí của các kỳ họp Hội đồng nhân dân: sự thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đã làm hạn chế năng lực hoạt động của Hội đồng nhân dân… Người thực hiện: Phan Văn Diễn – Học viên lớp TCLLCT – HC K4, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Từ thực tế yêu cầu đó, cùng với việc nghiên cứu các quy định hoạt động của Hội đồng nhân dân trong các văn bản pháp luật: Hiến pháp (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân xã Đạ Tông – huyện Đam Rông trong giai đoạn 2011 - 2016” làm tiểu luận cuối khóa. Thông qua đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc góp nhặt, chuyển tải tiếng nói của nhân dân địa phương tới các cấp, các ngành. Đồng thời cũng thông qua việc nghiên cứu về vấn đề này với mục đích đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã. PHẦN NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1. Vị trí địa lý. Xã Đạ Tông là một xã vùng sâu vùng xa, đã được hình thành và phát triển trong nhiều năm, xã cách trung tâm huyện Đam Rông khoảng 30 km, theo tuyến tỉnh lộ 722. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 14.353,38 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.886 ha. Hiện tại xã Đạ Tông có số hộ dân là: 1327, tổng số dân là: 8256 nhân khẩu. Dân cư phân bố rải rác ở các vùng khác nhau, địa bàn gồm có 09 thôn. Xã có địa giới hành chính: Phía Đông giáp xã Đạ Long và xã Đơng K’Nơh, thuộc huyện Lạc Dương; Phía Bắc giáp tỉnh Đắ Lắk, có danh giới tự nhiên là sông Krông Nô; Phía Nam giáp huyện Lâm Hà; Phía Tây giáp xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông. Dân tộc thiểu số chiếm 92.6%, đa số là dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 2 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 2. Về kinh tế - xã hội. a. Kinh tế. Đạ Tông là một xã thuần nông. Kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp là chính. Nông nghiệp chiếm khoảng 30%, Lâm nghiệp chiếm khoảng 60%, Chăn nuôi chiếm khoảng 5%, Dịch vụ khoảng 5%. Trình độ văn hoá của nhân dân còn thấp, chưa chuyển biến theo kịp xu thế phát triển chung của xã hội do đó mức sống của nhân dân còn rất thấp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 65,4%; 6 tháng đầu năm 2013 còn 36,0%. Xã thuộc diện đầu tư theo nghị quyết 30a của chính phủ; Tổng nguồn vốn đã được đầu tư: Về xây dựng cơ bản là 23,6 tỷ đồng; Vốn vay ưu đãi cho người nghèo là 7,5 tỷ đồng. b. Xã hội. Xã Đạ Tông có lịch sử văn hóa lâu đời của bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Đồng bào chủ yếu theo đạo Thiên chúa, Tin lành; hiện nay toàn xã có hơn 4800 tín đồ công giáo; 1028 tín đồ tin lành; 266 tín đồ cơ đốc phục lâm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04 %; tỷ lệ người dân trong độ tuổi sinh đẻ là 62,16%. Về chính sách xã xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, ổn định. Xã đang triển khai đề án xây dựng nông mới. 3. Hệ thống chính trị. a. Đảng bộ xã. Đảng bộ xã Đạ Tông được thành lập tháng 8 năm 2004 tiền thân là chi bộ xã Đạ Tông. Số lượng đảng viên lúc đầu mới thành lập là 32 đảng viên, nay là 87 đảng viên. BCH Đảng bộ hiện là 13 đồng chí, trong đó 04 thường vụ. Đảng bộ có 15 chi bộ trực thuộc, trong đó có 05 chi bộ khối hành chính sự nghiệp, 01 chi bộ quân sự, 09 chi bộ nông thôn. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 3 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trình độ đảng viên: THCS: 15/87, tỷ lệ 17,24%; THPT: 23/87, tỷ lệ 26,44%; Trung cấp 26/87, tỷ lệ 29,89%; Cao đẳng 14/87, tỷ lệ 16,09%; Đại học 09/87, tỷ lệ 10,34%. b. Chính quyền xã. * Hội đồng nhân dân xã: Đại biểu Hội đồng nhân dân xã gồm có 28 đồng chí, trong đó có 19 đồng chí là đảng viên. - Trình độ học vấn: cấp I: 04 đồng chí; cấp II: 13 đồng chí; cấp III: 11 đồng chí. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 06 đồng chí; Cao đẳng 02 đồng chí; Đại học 01 đồng chí. * Ủy ban nhan dân xã: UBND xã có tổng số cán bộ công chức là: 36 đồng chí, trong đó: - Đảng viên: 19 đồng chí. - Công chức lãnh đạo: 05 đồng chí. - Cán bộ chuyên trách: 19 đồng chí. - Cán bộ không chuyên trách: 12 đồng chí. - Trình độ học vấn: cấp I: 04 đồng chí; cấp II: 14 đồng chí; cấp III: 18 đồng chí. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 12 đồng chí; Cao đẳng 02 đồng chí; Đại học 01 đồng chí. c. Mặt trận và các đoàn thể. * UBMTTQVN xã: Mặt trận tổ quốc xã gồm có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 54 thành viên được phân bổ trên 9 thôn. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 4 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Đây là lực lượng hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng mối liên hệ toàn dân đoàn kết. - Trình độ học vấn: cấp I: 24 đồng chí; cấp II: 14 đồng chí; cấp III: 16 đồng chí. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 06 đồng chí; Cao đẳng 01 đồng chí. * Các đoàn thể: Đoàn Thanh niên xã có 17 chi đoàn với tổng số 543 đoàn viên, trong đó 05 chi đoàn trường học, 09 chi đoàn thôn, 01 chi đoàn xã, 01 chi đoàn dân quân, 01 chi đoàn y tế. Hội Liên hiệp phụ nữ xã có 10 chi hội trực thuộc, với tổng số 1200 hội viên. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện chính sách pháp luật, và phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, trình độ dân trí địa phương. Hội cựu chiến binh xã có 05 chi hội trên tổng số 64 hội viên, đây là lực lượng tích cực góp phần cùng hội đồng nhân dân xã nâng cao hiệu quả, chất lượng trong các kỳ họp. Hội nông dân có tổng số 09 chi hội trên tổng số 1340 hội viên, đây là lực lượng quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương. Công đoàn xã có 36 công đoàn viên, đây là tổ chức quan tâm chăm lo đến quyền lợi, đời sống của cán bộ công chức cấp xã, là tổ chức có tiếng nói tích cực trong việc thực hiện chức năng giám sát, đối với UBND và HĐND cấp xã. * Đánh giá chung: Từ những đặc điểm tình hình trên xã Đạ Tông có những thuận lợi nhất định đối với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Hội đồng nhân dân đó là: Người thực hiện: Phan Văn Diễn 5 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 - Đại biểu HĐND xã Đạ Tông được cơ cấu theo đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương và số dân tương ứng. Nhìn chung, đại biểu có trình độ nhất định và có kinh nghiệm, số đảng viên chiếm tỉ lệ khá cao. - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và HĐND cấp trên. Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đại biểu HĐND xã Đạ Tông đối với cử tri được thực hiện định kỳ theo quy định. - Tinh thần của cử tri trong các cuộc họp ngày càng được nâng cao, số cử tri phát biểu ở các kỳ họp sau luôn cao hơn kỳ họp trước. Nội dung phát biểu được thực hiện có trọng tâm. Bên cạnh những thuận lợi, đặc điểm tình hình trên cũng còn có những khó khăn nhất định đối với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND: - Do trình độ của đại biểu chưa đồng đều, nhiều đại biểu không phải là cán bộ địa phương nên việc cập nhật văn bản chưa được thường xuyên dẫn đến chất lượng đạt thấp. - Số nữ đại biểu còn ít, số đại biểu trẻ còn chưa nhiều và chưa có nhiều đại biểu trong các ngành kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp… Bởi vậy, nó có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các đại biểu. Tính sâu rộng trong công tác tuyên tuyền với cử tri và nhân dân còn hạn chế. II. THỰC TRẠNG CÁC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ĐẠ TÔNG TỪ 2011 - 2013. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân (trích Điều 8 – Luật tổ chức HĐND và UBND). Thực trạng hoạt động của các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã Đạ Tông như sau: 1. Những kết quả đạt được. a. Công tác chuẩn bị kỳ họp. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 6 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND xã đã phối hợp với UBND xã, UBMTTQ xã họp để thống nhất chương trình, nội dung kỳ họp; thống nhất ngày họp, nơi họp và chương trình của kỳ họp Hội đồng nhân dân. Thông báo cho nhân dân và các bộ phận phòng ban ít nhất là năm ngày trước khi tiến hành kỳ họp. Thường trực HĐND xã đã chuẩn bị các tài liệu cần thiết của kỳ họp Hội đồng nhân dân để gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân xã và Hội đồng nhân dân cấp trên trước khi diễn ra kỳ họp. Thường trực HĐND đã có giấy triệu tập các đại biểu Hội đồng nhân dân và dự kiến phân công chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Thường trực HĐND đã triển khai phân công các đại biểu thực hiện tiếp xúc cử tri ở các thôn, ở các tổ chức đoàn thể; hướng dẫn tổng hợp ý kiến của cử tri, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tổng hợp các ý kiến chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân. Thường trực HĐND phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau để chuẩn bị cho kì họp được tốt, đó là các hoạt động như: Tiếp xúc cử tri: Hướng dẫn Đại biểu HĐND tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ cử tri, lắng nghe các ý kiến, yêu cầu của cử tri cũng như giải pháp thắc mắc mà cử tri chưa hiểu. Lấy ý kiến cử tri: là ghi chép tiến thu các ý kiến đóng góp, các yêu cầu kiến nghị… từ đó phân tích, đánh giá, xem xét các khuyến nghị đó để chuyển tải đến kì họp, đại biểu HĐND chuẩn bị các ý kiến đề xuất của mình thật kĩ càng để trình bày trước HĐND. b. Hoạt động của các kỳ họp. Trong khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND xã Đạ Tông đã đảm bảo được số lượng các kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật; các kỳ họp được Người thực hiện: Phan Văn Diễn 7 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 tiến hành đúng thủ tục theo luật định, từng bước có sự quan tâm, cải tiến nội dung, chương trình, tạo điều kiện để các đại biểu phát huy dân chủ, đóng góp ý kiến thiết thực vào chương trình nghị sự mà kỳ họp đặt ra; các phiên khai mạc, bế mạc, thảo luận những vấn đề quan trọng và phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường được thực hiện nghiêm túc, đúng luật, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân theo dõi. Đồng thời, công tác giám sát, khảo sát được HĐND cấp xã quan tâm. Nội dung giám sát của HĐND cấp xã thường là những vấn đề cụ thể ở địa phương, như tình hình thực hiện thu, chi ngân sách;, quyết toán ngân sách, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; việc bình xét, xây dựng nhà ở hộ nghèo, các chính sách về phát triển kinh tế xã hội miền núi, các công trình xây dựng, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn 30a của Chính phủ, dự án di dân xen ghép… Thông qua giám sát, HĐND xã đã giúp UBND, các ngành hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của HĐND, cũng như chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao. Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát còn giúp đại biểu HĐND xã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trước cử tri, cụ thể: Trong lĩnh vực kinh tế HĐND xã đã quyết định những nội dung sau: Trồng trọt đạt 490 ha năm 2012, tăng 60 ha so với năm 2011; Chăn nuôi, tổng đàn gia súc 4142 con, tăng 55 con so với cùng kỳ năm trước; trồng rừng đạt 786 ha, tăng 80 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội HĐND xã đã quyết định những nội dung sau: Tổ chức đại hội thể dục thể theo, thu hút 3500 lượt người tham gia; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với hộ nghèo; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong đầu năm 2013 là 100 triệu đồng; trợ cấp hộ nghèo 95.600.000 đồng. Trong lĩnh vực Y tế - Giáo dục: Đẩy mạnh công tác phòng chống các loại dịch bệnh, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác khám chưa bệnh cho nhân dân, đầu năm 2013 tổ chức khám 3413 lượt. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 8 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Về giáo dục, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 80%; duy trì sĩ số hàng năm đạt 97%; Tỷ lệ đậu Tốt nghiệp THCS đạt 98%, đậu Tốt nghiệp THPT 78%; tỷ lệ đậu Đại học, Cao đẳng 26 %. Trong lĩnh vực An ninh Quốc phòng: Đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; trong năm 2013 huy động được 64 thanh niên tham gia diễn tập; 10 thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, giữ vững. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc – tôn giáo: đã triển khai giám sát hoạt động của 4800 tín đồ công giáo, 1028 tín đồ tôn giáo tin lành, 266 tín đồ tôn giáo cơ đốc phục lâm; các ngày lễ Giáo dân tổ chức đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong việc thi hành pháp luật: cán bộ và nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Trong đầu năm 2013 đã giải quyết được 06 đơn tố cáo khiếu nại; đã tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 03 đợt, với tổng số 1200 lượt người tham gia. c. Vai trò của thường thực Hội đồng nhân dân trong việc điều hành kỳ họp. Thường trực HĐND là người chủ tọa điều hành kỳ họp, do đó trong mỗi kỳ họp, chủ tọa kỳ họp đã điều hành các đại biểu tập trung vào nội dung kỳ họp. trước khi chất vấn, chủ tọa kỳ họp đã quán triệt, đưa ra những yêu cầu đối với đại biểu về phát biểu, trả lời chất vấn và chất vấn phải tập trung, phải ngắn gọn trọng tâm, để tránh dàn trải, tránh ý kiến trùng lặp, tránh những ý kiến phát biểu giống nhau. Thường trực HĐND điều hành cuộc họp trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu, thể hiện tính dân chủ, phát huy tinh thần trí tuệ tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm của đại biểu, của cử tri đối với cơ quan chính quyền địa phương. d. Các công việc đã làm sau kỳ họp. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 9 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Sau khi kết thúc kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND chủ trì mời UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm kỳ họp để đánh giá kịp thời những hạn chế, thiếu sót, rút kinh nghiệm cho kỳ họp tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn; đồng thời tiếp thu ý kiến các đại biểu HĐND để chỉnh lý nghị quyết đã được HĐND thông qua tại kỳ họp, ký chứng thực ban hành theo quy định. Khi nghị quyết của HĐND đã được ban hành, UBND cũng tiến hành ra quyết định và chỉ đạo triển khai thực hiện. Tiến hành tiếp xúc củ tri sau kỳ họp, để báo cáo kết quả của kỳ họp; phổ biến Nghị quyết của HĐND tới cử tri; vận động tuyên truyền người dân tích cực tham gia thực hiện nghị quyết, thực hiện và chấp hành tốt các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Những kết quả trên chủ yếu là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể đại biểu HĐND xã, nhất là vai trò của Thường trực HĐND xã trong thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 2. Những tồn tại, hạn chế. Trên thực tế, các kỳ họp HĐND vẫn còn tồn tại không ít bất cập công tác chuẩn bị cho các kỳ họp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào văn phòng và UBND cùng cấp. Công tác xây dựng báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND có lúc chưa kịp thời, một số báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết gửi chậm so với quy định. Một số văn bản, tài liệu của kỳ họp đã được chuyển đến đại biểu HĐND nhưng do các cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa nhiều lần nên việc nghiên cứu trước của đại biểu cũng không sát với nội dung chính khi đưa ra thảo luận tại kỳ họp. Còn nhiều đại biểu chưa tích cực tham dự kỳ họp, không quan tâm phát biểu ý kiến. Một số đại biểu HĐND kiêm nhiệm chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ nội dung các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp nên chất lượng thảo luận còn hạn chế, ít đề xuất những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nghị quyết của HĐND. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 10 [...].. .Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trong tổ chức các kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND còn lúng túng; chất lượng các nội dung trình kỳ họp nhìn chung còn thấp và còn thiếu; công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND chưa được quan tâm đúng mức, thời gian tổ chức kỳ họp thường chỉ một buổi, chủ yếu tập trung thực hiện phần thủ tục và. .. và khả năng thực tế của địa phương Người thực hiện: Phan Văn Diễn 16 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 c Nâng cao vai trò, trách nhiệm của của đại biểu, của các cơ quan đơn vị trong kỳ họp HĐND Đối với đại biểu HĐND cần thể hiện mình là người đại biểu của nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, phải tham dự đầy đủ các kỳ họp. .. chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp nhằm nâng cao vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND trong thực hiện chức trách và nhiệm vụ tại địa phương Cùng với đó, để nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri của HĐND và của từng đại biểu HĐND Người thực hiện: Phan Văn Diễn 17 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm. .. ngày nên thời gian dành cho hoạt động chất vấn và thảo luận tại kỳ họp còn quá ít vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả chất vấn Người thực hiện: Phan Văn Diễn 11 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trong trả lời chất vấn vẫn còn một số trường hợp những nội dung được trả lời chất vấn chưa rõ ràng, thường đổ lỗi cho... quan trọng là người lãnh đạo điều hành kỳ họp, cho nên Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cần chủ động dẫn dắt hướng các cuộc Người thực hiện: Phan Văn Diễn 15 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 thảo luận vào các mục tiêu cơ bản cần giải quyết; quy định các báo cáo đọc trước kỳ họp phải ngắn gọn, rõ, có các số liệu để so sánh đối chiếu... chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn Đảm bảo các kỳ họp HĐND theo đúng quy định của pháp luật Phấn đấu 100% đại biểu HĐND được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, học tập các nghị quyết của Đảng Người thực hiện: Phan Văn Diễn 14 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Xây... bày tại kỳ họp; định hướng các vấn đề cần chất vấn nhằm làm rõ những sự việc còn bức xúc mà cử tri, địa phương và cơ ngành quan tâm kiến nghị cũng như những vấn đề còn vướng mắc qua thẩm tra d Cần thực hiện tốt việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Người thực hiện: Phan Văn Diễn 18 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 *Trước... công tác chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn cần công khai hình thức này trên Người thực hiện: Phan Văn Diễn 20 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 phương tiện truyền thanh của xã để nhân dân có điều kiện theo dõi Khi nêu các chất vấn cần rõ ràng, cụ thể, có địa chỉ về người và việc... cử tri đến kỳ họp Thường trực HĐND ngày càng thể hiện được quyền hạn, trách nhiệm của mình trong quyết định các vấn đề quan trọng, thiết thực đến cuộc sống của Người thực hiện: Phan Văn Diễn 12 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 người dân, từng bước khắc phục tính hình thức và đại biểu HĐND càng nâng cao trách nhiệm của mình trước... dựng Nghị quyết HĐND phải đảm bảo trình trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Phấn đấu 100% nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống, góp phần thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng 3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2013 – 2016 a Làm tốt công tác chuẩn bị kỳ họp Xác định rõ mục đích, nội dung kỳ họp HĐND và giảm bớt thời . bị kỳ họp. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 6 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND xã. làm sau kỳ họp. Người thực hiện: Phan Văn Diễn 9 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Sau khi kết thúc kỳ họp HĐND, Thường. Diễn 10 Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND xã Đạ Tông giai đoạn 2011 - 2016 Trong tổ chức các kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND còn lúng túng; chất lượng các

Ngày đăng: 20/04/2015, 11:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đại biểu HĐND xã Đạ Tông được cơ cấu theo đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương và số dân tương ứng. Nhìn chung, đại biểu có trình độ nhất định và có kinh nghiệm, số đảng viên chiếm tỉ lệ khá cao.

  • Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và HĐND cấp trên. Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đại biểu HĐND xã Đạ Tông đối với cử tri được thực hiện định kỳ theo quy định.

  • Tinh thần của cử tri trong các cuộc họp ngày càng được nâng cao, số cử tri phát biểu ở các kỳ họp sau luôn cao hơn kỳ họp trước. Nội dung phát biểu được thực hiện có trọng tâm.

  • Bên cạnh những thuận lợi, đặc điểm tình hình trên cũng còn có những khó khăn nhất định đối với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND:

  • Do trình độ của đại biểu chưa đồng đều, nhiều đại biểu không phải là cán bộ địa phương nên việc cập nhật văn bản chưa được thường xuyên dẫn đến chất lượng đạt thấp.

  • Số nữ đại biểu còn ít, số đại biểu trẻ còn chưa nhiều và chưa có nhiều đại biểu trong các ngành kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp… Bởi vậy, nó có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các đại biểu. Tính sâu rộng trong công tác tuyên tuyền với cử tri và nhân dân còn hạn chế.

  • Tiếp xúc cử tri: Hướng dẫn Đại biểu HĐND tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ cử tri, lắng nghe các ý kiến, yêu cầu của cử tri cũng như giải pháp thắc mắc mà cử tri chưa hiểu.

  • Lấy ý kiến cử tri: là ghi chép tiến thu các ý kiến đóng góp, các yêu cầu kiến nghị… từ đó phân tích, đánh giá, xem xét các khuyến nghị đó để chuyển tải đến kì họp, đại biểu HĐND chuẩn bị các ý kiến đề xuất của mình thật kĩ càng để trình bày trước HĐND.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan