Áp dụng mô hình B.O.T cho dự án xây dựng chợ Kim Tân

77 743 3
Áp dụng mô hình B.O.T cho dự án xây dựng chợ Kim Tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương LỜI CAM ĐOAN Họ và tên : Nguyễn Ngọc Đức Mã sinh viên : CQ511039 Lớp : Kinh tế phát triển 51B Em xin cam đoan toàn bộ nội dung và số liệu là do tác giả tự thu thập và tự viết không sao chép từ bất cứ chuyên đề, luận văn nào khác ngoài tài liệu được tham khảo như đã trích dẫn và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2013 SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương MỤC LỤC SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PPP Public - Private Partnership CSHT Cơ sở hạ tầng NĐ-CP Nghị định- Chính phủ DBFO Design- Build - Finance - Operate B.O.T Build - Operate - Transfer BTO xây dựng - chuyển giao - vận hành BOO Build - Own - Operate UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố VD Ví dụ EVN Tổng công ty Điện lực Việt Nam PV Tổng công ty dầu khí Việt Nam SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đóng góp ngân sách hàng năm Chợ Kim Tân Error: Reference source not found Bảng 2. Công tác thu ngân sách của chợ Kim Tân 2009 - 2012 Error: Reference source not found Bảng 3: biến động dân số trên địa bàn thành phố Lào Cai Error: Reference source not found Bảng 4: Biến động doanh thu bán lẻ của thành phố Lào Cai Error: Reference source not found Bảng 5. Mức biến động thu nhập bình quân của người dân ở thành phố Lào Cai (2005 - 2009) Error: Reference source not found Bảng 6. Bảng dự kiến doanh thu hàng năm từ địa điểm kinh doanh chợ Kim Tân Error: Reference source not found SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương LỜI NÓI ĐẦU A. Bối cảnh và lý do nghiên cứu Trong quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, chợ là một trong 5 loại công trình dịch vụ cơ bản trong đô thị (4 loại khác là: giáo dục, y tế, thể dục thể thao, và văn hóa). Các loại hình chợ trong đô thị thì có thể kể: Chợ tổng hợp, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, chợ truyền thống…Theo điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, hiện nay trên cả nước có gần 9000 chợ truyền thống, 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này. Qua đây ta thấy mức độ quan trọng của chợ truyền thống trong phân phối bán lẻ. Chợ Kim Tân là một trong 3 chợ sầm uất nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chợ Kim Tân không chỉ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ mà nó còn là nơi gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chứa đựng yếu tố văn hóa mang đậm bản sắc các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, chợ Kim tân trong thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Ngoài công tác quản lý lỏng lẻo, chợ xây từ trước năm 1975, nay xuống cấp, hư hỏng trầm trọng, ô nhiễm, thiếu an toàn khiến khách hàng bất tiện khi mua sắm. Để giải quyết vấn đề này tỉnh Lào Cai đã có chủ trương đầu tư xây dựng chợ Kim Tân. Xây dựng lại chợ khang trang; đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua và cho tới thời điểm này, tỉnh Lào Cai vẫn chưa được thực hiện dự án chợ Kim Tân. Chợ Kim Tân vẫn ở trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng và chờ bảo dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này do tình trạng thiếu vốn dành cho các dự án cơ sở hạ tầng; cùng với đó là chủ trương ưu tiên của nhà nước cho công SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương trình trọng điểm. Đây không chỉ là khó khăn của tỉnh mà còn là khó khăn chung của toàn nền kinh tế hiện nay. Việc tham gia vào công tác xây dựng chợ hiện nay đã không còn là công việc việc riêng của nhà nước mà đã trở thành công việc chung của toàn xã hội. Các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng đang dần có sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân (PPP) đang mang lại nhiều kết quả tích cực. Các hình thức đặc trưng cho hợp tác giữa nhà nước và tư nhân như B.O.T , BTO ( dự án đường tránh Thanh Hóa, chợ Tây Thanh…) đang dần trở thành hình mẫu cho xu hướng hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Xuất phát từ vấn đề này, cộng với yêu cầu bức thiết của xã hội cần xây dựng chợ Kim Tân đáp ứng nhu cầu trao đổi và giao lưu buôn bán của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung, tôi đề nghị cần có sự tham gia của xã hội trong việc xây dựng chợ Kim Tân, bằng việc áp dụng mô hình B.O.T cho dự án xây mới chợ Kim Tân. Chính vì vậy, tôi đãlựa chọn đề tài của mình là “Áp dụng mô hình B.O.T cho dự án xây dựng chợ Kim Tân”. Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TSS. Vũ Cương, cùng các cô, chú trong sở Xây dựng Lào Cai đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. B. Câu hỏi nghiên cứu. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết câu hỏi: Làm thế nào áp dụng hiệu quả mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (B.O.T ) trong dự án đầu tư xây dựng mới chợ Kim Tân. SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương Để trả lời cho câu hỏi, đề tài sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề sau đây: a) Trình bày những vấn đề cơ bản về CSHT. Định nghĩa về B.O.T . Phân tích đặc điểm của chúng. Ưu điểm của B.O.T so với các hình thức đầu tư khác trong lĩnh vực CSHT. Các điều kiện để thực hiện B.O.T . b) Xuất phát từ thực tế triển khai đầu tư dự án chợ Kim Tân trong thời gian qua cùng với thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư. Triển vọng về áp dụng B.O.T cho dự án chợ Kim Tân. c) Kiến nghị giải pháp để áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (B.O.T ) trong dự án xây dựng mới chợ Kim Tân ở Lào Cai. C. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp qua niên giám thống kê, tổng cục thống kê, các báo cáo, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, tạp chí, truyền thông, mạng Internet, thu thập các ý kiến của người dân. Phương pháp phân tích số liệu: - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp - Từ so sánh và phân tích trên, sử dụng các phương pháp suy luận, quy nạp để đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng B.O.T cho dự án xây dựng mới chợ Kim Tân. D. Kết cấu dự kiến của chuyên đề Tổng quan nghiên cứu: - Hai website: http://laocai.gov.vn và http://lcitp.laocai.gov.vn. Là hai địa chỉ web chính để tôi thu thập số liệu chính thống, cùng với đó cung cấp cho tôi những văn bản pháp lý quan trọng trong quy định của nhà nước về hình thức đầu tư B.O.T dựa vào đó để đưa ra các đánh giá và nhận định một cách chính xác nhất, đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề được nghiên cứu. SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương - Website: http://laocai.gov.vn/sites/cucthongke/Trang/trangchu.aspx đây là địa chỉ cung cấp số liệu về dân số và thu nhập của người dân trong tỉnh, giúp tôi có thể tính toán và đưa ra các dự báo của mình về nhu cầu tiêu dùng trong tương lai của người dân trong tỉnh. Từ đó là cơ sở cho bài viết của mình. - Các thông tư và nghị định cuả nhà nước về hình thức hợp tác công tư PPP và điển hình là B.O.T để cung cấp cho tôi những cơ sở lý luận quan trọng, cùng với đó là là căn cứ để đưa ra những đánh giá của mình về vấn đề nghiên cứu. - “ Hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng thông qua dự án B.O.T ” đưa ra những hướng dẫn của thế giới về hình thức hợp tác công tư, giúp tôi có thêm những cơ sở lý luận quan trọng cho bài viết của mình. SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH B.O.T VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH B.O.T TRONG XÂY DỰNG CHỢ 1. Chợ và vai trò của chợ trong phát triển CSHT phục vụ dân sinh 1.1. Chợ là gì 1.1.1 Khái niệm chợ Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về chợ: Dựa theo các đặc điểm hoạt động của chợ, các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành đã đưa ra định nghĩa về chợ như sau: "Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định". Trong các văn bản pháp luật Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về chợ, theo đó dựa vào tính chất thương mại của chợ, thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ, thì chợ được định: "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội". Nếu như các định nghĩa trên về chợ chỉ mang tính chất chung, chưa mang tính cụ thể, gây khó khăn cho công tác quản lý. Do vậy để nhằm định nghĩa một các chi tiết hơn về chợ, nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ, đã đưa ra định nghĩa về chợ: "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư". Nhằm tạo cho bài viết mang tính nhất quán và phù hợp với các quy định của pháp luật ,từ những định nghĩa trên tôi lựa chọn định nghĩa về chợ theo Nghị SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Cương định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ cho bài viết của mình. 1.1.2 Sơ lược về sự hình thành của chợ Chợ ra xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa lớn hơn nhu cầu sử dụng của họ, nên nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa người với người để lấy một loại hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu của con người. Việc buôn bán này, ban đầu chỉ dừng ở mức đơn lẻ ( giữa hai người với nhau), về sau việc trao đổi phát triển mạnh, nhiều người tập trung lại để trao đổi hàng hóa, từ đó hình thành nên chợ. Theo nhiều tài liệu lịch sử để lại, chợ Việt Nam có lẽ được hình thành từ thời lập quốc, theo truyền thuyết từ thời Hùng Vương, người Việt đã biết giao lưu buôn bán với nước ngoài, chợ là nơi trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa các cộng đồng người khác nhau. Cùng với tiến trình của lịch sử dân tộc, Chợ Việt Nam còn mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, theo Nghị định114/2009/NĐ-CP phân chợ thành 3 loại dựa theo theo số điểm kinh doanh của chợ: • Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. • Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ SV: Nguyễn Ngọc Đức Lớp: Kinh tế phát triển 51B 6 [...]... nhà đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn các tỉnh cùng tham khảo SV: Nguyễn Ngọc Đức 28 Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Cương CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ KIM TÂN 1 Vai trò của chợ Kim Tân trong phát triển KTXH thành phố Lào Cai 1.1 Giới thiệu chung về chợ Kim Tân Chợ Kim Tân nằm tại khu vực tổ 7, tổ 8 phường Kim Tân, thành phố Lào Cai Chợ Kim Tân là chợ trung tâm... tỉnh Thanh Hóa về xây dựng chợ, trên địa bàn cả tỉnh nhiều địa phương đã lập đề án quy hoạch xây dựng chợ và kêu gọi đầu tư Hàng chục khu chợ đã được xây dựng nhưng hầu hết đều gặp tình trang, chợ xây xong không ai muốn vào đấy để buôn bán Nguyên nhân thì nhiều trong đó có các nguyên nhân chợ xây theo kết cấu tầng, lầu, chật hẹp, thiếu sự thông thoáng, đi lại khó khăn, vv Còn với chợ Tây Thành thì... của dự án B.O.T Khả năng thu hồi vốn và sinh lời của dự án, trong giai đoạn này phụ thuộc vào ba yếu tố chính: nhà đầu tư, dự án đầu tư và chính sách cung với ưu đãi của nhà nước dành cho dự án đầu tư B.O.T ∗ Nhà đầu tư Nhà đầu tư dự án B.O.T đều được hưởng các quyền lợi như các nhà đầu tư thông thường khác Ngoài ra, nhà đầu tư dự án B.O.T còn có toàn quyền quyết định các hoạt động từ lúc xây dựng. .. Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build Own - Operate) 2.1.2 Mô hình B.O.T Từ những năm 1990, thuật ngữ B.O.T được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được biết đến là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vốn vẫn dành riêng cho khu vực Nhà nước B.O.T là viết tắt của “Build- xây dựng, Operate- vận hành,... đồng Dự án; b) Tranh chấp giữa Doanh nghiệp Dự án với tổ chức cá nhân, nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 12, Luật Đầu tư 3 Kinh nhiệm áp dụng mô hình B.O.T trong xây dựng chợ ở Việt Nam Mô hình chợ Tây thành đưa ra các kinh nhiệm trong việc tạo ra các ưu đãi và lựa chọn dự án đầu tư B.O.T. .. người dân Mô hình PPP gồm có năm hình thức chủ yếu là:  Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise)  Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (DesignBuild - Finance - Operate)  Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao B.O.T (Build - Operate Transfer) SV: Nguyễn Ngọc Đức 11 Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Cương  Thứ tư, mô hình BTO (xây dựng - chuyển... lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại 2 Áp dụng mô hình B.O.T trong xây dựng chợ 2.1 Mô hình B.O.T là gì 2.1.1 Khái niệm về PPP Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partnership) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào... các dự án đã được phê duyệt của Chính phủ theo công trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư được chính phủ phê duyệt 2.2.2 Doanh nghiệp dự án Tất cả các dự án B.O.T đều thành lập một doanh nghiệp dự án Doanh nghiệp dự án hay còn được gọi là công ty B.O.T là trung tâm của dự án Tùy theo luật quy định của các nước khác nhau mà doanh nghiệp dự án tồn tại dưới nhiều hình. .. hành dự án theo hợp đồng dự án, nhà tài trợ sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình của dự án lại cho Chính phủ nước chủ nhà 2.3 Đặc điểm của B.O.T 2.3.1 Khả năng thu hồi vốn và sinh lời Trong một dự án B.O.T , doanh nghiệp tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do Chính phủ thực hiện Vào cuối giai đoạn đặc quyền, doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho. .. các biện pháp bảo lãnh Các biện pháp này không đơn thuần là một hình thức thế chấp đơn giản hay một chứng thư ủy thác đối với tài sản của dự án Doanh thu của dự án chính là nguồn trả nợ, mà bản chất của các dự án BOT vốn là chứa đựng nhiều rủi ro, do đó các nhà cho vay nhận thấy rằng nếu như doanh nghiệp dự án không trả được nợ thì sẽ không có một thị trường nào cho một con đường thu phí xây dựng SV: . trình đầu t . Triển vọng về áp dụng B. O. T cho dự án chợ Kim T n. c) Kiến nghị giải pháp để áp dụng mô hình hợp t c Nhà nước – T nhân (B. O. T ) trong dự án xây dựng mới chợ Kim T n ở L o Cai. C dự án xây mới chợ Kim T n. Chính vì vậy, t i đãlựa chọn đề t i của mình là Áp dụng mô hình B. O. T cho dự án xây dựng chợ Kim T n”. Với trình độ còn hạn chế, đề t i hoàn thành có thể còn nhiều thiếu. các biện pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng B. O. T cho dự án xây dựng mới chợ Kim T n. D. K t cấu dự kiến của chuyên đề T ng quan nghiên cứu: - Hai website: http://laocai.gov.vn và http://lcitp.laocai.gov.vn.

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan