Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên Thị trường chứng khoán TP.HCM

59 453 0
Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên Thị trường chứng khoán TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy MỤC LỤC SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy LỜI NÓI ĐẦU 1. Mở đầu Căn cứ vào Nghị định số 48/CP kí ngày 11/7/1998, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã được khai sinh và chính thức đi vào vận hành vào ngày 28/7/2000. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được xem là một trong mười sự kiện quan trọng nhất năm 2000, cũng là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Sau hơn 12 năm hoạt động với nhiều bước thăng trầm, TTCK Việt Nam đã trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam, góp phần làm tăng độ đa dạng và hiệu quả cho các cấu phần khác nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính Việt Nam nói chung. Trở lại năm 2000 vào phiên giao dịch đầu tiên chỉ có hai mã cổ phiếu REE và SAM được niêm yết, tới năm 2005 có 40 công ty thì đến cuối quý I năm 2012, lượng công ty niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán đã gấp hơn 17 lần. Số lượng các công ty niêm yết tăng rất mạnh, trong khoảng 6 năm gần đây, trung bình mỗi năm có hơn 100 công ty lên sàn. Ngay cả với một năm khó khăn như 2011, chỉ trong sáu tháng đầu năm, đã có 54 công ty chưa niêm yết đăng ký thành công ty đại chúng, nâng tổng số công ty đại chúng chưa niêm yết lên 994. Tính đến thời điểm 24/4/2012, tổng cộng 1853 công ty niêm yết trên sàn OTC, 716 công ty tại hai sàn HNX và HOSE, 134 công ty đăng ký giao dịch trên sàn UpCom. Xét về mức vốn hóa thị trường, vào năm 2003, có hơn 1000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu niêm yết, cộng thêm một tỷ lệ nhỏ trái phiếu công ty phát hành trên thị trường, tương đương với 1% GDP. Cho đến cuối năm 2009, mức vốn hóa toàn thị trường là 620000 tỷ đồng, xấp xỉ 38% GDP. Nhìn chung, trong 12 năm qua, TTCK đã có những đóng góp tích cực đáng kể cho nền kinh tế. Đối với Chính phủ, đây là một kênh huy động vốn hiệu quả nhờ việc phát hành trái phiếu của kho bạc trung ương và các ngân hàng thương mại nhà nước. Trong năm 2011, vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73.7 nghìn tỷ đồng, gấp 2.6 lần so với năm 2010. Chính phủ cũng tạo được nguồn thu từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đối với các công ty, trong điều kiện nguồn lực các tổ chức tài chính hiện nay còn hạn hẹp, thì TTCK là nơi đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu rất lớn về vốn dài hạn dành cho đầu tư và phát triển. TTCK ngày càng phát triển theo hướng trở thành kênh huy động vốn quan trọng bậc nhất trong thị trường tài chính, đưa cấu SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy trúc thị trường tài chính của Việt Nam ngày càng tiệm cận với cấu trúc chuẩn quốc tế (gồm 20% vốn huy động qua ngân hàng và 80% vốn huy động qua TTCK). Nhờ việc niêm yết trên TTCK, các công ty có điều kiện hợp tác cũng như cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ sản xuất từ các đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Là một thị trường mới nổi, tuy giá trị vốn hóa và số lượng cổ phiếu niêm yết còn khiêm tốn, nhưng TTCK Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt chức năng huy động vốn nhàn rỗi và tạo ra cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. TTCK đã góp phần giúp nước ta duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới và định hướng phát triển TTCK của Chính phủ cho đến 2020. Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, TTCK vẫn đem lại những tiêu cực không nhỏ. Những tiêu cực này xuất phát từ những rào cản mà TTCK đã và đang gặp phải. Rào cản đầu tiên đến từ yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế - chính trị thế giới không ổn định, trong nước lại tồn tại thâm hụt thương mại nặng nề, lãi suất và lạm phát ở mức cao, dự trữ ngoại hối còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh ẩn chứa nhiều rủi ro, cơ cấu GDP vẫn dành phần lớn tỷ trọng cho các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù các doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả. Rào cản tiếp theo nằm trong nội tại hệ thống pháp luật chính sách, cơ chế tổ chức, quản lý thị trường cùng với cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của TTCK tại Việt Nam hiện nay. Cơ sở hạ tầng của thị trường thường xuyên được nâng cấp, cải tiến, nhưng xem ra vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của thị trường. Đội ngũ quản lý chưa có chuyên môn cao, nhiều người chưa có chứng chỉ đào tạo, lí do vì hiện nay cơ sở đào tạo cũng như chương trình đào tạo về kiến thức chứng khoán và luật chứng khoán đều hạn chế. Sự bất cập của luật chứng khoán sau 5 năm thi hành tạo kẽ hở cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư lợi dung. Hiện tượng đầu cơ, xung đột quyền lực, hành vi mua bán nội gián, thao túng thị trường, và đặc biệt là thông tin thiếu minh bạch đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư. Việc các công ty niêm yết làm ăn thua lỗ nhưng không công bố thông tin, báo cáo tài chính không chính xác đã trở nên phổ biến, làm nản lòng các nhà đầu tư. Nhìn chung, niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào môi trường đầu tư và TTCK, niềm tin của toàn thị trường vào cơ chế điều hành và khung pháp lý liên quan đến chính sách tiền tệ ở Việt Nam đều sụt giảm nghiêm trọng. Các nhà quản lý thị trường (cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) lại chưa được giao đủ thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ của mình, nhất là trong lĩnh SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy vực thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Các đơn vị, các bộ ngành lại thiếu sự phối hợp đồng bộ, hậu quả là giải quyết chậm trễ và thiếu triệt để các tiêu cực, dẫn tới việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và đảm bảo cho hiệu quả của thị trường không chắc chắn. Tất cả những khó khăn và thách thức trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và phân phối vốn của TTCK, ngăn cản TTCK phát huy vai trò thực thụ của mình. Để TTCK phát triển cao, thực sự đóng vai trò phong vũ biểu cho nền kinh tế, Chính phủ cần thực hiện những biện pháp cần thiết thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ, bao gồm thực hiện nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng tín dụng, giảm lãi suất, lạm phát và thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện khung pháp lý, tăng và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường, và đặc biệt là cải thiện tính minh bạch cho thông tin. Có thực thi những giải pháp như vậy, TTCK Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu tăng độ sâu và bề rộng, tăng tính thanh khoản và tính hiệu quả, và đạt tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% GDP vào năm 2020 (theo Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Chính phủ phê duyệt ngày 1/3/2012 đã đề ra). TTCK sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành đất nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vào năm 2020. 2. Vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua TTCK luôn không ổn định và có tính chất gia tăng về độ biến động. Chỉ trong 1 đến 2 năm, chỉ số VN – Index có thể tăng hoặc giảm từ 5 đến 6 lần so với ngày đầu thành lập và cho đến nay dù đã qua hơn 12 năm hoạt động, thị trường vẫn có thể tăng hoặc giảm gấp đôi trong một thời gian ngắn. Có thể lấy một số mốc tiêu biểu: ngày 28/7/2000 VN-Index lấy mốc 100 điểm, ngày 25/06/2001: 570 điểm, ngày 23/10/2003: 131.2 điểm, ngày 25/04/2006: 632.7 điểm, ngày 02/08/2006: 388.8 điểm, ngày 12/03/2007 đạt 1170.7 điểm, ngày 07/08/2007: 884 điểm, ngày 22/02/2008 có 687 điểm, năm 2009 chạm đáy với mức 235 điểm và đến cuối năm 2011 mới chỉ lên mức 352 điểm. Xét trong giai đoạn đầu năm 2006 đến tháng 03/2007, biểu giá của thị trường luôn ở mức cao, hiện tượng này có thể gọi là “bong bóng đầu cơ”. Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này là khi thị trường tăng, hầu hết mọi cổ phiếu, dù tốt hay không đều tăng giá, và ngược lại chỉ một biến động nhỏ cũng làm tất cả cổ phiếu giảm giá đồng loạt. Nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả (Công ty cổ phần Thủy sản Long An (LAF), Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)…) nhưng vẫn tiếp tục được niêm yết trên sàn SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy HOSE mà cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng giá ở mức cao. Bên cạnh đó các cổ phiếu như BMC, TCT… có những lúc tăng hoặc giảm hàng chục phiên liên tiếp. Từ tháng 03/2007, giới phân tích và Chính phủ đã bắt đầu cảnh báo về tình trạng phát triển quá nóng của thị trường, và dường như các nhà đầu tư (NĐT) cũng nhận thấy sự nghiêm trọng của bong bóng đầu cơ ngày một lớn, nhưng họ vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tư. Cuối cùng, những nỗ lực cảnh báo và hạn chế của Chính phủ (trong đó có chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà Nước ban hành ngày 28/6/2007), đã không thể ngăn TTCK sa vào suy thoái. Bong bóng đầu cơ sụp đổ đã gây nên tổn thất lớn không chỉ cho TTCK nói riêng mà cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tác giả cho rằng, hiện tượng bong bóng đầu cơ của TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua có nguyên do chính là sự bất cân xứng thông tin và hiện tượng tâm lý bầy đàn của NĐT. Tình trạng công ty làm ăn thua lỗ vẫn có cổ phiếu được định giá cao, hay cổ phiếu tăng giảm bất thường qua nhiều phiên, có nguyên do một phần bởi sự bất cân xứng thông tin giữa NĐT và doanh nghiệp. Việc NĐT tiếp tục hoạt động cho dù biết rằng nguy cơ sụp đổ giá tới gần, hay tình trạng cổ phiếu đồng loạt tăng giảm do một sự kiện nhỏ, chính là tâm lý bầy đàn của NĐT. Do đó, tác giả xin chọn đề tài “Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP.HCM”, nhằm đo lường mức độ bất cân xứng thông tin trên TTCK TP.HCM. Tác giả chọn TTCK TP.HCM để nghiên cứu vì ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 TTCK, trong đó thị trường TP.HCM có thời gian hoạt động lâu hơn TTCK Hà Nội (TTCK TP. HCM có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 trong khi TTCK Hà Nội bắt đầu giao dịch vào ngày 08/03/2005, tức là sau gần 5 năm). Ngoài ra, hầu hết các công ty lớn, các ngành đại diện cho nền kinh tế đều niêm yết trên sàn TP.HCM. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ vấn đề thông tin bất cân xứng giữa công ty niêm yết và NĐT trên TTCK TP.HCM hiện nay và những nghiên cứu lý thuyết về thông tin bất cân xứng và đo lường chi phí lựa chọn bất lợi, bài viết đề ra những mục tiêu chính là: • Xác định chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP. HCM hiện nay, so sánh và phân tích chi phí lựa chọn bất lợi giữa các nhóm ngành. • Xác định, so sánh và phân tích chi phí lựa chọn bất lợi của các nhóm ngành trong hai thời kì thị trường đi lên và thị trường đi xuống. So sánh chi phí lựa SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy chọn bất lợi của các cổ phiếu dẫn dắt (cổ phiếu có tính độc lập) và cổ phiếu bị dẫn dắt trong cùng một nhóm ngành. • Xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố (liên quan đến tình hình tài chính công ty, quản trị doanh nghiệp, yếu tố giá và lượng giao dịch của cổ phiếu trên thị trường) đến chi phí lựa chọn bất lợi. So sánh, phân tích vai trò và mức độ tác động của các yếu tố này xét theo tính độc lập của cổ phiếu và mức độ chi phí lựa chọn bất lợi so với trung bình thị trường. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu trên, cần trả lời các câu hỏi sau: • Chi phí lựa chọn bất lợi của các cổ phiếu trên TTCK TP.HCM vào năm 2011 là bao nhiêu? Các nhóm ngành nào có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn và thấp hơn mức trung bình thị trường? • Các nhóm ngành nào có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn trong thời kì thị trường đi lên? Chi phí lựa chọn bất lợi của cổ phiếu dẫn dắt có cao hơn các cổ phiếu bị dẫn dắt trong cùng một ngành? • Những yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP. HCM hiện nay? Sự ảnh hưởng thay đổi như thế nào giữa nhóm cổ phiếu dẫn dắt/bị dẫn dắt và nhóm cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn/thấp hơn mức trung bình thị trường? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được tập trung nghiên cứu là chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP.HCM. Tác giả tìm cách lượng hóa giá trị của chi phí lựa chọn bất lợi, xét trên toàn thị trường và trong các điều kiện khác nhau (theo thời kì thị trường lên xuống, nhóm ngành, tính độc lập của cổ phiếu…). Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP.HCM, mối tương quan giữa các yếu tố này với tính độc lập và mức độ chi phí lựa chọn bất lợi của cổ phiếu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo mục tiêu đã đề ra, bài viết tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau: • TTCK được nghiên cứu là TTCK TP.HCM. • Việc tính chi phí lựa chọn bất lợi được thực hiện đối với các công ty có cổ phiếu niêm yết từ ngày 03/01/2011 đến đến 31/12/2011. Như vậy thời gian nghiên cứu được chọn là 1 năm. SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy • Chi phí lựa chọn bất lợi chỉ được xem xét thông qua các giao dịch khớp lệnh, các giao dịch thông qua thoả thuận sẽ không được xem xét. 5. Giả thiết nghiên cứu • Chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK Việt Nam tồn tại một cách khách quan. • Khi giá chứng khoán phản ánh đúng cung cầu trên thị trường thì chi phí lựa chọn bất lợi ở mức thấp và ngược lại. 6. Kết cấu của đề tài Sau phần mở đầu và phần phụ lục thì kết cấu còn lại của đề tài được viết theo trình tự như sau: Chương I – Cơ sở lý thuyết Trình bày các lý thuyết cơ bản về TTCK, giả thuyết thị trường hiệu quả, thông tin bất cân xứng, khái niệm chi phí lựa chọn bất lợi, và giới thiệu một số mô hình nghiên cứu của các tác giả trước. Chương II – Ước lượng chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP.HCM Tóm tắt quá trình 12 năm hoạt động của TTCK TP.HCM, trong đó tập trung vào năm 2011. Chọn mẫu và dữ liệu để đo lường, áp dụng mô hình để xác định chi phí lựa chọn bất lợi và phân tích kết quả thực nghiệm. Chương III – Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP.HCM Xác định các biến cần sử dụng cho mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi, chọn mẫu và dữ liệu để ước lượng mô hình, giải thích các kết quả phân tích thống kê và phân tích hệ số của mô hình, kết luận các vấn đề nghiên cứu từ mô hình và gợi ý hướng nghiên cứu sâu hơn. Trong quá trình thực tập tại Công ty Chứng khoán Vietinbank Sc, nhờ sự nhiệt tình của các anh chị ở trung tâm, đặc biệt là bộ phận Phân tích – Nghiên cứu, em đã tìm hiểu được nhiều kiến thức thực tế làm nền tảng để thực hiện đề tài này. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em trong thời gian qua. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh Tế đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.S. Trần Chung Thủy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do trình độ bản thân có hạn và thời gian tiếp xúc thực tế chưa nhiều SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy nên bài viết của em không tránh khỏi những nhầm lẫn và sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 7 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết về lựa chọn bất lợi 1.1.1. Khái niệm sự lựa chọn bất lợi Lựa chọn bất lợi (hay còn gọi là lựa chọn ngược, lựa chọn đối nghịch (adverse selection)) là tình trạng kinh tế nảy sinh từ sự bất đối xứng thông tin (asymmetric information) giữa các bên giao dịch. Trong điều kiện cơ cấu thông tin không cân bằng, một bên giao dịch sẽ có thông tin nhiều hơn so với bên khác về đối tượng được giao dịch, và có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên đó. Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin khi đồng ý hoàn thành giao dịch sẽ nhận sản phẩm không có chất lượng tốt như mong muốn (Wikipedia). Sự lựa chọn sản phẩm của bên kém ưu thế thông tin lúc này gọi là sự lựa chọn bất lợi, và thiệt hại của bên kém ưu thế thông tin trong trường hợp này thể hiện dưới dạng chi phí lựa chọn bất lợi (chi phí mà bên kém ưu thế thông tin phải gánh chịu do sự chênh lệch giữa chất lượng sản phẩm và giá trị mà bên kém ưu thế thông tin phải bỏ ra để trả cho sản phẩm đó). Lựa chọn bất lợi xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay trước khi kí hợp đồng (ngược lại với một hậu quả khác của bất đối xứng thông tin là rủi ro đạo đức (moral hazard) xảy ra sau khi kí hợp đồng) (Nguyễn Trọng Hoài, 2006). Thuật ngữ sự lựa chọn bất lợi ban đầu được sử dụng trong ngành bảo hiểm. Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận trả bảo hiểm cao cho những khách hàng ít nguy cơ, nhưng lại không nắm rõ về mức độ nguy cơ của khách hàng. Người mua bảo hiểm do đó có thể cung cấp những thông tin không trung thực, khiến cho công ty bảo hiểm phải ký hợp đồng bù đắp cao cho khách hàng có nguy cơ cao. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm nhân thọ có thể che giấu thông tin về tình trạng sức khỏe tồi, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người sắp chết. Tương tự trong lĩnh vực ngân hàng, bên đi vay là bên nắm ưu thế thông tin so với bên cho vay. Từ đó dẫn tới những trường hợp như ngân hàng đồng ý ký hợp đồng cho vay với công ty sắp phá sản. Ngược lại với ngành bảo hiểm và ngân hàng, tại TTCK và thị trường bất động sản, bên bán thường nắm rõ thông tin về sản phẩm của mình hơn bên mua và khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do bên mua gánh chịu. Ví dụ, bên bán có thể che dấu SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 8 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Trần Chung Thủy thông tin về một lô đất hay ngôi nhà, khiến người mua mua phải nhà đất trong diện giải tỏa, hoặc khu vực dễ gặp lũ lụt… Trên TTCK, các công ty niêm yết luôn ở vị thế chủ động hơn so với NĐT. Các công ty niêm yết luôn nắm chắc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và phương hướng phát triển của mình, từ đó biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu và nên đặt giá bán trên mỗi cổ phiếu bao nhiêu là hợp lý. Do vậy, nếu không biết chính xác các thông tin về công ty niêm yết, NĐT có thể định giá cổ phiếu của công ty đó cao hơn giá trị thực hoặc mua phải cổ phiếu của công ty có tình trạng kinh doanh kém. Lúc này sự lựa chọn bất lợi hoàn toàn thuộc về NĐT. Một trường hợp khác của sự lựa chọn bất lợi trên TTCK là giao dịch nội bộ. Những người trong công ty phát hành chứng khoán và người thân quen với họ có cơ hội tiếp cận các thông tin không được công bố về công ty, từ đó có ưu thế về thông tin trong giao dịch chứng khoán so với đa phần các NĐT khác trên thị trường. 1.1.2. Giải pháp khắc phục lựa chọn bất lợi Bên kém ưu thế thông tin cần sử dụng các biện pháp tăng cười thông tin cho mình như tìm hiểu thông tin qua các bên trung gian (các dịch vụ môi giới, dịch vụ đánh giá và xếp hạng), và nhất là làm cho bên có ưu thế thông tin phát tín hiệu trung thực và đáng tin cậy đến mình. Trên thị trường tài chính, các ngân hàng cần yêu cầu công ty đi vay phát tín hiệu về khả năng trả nợ thông qua các khía cạnh như: quy mô công ty, uy tín và danh tiếng, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo,… và ngược lại ngân hàng cũng phát tín hiệu để bên đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng cho vay. Các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm có thể yêu cầu khách hành trình chứng nhận về sức khỏe, tính chất nghề nghiệp trước khi quyết định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hay kiểm định xe ô tô trước khi quyết định về hợp đồng bảo hiểm ô tô. Trên TTCK, các công ty niêm yết muốn bán cổ phiếu với giá cao và hợp lý cần phát tín hiệu cho NĐT thấy được hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của mình, dựa trên việc công bố thông tin một cách chính xác. Bên kém ưu thế thông tin có thể áp dụng cơ chế sàng lọc (được đề xuất bởi nhà kinh tế Joshep Stiglitz, 1975). Theo nghiên cứu của ông, bản thân bên nắm ít thông tin hơn có thể tự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc, cụ thể là đưa ra những mức hợp đồng giao dịch khác nhau. Các ngân hàng có thể áp dụng cơ chế này qua việc thay đổi hạn mức tín dụng khác nhau với từng đối tượng vay; còn đối với các tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc có thể là áp dụng bảo hiểm một phần cho đối tượng. Trên TTCK, để bảo vệ lợi ích của mình, NĐT nên tìm hiểu SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A 9 [...]... 2.2.3.3.2 Chi phí lựa chọn bất lợi của mỗi nhóm ngành theo 2 thời kì Kết quả quan sát có 106 cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi tính trong thời kì thị trường đi lên lớn hơn chi phí lựa chọn bất lợi tính trong thời kì thị trường đi xuống, tương đương 58.56% số cổ phiếu quan sát 75 cổ phiếu còn lại có chi phí lựa chọn bất lợi tính cho thời kì thị trường đi xuống lớn hơn hoặc xấp xỉ chi phí lựa chọn bất lợi. .. cổ phiếu dẫn dắt có chi phí lựa chọn bất lợi lớn hơn là 28, số trường hợp cổ phiếu bị dẫn dắt có chi phí lựa chọn bất lợi lớn hơn là 30, và 1 trường hợp cổ phiếu dẫn dắt có chi phí lựa chọn bất lợi bằng cổ phiếu bị dẫn dắt CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢI TRÊN TTCK TP.HCM 3.1 Các mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi 3.1.1 Mô hình đo... hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư Trong đó, nhóm ngành có chi phí lựa chọn bất lợi nhỏ nhất là Nhóm 1 (Sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng) với ASC = 70.6 % Nhóm ngành có chi phí lựa chọn bất lợi lớn nhất là Nhóm 7 (Khai thác khoáng sản) với ASC = 89.7% Nhóm 7 có chi phí lựa chọn bất lợi sai khác đến 27% so với Nhóm 1 Có 6 nhóm cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn mức... khác biệt về chi phí lựa chọn bất lợi giữa hai nhóm.Nhóm cổ phiếu có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn sẽ có chi phí lựa chọn bất lợi trung bình lớn hơn nhóm còn lại 0.3232 Yếu tố giá trị thị trường của công ty có tác động đến chi phí lựa chọn bất lợi của nhóm cổ phiếu có ASC cao hơn SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A Chuyên đề thực tập 34 GVHD: Th.S Trần Chung Thủy mức trung bình thị trường ở mức... của giá giao dịch (Bid – Ask spread) bao gồm ba thành phần đó là: thành phần chi phí lựa chọn bất lợi, thành phần chi phí xử lý đặt lệnh và thành phần chi phí lưu trữ Chi phí lựa chọn bất lợi là Zo = 2(z0 + z1Vt), phần còn lại, chi phí xử lý đặt lệnh và chi phí lưu trữa là C 0 = 2(c0 + c1Vt) Thành phần chi phí lựa chọn bất lợi cho mỗi cổ phiếu i nào đó được tính theo công thức: ASC = 2(z0 + z1 [2(c0... nhưng không tác động đến chi phí lựa chọn bất lợi của nhóm cổ phiếu có ASC thấp hơn trung bình thị trường Hệ số của G_MVE là dương cho thấy giá trị thị trường tăng sẽ làm tăng chi phí lựa chọn bất lợi trung bình của cổ phiếu, nếu cổ phiếu của công ty đó vốn thuộc nhóm có ASC cao hơn thị trường Yếu tố độ lệch chuẩn của lợi suất cổ phiếu có tác động đến chi phí lựa chọn bất lợi của cả hai nhóm cổ phiếu,... độ chi phí lựa chọn bất lợi của cổ phiếu Các mã cổ phiếu trong mẫu có thể được phân làm hai nhóm: nhóm có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn mức trung bình của thị trường và nhóm có chi phí lựa chọn bất lợi thấp hơn mức trung bình thị trường Giả thiết đặt ra ở đây là: liệu mức độ SV: Dương Quỳnh Hoa Lớp Toán tài chính 50A Chuyên đề thực tập 30 GVHD: Th.S Trần Chung Thủy ảnh hưởng của các yếu tố tới chi. .. quả chi phí lựa chọn bất lợi của toàn thị trường Theo các nghiên cứu của Ness và cộng sự (2001), mô hình hồi quy thành phần lựa chọn bất lợi không xét tới mức ý nghĩa hay độ tin cậy của các hệ số hồi quy (C0, C1, Z0, Z1) mà chỉ xem xét chỉ số thành phần chi phí lựa chọn bất lợi (ASC) thỏa điều kiện: 0 . có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn và thấp hơn mức trung bình thị trường? • Các nhóm ngành nào có chi phí lựa chọn bất lợi cao hơn trong thời kì thị trường đi lên? Chi phí lựa chọn bất lợi. tin bất cân xứng và đo lường chi phí lựa chọn bất lợi, bài viết đề ra những mục tiêu chính là: • Xác định chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP. HCM hiện nay, so sánh và phân tích chi phí lựa. Do đó, tác giả xin chọn đề tài Phân tích chi phí lựa chọn bất lợi trên TTCK TP. HCM , nhằm đo lường mức độ bất cân xứng thông tin trên TTCK TP. HCM. Tác giả chọn TTCK TP. HCM để nghiên cứu vì

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan