Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

35 408 0
Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của  Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm MỤC LỤC Tổng Công ty mẹ (đất thuê) 18 Tỷ đồng 31 Triệu USD 31 Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm LỜI MỞ ĐẦU Trường Đại học kinh tế quốc dân là trường đầu ngành về kinh tế. Trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên cứu, tiếp xúc với thực tế đặc biệt là sinh viên năm cuối. Với vai trò là một sinh viên cuối khoá, sau hơn 3 năm học tập, rèn luyện tại trường em đã được trường cho đi thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội(HANOSIMEX). Trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, ngành Dệt may Việt Nam luôn giữ một vị trí quan trọng của nền kinh tế và chiếm khoảng 10-12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và là một trong những ngành chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong đó có một phần đóng góp của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (HANOSIMEX). Trong quá trình hơn 25 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước và khẳng định được vị thế của mình ở trong nước cũng như với các nước trên thế giới. Tổng công ty đạt được rất nhiểu thành tích và được nhà nước trao tặng “ Đơn vị anh hùng lao động thởi kì đổi mới”. Ba tuần đến thực tập tại Tổng công ty, là một quá trình học tập, nghiên cứu và em đã tiếp thu được rất nhiều các kiến thức thực tế. Đồng thời cũng cho em hiểu thêm về tình hình hoạt động, các phòng ban trong Tổng công ty để em viết bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Việt Lâm – giáo viên hướng dẫn thực tập, các cô chú, anh chị trong Tổng công ty dệt may Hà Nội, đặc biệt là các anh chị trong phòng Xuất nhập khẩu – nơi em đang trực tiếp thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian qua. Bài báo cáo của em gồm 5 phần: Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Phần II. Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh Phần III: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phần IV: Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty Phần V: Định hướng phát triển của Tổng công ty Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm PHẦN I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU CHUNG - Tên Tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội - Tên Tiếng Anh: HA NOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCK CORPORATION - Tên viết tắt: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 25/13 – Đường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội - Ngày thành lập: 21/11/1984 - Hình thức: Công ty cổ phần - Doanh thu: 120.000.000 USD - Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam - Tổng giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy: Chu Trần Trường - Điện thoại: 84 – 4 - 8621024, 8621470, 6335724, 8621942 Fax: 84 – 4 – 22334 - Email: hanosimex@hn.vnn.vn - Website: http://www.hanosimex.com.vn - Mã số thuế: 1000100826 - Vốn điều lệ: 205 tỷ Việt Nam đồng - Số lượng phát hành: 20.500.000 cổ phần - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103022023 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 22/01/2008 - Tổng số thành viên: 13, trong đó có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệ nhuộm, 8 nhà máy may. - Tổng công nhân: 5000 người II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX). Được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy sợi Hà Nội. Sau nhiều năm hoạt động và thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với nỗ lực trí tuệ và công sức của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày 11/1/2007 Bộ Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm công nghiệp đã có quyết định số 04/2007/QĐ – BCN thay đổi tổ chức lại cơ cấu thành Tổng công ty dệt may Hà Nội. Tháng 1/2008 đổi tên thành Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội. - Các giai đoạn phát triển: Qua quá trình hoạt động hơn 25 năm với nhiều sự kiện diễn ra, Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã phát triển ngày một lớn mạnh với nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây là một số giai đoạn phát triển: + Giai đoạn từ 1987 đến 1984: Ngày 7/4/1978: Hợp đồng xây dựng giữa công ty TECHNO – IMPORT Việt Nam với hãng UNIONMATEX Cộng hòa Liên bang Đức được ký kết, về việc xây dựng một nhà máy sợi có quy mô lớn nhất miền Bắc nước ta với thiết bị công nghệ của các nước Tâu Âu. Tháng 2/1979: Nhà máy được khởi công xây dựng Ngày 21/11/1984: Nhà máy Sợi Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào sản xuất theo quyết định số 211/CNN/TCLĐ ngày 24/2/1983 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công nghiệp). + Giai đoạn từ 1985 đến 1990: Tháng 4/1990: nhà máy Sợi Hà Nội được Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công thương) cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX, được Ngân hàng Ngoại thương cho mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng và sử dụng các nguồn ngoại tệ tự có khác. + Giai đoạn từ 1991 đến 1995: Ngày 30/04/1991: Nhà máy Sợi Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội theo quyết định của Công Nghiệp nhẹ. Đây là giai đoạn rất khó khăn với kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng khi mà Liên Xô và Đông Âu tan rã, thị trường xuất khẩu chủ lực bị mất. Cho nên công ty đã có một quyết định rất sáng suốt là chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản…Trang thiết bị, công nghệ của công ty không ngừng được đổ mới, quy mô sản xuất cũng ngày càng được mở rộng. Tháng 10/ 1993: Sáp nhập nhà máy Sợi Vinh là thành viên của Xí nghiệp Liên hiệp theo quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1994, Xí nghiệp xây dựng Nhà máy May thêu Đông Mỹ tại huyện Thanh Trì – Hà Nội. Năm 1995: Sáp nhập thêm công ty Dệt Hà Đông, làm cho quy mô của doanh nghiệp mở rộng hơn nhưng khó khăn cũng nhiều hơn do đây là hai đơn vị làm ăn không Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm hiệu quả. Hiện nay, mức thu nhập của nhà máy Sợi Vinh và công ty Dệt Hà Đông đã tăng lên rất nhiều so với trước khi sáp nhập và đạt mức khá so với mặt bằng tại Vinh và Hà Đông. Ngày 19/06/1995, Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt Hà Nội theo quyết định 840/CNN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. + Giai đoạn từ 1996 đến 2000: Ngày 28/02/2000: Công ty Dệt Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội theo quyết định QĐ – 103 – HĐQT với tên giao dịch quốc tế viết tắt là HANOSIMEX. + Giai đoạn từ 2001 đến 2005: Năm 2004: được phép của Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định( số 177 ngày 30/12/2004) chuyển Công ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Năm 2005, theo quyết định của Bộ Công nghiệp, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may Hải Phòng (thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam) sáp nhập vào Công ty Dệt may Hà Nội. + Giai đoạn từ 2005 đến nay: Tổng công ty triển khai thực hiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con, và bước đầu thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên. Năm 2006, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam quyết định Công ty Dệt may Hà Nội là đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan (Nghệ An) và chuyển thành Công ty mẹ của Công ty này. Ngày 06/02/2007: Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số 04/2007/QĐ – BCN ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Đồng thời, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hải Phòng đã tiến hành Đại hội Cổ đông để trở thành Công ty Cổ phần thương mại Hải Phòng-HANOSIMEX, trong đó HANOSIMEX chiếm hơn 51% vốn điều lệ. Tháng 12/2007: Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa, đến 1/2008 đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội. Trong đó vốn nhà nước chiếm 57,74% vốn điều lệ, còn lại là vốn cổ đông. Têm giao dịch chính thức là Vinatex – Hanosimex, hoạt động từ 01/01/2008 Qua hơn 25 năm sản xuất kinh doanh, Vinatex-Hanosimex đã trải qua nhiều thử thách và vẫn đứng vững để trở thành một trong các công ty dệt may hàng đầu của Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm Việt Nam. Hiện nay, công ty đã có 13 nhà máy thành viên, trong đó gồm có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 8 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ, Mỹ… với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, SA 8000 và WRAP. III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu dùng. - Kinh doanh kho vận cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh hạ tầng. - Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (chỉ hoạt động khi cơ quan có thẩm quyền cho phép). - Lắp đặt các thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may. Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm PHẦN II CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 1. Sơ đồ tổ chức: Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm Hiện nay, Vinatex-Hanosimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con. Tổng Công ty mẹ có 11 phòng ban, gồm: 1. Phòng Quản trị nhân sự. 2. Cơ quan Tổng giám đốc. 3. Phòng Quản trị hành chính. 4. Phòng Kinh doanh. 5. Phòng Kế toán tài chính. 6. Phòng Xuất nhập khẩu. 7. Phòng Đời sống. 8. Phòng Đảm bảo chất lượng. 9. Phòng Điều hành sợi dệt. 10. Phòng Điều hành may. 11. Trung tâm Y tế. Ngoài ra còn có 04 nhà máy trực thuộc Tổng Công ty mẹ, gồm : 1. Nhà máy Sợi. 2. Nhà máy May 1. 3. Nhà máy May 2. 4. Nhà máy May 3. Và các công ty con và công ty liên kết đã được cổ phần hóa như sau 1 : 1. Công ty Cổ phần Thời trang HANOSIMEX. 2. Công ty Cổ phần Thương mại HANOSIMEX –Vinatex. 3. Công ty Cổ phần Dệt kim HANOSIMEX. 4. Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan. 5. Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông-HANOSIMEX. 6. Công ty Cổ phần May Đông Mỹ- HANOSIMEX. 7. Công ty Cổ phần Thương mại Hải Phòng-HANOSIMEX. 8. Công ty Cổ phần Cơ điện-HANOSIMEX. 1 Hiện trong quá trình di dời và sắp xếp lại sản xuất đang hình thành thêm một số các công ty con và " cháu" khác như Cty CP may Hải phòng, Cty CP sợi dệt Nam Đàn, Cty CP sợi Hồng Lĩnh Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm 2. Chức năng, nhiệm vụ: 2.1. Cơ cấu bộ máy quản trị 2.1.1. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát - Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Tổng công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. ĐHĐCĐ có các quyền sau: + Thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ + Thông qua kế hoạch phát triển của Tổng công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban Kiểm Soát, của Hội đồng quản trị và cuả các kiểm toán viên + Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị + Bầu, bãi nhiễm thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát + Các quyền khác được quy định tại điều lệ - Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị của Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ, liên quan đến mục đích, quyền lợi, hoạt động, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển Tổng công ty. - Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát HĐQT, Cơ quan Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Tổng công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về các công việc thực hiện và các công việc được giao. 2.1.2. Cơ quan Tổng giám đốc: Cơ quan Tổng giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực: - Điều hành lĩnh vực sợi – Đại diện hệ thống quản trị chất lượng - Điều hành lĩnh vực may - Điều hành kế hoạch di dời, công nghệ thông tin, bản quyền, thương hiệu - Điều hành Kinh doanh- Xuất nhập khẩu - Điều hành quản trị nhân sự và nội chính 2.1.3. Các phòng ban trong Tổng công ty 2.1.3.1. Phòng Quản trị nhân sự - Nhân sự: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên - Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề về nhân sự, bao gồm: Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Việt Lâm + Tổ chức cán bộ, tuyển dụng lao động, đào tạo, đổi mới doanh nghiệp, chế độ chính sách. + Xây dựng cơ cấu tổ chức, điều động lao động, cân đối lao động, công tác tiền lương, hồ sơ, chế độ + Đánh giá tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, WRAP 2.1.3.2. Phòng Quản trị hành chính - Nhân sự: 40 người gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 37 nhân viên - Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề về hành chính, văn phòng, quân sự, bảo vệ, bao gồm: + Công tác pháp chế + Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo + Công tác tổ chức tiền lương, khen thưởng, kỷ luật + Tổng hợp ý kiến khách hàng + Công tác phòng chống lãng phí + Công tác điều hành xe con, dịch vụ thuê xe con, hợp đồng trông giữ xe ô tô + Công tác thuê văn phòng, hội trường 2.1.3.3. Phòng Kinh doanh - Nhân sự: 62 người gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 60 nhân viên - Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu cho Tổng giám đốc các công tác ở thị trường trong nước,bao gồm: + Công tác tiêu thụ sản phẩm sợi, vải Denim, vải dệt thoi + Công tác tiêu thụ hàng hoá, vật tư thanh lý, hàng tồn kho chậm luân chuyể₦ + Công tác cung ứng vật tư, nguyên liệu, thùng hòm + Công tác giao nhận vận tải trong nước 2.1.3.4. Phòng Kế toán tài chính - Nhân sự: 16 người gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng và 14 kế toán viên - Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ nhà nước, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đươc duy trì liên tục đạt hiệu quả cao, bao gồm: + Công tác tài chính và hạch toán kế toán + Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về giá cả trong lĩnh vực tiêu thụ + Giải quyết các vấn đề tài chính Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 9 [...]... - 2015 1 Mục tiêu tổng quát Phát triển Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, hoạt động hiệu quả, bền vững, lâu dài, thân thiện với môi trường, có đội ngũ cán bộ công nhân gắn bó Cổ phiếu của Tổng Công ty và đa số các công ty cổ phần thành viên có giá trên thị trường chứng khóan, cổ tức tối thiểu của Tổng Công ty phải bằng hoặc... đất của Tổng Công ty và các công ty cổ phần không được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa do đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng bị hạn chế Diện tích đất, nhà xưởng, kho tàng của Tổng công ty được cụ thể hoá trong bảng dưới đây: Bảng 7: Tổng hợp diện tích của Tổng công ty TT Tên Doanh nghiệp S đất 1 145.024 m2 2 3 4 5 6 7 Tổng Công ty mẹ (đất thuê) Các Cty Cổ phần: Dệt Hà Đông (có sổ đỏ) May. .. IV ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT 1 Diện tích nhà xưởng Tổng diện tích đất của Tổng Công ty và 08 Công ty cổ phần là 337.500 m 2, mức diện tích trên lao động của Tổng Công ty đạt 65 m 2/người, ở mức trung bình so với diện tích bình quân cho một lao động của ngành công nghiệp nhẹ là 40-70 người/m2 Đất của các công ty cổ phần và của Tổng Công ty có nguồn gốc sở hữu khác nhau Chỉ một số diện tích... IV QUẢN TRỊ MARKETING Trước năm 2008, Tổng công ty do có là công ty nhà nước và được nhà nước bảo trợ nên công ty chưa có các hoạt động marketing của riêng mình, đơn hàng có rất nhiều và công ty sản xuất theo các đơn hàng đó Nhưng từ 2008, khi tiến thành cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sự xuất hiện của nhiều công ty nước ngoài làm cho sự cạnh tranh gay gắt hơn, đơn hành... Quản trị NS Phòng Quản trị HC Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán TC Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Đời sống Phòng Đảm bảo CL Phòng Đ/ hành sợi dệt Phòng Điều hành may Trung tâm Y tế Nhà máy Sợi Nhà máy May 1 Nhà máy May 2 Nhà máy May 3 Tổng Công ty mẹ Tr.đó phục vụ &quản lý Cty CP Thời trang Cty CPTM HN-Vinatex Cty CP dệt kim Cty CP DM HTL Cty CP Dệt HĐ Cty CP May Đông Mỹ Cty CP TM Hải phòng Sinh viên: Đinh Thị... cho ngân sách nhà nước Bảng 11: Đóng cho ngân sách nhà nước của Tổng công ty Đơn vị: Đồng 2007 2008 2009 2010 2.097.678.093 2.755.820.991 2.050.470.621 2.104.599.860 Qua bảng trên ta thấy Tổng công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản tương đối lớn, chiếm 25% lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty 2 Lương trả cho lao động Tổng quỹ tiền lương của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội năm 2010 là... phụ trợ trên một lao động công nghệ Năm LĐ BQ (Người) 5.200 6.875 6.748 5.800 5.202 Doanh thu (Tỷ đồng) 1.264 1.745,7 1.668,3 1.380,7 1.665 Sinh viên: Đinh Thị Vân 26 Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS Trần Việt Lâm PHẦN IV: MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CÔNG TY I QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của một doanh nghiệp đặc biệt... tố để Tổng công ty tự tin, mạnh dạn tiếp nhận những đơn hàng lớn và phức tạp, thực sự đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các khách hàng quốc tế Dưới đây là bảng thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty tính đến nay Bảng 1: Lao động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội Đơn vị: người 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 CQ Tổng giám đốc Phòng Quản trị NS Phòng Quản trị HC... tiêu chuẩn chất lượng của Tổng Công ty ban hành Đến nay, toàn bộ sợi, vải của các nhà máy và công ty thành viên đều được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất Hàng năm Tổng Công ty đều tổ chức đánh giá sự phù hợp chất lượng giữa Tổng Công ty và các công ty thành viên Công ty có các tiêu chuẩn riêng đối với các sản phẩm, nhưng bên cạnh đó vẫn theo tiêu chuẩn của khách hàng Mỗi khách hàng, mỗi nước, mỗi... triển công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt cao, đáp ứng tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cho mục tiêu “người Việt dùng hàng Việt” KẾT LUẬN Hơn 25 năm hình thành và phát triển Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội – HANOSIMEX đã đạt được những thành tựu đáng kể và là một trong những doanh nghiệp dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Từ khi thành lập đến nay, Tổng . –Vinatex. 3. Công ty Cổ phần Dệt kim HANOSIMEX. 4. Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan. 5. Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông-HANOSIMEX. 6. Công ty Cổ phần May Đông Mỹ- HANOSIMEX. 7. Công ty Cổ phần Thương. nước tại Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan (Nghệ An) và chuyển thành Công ty mẹ của Công ty này. Ngày 06/02/2007: Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội trực. Tổng công ty Phần IV: Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty Phần V: Định hướng phát triển của Tổng công ty Sinh viên: Đinh Thị Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 49 A 1 Báo cáo thực tập tổng

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổng Công ty mẹ (đất thuê)

    • Tỷ đồng

    • Triệu USD

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan