Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 và việc áp dụng nó vào các doanh nghiệp Việt Nam

29 555 0
Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 và việc áp dụng nó vào các doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP MỤC LỤC CHƯƠNG 2 7 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO 7 TIÊU CHUẨN ISO-9000 VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG NÀY 7 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7 Tên doanh nghiệp 9 Trong số các doanh nghiệp đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO-9000 theo bảng trên, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh, công ty tư nhân, nhưng sự phân bố số này trong các khu vực kinh tế, các vùng trong cả nước cũng không đồng đều. Phần lớn tập trung ở phía nam. Hơn nữa trong ba tiêu chuẩn của ISO-9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn ISO-9001, ít doanh nghiệp áp dụng ISO-9004 và hầu như không có doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO-19011 10 Tháng thứ 13 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ISO : International Standard Organization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) HTCL : Hệ thống chất lượng QLCL : Quản lý chất lượng DN : Doanh nghiệp ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh xu thế thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế nước ta trong khu vực và thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình QLCL mới, phù hợp với các DN Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách. Các DN Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn. “Chất lượng hày là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với mọi đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên, sự chuyển mình của hệ thống QLCL trong các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình chuyển đổi và xây dựng mô hình QLCL trong các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và cản trở. Trong số các mô hình QLCL mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng thì mô hình QLCL theo tiêu chuẩn ISO-9000 là mô hình khá phổ biến. Để hiểu biết về mô hình này, em xin chọn đề tài “Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO-9000 và việc áp dụng nó vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Đề án này được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS-TS Nguyễn Ngọc Huyền. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của thầy để em hoàn thành tốt đề án môn học của mình, và em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa QTKD đã giảng dạy em trong quá trình học tập tại trường ĐH KTQD - Hà Nội những kiến thức cơ bản chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp. 1 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO-9000 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm về quản lý chất lượng Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô thì QLCL là việc xây dựng đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của các sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản thì QLCL là hệ thống phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng có chất lượng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, một hệ thống tiếp thu sáng tạo các luồng tư tưởng, kinh nghiệm thực hành hiện đại dựa trên cách tiếp nhận khoa học, logic đã khái niệm như sau: QLCL tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng. 2. Khái niệm của hệ thống quản lý chất lượng QLCL được nhìn nhận một cách toàn diện trên cơ sở QLCL công việc ở từng giai đoạn, từng người từ khâu marketing, thiết kế, sản xuất, phân phối đến dịch vụ sau bán. Quá trình đó được mô tả dưới dạng sơ đồ hay còn gọi là mô hình QLCL. Mô hình QLCL là một tập hợp dưới dạng sơ đồ các yếu tố, các giai đoạn và các biện pháp đảm bảo chất lượng, mối quan hệ hữu cơ nhằm hình thành và đảm bảo chất lượng tối ưu trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm và 2 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP phù hợp với quan điểm về QLCL đã lựa chọn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng loại doanh nghiệp, đặc trưng cơ cấu ngành hàng, trình độ phát triển cũng như chiến lược phát triển tương lai của nó, mà các mô hình QLCL có mức độ phức tạp khác nhau. 3. Mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm Cũng như quan niệm về chất lượng QLCL cũng như tiếp cận và thực hiện theo những cách khác nhau, có xu hướng mở rộng và phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Nó phụ thuộc vào quan điểm, sự phát triển về trình độ nhận thức và đặc thù riêng của mỗi nền kinh tế. QLCL mà ngày nay đang được áp dụng trên thế giới là kết quả của cả một quá trình chưa khép lại. Nó là thành quả, là sự đúc kết của quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn không mệt mỏi của các chuyên gia và các nhà khoa học về vấn đề chất lượng. Sự thay đổi để tiến tới mô hình QLCL toàn diện QLCL toàn cầu là một cuộc cách mạng về tư tưởng và hành động của các nhà quản lý. Cách tiếp cận về QLCL được phát triển dần dần bởi một quá trình hoạt động thực tế qua hàng loạt các kết quả được trong suốt những năm dài của cuối thế kỷ qua. II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO-9000 Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu hay mục tiêu khác nhau. Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành lần đầu tiên vào 1987 nhằm đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 ISO-9000 là sự thừa kế của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng. 3 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản xuất và quá trình cung ứng, kiểm soát, quá trình bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, đào tạo, ISO-9000 là tập hợp kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được các quốc gia trên thế giới và khu vực chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc tế. 2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 a. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau: * Thứ nhất: Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được tổ chức tốt - đó là sự phối hợp để cải tiến hoàn thiện lề lối làm việc. * Thứ hai: Phương châm chiến lược của ISO-9000 là làm đúng ngay từ đầu, lấy phòng ngừa làm phương châm chính. Do đó, doanh nghiệp cần tập chung đầy đủ vào phân hệ thiết kế và hoạch định sản phẩm mới. * Thứ ba: Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức. Việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ. thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với những công cụ kiểm tra hữu hiệu. * Thứ 3: Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản phẩm hay nghiên cứu sản phẩm mới là rất quan trọng. * Thứ 4: Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc xây dựng hệ thống phục vụ bán và sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ này uy tín của doanh nghiệp ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng. * Thứ 5: Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về 4 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP từng người. Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. * Thứ 6: Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu- cụ thể là đối với giá thành. Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi phí đầu vào. * Thứ 7: Điều nổi bật xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các vấn đề liên quan đến con người. Nếu không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và không tạo cho họ có điều kiện phát huy được mọi khả năng thì hệ thống chất lượng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. * Thứ tám: ISO-9000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “ mua bán tin cậy” trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan chất lượng có uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO-9000 cho các doanh nghiệp, và đó là giấy thông hành để vượt qua các rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi. b. Từ những đặc điểm của cách tiếp cận nói trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được xây dựng trên các nguyên tắc sau: * Thứ nhất: Phương hướng tổng quát của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 là thiết lập hệ thống QLCL hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. * Thứ hai: Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 là các tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về sản phẩm. Tuy nhiên những thuộc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm không thể đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của sản phẩm không thể đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ bổ sung thêm vào các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. * Thứ ba: Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 nêu ra những hướng dẫn để xây 5 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP dựng một hệ thống chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống chất lượng của từng doanh nghiệp tùy thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm hay dịch vụ và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó mô hnhf này linh hoạt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vữ hoạt động, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong các lĩnh vực dịch vụ, hành chihs và các tổ chức xã hội. Hệ thống QLCL theo ISO-9000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt quá trình, suốt vòng đời sản phẩm từ thiết kế, sản phẩm, phân phối, tiêu dùng. 3. Kết cấu của tiêu chuẩn ISO-9000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 không phải là một tiêu chuẩn duy nhất mà gồm các tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó có thể nói các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm 4 tiêu chuẩn chính của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 là các tiêu chuẩn: * ISO-9000: Hệ thống QLCL – cơ sở và từ vựng * ISO-9001: Hệ thống QLCL – mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. * ISO-9004: Quản lý tổ chức để thành công bên vững * ISO-19011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống QLCL và môi trường 4. Lợi ích của việc chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9000 Ba lợi ích quan trọng nhất của ISO-9000 có thể nhận thấy rõ là: - Kiểm soát quản lý tốt hơn. - Nhận thức một cách đầy đủ hơn về các vấn đề mang tính hệ thống. - Có giá trị quảng cáo, giới thiệu công ty đối với xã hội và quốc tế. 6 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO-9000 VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG NÀY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. SỰ TIẾP CẬN CỦA DOANH NGHIỆP VỚI HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO-9000 1. Quan điểm của lãnh đạo về QLCL Có thể nói rằng, văn bản đầu tiên để đổi mới các hoạt động QLCL trong thời kỳ mới là chỉ thị ngày 6/8/1989 của chủ tịch HĐBT về các biện pháp cấp bách nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó nêu rõ và biểu dương những tiến bộ về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó nêu rõ và biểu dương những tiến bộ về chất lượng và QLCL trong những năm gần đây, đồng thời cũng phê phán hiện tượng chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp theo là pháp lệnh đo lường do hội đồng Nhà nước ban hành ngày 16/7/1999 và pháp lệnh chất lượng hàng hóa được công bố ngày 02/01/1991 là những văn bản quan trọng thể hiện quan điểm, nhận thức của lãnh đạo Nhà nước về QLCL. Đặc biệt cuối năm 1999 và đầu năm 2000, cùng với việc đổi mới sâu sắc hệ thống văn bản pháp lệnh Nhà nước đã bổ sung, sửa đổi hai văn bản, pháp lệnh chất lượng hành hóa và pháp lệnh đo lường. Văn bản pháp lệnh mới này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2000. Điều đó tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động QLCL trong giai đoạn phát triển mới. Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan cần thiết phải nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cho các tổ chức xã hội tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, tạo đà cho sự chuyển biến công tác QLCL trong cả nước, tổng cục tiêu chuẩn – đo lường chất lượng phối hợp với các tổ chức quốc tế, cũng đã đề ra rất nhiều chương trình đào tạo, huấn 7 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP luyện các hội thảo, các hội nghị chất lượng. Các chương trình nay xoay quanh vấn đề xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO-9000 cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhận thức chung về ISO-9000. Qua các chương trình đào tạo, huấn luyện này đã phổ cập, tuyên truyền, quảng vá những kiến thức, cách tiếp cận mới cho các cấp quản lý, các giới chuyên môn cũng như các nhân viên mới về QLCL cho các cấp quản lý, các giới chuyên môn cũng như các nhân viên của các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và tổ chức xã hội. Đồng thời qua đó các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và tổ chức xã hội. Đồng thời qua đó các doanh nghiệp, các cơ quan cũng có điều kiện dùng phương thức QLCL mới theo ISO-9000 vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 2. Cách thức tổ chức và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO-9000 trong các doanh nghiệp a. Nhận thức về ISO-9000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được biết đến ở Việt Nam từ những năm 1989, 1990 nhưng việc tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến và áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam có thể nói là chậm chạp. Cho đến những năm 1995-1996 mặc dù đã qua hơn nữa thập kỷ từ khi tiêu chuẩn ISO-9000 có mặt ở Việt Nam nhưng hầu hết các doanh nghiệp không biết ISO-9000 là gì, ngay cả khi trên phương tiện thông tin đại chúng còn nhầm lẫn ISO-9000 với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Các xí nghiệp cũng không biết nên làm thế nào để áp dụng tiêu chuẩn này hay ai là người sẽ tư vấn, tổ chức nào sẽ cấp giấy chứng nhận cho họ. Thực trạng về nhận thức được thể hiện qua kết quả điều tra ban đầu của Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gọi tất là ESCAP) trong chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 trong bảng dưới đây. 8 [...]... yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn ISO-9001, ít doanh nghiệp áp dụng ISO-9004 và hầu như không có doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO-19011 3 Các bước thực hiện để xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 cho các doanh nghiệp Việt Nam Về nguyên tắc, xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ phụ thuộc một số yếu tố Mỗi loại hình doanh nghiệp. .. doanh nghiệp khác cho doanh nghiệp mình * Bước 8: Áp dụng hệ thống chất lượng mới Hệ thống tài liệu và hồ sơ chất lượng khi được soạn thảo xong, doanh nghiệp phổ biến và áp dụng hệ thống theo hồ sơ chất lượng này Trong mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp, hệ thống chất lượng có thể xây dựng trong toàn doanh nghiệp hoặc một hay vài khu vực lựa chọn tùy thuộc quy mô, nguồn lực của công ty * Bước 9: Đánh giá chất. .. nhận thức và tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 vào các doanh nghiệp Việt Nam Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ nhất do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam phối hợp với các tổ chức chất lượng quốc tế, các chuyên gia nước ngoài tổ chức vào tháng 8/1995 được xem như cột mốc đánh dấu sự thay đổi nhận thức trong hoạt động QLCL của Việt Nam Hội nghị đã đề cập một cách toàn diện về các vấn... đích để xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO-9000; các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ISO-9000; lợi ích của việc thực hiện ISO-9000; cách thức xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000; vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận hoặc chuyên gia tư vấn thực hiện * Bước 4: Đào tạo Đây là vấn đề quan trọng không những chỉ cho việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000, mà... tiêu chuẩn đang áp dụng hoặc không được áp dụng có hiệu quả Thường sau chu kỳ 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng để cấp lại giấy chứng nhận II KẾT QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 14 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP THEO ISO-9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1 Vì Sao cần áp dụng hệ thống ISO 9000 ISO 9000 được ban hành làm tiền đề để các. .. lớn doanh nghiệp rất hài lòng (33,94%) và hài lòng (65,14%) sau khi áp dụng TCVN ISO 9001, điều đó có thể thấy rằng mặc dù khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 các doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn, trở ngại nhưng những gì mà hệ thống quản lý chất lượng này đem lại cho doanh nghiệp thật sự được các doanh nghiệp đánh giá cao Chỉ có 0,92% doanh nghiệp không hài lòng về kết quả áp dụng, ... Đánh giá việc áp dụng hệ thống ISO 9000 vào các doanh nghiệp Việt Nam *) Về thị trường, thị phần, khách hàng: Việc áp dụng ISO chủ yếu là tăng sự hài lòng của khách hàng nên số lượng khách hàng ngày càng tăng kéo theo việc tăng lượng sản phẩm bán ra và mở rộng thị phần, thị trường Sau khi áp dụng ISO, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tốt, số lượng sản phẩm sản xuất ra, lượng sản... Việt Nam b Kết quả áp dụng Nhờ những hoạt động trên mà kết quả hoạt động xây dựng mô hình QLCL và áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 trong những năm qua được thể hiện như sau: Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 Thời gian 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2005 2006 2007 2011 Số doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 1 3 13 21 95 184 612 1237 2461 3167 4284 5650 Trong số các doanh. .. theo tiêu chuẩn ISO-9000 vào doanh nghiệp Việt Nam Bởi lẽ ISO-9000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “mua bán tin cậy” trên thị trường trong nước và quốc tế Các cơ quan chất lượng có uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO-9000 cho các doanh nghiệp, và đó là giấy thông hành để vượt qua rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi Tức là các. .. 42,42% các doanh nghiệp thường xuyên duy trì và cải tiến hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; 36,36% các doanh nghiệp mới đánh giá chứng nhận và chưa có cải tiến gì; 6,06% các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đã hết hiệu lực nhưng chưa tái đánh giá và không có cải tiến; 18,18% các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đã hết hiệu lực nhưng hệ thống chất lượng vẫn được duy trì tốt, do các doanh . 1 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO-9000 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm về quản lý chất lượng Theo tiêu chuẩn. qua. II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO-9000 Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống chất lượng nhằm áp ứng các nhu. VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO-9000 VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG NÀY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. SỰ TIẾP CẬN CỦA DOANH NGHIỆP VỚI HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO-9000 1.

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tháng thứ

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO

  • TIÊU CHUẨN ISO-9000 VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG NÀY

  • TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

  • Tên doanh nghiệp

    • Công ty TNHH Nam Thanh

    • Trong số các doanh nghiệp đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO-9000 theo bảng trên, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh, công ty tư nhân, nhưng sự phân bố số này trong các khu vực kinh tế, các vùng trong cả nước cũng không đồng đều. Phần lớn tập trung ở phía nam. Hơn nữa trong ba tiêu chuẩn của ISO-9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn ISO-9001, ít doanh nghiệp áp dụng ISO-9004 và hầu như không có doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO-19011.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan