Giải pháp hoàn thiện công quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA)

112 447 0
Giải pháp hoàn thiện công quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp quốc doanh không còn giữ được thế độc quyền như trước nữa, song song với nó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trong nền kinh tế quốc dân phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đó cũng chính là lí do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án quản lý sản xuất, kinh doanh tối ưu. Có thể nói, quản lý sản xuất là một công cụ quan trọng, hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản xuất của mình và trong đó việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác quản lý sản xuất, đặc biệt là lập kế hoạch sản xuất ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn bạc và tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức của người làm kế hoạch đến phương pháp, nội dung làm kế hoạch. Tổng công ty Cơ khí xây dựng là doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và lắp đặt các thiết bị cơ khí phi tiêu chuẩn. Doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong sản xuất, kinh doanh. Đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy mặt khác cũng là do lãnh đạo tổng Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 1 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội công ty, đã hiểu được công tác quản lý sản xuất có vai trò quan trọng như thế nào đối với các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần hoàn thiện để hoạt động hoạt động của công ty được hiệu quả hơn. Vì vậy tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA)”. 2, Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Mục đích nghiên : Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển của kinh tế trong nước, tình hình của ngành cơ khí xây dựng nói chung và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng giai đoạn 2005-2009 nói riêng, phân tích thực trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tông công ty Cơ khí Xây dựng Đối tượng nghiên cứu: Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý sản xuất, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. 3, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý sản xuất của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng để thấy được những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 4, Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, tổng hợp cơ sở lý luận để tìm hiểu nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phân tích và khái quát các dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 2 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội 5, Nội dung của luận văn. Luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất. Chương II: Phân tích thực trạng của công tác quản lý sản xuất xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Chương III: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 3 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT 1.1, Khái niệm về sản xuất và quản trị sản xuất. 1.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất (tiếng Anh: production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? Theo kinh tế chính trị Mac-Lênin có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện. Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 4 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Khái niệm: Quá trình sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ lao động tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm (đối tượng lao động và biến các yếu tố đầu vào thành sản xuất hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội). Trong các yếu tố lao động, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc, nhà xưởng, đất đai, vốn, quản lý, thì lao động và quản lý là các yếu tố quan trọng nhất, chịu nhiều tác động nhất. Quá trình sản xuất là tập hợp quá trình lao động và quá trình tự nhiên cần thiết. * Quá trình lao động là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào dưới tác động trực tiếp của người lao động, của thiết bị máy móc dưới sự điều khiển của người lao động. * Quá trình tự nhiên là quá trình làm thay đổi các tính chất cơ, lý, hoá của đối tượng lao động dưới tác động của các điều kiện tự nhiên như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,… 1.1.2 Phân loại sản xuất : Có rất nhiều tiêu thức phân loại sản xuất: - Dựa vào tính liên tục của quá trình sản xuất: sản xuất dán đoạn, sản xuất liên tục, sản xuất hỗn hợp ( vừa có giai đoạn gián đoạn, vừa có phân kỳ). - Dựa vào kết cấu sản phẩm cuối cùng chia làm ba loại: sản xuất hội tụ, sản xuất phân kỳ và dạng trung gian - hỗn hợp. - Dựa vào tính tự chủ của quá trình: a. Sản xuất tự chủ hoàn toàn: có đủ các giai đoạn thiết kế, sản xuất) Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 5 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội b.Sản xuất với mức tự chủ trung: không có thiết kế, chỉ sản xuất theo các yêu cầu của các hợp đồng - sản xuất theo hình thức thầu, tuy nhiên tự chủ trong khâu tổ chức thực hiện sản xuất c. Sản xuất với mức tự chủ thấp: sản xuất theo hình thức gia công, hạn chế tự chủ trong cả khâu sản xuất, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhiều khi phải được bên doanh nghiệp thuê gia công giao cho. - Dựa vào số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại, có 3 dạng sản xuất sau : sản xuất đơn chiếc, đại trà, theo lô. Đối với tổ chức sản xuất thì cách phân loại này là một trong các cách phân loại quan trọng nhất. a. Sản xuất đơn chiếc: sản xuất theo từng chiếc, đa dạng về chủng loại, ít hoặc không có tính lặp lại. b. Sẩn xuất đại trà: chủng loại sản phẩm ít, có số lượng sản xuất mỗi loại lớn, quá trình sản xuất mang tính lặp lại cao. c. Sản xuất theo lô: là dạng trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất đại trà, chủng loại sản phẩm tương đối nhiều nhưng số lượng mỗi loại trung bình, quá trình sản xuất lặp lại theo chu kỳ 1.1.3 :Khái niệm quản lý sản xuất: Hình 1.1: lưu đồ quá trình sản xuất ( Nguồn: Kinh tế và quản lý doanh nghiệp .NXB Thống Kê 2003- PTS Ngô Trần Ánh). Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 6 Các yếu tố đầu vào(inputs) Đất đai Nguyên vật liệu Thiết bị nhà xưởng Lao động Vốn Quản lý Các yếu tố đầu ra Hàng hoá Dịch vụ Ô nhiễm môi trưòng Quá trình sản xuất So sánh giữa kết cấu quả thực tế với mong muốn Điều chỉnh Kiểm tra Những biến cố ngẫu nhiên Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản lý sản xuất là quản lý quá trình biến các yếu tố đầu vào nhen nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai (vật lực), lao động(nhân lực), vốn(tài lực) và quản lý thành hàng hoá và dịch vụ mong muốn. Quản lý sản xuất một doanh nghiệp bắt đầu ngay khi doanh nghiệp đó xuất hiện. Nói cách khác quản lý sản xuất có cùng tuổi đời với doanh nghiệp. Vì sao con người ta nói đến quản lý sản xuất ngày càng nhiều ? Câu trả lời là: Luôn có sự thay đổi về điều kiện và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sự thay đổi của môi trường cạnh tranh vài chục năm trở lại đây, người ta chia ba giai đoạn trong sự biến đổi của môi trường doanh nghiệp. Giai đoạn 1: Là giai đoạn có sự tăng nhanh của sản xuất va thị trường, lợi nhuận cao, cung thấp hơn cầu. Phương châm của doanh nghiệp trong giai đoạn này là “sản xuất rồi bán”. Các đặc điểm chủ yếu của sản xuất ở giai đoạn này là : Sản xuất với số lượng tối ưu, dự trữ hợp lý bán thành phẩm giữa các nơi làm việc, sản xuất theo loạt, chu kỳ lỳ sản xuất cố định, quản lý thủ công. Khi cung cầu cân bằng chúgn chuyển sang giai đoạn thứ hai. Giai đoạn 2: là giai đoạn khách hàng có sự lựa chọn người cung cấp (người bán). Ở giai đoạn này phương châm của các nhà sản xuất là “Sản xuất những gì sẽ bán được”. Cần phải có các dự báo thương mại, tự chủ hoạt động sản xuất, tố chức tốt dự trữ giá thành sản phẩm và vật tư, thanh toán nhanh các khoản tồn đọng, tuân thủ kỳ hạn. Giai đoạn 3: Từ giai đoạn 2 thị trường nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3, ở đó tồn tại một lượng cung dư (cung lớn hơn cầu): một sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp trước sự chứng kiến của những khách hàng khó tính. Sự cạnh tranh đòi hỏi phải tự “chế ngự” được chi phí sản xuất, đòi hòi chất lượng sản phẩm tốt, thời gian cung cấp sản phẩm nhanh, độ tin cậy lớn. Sản xuất loạt nhỏ là đặc điểm nổi bật của giai đoạn này. Chu kỳ sống của sản phẩm được rút Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 7 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội ngắn đòi hỏi phải luôn luôn đổi mới sản xuất. Doanh nghiệp phải có sự thích ứng nhanh với mọi sự biến đổi về kết cấu sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Doanh nghiệp có xu hướng “Sản xuất nhưng gì bán đựơc”- sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong giai đoạn này mối lo của các doanh nghiệp là chiến lược sản xuất phải thích ứng với sự biến đổi của môi trường và kiểm tra chính xác quá trình quản lý. Hơn nữa phát hiện sớm các mâu thuẫn giữa giá - chất lượng, giữa giá - loạt nhỏ…và cần phải có sự thoả hiệp mâu thuẫn đó để nhận được sự phù hợp chung Quản lý sản xuất: (theo bài giảng- Tóm lược môn quản lý sản xuất- Đại học Bách Khoa Hà Nội- TS.Trần Bích Ngọc) a.Định nghĩa 1( xét trên quan điểm hệ thống): Quản lý sản xuất là quản lý các đối tượng, các quá trình của hệ thống sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu để ra của hệ thống sản xuất. b.Định nghĩa 2 ( xét trên quan điểm quá trình quản lý) : Quản lý sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. c.Định nghĩa 3 ( là môn khoa học quản lý): Quản lý sản xuất là môn khoa học nghiên cứu về quản lý các quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. d.Định nghĩa 4 ( là quá trình ra các quyết định quản lý) : Quản lý sản xuất là quá trình ra các quyết định quản lý trong lĩnh vực sản xuất và đảm bảo các biện pháp thực hiện chúng Quản lý sản xuất nhằm đạt các mục tiêu: Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp: Thu lợi thong qua thỏa mãn nhu cầu thị trường về hang hóa và dịch vụ của mình, từ đó có một số mục tiêu cụ thể của quản lý sản xuất: - Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra phải phù hợp với những tiêu chuẩn được đặt ra khi thiết kế và phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 8 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội chủng loại. Chất lượng có thể được đánh giá bằng các tiêu chuẩn đặt ra từ bên ngoài doanh nghiệp và bằng chính nhưng tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra. Mức chất lượng cũng có thể đánh giá so với sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. - Bảo đảm đúng thời gian và rút ngắn thời gian giao hang : Trong sự cạnh tranh của thị trường ngày nay, ba nhân tố: thời gian giao hàng, chất lượng và giá cả là nhân tố quyết định sự thành công của việc đáp ứng nhu cầu đặt hàng. Nếu như doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm mà khách hàng cần, đáp ứng được nhu cầu về gía cả nhưng không đáp ứng được yêu cầu về giá cả nhưng không đáp ứng được thời gian giao hàng như mong muốn thì khách hàng cũng sẽ không dặt mua hàng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, nếu như coi chất lượng là yếu tố quyết định trứơc tiên thì trong rât nhiều trường hợp, điều kiện thời gian giao hàng là điều kiện quyết định quan trọng so với điều kiện về giá cả. Mấu chốt của việc rút ngắn thời gian giao hàng là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Chu kỳ sản xuất là thời gian từ khi đưa ra lệnh sản xuất cho đến khi đến khi sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và giao hàng đi. Muốn rút ngắn chu kỳ sản xuất bắt buộc hải rút ngắn các yếu tố các yếu tố tạo nên nó- đó chính là thời gian thiết kế, ký hạn cung cấp nguyên liệu và quá trình sản xuất. Xét về mặt đảm bảo thời gian giao hàng, điều quan trọng là phải làm cho chu kỳ snr xuất không vượt quá thời gian giao hàng theo yêu cầu bình quân của khách hàng. - Giảm chi phí sản xuất: Các nhà quản lý sản xuất phải tìm các biện pháp để giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá bán giành được thị trường hoặc giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành sản xuất của sản phẩm có thể chia thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công nhân trực tiếp và chi phí chế tạo .v.v… theo chức năng; chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định .v.v…dựa theo tính Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 9 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội chất của chi phí trong giá thành. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sản lượng, chủ yếu là về nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp; chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo sản lượng, chủ yếu là chi phí máy móc, nhà xưởng, trong đó đặc biệt là chi phí khấu hao, sửa chữa, lương của nhân viên quản lý.v.v… - Xây dựng hệ thống sản xuất có độ linh hoạt cao: Sự linh hoạt trong tổ chức có nghĩa doanh nghiệp phải có khả năng phản ứng nhanh đối với mọi biến đổi trong hoạt động trong hoạt động sản xuất và cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động của môi trường. Các luật lệ, quy định, chính sách của nhà nước, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, khoa học công nghệ,thời tiết, khí hậu, cạnh tranh Sản xuất như là một hệ thống là hướng nghiên cứu chủ đạo trong quản trị sản xuất ngày nay: (nguồn : http://www.diendanquantri.com/quantri,1,1264,print.htm) Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể. Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam 10 [...]... để sản xuất ra sản phẩm đó cũng khác nhau Có một quy trình quản lý sản xuất hợp lý giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra đồng thời giảm chi phí phát sinh tới mức thấp nhất Tuy nhiên, quản lý sản xuất chỉ có thể thực hiện được vai trò của mình trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng quản lý khác như: quản lý marketing, quản lý tài chính, quản lý nhân... tăng năng suất cho quá trình sản xuất, giảm thời gian sản xuất Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Phạm Hoài Nam Khoa Kinh tế & Quản lý 30 Đại học Bách Khoa Hà Nội Các công đoạn của sản xuất dù rất nhỏ nhưng nếu có một quy trình quản lý sản xuất hợp lý sẽ giảm thiểu được những công đoạn không cần thiết Giảm thời gian chết và tráng chờ đợi, làm dán đoạn cả quy trình sản xuất chỉ vì những chi tiết rất... 1.3: Vai trò của quản lý sản xuất 1.3.1 Vai trò của quản lý sản xuất Doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình sản xuất, cũng như vai trò của cán bộ quản lý sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp Đang còn quá nhiều tồn tại, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ vấn đề này Khi nói đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, mọi người... đặc biệt quan tâm trước khi tiến hành sản xuất là nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản phẩm để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được Đây là nội dung quan trọng trước tiên , xuất phát điểm của công tác quản lý sản xuất trong doanh nghiệp Trong quản lý sản xuất dự báo nhu cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thiết lập và và thực thi kế hoạc sản xuất Thu thập số liệu đáng tin cậy, đưa ra... định năng lực sản xuất 1.4.3.1.1 Khái niệm năng lực sản xuất Năng lực sản xuất chính là công suất của máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian Năng lực sản xuất thường được đo bằng sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp, hoặc số lượng đơn vị đầu vào được sử dụng để tiến hành sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định Năng lực sản xuất bao gồm: - Công suất thiết... chất lượng sản phẩm, máy móc dùng cho sản xuất, khi được thực hiện cùng với nhau sẽ là một khía cạnh lớn trong công việc của các nhà quản lý tác nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay: Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến... lập kế hoạch là một chức năng quản lý cơ bản của các nhà quản lý ở mỗi cấp trong một tổ chức, mà các chức năng còn lại của nhà quản lý cũng phải dựa trên nó để tiến hành cho tốt [2, 4] Tùy theo thuyết quản lý sản xuất của các nhà nghiên cứu khác nhau mà người ta chia ra chức năng quản lý theo các cách phân loại khác nhau: * Hệ thống 4 chức năng: [5, 35] - Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh - Đảm bảo tổ... giá môi trường công nghệ + Các công nghệ bên trong công ty là gì ? + Các công nghệ nào được sử dụng trong việc kinh doanh của công ty? Trong sản phẩm? + Mỗi công nghệ có tầm quan trọng thiết yếu như thế nào đối với mỗi sản phẩm và hoạt động kinh doanh? + Những công nghệ nào được quan tâm bao gồm trong việc sản xuất các sản phẩm và nguyên vật liệu mua để sử dụng? + Sự phát triển của công nghệ này theo... nhất nhu cầu về sản phẩm từ đó lên kế hoạch sản xuất đảm bảo nhu cầu Quản lý nhu cầu là ranh giới giữa khách hàng và hệ thống kế haọch sản xuất , nó có nhiệm vụ đưa ra các thông tin khách hàng đặt hàng một cách chính xác và đầy đủ để làm căn cứ để lập kế hoạch sản xuất chính Những cam kết giao hàng đối với khách hàng mà nó đưa ra dựa trên cơ sở năng lực sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh... sản phẩm - Chi phí cho sản phẩm - Chi phí cho quá trình phát triển sản phẩm 1.4.2.2 Thiết kế công nghệ Thiết kế công nghệ là lựa chọn và xác định quy trình và phương pháp công nghệ chế tạo sản phẩm Nó giúp cho doanh nghiệp trả lời câu hỏi: phải sản xuất với cách thức thế nào? Mỗi loại sản phẩm đều đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng cho nên đặc điểm của sản phẩm là căn cứ quan . công tác quản lý sản xuất xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Chương III: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng Luận văn Thạc sỹ khoa. trạng công tác quản lý sản xuất, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. 3, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Hệ thống hóa cơ. ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Tông công ty Cơ khí Xây dựng Đối tượng nghiên cứu: Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Phân

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ( Nguồn: Kinh tế và quản lý doanh nghiệp .NXB Thống Kê 2003- PTS Ngô Trần Ánh).

  • Công suất thiết bị, hàng tồn kho.

  • Công nghệ.

  • Cung ứng vật tư đầu vào.

  • Nguồn nhân lực.

    • COMA

    • COMA

    • COMA

    • COMA

    • 10. PTS Ngô Trần ánh – Kinh tế và quản lý doanh nghiệp .NXB Thống Kê 2003.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan