Tài liệu ôn tập Sinh 12CB

13 242 0
Tài liệu ôn tập Sinh 12CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B ộ đ ề c ư ơng Sinh H ọc 12 Học Kì I 2010-2011 1. Gen không phân mảnh có A. vùng mã hoá liên tục. B.đoạn intrôn. C.vùng không mã hoá liên tục. D.cả exôn và intrôn. 2.Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. 3.Nếu dùng chất cônsixin để ức chế sự tạo thoi phân bào ở 5 tế bào thì trong tiêu bản sẽ có số lượng tế bào ở giai đoạn kì cuối là A. 20 B. 5 C. 10 D. 40 4.Tự sao chép ADN của sinh vật nhân chuẩn được sao chép ở A. một đơn vị sao chép. B. hai đơn vị sao chép. C. nhiều đơn vị sao chép. D. bốn đơn vị sao chép. 5.Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. B. đột biến A-TG-X. C. đột biến G-X A-T. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên. 6.Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2. 7.Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp A. mất một axitamin. B. thay thế một axitamin khác. C. mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới. D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi. 8.Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng. B. đều quả đỏ. C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng. D 9 quả đỏ: 7 quả vàng. 9. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F 1 là A. 2 n . B.3 n . C.4 n . D.( 2 1 ) n . 10.Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính A. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp. B. các gen có điều kiện tương tác với nhau. C. dễ tạo ra các biến dị di truyền. D. ảnh hưởng của môi trường. 11.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb. 12.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài. D. giao tử của loài. 13.Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là A. chỉ có trong tế bào sinh dục. B. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY. C. số cặp nhiễm sắc thể bằng một. D. ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường. 14.Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(X m ), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. X M X M x X m Y. B. X M X m x X M Y. C. X M X m x X m Y. D. X M X M x X M Y. 15.Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho A.Cơ thể dị giao tử. B.Cơ thể đổng giao tử. C. cơ thể thuần chủng. D. cơ thể dị hợp tử. 16.Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là A. làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp. C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm. D. trong các thế hệ con cháu tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sự chọn lọc không mang lại hiệu quả. 17.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là A. 0,65A; ,035a. B.0,75A; ,025a. C.0,25A; ,075a. D.0,55A; ,045a. 18.Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. plasmits và nấm men. C. thực khuẩn thể và nấm men. D. plasmits và thực khuẩn thể. 19.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích A.tạo giống mới. B.tạo ưu thế lai. C.cải tiến giống. D.tạo dòng thuần. 20.Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%. 21.Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh kết hôn với người bình thường thì khả năng sinh con trai đầu lòng bị bệnh là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 0%. 22.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 23.Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. sự thích nghi ngày càng hợp lý. 24.Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 25.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B.biến dị tổ hợp. C. giao phối. D.sinh sản 26.Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là đột biến A. và chọn lọc tự nhiên. B. giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc tự nhiên, cách ly. D. chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng. 27.Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ A. các nguồn năng lượng tự nhiên. B. các enzym tổng hợp. C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ. D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ. 28.Quá trình phiên mã tạo ra A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARNm, mARN, rARN. 29.Ở sinh vật nhân thực A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 30.Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền. D. chọn lọc cá thể. 31.Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A. đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. alen thể dị hợp. 32.Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở A. thực vật và động vật ít di động xa. B. động vật bậc cao và vi sinh vật. C. vi sinh vật và thực vật. D. thực vật và động vật bậc cao. 33. Nội dung nào dược nêu dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyển? A. Tính phổ biến. B. Tính bảo toàn. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. 34. Trong quá trình nhân đôi ADN, vai trò của enzim ADN- pôlimeraza là: A. tháo xoắn tách hia mạch đơn ADN tạo chạc chữ Y. B. nối các đoạn Okazaki tạo mạch mới. C. sử dụng một mạch làm khuôn, tổng hợp nên mạch mới. D. Tháo xoắn tách hai mạch đơn, tổng hợp mARN mới. 35. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hòa có vai trò: A. mang thông tin quy định prôtêin điều hòa. B. mang thông tin cấu trúc chất cảm ứng. C. nơi liên kết với prôtêin điều hòa. D. nơi liên kết với ARN – pôlimeraza. 37. Cơ thể sinh vật có tất cả tế bào xôma đều được thêm 1 nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng, gọi là: A. thể tam nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một . D. thể ba. 38. Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình cơ thể khi:A. alen đột biến là alen trội hoàn toàn. B. alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng. C. alen đột biến trong tế bào sinh dục. D. alen đột biến xuất hiện trong nguyên phân. 39. Nếu trội lặn hoàn toàn, thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F 1 sẽ xuất hiện trong phép lai: A. Aa x Aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. Aa x AA. 40. Để kết quả lai phân tích F a thu được có tỉ lệ 1 vàng – trơn : 1 xanh – trơn , thì kiểu gen của cơ thể trội ( vàng – trơn) đem lai là: A. AABB. B. AaBb. C. AABb. D. AaBB. 41. Trường hợp 1 gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật được gọi là hiện tượng gì? A. Hiện tượng gen đa hiệu. B. Tính đa hiệu của gen. C. Hiện tượng tương tác gen. D. Hiện tượng liên kết gen. 42. Khi tiến hành 2 phép lai , thu được kết quả như sau: ♀ Cá Chép ( có râu) x ♂ Cá Diếc ( không râu) g F 1 có râu. ♀ Cá Diếc ( không râu) x ♂ Cá Chép ( có râu) g F 1 không râu. Đây là hiện tượng: A. di truyền trội lặn hoàn toàn. B. di truyền trội lặn không hoàn toàn. C. di truyền ngoài nhân. D. di tuyền tương tác gen. 43. Một quần thể khởi đầu có tần số các kiểu gen là : 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên ( trong điều kiện cân bằng Hacđi – Vanbec) sẽ là: A. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. B. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1. C. 0,48AA + 0,36Aa + 0,16aa = 1. D. 0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa = 1. 44. Một quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể sẽ là: A. 0,50. B. 0,05. C. 0,16. D. 0,12. 45. Dùng cônxixin gây đột biến sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao khi áp dụng với loài thực vật nào sau đây? A. Cây lú. B. Cây cà phê. C. Cây đậu nành. D. Cây dâu tằm. 46. Ưu thế lai được tạo ra bằng phương pháp lai nào sau đây? A. Lai giữa các dòng với nhau. B. Lai giữa các giống với nhau. C. Lai giữa các dòng thuần với nhau. D. Lai giữa cặp bố, mẹ có ưu thế lai. 47. Tuổi mẹ có ảnh hưởng tần số con sinh ra bị: A. hội chứng Đao. B. hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải. C. bệnh Pheninkêtôniệu. D. bệnh hồng cầu hình liềm. 48. Ung thư là hiện tượng: A. tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và di căn. B. tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u trong cơ thể. C. tế bào trong cơ thể rối loạn chức năng sinh lí. D. cơ quan trong cơ thể rối loạn chức năng sinh lí. 49. Theo quan điểm của Lamác, nguyên nhân tiến hóa là: A. do thay đội điều kiện ngoại cảnh của sinh vật trong quá trình sống. B. do thay đổi tập quán hoạt động của sinh vật trong quá trình sống. C. do chọn lọc tự nhiên giúp sinh vật thích nghi vối môi trường. D. do thay đổi điều kiện ngoại cảnh và tập quán hoạt động sống của động vật. 50. Theo quan điểm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là: A. sự phân hóa khả năng sinh trưởng của các cá thể trong quần thể. B. sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C. sự phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen trong quần thể. D. sự phân hóa khả năng thích nghi của các kiểu gen trong quần thể. 51. Tiến hóa nhỏ là quá trình: A. biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. B. biến đổi tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể. C. biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể. D. biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong loài. 52. Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số tương đối của các alen qua các thế hệ là: A. chọn lọc tự nhiên. B. di – nhập gen. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. 53. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, thực chật của chọn lọc tự nhiên là: A. sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen trong quần thể B. sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể . C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể. D. đảm bảo sự sinh sản của những cá thể khác nhau trong quần thể. 54. “ Màu đen công nghiệp” ở Bướm sâu đo Bạch dương là kết quả của quá trình: A. biến đổi màu sắc để thích nghi với môi trường của Bướm. B. chọn lọc biến dị có lợi phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể Bướm. C. tác động trực tiếp của sự ô nhiễm môi trướng. D. giao phối và chọn lọc tự nhiên giữa các cá thể Bướm. 55. Trong quá trình phát sinh và phát triển của sinh vật, thực vật có hoa xuất hiện ở giai đoạn nào? A. Đại nguyên sinh. B. Đại cổ sinh. C. Đại trung sinh. D. Đại tân sinh. 56. Nguyên nhân trực tiếp làm cho loài sâu Sồi mùa xuân và sâu Sồi mùa hˆ có hình thái khác nhau là: A. do nhiệt độ môi trường tác động. B. do điều kiện chiếu sáng tác động. C. do nguồn thức ăn tác động. D. do chọn lọc tự nhiên tác động. 57. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con : A. tính trạng . C. Kiểu hình. B. kiểu gen. D. Alen. 58. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Đột biến xảy ra có thể tạo được tối đa bao nhiêu loại thể ba? A. 6 loại. B. 14 loại . C. 7 loại. D. 12 loại. 59. Hội chứng Đao ở người là do: A. đột biến nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. đột biến đa bội. D. đột biến lệch bội. 60. Cách li trước hợp tử là những trở ngại: A. ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. B. ngăn cản các sinh vật tạo ra con lai. C. ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. D. ngăn cản khả năng sinh sản của sinh vật. 61. Điều nào sau đây sai khi nói về gen phân mảnh? 1. Thường gặp ở sinh vật nhân thực. 2. Có vùng mã hóa không liên tục. 3. Đoạn mã hóa axit amin gọi là intron, đoạn không mã hóa axit amin gọi là exon. 4. Gặp ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. A. 1, 3 B. 2, 4 C. 3, 4 D. 1, 2 62. Anticonđon là tên gọi của bộ ba nằm trên phân tử nào? A. ADN B. mARN C. rARN D. tARN 63. Vùng kết thúc của gen cấu trúc có vai trò: A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. B. Mang tín hiệu phối hợp với tARN, kết thúc quá trình vận chuyển axit amin đến Ribôxôm. C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình nhân đôi ADN. 64. Quá trình tổng hợp Prôtêin trải qua hai giai đoạn nào? A. Phiên mã và dịch mã B. Phiên mã và tái bản ADN. C. Tái bản ADN và dịch mã. D. Dịch mã và phiên mã 65. Loại liên kết nào không có trong phân tử prôtêin?( chọn câu hoàn chỉnh nhất) 1. Pettit. 2. Hiđrô 3. Photphođieste (cộng hóa trị) A. 1,3 B. 2, 3 C. 1,2 D. 1, 2, 3 66. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Khi môi trường không có lactozơ: …………………quy định tổng hợp protein ức chế, protêin này liên kết với ………………….ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các…………………… không hoạt động. A.gen cấu trúc – vùng vận hành – gen điều hòa B.gen điều hòa – vùng khởi động – gen cấu trúc C.gen cấu trúc – vùng khởi động – gen điều hòa D. gen điều hòa – vùng vận hành – gen cấu trúc 67. Quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã diễn ra vào giai đoạn nào của quá trình phân bào? A. Kỳ giữa B. Kỳ đầu C. Kỳ trung gian D. Kỳ sau 68. Hợp tử tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n – 1) có thể phát triển thành: A. thể 1 nhiễm kép B. thể không nhiễm C. thể một nhiễm kép hoặc thể không nhiễm D. thể một nhiểm kép và thể không nhiễm 69. Ở loài Lúa có 2n = 24. sau khi xảy ra đột biến, số lượng NST trong 1 tế bào chỉ còn 22. Đây có thể là dạng đột biến nào? A. Thể không nhiễm B. Thể không nhiễm hoặc thể một nhiễm kép C. Thể một nhiễm kép D. Thể một nhiễm 70. Cũng là dạng đôt biến cấu trúc NST, nhưng dạng đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật, vì loại đột biến này: A. thay đổi trình tự sắp xếp các gen trên NST. B. thay đổi nhóm gen liên kết C. ít ảnh hưởng đến vật chất di truyền trên NST D. ít làm đổi hình thái cũng như kích thước NST. 71. Thể song nhị bội là hiện tượng trong tế bào có ………………………của…………………… A. 1 NST lưỡng bội – một loài B. 2 bộ NST lưỡng bội – 2 loài khác nhau C. 2 bộ NST đơn bội – 2 loài khác nhau D. 2 bộ NST tứ bội – 2 loài khác nhau. 72. Liên quan đến sự biến đổi số lượng của một hay vài cặp NST là dạng đột biến: A. NST B. số lượng NST C. cấu trúc NST D. dị bội thể 73. Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm liên quan đến sự phân ly của: A.1 cặp NST đối với thể 1 nhiễm và 3 cặp NST đối với thể ba nhiễm B.1 cặp NST C. 2 cặp NST D. 3 cặp NST 74. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là: A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu cảu giảm phân I B. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở 2 giới đực và cái C. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST D. Các gen trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kỳ đầu của giảm phân I 75. Xét 2 cặp alen Aa, Bb quy định 2 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Cho P: AaBb x aabb. Fb phân ly kiểu hình theo tỷ lệ nào sau đây thì cho phép kết luận các tính trạng được di truyền theo quy luật liên kết gen? A. 1 A-B- : 1 A-bb : 1 aaB- : 1aabb B. 1 A-B- : 1aabb hoặc 1 A-bb : 1 aaB- C. 1 A-bb : 1 aaB- D. 3 A-B- : 3 A-bb : 1 aaB- : 1aabb Quy ước: A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả tròn, b: quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn Sử dụng dữ liệu này để trả lời các câu hỏi từ 16 đến 17: 76. Số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 77. Phép lai nào cho kết quả phân ly kiểu hình 50% quả đỏ, bầu dục : 50% quả vàng, tròn? A. ab AB x ab ab B. aB Ab x ab Ab C. aB Ab x ab ab D. ab AB x ab AB 78. Xét hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tần số hoán vị gen nếu có phải < 50%. Cho P: AaBb x AaBb. Có thể kết luận 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật hoán vị gen khi xuất hiện: A. 4 loại kiểu hình tỷ lệ (3:1) 2 B. tỷ lệ kiểu hình 3:1 hay 1:2:1 C. 4 loại kiểu hình khác tỷ lệ (3:1) 2 D. 4 loại kiểu hình tỷ lệ 3:3:1:1 79. Gen trên NST giới tính tồn tại một chiếc đơn độc mà không đứng thành cặp alen trong trường hợp: 1. gen nằm trên NST giới tính X không có đoạn tương ứng trên NST giới tính Y 2. gen nằm trên NST giới tính Y không có đoạn tương ứng trên NST giới tính X 3. người mắc hội chứng tocnơ; châu chấu đồng đực và bọ nhậy cái A. 1,3 B. 2, 3 C. 1,2 D. 1, 2, 3 80. Nguyên nhân của sự di truyền chéo là: A. giới dị giao tử mang gen quy định tính trạng B. giới đồng giao tử mang gen quy định tính trạng C. bố truyền Y cho con đực, X cho con cái còn mẹ truyền X cho cả 2 giới D. tính trạng không được bộc lộ ở giới đồng giao tử khi mang cặp gen dị hợp 81. Bố mẹ đều không mắc bệnh, sinh 1 đứa con gái bình thường, 1 con trai mù màu. Kiểu gen của cặp bố mẹ nói trên là: (biết rằng alen M bình thường, alen m mù màu) A. X M X M x X M Y B. X M X m x X m Y C. X M X m x X M Y D. X m X m x X M Y 82. Phép lai nào sau đây có thể sử dụng để phát hiện các quy luật gen trên NST thường, gen trên NST giới tính và gen trong tế bào chất? A. Lai xa kˆm theo đa bội hóa B. Lai thuận nghịch C.Lai phân tích D. Lai khác dòng 83. Mức phản ứng của kiểu gen là: A. giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau B. giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau C. tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau D. những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng 1 kiểu gen 84. Người ta sử dụng phép lai nào để phát hiện quy luật di truyền qua tế bào chất? A. Lai tương đương B. Lai thuận nghịch C.Lai phân tích D. Lai khác dòng 85. Hậu quả về mặt kiểu gen của quần thể tự phối: A. tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp B. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp C. xuất hiện thêm alen mới D. tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp 86. Với p, q lần lượt là tần số tương đối của các alen A, a. Phương trình Hađi-Venbec có dạng: A. p(A) + q(a) = 1 B. p 2 (AA) + 2 pq (Aa) + q 2 (aa) = 1 C. p(A) = p 2 + 2 pq D. p 2 . q 2 = ( 2 2 pq ) 2 87. Cơ quan tương tự là những cơ quan: A. Có kiểu cấu tạo giống nhau và cùng nguồn gốc B. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận các chức phận giống nhau C. Có hình thái tương tự nhưng đảm nhận chức năng khác nhau D. Có cùng nguốn gốc và đảm nhận các chức phận giống nhau 88. Cánh của sâu bọ và cánh dơi là hai cơ quan: A. Thoái hoá B. Tương đồng C. Tương tự D. Tương thích 89. Kết luận nào sai khi rút ra từ việc nghiên cứu phôi sinh học? A. Phôi của các độgn vật có xương sống thuộc các lớp khác nhau, trong giao đoạn đầu của phát triển phôi đều giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan B. Điểm khác biệt trong quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau, chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau mới có thể nhận biết C. Các loài thuộc các lớp khác nhau có quá trình phát triển phôi khác nhau từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối D. Phôi sinh học giúp con người phát hiện quan hệ họ hàng giữa các đối tượng nghiên cứu. 90. Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm 2 mặt được tiến hành song song gồm: A. đào thải tính trạng bất lợi, tích luỹ tính trạng có lợi B. đào thải cá thể kém thích nghi, tích luỹ cá thể thích nghi C. đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi D. sàng lọc các biến dị có hại và có lợi. 91. Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại: A. Thường biến B. Biến dị C. Đột biến D. Di truyền 92. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (I) theo con đường (II), (I) và(II) lần lượt là: A. Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc tự nhiên, cách ly sinh sản C. Chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng D. Chọn lọc nhân tạo, phân ly tính trạng 93. Tiến hoá nhỏ là: A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể so với quần thể gốc và hình thành loài mới B. Sự tiến hoá ở vật nuôi, cây trồng do tác động của chọn lọc nhân tạo C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và vây trồng D. Quá trình hình thành nòi mới và thứ mới. 94. Tuy có tần số thấp nhưng đột biến gen thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì: A. Gen có độ bền so với NST B. Số lượng gen trong quần thể rất lớn C. Qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gen D.Gen đột biến thường biểu hiện ở cả trạng thái đồng hợp 95. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể? A. Đột biến, giao phối ngẫu nhiên, chọn lọc B. Đột biến, cách ly địa lý, giao phối, chọn lọc tự nhiên C. Đột biến, giao phối, di nhập gen, chọn lọc nhân tạo D. Đột biến, giao phối, di nhập gen, chọn lọc 96. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? A. Tất cả các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối B. Các đặc điểm thích nghi không thay đổi khi môi trường sống thay đổi C. Yếu tố có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là thường biến D. Đặc điểm thích nghi chỉ có ở động vật và thực vật, không có ở vi sinh vật. 97. Tác động đa hiệu của gen là: a. một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng b. một gen quy định nhiều tính trạng c. một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng d. một gen tác động át chế gen khác để quy định nhiều tính trạng 98. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng một kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ cho hoa màu trắng . Cho lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen, kết quả phân tính ở F 2 sẽ là: a. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng b. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng c. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng d. 100% hoa đỏ 99. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có một gen trội hoặc hoàn toàn gen lặn đều xác định cùng một kiểu hình, cho F 2 có tỉ lệ kiểu hình là: a. 9:6:1 b. 9:7 c. 9:4:3 d. 9:3:4 100. Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tế? a. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp b. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST c. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập d. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể 101. Cơ chế tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là: a. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng b. sự phân ly của NST tương đồng trong giảm phân c. các gen trong nhóm liên kết cùng nhau phân ly với NST trong quá trình phân bào d. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau 102. Việc lập bản đồ di truyền gen dựa vào kết quả nào sau đây? a. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen liên kết b. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST c. Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F 2 d. Phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. 103. Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc được gọi là: A. thể đa nhiễm. B. thể một nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm 104. Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F 1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F 1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ 1thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. Để giải thích kết quả Moocgan cho rằng: a. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST b. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đẩu mút NST quy định c. do tác động đa hiệu của gen d. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST và kiên kết hoàn toàn 105. Di truyền tính trạng chỉ do gen trên NST Y quy định như thế nào? a. Chỉ di truyền ở giới đực b. Chỉ di truyền ở giới cái c. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử d. Chỉ di truyền ở giới đồng giao 106. Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P. cây mẹ lá xanh x cây bố đốm  F 1 100% lá xanh Lai nghịch: P. cây mẹ lá đốm x cây bố xanh  F 1 100% lá đốm Nếu cho cây F 1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F 2 như thếnào? a. 1 lá xanh: 1 lá đốm b. 100% lá xanh c. 5 lá xanh: 3 lá đốm d. 3 lá xanh: 1 lá đốm 107. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì? a. Để xác định số nhóm gen liên kết b. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị c. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng d. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài 108. Điều nào sau đây không đúng với di truyền ngoài NST? a. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. b. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất c. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ d. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau 109. Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn? a. NST X có đoạn mang gen còn Y thì không có gen tương ứng b. NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng c. NST X mang nhiều gen hơn NST Y d. NST X dài hơn NST Y 110. Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào? a. Sự phân bố kiểu hình luôn không đồng đều ở 2 giới tính b. Sự phân bố kiểu hình luôn đồng đều ở 2 giới tính c. Sự di truyền kiểu hình chỉ có ở một giới tính d. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở 2 giới tính 111. Trong sự di truyền qua tế bào chất thì vai trò của bố mẹ như thế nào? a. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng b. Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng c. Vai trò của bố là lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng d. Vai trò của mẹ là lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng 112. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? A.Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số aa của chuỗi polipeptit B.Vì số nu ở 2 mạch của gen dài gấp 6 lần số aa của chuỗi polipeptit C.Vì mã bộ 1 và bộ 2 không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền D.Vì 3 nu mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp là 4 3 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa 20 loại aa. 113. Trong quá trình nhân đôi DNA ,trên mạch DNA cũ có mạch bổ sung được tổng hợp liên tục,còn trên mạch kia được tổng hợp gián đoạn hiện tượng này là do: A. Mạch mới luôn được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn của DNA B. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’-5’ C. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’-3’ D. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của DNA 114. Thông tin di truyền trong DNA được mã hóa dưới dạng : A.Trình tự các bộ ba nu quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptit B. Trình tự các bộ hai nu quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptit C. Trình tự của mỗi nu quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptit D. Trình tự các bộ bốn nu quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptit 115. Nếu mạch gốc có trình tự các bộ ba :-TAX-ATG-GGX-GXT-AAA- thì mARN tương ứng là: A.ATG-TAX-GGX-GXT-AAA- B.AUG-UAX-XXG-XGA-UUU- C.UAX-AUG-GGX-GXU-AAA- D.ATG-TAX-XXG-XGA-TTT- 116. Nếu mạch gốc có trình tự: :-TAX-ATG-GGX-GXT-AAA- thì mạch bổ sung là: A.ATG-TAX-GGX-GXT-AAA- B.AUG-UAX-XXG-XGA-UUU- C.UAX-AUG-GGX-GXU-AAA- D.ATG-TAX-XXG-XGA-TTT- 117. Một đoạn DNA dài 5100A o sẽ mã hóa cho chuỗi polipepetit có bao nhiêu aa? A.498 B.499 C.500 D.502 118. Một đoạn DNA có chiều dài 6120A o ,có G = ½ A.số nu mỗi loại của đoạn DNA là: A.G = X= 1200,A = T = 600 B.G = X= 600,A = T = 1200 C. G = X= 400,A = T =1400 D. G = X= 1400,A = T = 400 119. Cấu trúc của operon bao gồm những thành phần A.vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành B. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động C. gen điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động D.vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành, gen điều hòa 120. Những loại đột biến nào xảy ra làm thay đổi thành phần các Nu nhiều nhất trong các bộ ba mã hóa của gen ? A.thêm 1 cặp nu , mất 1cặp nu khác bộ ba B.thay thế 1 cặp nu ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hóa C.thêm 1 cặp nu ,thay thế 1 cặp nu D.mất 1 cặp nu ,thay thế 1 cặp nu 121. Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen 1 Nu vào mạch đang tổng hợp khi DNA đang tự nhân đôi là: A. mất 1 cặp nu B. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X C. thêm 1 cặp nu D. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A 122. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào? A.đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp B.đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp C.đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp D. đột biến gen lặn không biểu hiện được 123. Đoạn mạch ban đầu : ATG XXG AAT…,sau khi có đột biến đoạn này gồm:ATG XXG AATT…đây là: A.đột biến thay thế 1 nu B .đột biến mất 1 nu C. đột biến thêm 1 nu D. đột biến đảo đoạn polinu. 124. Những dạng đột biến làm tăng số lượng gen trên 1 NST là: A.mất đoạn và lặp đoạn B.lặp đoạn và đảo đoạn C.lặp đoạn và chuyển đoạn D.đảo đoạn và chuyển đoạn 125.Cơ thể thích nghi phải có điều kiện nào dưới đây: A. Có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường để đảm bảo sự sống sót của cá thể B. Phải có khả năng sinh sản C. Phải được cách ly với cá thể khác D. A và B đúng 126.Trong kĩ thuật cấy gen trứơc khi đưa vào tế bào nhận các thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Tách ADN  cắt phân tử ADN  nối ADN cho và nhận B. Cắt phân tử ADN  nối ADN cho và nhận  tách ADN C. Cắt phân tử ADN  tách ADN  nối ADN cho và nhận D. Nối ADN cho và nhận  cắt phân tử ADN  tách ADN 127. Sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.Coli, chúng được nhân lên rất nhanh nhờ xúc tác của enzym: A. ADN Polymeraza B. Restrictara C. ARN Polymeraza D. Ligaza 128.Plasmit là gì? A. 1 bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào. B. 1 cấu trúc di truyền trong ti thể và lạp thể C. 1 phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi độc lập. D. 1 cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn 129.Tác động của chọn lọc tự nhiên lên cá thể sẽ dẫn đến kết quả: A. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Làm thay đổi chiều hướng tiến hoá C. Làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể, làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể D. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất 130. Trong tiến hoá quá trình đột biến có đặc điểm: A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có lợi, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen C. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do tính phổ biến của nó so với loại đột biến khác D. Khi môt trường thay đổi, thể đột biến vẫn giữ được giá trị thích nghi của nó 131. Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể B. Trung hoà tính có hại của đột biến C. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi D. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp 132. Các nhân tó nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật: A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên B. Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên C. Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật D. Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo những hướng khác nhau thích nghi với từng điều kiện sống nhất định 133. Vì sao không dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao chúng ta cũng không hy vọng tiêu diêt được toàn bộ sâu bọ cùng một lúc? VÌ sao phải dùng các loại thuốc này với liều lượng thích hợp? A. Quần thể không có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt do không có tiềm năng thích ứng B. Quần thể có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ rất khó bị tiêu diệt hàng loạt do có tiềm năng thích ứng C. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện cho việc xuất hiện các đột biến mới giúp sâu bọ đều kháng thuốc tốt hơn với thuốc D. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện tiêu diệt loài cũ và làm xuất hiện loài mới thích nghi cao hơn 134.Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể(NST) của 2 loài bố mẹ nên cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ B. Sự tứ bội hoá ở cơ thể lai xa sẽ làm cho tế bào sinh dục của nó giảm phân bình thường giúp cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính C. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng D. Đa bội hoá làm tăng số lượng và hoạt động của vật liệudi truyền ở cơ thể lai dẫn đến những thay đổi lớn về kiểu gen và kiểu hình 135. Cơ thể lai xa ở thực vật chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được là do: A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân xảy ra rối loạn trong quá trình phân ly của các cặp nhiễm sắc thể(NST) gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử B. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể(NST) gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử C. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể(NST) gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử D. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân xảy ra rối loạn trong quá trình phân ly của các cặp nhiễm sắc thể(NST) gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử 136. Theo Đacuyn chọn lọc nhân tạo(CLNT) là một quá trình trong đó: A. Những biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ. B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng C. Sự chọn lọc có thể được tiến hành ở mỗi loài vật nuôi hay cây trồng theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng D. Tất cả đều đúng 137. Cặp NST tương đồng là: A. cặp NST giống nhau về hình thái, cấu trúc và 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. B. cặp NST giống nhau về hình thái, cấu trúc và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có cùng nguồn gốc từ mẹ. C. cặp NST khác nhau về hình thái, giống nhau về cấu trúc và 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. D. cặp NST khác nhau về hình thái, khác nhau về cấu trúc và 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. 138. Cơ chế điều hoà đối với Operôn Lac ở E.coli dựa vào tương tác của A. prôtêin ức chế với sự thay đổi của điều kiện môi trường. B. prôtêin ức chế với vùng O. C. prôtêin ức chế với vùng P. D. prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc. 139. Cơ chế điều hoà tổng hợp prôtêin ở giai đoạn phiên mã là trường hợp nào sau đây? A. Xảy ra các hoạt động chuẩn bị cho quá trình tổng hợp mARN. B. Chế bản các phân tử mARN thành phân tử tARN và phân tử rARN. C. Tổng hợp ARN vừa đủ cho quá trình dịch mã. D. Điều khiển dòng nguyên liệu là các axit amin tự do. 140. Lactôzơ có vai trò gì trong quá trình điều hoà tổng hợp prôtêin ở sinh vật nhân sơ : A. làm cho prôtêin ức chế bị bất hoạt. B. kích thích gen ức hế hoạt động. C. cung cấp năng lượng cho quá trình dịch mã. D. kích thích gen vận hành. 141. Điều nào sau đây sai khi nói đến gen phân mảnh 1. thường gặp ở sinh vật nhân chuẩn 2. có vùng mã hoá không liên tục 3. đoạn mã hoá axitamin gọi là intron, đoạn không mã hoá axit amin gọi là exon 4. gặp ở cả sinh vật nhân sơ lẫn sinh vật nhân chuẩn A. 3 B. 4 C. 3, 4 D. 1, 3 142. Mạch được đánh dấu chiều 5’ > 3’ nghĩa là: A. liên kết hoá trị bắt đầu từ cácbon số 5’ của nucleotic thứ nhất, kết thúc ở cácbon số 3’ trong nucleotic cuối cùng của mạch đó B. liên kết hoá trị bắt đầu từ cácbon số 3’ của nucleotic thứ nhất, kết thúc ở cácbon số 5’ trong nucleotic cuối cùng của mạch đó C. liên kết hyđrô bắt đầu từ cácbon số 5’ của nucleotic thứ nhất, kết thúc ở cácbon số 3’ trong nucleotic cuối cùng của mạch đó D. liên kết hyđrô bắt đầu từ cácbon số 3’ của nucleotic thứ nhất, kết thúc ở cácbon số 5’ trong nucleotic cuối cùng của mạch đó 143. Qua nguyên phân ADN trong nhân tái bản vào kì (A) lúc NST có trạng thái (B). (A) và (B) lần lượt là A. kỳ trước, lúc NST vừa bắt đầu đóng xoắn. B. kỳ trung gian, lúc NST tháo xoắn tối đa C. kỳ trung gian, lúc NST vừa bắt đầu đóng xoắn . D. kỳ sau, lúc NST vừa tháo xoắn 144. Đột biến dịch khung xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Mất hoặc thêm một cặp nucleotic ở vị trí sau mã mở đầu B. Mất hoặc thêm một cặp nucleotic ở cuối gen C. Mất hoặc thêm 3 cặp nucleotic trong phân tử ADN D. Thay thế một cặp nucleotic dẫn đến thay thế 1 axit amin trong phân tử prôtêin 145. Cơ sở của việc ứng dụng đột biến đa bội, khắc phục tính bất thụ của con lai nhận được trong phép lai xa là A. tăng gấp đôi vật chất di truyền B. làm NST đứng thành từng cặp và phân li bình thường trong giảm phân C. làm tăng sức sống của thể đột biến D. hoá chất ngấm vào sẽ kích thích tế bào sinh sản 146. Gen trong tế bào chất không tồn tại từng cặp alen vì: A. NST không đứng thành từng cặp. B. phân tử ADN có dạng vòng. C. ADN dạng mạch thẳng, sợi đơn. D. các gen thay đổi vị trí liên tục. 147. Người ta vận dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen có hại? A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn. 148. Dạng dột biến gen gây hậu quả lớn nhất là: A. mất cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở đoạn giữa. D. đảo vị trí một cặp nuclêôtit. 149. Một gen sau đột biến bị giảm 3 liên kết hiđrô, chiều dài gen không đổi. Đột biến này là dạng A. mất một số cặp nu. B. thêm một cặp nu. C. đảo vị trí 2 cặp nu. D. thay thế 3 cặp nu. 150. Trường hợp nào sau đây có hiện tượng biến dị đối với nhiều cặp NST: A. mất đoạn. B. bệnh đao. C. hội chứng claiphentơ. D. đa bội. 151. Loại đột biến nào thường có lợi cho cơ thể? A. Đột biến gen. B. Đa bội thể . C. Dị bội thể. D. Đột biến cấu trúc NST. 152. Rối loạn cơ chế trao đổi chéo của NST sẽ gây ra dạng đột biến nào? A. Cấu trúc NST. B. Số lượng NST. C. Thể đa bội. D. Thể đa bội và thể lệch bội 153. Cá thể có kiểu gen AaBbDd tạo loại giao tử aBd chiếm tỷ lệ: A. 1/3 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/16 154. Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử B. Lai phân tích C. Lai tương đồng D. Lai xa kˆm đa bội hoá 155. Trong trường hợp trội không hoàn toàn, vì sao không cần sử dụng lai phân tích người ta cũng phân biệt được cá thể đồng hợp trội với dị hợp? A. Vì các cá thể đồng hợp trội và dị hợp đều có kiểu hình như nhau B. Vì gen trội át không hoàn toàn gen lặn C. Vì mỗi loại kiểu gen tương ứng với một loại kiểu hình D. Vì có thể sử dụng phương pháp tự thụ 156. Sử dụng phép lai thuận nghịch con người đạ phát hiện được qui luật di truyền nào? A. Menđen, Morgan B. Di truyền liên kết với giới tính C. Di truyền tế bào chất D. Các qui luật di truyền 157. Trong 3 định luật của Menđen, điều kiện nghiệm đúng nào sau đây là riêng cho định luật phân li độc lập? A. Tính trạng do 1 cặp gen điều khiển B. Gen phải nằm trong nhân và trên NST thường C. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau D. Tính trạng phải trội hoàn toàn 158. Phép lai P: AaBb x aaBb cho tỷ lệ kiểu gen A. 1:1:1:1 B. 1:2:1:1:2:1 C. 3:3:1:1 D. 9:3:3:1 159. Đột biến đảo vị trí 2 cặp nucleotic của gen dẫn đến phân tử prôtein được tổng hợp có thể thay đổi tối đa là: A. 1 axit amin. B. 2 axit amin. C. 3 axit amin. D. 4 axit amin. 160. Xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở định luật phân li là: A. F 2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. B. F 1 không có sự phân li kiểu hình trội , lặn. C. F 2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn. D. F 2 có sự phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. 161. Cho biết thân cao ( B) trội so với thân thấp (b). Lai giữa hai cây tuần chủng thân cao với thân thấp thu được F 1 . Lai phân tích F 1 thì tỉ lệ kiểu gen ở con lai tạo ra là: A. 1Bb : 1bb. B. 1BB: 2Bb: 1bb. C. Bb. D. 1BB : 1bb 162. Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là: A. AaBbDd x Aabbdd. B. AaBbDd x AaBbDd. C. AabbDd x aaBbDd. D. AaBBDd x aaBbDd. 163. Phép lai nào sau đây có thể được sử dụng để phát hiện các quy luật gen trên NST thường, NST giới tính và gen trong tế bào chất? A. Lai xa kˆm đa bội hoá. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai khác dòng. 164. Gọi n là số cặp gen dị hợp quy định n cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Mỗi gen nằm trên 1 NST. Số kiểu gen và tỷ lệ kiểu gen xuất hiện ở thế hệ sau lần lượt là: A. 3 n và (3+ 1) n B. 3 n và (1:2:1) n C. 4 n và (1:2:1) n D. 2 n và (3+ 1) n 165. Nội dung nào sau đây không là nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec? A. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do B. Có sự di nhập gen C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau D. Không chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên 166. Ở người cho biết gen a qui định mù màu nằm trên NST giới tính X, gen A qui định bình thường. Sơ đồ di truyền nào sau đây tạo ra con gái bị mù màu là 25%? A. X A X a x X A Y B. X A X A x X A Y C. X A X a x X a Y D. X a X a x X a Y 167. Ở người gen B quy định da bình thường gen b quy định da bị bạch tạng. Gen nằm trên NST thường. Bố mẹ đều dị hợp. Xác suất xuất hiện 1 đứa con gái mắc bệnh là: A. 6,25% B. 12,5% C. 25% D. 50% 168. Công nghệ sinh học là gì? [...]... sinh là loại diễn thế xảy ra ở môi trường: A đã có quần xã sinh vật từng sống C chưa có sinh vật sinh sống B đã có sinh vật từng sinh sống D đã có sinh vật tiên phong sống 18: Hệ sinh thái là gì? A Tập hợp quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã B Tập hợp quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của nó C Tập hợp các sinh vật với môi trường sống của các sinh vật đó D Tập hợp các quần thể sinh. .. cùng có lợi, nhưng không nhất thiết cần cho mỗi loià là: A quan hệ hợp tác C quan hệ cộng sinh B quan hệ hội sinh D quan hệ hỗ trợ 22 Nội dung nào sau đây không thuộc quần thể sinh vật? A Tập hợp các cá thể cùng loài C Cùng sinh sống trong không gian xác định B Tập hợp các cá thể sinh vật D Có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới 23: Kiểu phân bố nào sau đây không đặc trưng cho quần thể sinh vật? A Phân bố... hệ sinh thái, chuỗi thức ăn không tồn tại độc lập, vì A quy luật sinh thái không cho phép C một loài có thể ăn nhiều loài khác và bị nhiều loài khác ăn B sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với giới vô cơ và giới hữu cơ D hệ sinh thái là một cấu trúc động 5.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A yếu tố hữu sinh B yếu tố vô sinh. .. trình nitơ A liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái C là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh tái B là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất của hệ sinh thái D là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sin thái 12.Chuỗi thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loại sinh vật trong hệ sinh thái A Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật C quan hệ giữa động vật ăn thịt... trong quần xã sinh vật D sinh khối của các loài trong quần xã sinh vật 26 Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ của quần thể là : A Sức sinh sản và mức độ tử vong B Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm C Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt D Sự xuất nhập của các cá thể trong quần thể 27.Hệ sinh thái bao gồm : A Quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần... giữa thực vật với động vật D quan hệ giữa các sinh vật với nhau 13 Khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái là : A khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho sinh vật phát triển tốt B khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho sinh vật phát triển được C khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho sinh vật phát triển ổn định D khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho mọi vật phát triển... nhiễm D nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng 6.Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh B sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể C số lượng vật ăn thịt và vật ký sinh D tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể 7.Hiện tượng khống chế sinh học đã làm... cân đối về tỷ lệ giới tính D giúp bảo vệ và khai thái tài nguyên hợp lý 3 Diễn thế sinh thái là gì? A Đường biểu diễn về tác động của các nhân tố sinh thái đến sự phát triển của sinh vật B Tác động của các nhóm nhân tố sinh thái khác nhau đến sự hình thành một quần xã sinh vật C Diễn biến về tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến một hệ sinh thái D Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua... của các sinh vật đó D Tập hợp các quần thể sinh vật với môi trường sống của chúng 19: Địa y sống bám trên thân cây gỗ là mối quan hệ: A cộng sinh giữa các loài sinh vật C hội sinh giữa các loài sinh vật B kí sinh giữa các loài sinh vật D cạnh tranh giữa các loài sinh vật 20: Bắng chứng hóa thạch cho thấy loài người ra đời trong chi Homô lần lượt là: A H habilis g H erectus g H sapiens C H erectus g H... tổng hợp các hợp chất sinh học trong công nghệ B Là công nghệ sản xuất các hợp chất sinh học trên quy mô lớn, rút ngắn thời gian và hạ giá thành hàng vạn lần C Công nghệ làm gen đột biến, cho năng suất cao D Quá trình tạo ra các cơ thể sống trong công nghệ 169 Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kỹ thuật di truyền là: A Hiểu được cấu trúc hoá học của axit nucleit và di truyền vi sinh vật B Sản xuất . gì? A. Tập hợp quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. B. Tập hợp quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của nó. C. Tập hợp các sinh vật với môi trường sống của các sinh vật đó. D. Tập. thứ sinh là loại diễn thế xảy ra ở môi trường: A. đã có quần xã sinh vật từng sống. B. đã có sinh vật từng sinh sống. C. chưa có sinh vật sinh sống. D. đã có sinh vật tiên phong sống. 18: Hệ sinh. quần thể 27.Hệ sinh thái bao gồm : A. Quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) B. Các sinh vậ luôn luôn tác động lẫn nhau C. Các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác

Ngày đăng: 19/04/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan