Những thành tựu về giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ đổi mới 1986 đến nay

39 950 0
Những thành tựu về giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ đổi mới 1986 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Đề tài: Những thành tựu về giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ đổi mới 1986 đến nay ? ĐỀ CƯƠNG A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG 1. Khái quát về bối cảnh lịch sử và đường lối đối mới của Đảng ta 1.1. Bối cảnh lịch sử 1.2. Nội dung đường lối đối mới 2. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố của giao thông vận tải 2.1. Vai trò 2.2. Đặc điểm 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. 3. Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.1. Khái quát về giao thông vận tải trước đổi mới 3.2. Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.2.1. Về mạng lưới giao thông 3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1996 trở lại đây 3.2.2 Về tình hình và cơ cấu vận tải 4. Định hướng phát triển của ngành giao thông vận tải C. KẾT LUẬN SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 1 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng A. MỞ ĐẦU Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào những thập niên 80 của thể kỉ XX, thế giới nói chung và dân tộc ta nói riêng đã diễn ra những thay đổi lớn. Chỉ trong vòng 10 năm từ 1975 đến 1985 cách mạng Việt Nam đã trải qua một thập niên đầy thử thách. Vì những con người đó, chế độ đó trên thực tế đã không đáp ứng được xu thế chung của lịch sử. Đến đại hội VI (1986) Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Thực chất đây là một cuộc cách mạng vì không chỉ thay đổi trong cách nghĩ mà thay đổi cả cách làm, cách hưởng thụ. Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta từ 1986 đến 2010 là 25 năm, chúng ta vừa làm vừa tìm tòi thể nghiệm, vừa điều chỉnh cho phù hợp. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, một trong những lĩnh vực quan trọng đó là giao thông vận tải. Giao thông vận tải, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất vật chất quan trọng đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra. Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam đã trải qua gần 60 mươi năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 2 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, ngành giao thông vận tải đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 3 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng B. NỘI DUNG 1. Khái quát về bối cảnh lịch sử và đường lối đối mới của Đảng ta 1.1. Bối cảnh lịch sử Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đó là con đường mới mẻ, đầy khó khăn, thử thách đối với Việt Nam. Trong hơn một thập niên, trải qua hai nhiệm kỳ đại hội IV và V (1976 - 1986), Đảng và nhân dân ta vừa triển khai vừa tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên CNXH. Trong quá trình đó, cách mạng XHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, cách mạng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém. Khó khăn của ta trong quá trình đi lên CNXH ngày càng lớn, đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng(vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, gay gắt nhất là từ giữa những năm 80), trước mắt là kinh tế - xã hội, khi lạm phát lên tới mức phi mã. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, yếu kém của ta là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội…Đó là những biểu hiện của tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh. Những sai lầm đó gây nên hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và không phát huy đầy đủ tính chủ động, sang tạo của quần chúng, không tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế - xã hội. Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 4 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng trong công tác tổ chức cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu động lực phát triển. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Đứng trước những thay đổi to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, cũng như thay đổi trong quan hệ của các nước do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHKT, nhất là trước cuộc khủng hoảng toàn diện của Liên Xô và các nước XHCN khác do chậm thích nghi với cuộc CMKHKT, do áp dụng mô hình CNXH có nhiều khuyết tật chậm được khắc phục, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Như vậy, đổi mới là vấn đề sống còn của CNXH ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ đổi mới. 1.2. Nội dung đường lối đối mới Đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, văn hóa… Ngay từ khi bắt đầu công cuộc ‘Đổi mới’, phát triển nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng CSVN đã chủ trương phải ưu tiên đầu tư phát triển GTVT để GTVT đi trước một bước tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) xác định: “GTVT là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng’’ và “GTVT phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân’’. SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 5 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Tiếp sau đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Đại hội VIII (1996) đã xác định những mục tiêu lớn của Ngành GTVT. Đó là: “Khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có; khôi phục, nâng cấp và mở rộng thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, kết hợp giao thông với thuỷ lợi, tận dụng giao thông đường thuỷ; mở thêm đường đến các vùng sâu, vùng xa ; cải thiện giao thông ở các thành phố lớn. Cải tạo, nâng cấp một số cảng sông, cảng biển, sân bay; xây dựng dần cảng biển nước sâu’’. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), Nghị quyết Đại hội một lần nữa ghi rõ: “Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp”; “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, hàng không, hàng hải ”. Thực hiện chủ trương và những mục tiêu mà Đảng đề ra, toàn Ngành GTVT đã có nhiều cố gắng, huy động và phát huy nhiều nguồn lực phục vụ công cuộc phát triển Ngành. 2. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của giao thông vận tải 2.1. Vai trò Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra. SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 6 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới. Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. Giao thông vận tải là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. 2.2. Đặc điểm Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá… Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km). SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 7 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. * Nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải. Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Ví dụ, ở miền núi sông ngòi ngắn và dốc thì khó nói đến sự phát triển ngành giao thông vận tải đường sông; ở những nước nằm trên các đảo như nước Anh. Nhật Bản… ngành vận tải đường biển có vị trí quan trọng. Ở những vùng gần cực, hầu như quanh năm tuyết phủ, bên cạnh các phương tiện vận tải thô sơ như chiếc xe quệt thì máy bay là phương tiện vận tải hiện đại duy nhất. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. Không những thế, để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn nhiều. Ví dụ, địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải làm các công trình chống lở đất gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, hoặc phải làm các đường hầm xuyên núi, các cầu vượt khe sâu… Hiện nay, trên thế giới đã có hàng chục đường hầm cho xe lửa và cho ô tô xuyên qua các dãy núi, các eo biển, dài từ vài km đến vài chục km. Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải. Ví dụ, ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn. Ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được, còn các sân bay nhiều SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 8 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng khi phải ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày. * Nhân tố kinh tế - xã hội Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải. Trước hết, các ngành kinh tế khác đều là các khách hàng của ngành giao thông vận tải. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với ở vùng mới khai thác. Các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô tô hạng nặng. Mỗi loại hàng hoá cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng về phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than…), lại có loại hàng hoá đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hoá chất, vật liệu dễ cháy nổ…). Sự phân bố các cơ sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này sẽ quy định việc tổ chức vận tải của từng loại phương tiện. Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải. Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố của các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 9 BT giữa kỳ chuyên đề “đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay” GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố. 3. Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.1. Khái quát về giao thông vận tải trước đổi mới Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Giao thông công chính. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ CBCNVC-LĐ ngành GTVT đã phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lời dạy của Bác: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. *Giai đoạn 1945 – 1954: Giao thông vận tải phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời kỳ này, Bộ Giao thông Công chính đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành 6 nhiệm vụ cơ bản: Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiến Nam Bộ và các chiến trường khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra (12/1946); Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiếm các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến; Thiết lập các đường dây giao liên, giữ giao thông liên lạc thông suốt các miền Bắc-Trung- Nam phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ; Sửa chữa, mở đường các vùng tự do, vùng kháng chiến và đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch để phục vụ các chiến dịch đánh địch trên khắp các chiến trường, đồng thời gia tăng phục vụ sản xuất; Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945-1954 trong SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 10 [...]... loạt Sở GTCC ra đời trên toàn quốc và hàng trăm các doanh nghiệp quốc doanh đường sắt, đường bộ, hàng không, vận tải biển đã ra đời và giữ vững mô hình hoạt động đến năm 1986 Trong giai đoạn này có sự kiện quan trọng là đã khôi phục và đưa vào hoạt động tuyến đường sắt Bắc Nam 3.2 Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.2.1 Về mạng lưới giao thông 3.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 Trong. .. quả” 3.2.2 Về tình hình và cơ cấu vận tải SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 29 BT giữa kỳ chuyên đề đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng * Tình hình vận chuyển: Từ sau đổi mới, cả khối lượng vận chuyển, luân chuyển đều tăng Vận chuyển hành khách tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây Nếu như vào năm 1985(trước đổi mới) , khối lượng hành khách vận chuyển...BT giữa kỳ chuyên đề đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng đó có chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho Lào, Campuchia *Giai đoạn 1954 – 1964: Giao thông vận tải xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam Chính phủ đã quyết định đổi tên Bộ Giao thông Công chính thành Bộ Giao thông và Bưu điện Cơ cấu, bộ máy tổ... năng hoàn thành để đưa vào khai thác Công tác duy tu, quản lý đường bộ, chất lượng công trình được coi trọng - Về thông tin liên lạc: Hoàn thành một số tuyến vi ba từ Hà Nội đi các tỉnh và nhất là công tác thông tin phục vụ hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các kỳ họp Quốc hội Thực hiện những nhiệm vụ đó, trong 10 năm đầu quá trình đổi mới, ngành giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan... trưởng thành không ngừng về mọi mặt của ngành Giao thông vận tải Qua nhiều thế hệ tiếp nối với nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cả trong chiến đấu chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước và trong xây dựng, phát triển đất nước Luôn xứng đáng với truyền thống là “lực lượng đi trước mở đường” Trong những năm gần đây, ngành GTVT đã phấn đấu không ngừng, có sự trưởng... Tràng Tiền, Phong Châu Khánh thành cầu Phong Châu (Vĩnh Phú) ngày 28/7/1995 Nhiều đô thị mới cũng đã mọc lên dọc theo các tuyến đường Giao thông miền núi, giao thông nông thôn trong giai đoạn này cũng bắt đầu khởi sắc Nhờ sự đầu tư của Nhà nước kết hợp với ngân sách địa phương và sức SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 15 BT giữa kỳ chuyên đề đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay GVHD: ThS Nguyễn Mạnh... lần) so với năm 1985 * Cơ cấu vận tải: Vận tải hành khách: Đường bộ chiếm ưu thế cả về hành khách và hàng hóa, tiếp theo là đường sông Vận tải hàng hóa: Xếp theo thứ tự là đường bộ, sông, biển, sắt, hàng không Về hàng hóa luân chuyển, trong thời gian trên cũng có sự thay đổi, đường biển chiếm ưu thế và tăng về tỉ trọng 4 Định hướng phát triển của ngành giao thông vận tải 4.1 Đường bộ: - Đối với tuyến... đã được mở ở nhiều nơi từ Bắc – Trung – Nam, tạo ra mạng lưới giao thông trải rộng trên khắp đất nước Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu đến dự lễ thông xe cầu Việt Trì ngày 25/5/1995 b Đường sắt Toàn bộ hệ thống đường sắt ở nước ta đều có từ trước Cách mạng tháng 8/1945 Tổng chiều dài 2.632 km, mật độ 0,8 km/100km2, thuộc loại cao so với khu vực Đông Nam Á Trong giai... phần quan trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước Vận tải tăng trưởng mạnh đáp ứng nhu cầu của xã hội Công tác đảm bảo an toàn giao thông đã được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, liên tiếp 3 năm qua kiềm chế được tai nạn giao thông Phần thưởng cao quý nhất - tấm Huân chương Sao Vàng mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho ngành giao thông vận tải 10 năm trước là sự ghi nhận công lao... đoạn từ năm 1986 đến năm 1995, do đất nước vẫn đang bị bao vây cấm vận, ngân sách Nhà nước hết sức khó khăn nên Ngành GTVT tập trung chủ yếu nguồn lực cho công tác duy tu bảo dưỡng để đảm bảo an toàn giao thông và triển khai xây dựng một số công trình thực sự cấp bách SVTH: Trần Thị Huyền My – Lớp 07SLS 12 BT giữa kỳ chuyên đề đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Trong giai . giữa kỳ chuyên đề đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng Đề tài: Những thành tựu về giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ đổi mới 1986 đến nay ? ĐỀ CƯƠNG A. MỞ ĐẦU B thông vận tải 2.1. Vai trò 2.2. Đặc điểm 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. 3. Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.1. Khái quát về giao thông. Hồng Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố. 3. Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới 3.1. Khái quát về

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan