tiểu luận hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học

57 995 4
tiểu luận hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học Nguyễn Văn Kim Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV 1. Về địa danh và vị trí của Vân Đồn Trong các di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng của nước ta Vân Đồn, một thương cảng cổ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cùng với Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Từ thế kỷ XV, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã có những vần thơ trác tuyệt về cảnh quan và hoạt động kinh tế Vân Đồn: Lộ nhập Vân Đồn san phục san Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan Nhất bàn lam bích trừng minh kính Vạn héc nha thanh đoá thuý hoàn Vũ trụ đốn thanh trầm hải nhạc Phong ba bất động thiếc tâm can Vọng trung ngạn thảo thê thê lục Đạo thị Phiên nhân trú bạc loan (1). Nhưng, Vân Đồn không chỉ là một danh thắng, một Di sản thiên nhiên của thế giới mà còn là một trung tâm thương mại lớn, một khu vực có vị trí quân sự chiến lược gắn liền với quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển đất nước của dân tộc ta. Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ thời Lý (1010-1226). Năm 1149, thời Lý Anh Tông (cq: 1138-1175) nhà vua đã cho khai mở trang Vân Đồn để đón thuyền buôn các nước. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê viết: “Năm Kỷ tỵ, hiệu Đại Định năm thứ 10 (1149), (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”(2). Nh vậy, vào thời Lý, sau khi được thiết lập, trang Vân Đồn thuộc đạo Hải Đông. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, trên cơ sở khảo cứu nhiều nguồn tư liệu qua các thời đại, nhà sử học Phan Huy Chú xác định: Đạo An Bang “Đời Tần thuộc quận Nam Hải, Hán thuộc quận Giao Chỉ, Đường đổi làm châu Vũ An, sau đặt làm trấn Hải Môn. Ba đời Đinh, Lê, Lý gọi là đạo Hải Đông, Trần đổi làm lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang. Đến Lê cũng theo thế; trong thời Quang Thuận (1466) đặt làm thừa tuyên An Bang. Sau trung hưng kiêng tên huý Anh Tông đổi làm Quảng Yên, có một phủ”(3), tức phủ Hải Đông. Phủ này có 4 huyện 3 châu. Châu Vạn Ninh có tới 30 xã, phường, vạn. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử địa danh Vân Đồn đã được ghi trong một số bộ sử, địa chí Việt Nam, Trung Quốc và các nguồn tư liệu nước 2 ngoài khác. Theo đó, chúng ta có thể biết, sau khi được thiết lập vào thời Lý đến thời thuộc Minh (1407-1427), Vân Đồn đã đổi thành huyện. Sang thời Lê (thế kỷ XV) Vân Đồn lại đổi thành châu. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì: “An Bang xưa là bộ Ninh Hải, tây và nam tiếp với Hải Dương, đông và bắc giáp với Khâm Châu. Có 2 lộ phủ, 8 thuộc huyện, 6 châu, 302 xã, 44 trang. Đấy là phên dậu thứ hai ở phương đông vậy”(4). Lời tập chú của Nguyễn Thiên Túng về sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng cho biết: An Quảng trước có 2 phủ, 8 huyện, 6 châu. Về địa danh Vân Đồn, trong lời cẩn án của Nguyễn Thiên Tích ghi khá rõ: “Phủ Hải Đông có 3 huyện, 4 châu, 101 xã; huyện Hoa Phong có 14 xã, 1 thôn; huyện Yên Hưng có 25 xã, 1 thôn, 15 trang; châu Vân Đồn (triều Lý là trang, thương nhân ngoại quốc ở đấy) có 10 trang, 1 phường; huyện Hoành Bồ có 25 xã, 2 trang; châu Tân An có 16 xã, 1 thôn, 53 trang; châu Vạn Ninh có 18 xã, 2 trang, 4 động; châu Vĩnh An có 13 xã(5). Về sự biến đổi của các đơn vị hành chính, trong phần Dư địa chí của Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng ghi rõ: “Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đặt ra 12 đạo thừa tuyên là: Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô. Đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Rồi sai các chức thừa tuyên xét núi sông trong chỗ mình cai quản, làm thành địa đồ”(6). Nh vậy, đến thời Lê sơ, trong chủ trương chung về chuyển đổi đơn vị hành chính, trấn Vân Đồn thời Trần đã được đổi thành châu thuộc thừa tuyên An Bang. Châu Vân Đồn đã được mở rộng về quy mô và địa giới bao gồm 10 trang, 1 phường. 3 Trong Đại Việt địa dư toàn biên, nhà sử học, địa chí học nổi tiếng Phương đình Nguyễn Văn Siêu đã xác định: “Quảng Yên là đất Giao Chỉ đời xưa. Đời Lương (552-557) là quận Ninh Hải, Hoàng Châu. Đời Tuỳ (581-618) gọi là quận Ninh Việt. Đời Đường (618-907) gọi là quận Ngọc Sơn, Lục Châu”(7). Trước đó, từ thế kỷ XVIII, sách Vân Đài loại ngữ của nhà bác học Lê Quý Đôn dẫn lại Đường chí cũng đã viết về Lục Châu rằng: “Ngọc Sơn quận ở Lục Châu. Đất Giao Chỉ vốn là Ngọc Châu, đến năm Thượng Nguyên thứ hai (tức năm 675 đời vua Đường Cao Tông - TG) mới đổi làm Lục Châu vì trong địa giới châu có sông Lục Thuỷ nên mới lấy mà đặt tên; có lẽ Lục Châu ở địa hạt trấn Quảng Yên (giáp Quảng Châu và Khâm Châu)(8). Trong khảo cứu của mình Nguyễn Văn Siêu cũng có sự bổ khuyết cụ thể về vùng đất Quảng Yên: “Trước thời Đinh, đời Lê gọi là trấn Trào Dương, đời Lý đổi là châu Vĩnh An. Năm Đại Định thứ 10 lập trang Vân Đồn (ngày Êy thuyền buôn các nước Trà Và, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin để buôn bán cho lập trang để ở, sau gọi là châu Vân Đồn). Đời Trần thuộc về lộ Hải Đông. Thời thuộc Minh là đất châu Tĩnh An, phủ Tân An(9). Dùa theo sách Thiên Nam dư hạ trong Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu cũng viết rằng: Thừa tuyên An Bang có một phủ là Hải Đông, có 3 huyện là Hoành Bồ, Yên Hưng, Chi Phong, có 4 châu là Tân An, Vạn Ninh, Vân Đồn, Vĩnh An. Còng theo nhà sử học họ Nguyễn thì vào thời Lê, châu Vân Đồn thuộc thừa tuyên An Bang. Vân Đồn gồm có 37 động(10). Trong Đại Việt địa dư toàn biên, tác giả cũng đã dẫn sách Thiên hạ quân quốc lợi bệnh thư phần An Nam cương vực bị lục và cho biết rằng vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) nhà Minh, Vân Đồn là một trong 8 huyện của châu Tĩnh An. Đến năm 1409 nhà Minh đã đặt 12 Tuần kiểm ty ở các 4 nơi và một trong số đó là Ty tuần kiểm Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn(11). Về địa điểm núi Vân Đồn sách này viết: “Núi Vân Đồn ở phía đông bắc phủ Giao Châu, huyện Vân Đồn ở trong biển lớn. Hai núi đối nhau, một dòng nước chảy qua ở giữa, thuyền buôn các nước phiên quốc phần nhiều họp ở đấy”(12). Rất có thể, mô tả trên đây là nhằm để chỉ địa điểm các đảo Vân Sơn - Cái Bàn nơi có sông Cổng Đồn, sông Mang (hay Con Mang) chảy ở giữa hai đảo mà đến nay vẫn là luồng nước lớn. Điều chắc chắn là, sông Mang phải là hướng đi chính từ Biển Đông tiến vào vùng đảo và thương cảng. Đến nay, diện mạo của dòng sông vẫn còn rất rõ và điều quan trọng là sự tồn tại của khu cảng cổ được những bằng chứng về khảo cổ học, dân tộc học và cư dân địa phương ghi nhận. Đến thời Nguyễn (1802-1945) Vân Đồn thuộc huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) triều đình Huế lại cắt châu Vân Đồn đổi làm tổng Vân Hải nhập vào huyện Hoa Phong. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) đổi gọi là huyện Nghiêu Phong và Vân Đồn vẫn thuộc huyện Êy. Huyện Nghiêu Phong sau lại đổi là Cát Hải tức Cát Bà. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì “tổng Vân Hải ở trên một hòn đảo trong vịnh Hạ Long, đảo Êy gọi là đảo Vân Hải hay thường gọi là Cù lao Lợn Lòi, ở sát phía ngoài Cù lao Cái Bàn. Thời Duy Tân lấy đảo Vân Hải cùng với các đảo xung quanh lập nên huyện Vân Hải”(13). Trong phần viết về huyện Nghiêu Phong, sách Đồng Khánh dư địa chí ghi khá cụ thể: “Đảo Vân Đồn ở giữa biển, ngoài cửa biển Vân Đồn”. Cụ thể hơn: “Cửa biển Vân Đồn ở địa phận xã Quan Lạn phía ngoài có đảo Mai, còn gọi là cửa biển Mai, bên phải có đảo Ngọc Vừng, bên trái có đảo Cảnh Cước, phía trong có đảo Phượng Hoàng ở giữa biển, phía đông đảo là sông Trạo Lai, thuỷ triều ở cửa biển sâu 1 trượng 8 thước, mực nước ban đêm sâu 1 trượng, rộng 40 trượng”. 5 Chuyên gia Đông Nam Á học hàng đầu của Nhật Bản GS.Yamamoto Tasturo còng cho rằng: “Theo chỗ những ghi chép của An Nam gọi Vân Đồn là tổng Vân Hải thì nhận định cho rằng trung tâm của huyện Vân Đồn, châu Vân Đồn là ở đảo Vân Hải có lẽ đúng”(14). Về vị trí của Vân Đồn, Đại Nam nhất thống chí còng cung cấp những thông tin có giá trị: “Tên châu Vân Đồn đặt từ đầu triều Lê, ở lánh ngoài hải đảo, giáp dương phận nước Thanh, chỉ có 2 xã, năm Minh Mệnh thứ 16 mới đặt thổ lại mục, do tri châu Vạn Ninh kiêm quản, năm Thiệu Trị thứ 3 mới bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Vân Hải, bỏ lại mục, đặt cai tổng, lệ vào huyện Nghiêu Phong”(15). Điều quan trọng là, các tác giả Đại Nam nhất thống chí đã xác định chính xác huyện trị Nghiêu Phong ở xã Hoà Hy, còn cửa Nghiêu Phong cách huyện Nghiêu Phong 4 dặm là nơi thuyền bè công tư thường qua lại, phía bắc giáp xã Yên Khoái, phía nam là xã Phù Long. Chính các tác giả sách này cũng cho biết: Cửa Vân Đồn cách huyện Nghiêu Phong 120 dặm còn đảo Vân Đồn ở cách huyện Nghiêu Phong 125 dặm về phía đông. Cửa Nội cách huyện 133 dặm về phía đông, hai bên bờ đều là núi đất, cửa biển rộng 277 trượng, thuỷ triều lên sâu 8 trượng 6 thước, thuỷ triều xuống sâu 7 trượng 9 thước, ngược lên đều là khe. Cửa Đối ở địa phận tổng Vân Hải, cách huyện Nghiêu Phong 133 dặm về phía đông, hai bên bờ đều là núi đất, chân đá, cửa biển rộng 103 trượng, thuỷ triều lên sâu 57 trượng, thuỷ triều xuống sâu 5 trượng. Đảo Trà Bản ở trong biển, phía đông huyện, có dân tổng Vân Hải ở, sản chè. Đảo Ngọc Vựng (Ngọc Vừng -TG) ở phía tây đảo Vân Đồn, dân thôn Ngọc Vựng ở đấy. Trước có đảo Tĩnh Hải, đến thời Nguyễn thì bỏ. Lại có đảo Vạn Cảnh, ở phía bắc đảo Trà Bản, phía Nam có vũng Huyện, phía tây có đảo Ghềnh Vạn(16). 6 Nh vậy, về phạm vi và địa giới hành chính Vân Đồn có nhiều sự thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Vân Đồn, với tư cách là một đơn vị hành chính, đã có những biến đổi qua thời gian. Thời Lý, Vân Đồn là một trang nhưng đến thời Trần đã trở thành một trấn, thời thuộc Minh là một châu rồi lại được tôn lên thành một huyện và cuối cùng lại đổi thành tổng và huyện. Do vậy, khi nghiên cứu về Vân Đồn cần có cái nhìn lịch sử về phạm vi không gian của địa danh này. Hơn thế nữa, về địa danh Vân Đồn, cũng cần phân biệt rõ những khái niệm như: “Cửa biển Vân Đồn”, “Núi Vân”, “Đồn Vân”, “Trang Vân Đồn”, “Trấn Vân Đồn”, “Châu Vân Đồn”, “Huyện Vân Đồn” và “Cảng Vân Đồn”. Mặc dù có những điểm chung nhưng rõ ràng giữa các địa danh và trong ý nghĩa của mỗi cách gọi có nhiều hàm ý khác nhau qua các nguồn tư liệu và thời đại. Từ việc phân tích các nguồn sử liệu kết hợp với khảo sát thực tế có thể cho rằng các địa danh như “Cửa biển Vân Đồn”, “Cửa Nội” đều rất gần với Cửa Đối còn “Núi Vân” hay “Vân Sơn” hay “Cù lao Lợn Lòi” chắc chắn là hòn đảo đối diện với đảo Cái Bàn mà giữa chúng là sông Con Mang hiện nay. “Đồn Vân” nhiều khả năng đóng trên đảo Con Quy và Cửa Nội cũng ở đó Nhưng, không gian của những đơn vị hành chính qua từng thời gian thì thật khó xác định cụ thể. Bên cạnh đó, việc làm rõ trung tâm của các đơn vị hành chính tức trị sở của Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử cũng không phải là vấn đề đơn giản. Điều quan trọng là, từ khi được thành lập với tư cách là một đơn vị hành chính, để duy trì các quan hệ bang giao và hoạt động kinh tế, Vân Đồn cũng đã hình thành, phát triển với tư cách là một hệ thống các bến cảng chứ không phải là một cảng đơn nhất. Thêm vào đó, qua từng thời kỳ lịch sử mà nổi lên vị trí trung tâm của một khu vực bến cảng nhất định. Do vậy, hiểu Vân Đồn với vị trí là một trung tâm kinh tế đối 7 ngoại của Việt Nam trong lịch sử phải có một cái nhìn tổng thể và hệ thống trong mối tương quan và liên hệ đa chiều của nó với vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc cũng như sự biến thiên của các mối quan hệ, bang giao với các quốc gia khu vực. 2. Vai trò kinh tế, an ninh của Vân Đồn Nhìn trên bản đồ, vùng vịnh Bắc Bộ trong đó có Vân Đồn có thể coi là một vùng biển kín. Vân Đồn không chỉ là cửa mở hướng ra biển của toàn bộ vùng Đông Bắc mà còn là một không gian Địa - kinh tế, Địa - chính trị và quân sự tiếp giáp với các tỉnh ven biển miền nam Trung Hoa. Từ xa xưa, cư dân vùng Đông Bắc Việt Nam đã có những mối liên hệ hết sức mật thiết với trung tâm văn hoá Hoa Nam, Trung Quốc. Sự gần giũ về vị trí địa lý, môi trường kinh tế biển và con đường giao thông thuận lợi ven biển đã kết nối dòng chảy kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc và các quốc gia khu vực. Có thể thấy, nền văn hoá Hạ Long nổi tiếng là sự tích hợp những nhân tố nội sinh nhưng cũng chứa đựng và biểu hiện khá rõ những yếu tố ngoại sinh đặc biệt là những ảnh hưởng các đặc tính văn hoá miền nam Trung Hoa (17). Một số nguồn sử liệu cho thấy, cho đến thời Hán con đường giao lưu chủ yếu giữa Trung Hoa với phương Nam được tiến hành thông qua các hải trình trên biển mà dòng đối lưu hằng xuyên là chảy qua vùng biển đảo Vân Đồn. Dựa trên những mối quan hệ diễn ra một cách tự nhiên trong lịch sử, từ thời Hán, văn hoá và những ảnh hưởng chính trị của trung tâm văn hoá Hoa Bắc ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương Nam. Cùng với dòng chảy và tiếp giao văn hoá Việt - Trung qua vùng Tây Bắc, tức men theo 8 hướng chảy của sông Hồng, sông Đà và Lô giang cũng từ thời Hán đã nổi lên một con đường giao lưu kinh tế, văn hoá mới và ngày càng có vị trí quan trọng đó là con đường Đông Bắc toả rộng theo miền duyên hải và các cảng ven biển. Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống ghi rõ đường từ Châu Khâm vào Việt Nam rằng: Từ Khâm Châu thuyền đi hướng tây - nam, một ngày đến châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàn (đảo Kế Bào) ngày nay thuộc Ngọc Sơn, tới Vĩnh Thái, Vạn Xuân (vùng Vạn Kiếp, sông Lục Đầu) là tới Thăng Long. Thuyền đi mất 5 ngày. Sử cũ cũng ghi từ năm 1006 thời vua Lê Long Đĩnh (986-1009) (hiệu Ứng Thiên; Tống niên hiệu Cảnh Đức năm thứ 3), Duyên biên An phủ sứ Thiệu Việp từng dâng vua Tống bản đồ đường thuỷ từ Ung Châu tới Giao Châu với ý đồ muốn lấy nước ta. “Vua Tống cho cận thần xem và nói rằng: Giao Châu nhiều lam chướng dịch lệ, nếu đem quân sang đánh thì chết hại rất nhiều, nên giữ gìn cõi đất của tổ tông mà thôi”(18). Ghi chép đó trong chính sử cho thấy, vì nhiều mục tiêu khác nhau, con đường biển vùng Đông Bắc nước ta đã được người Trung Hoa nghiên cứu rất cụ thể, chi tiết. Con đường nối liền vùng đông bắc Việt Nam với miền nam Trung Quốc không chỉ là tuyến giao lưu văn hoá truyền thống, buôn bán giữa nước ta với phương Bắc mà còn là con đường thuỷ, mà ở đó, chính quyền nhiều triều đại phong kiến phương Bắc luôn mưu tính cho việc mở rộng ảnh hưởng xuống các vùng đất phương Nam. Năm 1009, với vị thế của một dân tộc độc lập, tự cường vua Lê Long Đĩnh đã có ý định mở quan hệ giao thương với Ung Châu nhưng vua Tống chỉ cho buôn bán, trao đổi hàng hoá với Liêm Châu và trấn Như Hồng (tức Khâm Châu) mà thôi(19). Sau khi giành được vương quyền và chỉ 2 năm sau khi rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Lý Công Uẩn (974-1028) đã sai Thái bảo Đào Thạc Phụ và Viên 9 ngoại lang Ngô Nhưỡng sang nước Tống để kết mối giao hảo. Nhân đó, các sứ thần đã xin cho thuyền buôn tới Ung Châu buôn bán nhưng vua Tống Chân Tông chỉ bằng lòng theo lệ cũ, cho tới buôn bán ở Quảng Châu và trại Như Hồng mà thôi. Như vậy, căn cứ các nguồn tư liệu, chúng ta biết rằng, ngay sau khi giành được độc lập, những người đứng đầu các chính thể quan chủ Việt Nam luôn thực thi một đường lối ngoại giao mềm dẻo với nhà cầm quyền phương Bắc. Trong quá trình xây dựng đất nước và củng cố quyền lực họ cũng đã ý thức sâu sắc về vị thế của vùng Đông Bắc của đất nước ta trong các mối quan hệ bang giao và giao lưu kinh tế. Sau thời Lý, nhà Trần đã có ý thức mạnh mẽ về khu vực có vị thế chiến lược này. Cho đến nay, những chứng tích thể hiện mối quan tâm và sự hiện diện của thời đại nhà Trần ở khu vực Đông Bắc của Tổ quốc còn lại rất sâu đậm. Mặc dù luôn có ý thức cảnh giác trước những thế lực xâm lược nhưng các triều đại quân chủ Việt Nam cũng hiểu rõ rằng việc duy trì và thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khu vực nói chung và vùng kinh tế miền nam Trung Hoa nói riêng là nhân tố rất có ý nghĩa để phát triển nền kinh tế tự chủ trong nước. Trên nền tảng của những mối quan hệ truyền thống, từ thế kỷ X vùng cảng Đông Bắc đã là một khu vực quan trọng trong các mối bang giao quốc tế. Mối quan hệ đó không chỉ diễn ra giữa hai nước, tức Việt Nam - Trung Quốc mà còn được thực hiện với nhiều quốc gia trong khu vực. Trong lịch sử, vùng biển Đông Bắc không chỉ có vị trí địa chiến lược quan trọng mà còn là nơi chứa đựng và sản sinh ra nhiều nguồn tài nguyên phong phó. Tuy đất canh tác nông nghiệp không thật phong phú và thời tiết có phần khắc nghiệt do những đợt gió lạnh tràn về vào mùa đông nhưng cư 10 [...]... vùng biên 19 viễn quan trọng của đất nước Trên thực tế, qua khảo sát thực tế và thực hiện công tác giám định các hiện vật tìm được tại các bãi sành sứ cổ trong hệ thống cảng Vân Đồn vẫn thấy hiện vật tập trung nhất thuộc về thế kỷ XVI-XVIII Trong đó, khu vực cảng cổ Tiền Hải, Sơn Hào, Cái Làng là những ví dụ tiêu biểu 3 Hệ thống cảng Vân Đồn qua khảo sát điền dã và nghiên cứu khảo cổ học Trước khi Chiến... hướng chuyển dần ra phía Bắc(24) Các hoạt động đó tập trung về thương cảng Vân Đồn và các cảng sông thuộc hệ thống sông Hồng Do vậy, Vân Đồn càng trở thành một thương cảng quan trọng Thuyền buôn các nước phần nhiều tụ tập ở đấy Sang thời Trần, Vân Đồn tiếp tục có nhiều biểu hiện phát triển và trở thành một thương cảng quan trọng nhất vùng Đông Bắc Trên các cảng đảo, cư dân, thương nhân tụ họp ngày một đông... cảng Vân Đồn, Ngọc Vừng cũng dự nhập tư ng đối mạnh mẽ với hoạt động chung của thương cảng và chứng tích còn để lại khá rõ ở khu vực Cống Yên và Cống Hẹp Tuy hiện vật xuất hiện ở đây không thật phong phú như ở Cái Làng nhưng sự trải rộng của khu vực bến và dấu vết của các nếp nhà cổ cũng chứng tỏ đảo Ngọc Vừng là một địa điểm giao thương khá quan trọng trong hệ thống cảng Vân Đồn xưa Trong hệ thống thương. .. trung tâm quan trọng nhất của thương cảng Vân Đồn xưa Trong các địa danh và di tích được giới nghiên cứu chú ý rõ ràng Cái Làng là một địa điểm hết sức quan trọng Vì vậy, từ tháng 3-1968 phối hợp 20 với các chuyên viên văn hoá địa phương, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật ở đây Điều đáng chú là, môi trường, cảnh quan tự nhiên ngày nay so với thời gian khi trang Vân Đồn được... triển) phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV thuộc ĐHQG HN và Trường Đại học Chiêu Hoà, Trường Đại học Tổng hợp Osaka, Trung tâm Khảo cổ học tỉnh Okinawa cùng một số cơ quan khoa học khác của Nhật Bản đã đến khảo cứu ở khu vực Cái Làng và nhiều bến cảng cổ thuộc Vân Đồn Tuy nhiên, cảnh quan và hiện trạng khu “bãi sành” đã thay đổi khá nhiều kể từ chuyến thăm đầu tiên của đoàn vào mùa hè năm 1990... Việt, thương nhân các nước tới Vân Đồn và một số thương cảng khác của nước ta buôn bán ngày một nhiều Mặc dù các bộ chính sử luôn chú trọng đến các sự biến chính trị nhưng những gì mà các sử gia ghi lại, dù có phần phiến diện và hạn chế, cũng cho chóng ta những nhận thức cơ bản về diện mạo và tầm mức của các mối quan hệ, giao thương giữa Đại Việt với Trung Hoa và một số quốc gia khu vực trong lịch sử Các. .. là trạm kiểm soát, kiểm tra hải quan chính của thương cảng Vân Đồn mà Đại Nam nhất thống chí gọi là Cửa Nội Cửa biển Vân Đồn (Cổng Đồn) chắc phải là một địa danh nằm ngoài, gần với Cửa Đối tức vụng Tiền Hải hiện nay Cùng với hệ thống di tích cảng cổ ở khu vực Con Quy, Sơn Hào, Cái Làng, phía tây nam Vân Hải có đảo Ngọc Vừng Ở đây cũng có một địa danh mang tên “Sông Cổng Đồn chắc hẳn tên gọi của địa... cũng khiến các vua Trần và chính quyền Lê sơ phải đề cao cảnh giác với hiểm hoạ xâm lược và tác động tiêu cực về văn hoá từ phương Bắc cũng như phương Nam(42) Vào thời Lê, thế kỷ XV-XVII, trong sự hưng khởi chung của hệ thống thương mại châu Á, do có nhiều điều kiện thuận lợi Vân Đồn vẫn tiếp tục là một thương cảng trọng yếu của nước ta Dư địa chí viết: “Ở Vạn Ninh và Vân Đồn, người Hợp Qua và người... giáo mà trọng tâm là chùa Lấm Để làm rõ hơn lịch sử Vân Đồn qua lịch sử các đảo Cống Đông - Cống Tây, từ ngày 13 đến ngày 17-8-2002 đoàn nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá (nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), các chuyên gia khảo cổ học thuộc Khoa Lịch sử - Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG HN phối hợp với Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Ninh thuộc Sở Văn hoá... đặc biệt quan trọng của thương cảng Vân Đồn Di tích Cống Tây đã được xếp hạng di tích văn hoá cấp Quốc gia năm 2001 Mục đích khai quật lần này là tìm kiếm thêm những di tích, di vật để góp phần làm tăng thêm giá trị của di tích Thừa Cống trong hệ thống thương cảng Vân Đồn và việc giao lưu thương mại, gốm sứ của Việt Nam với thế giới qua nhiều thời đại lịch sử(54) Di tích Cống Tây đã được các nhà nghiên . hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học Nguyễn Văn Kim Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV 1. Về địa danh và vị trí của Vân Đồn Trong các. “Cửa biển Vân Đồn , “Núi Vân , Đồn Vân , “Trang Vân Đồn , “Trấn Vân Đồn , “Châu Vân Đồn , “Huyện Vân Đồn và Cảng Vân Đồn . Mặc dù có những điểm chung nhưng rõ ràng giữa các địa danh và trong. phía Bắc(24). Các hoạt động đó tập trung về thương cảng Vân Đồn và các cảng sông thuộc hệ thống sông Hồng. Do vậy, Vân Đồn càng trở thành một thương cảng quan trọng. Thuyền buôn các nước phần

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyễn Văn Kim

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan