VIỆT NAM QUỐC sử DIỄN CA

110 2.7K 11
VIỆT NAM QUỐC sử DIỄN CA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

? Bài học từ lịch sử đắt giá máu xương , muốn biết tương lai ra sao hãy xem trong dĩ vãng ,việc trước không quyên làm thầy việc sau , không biết lo xa tất phải buồn gần , trông gương đời trước để tránh vết xe đổ cho đời sau , biết địch biết ta không đến nỗi phải hận táng quốc vong gia . Nam sử diễn ca dùng lối văn vần lục bát, ghi chép lịch sử Việt Nam từ sơ kỉ Hồng Bàng đến Hoàng triều Gia Long . Sách được soạn bằng chữ quốc ngữ, cho dễ thuộc dễ nhớ ,nguyên là chữ nôm ,sách chép tay , không thấy ghi tên soạn giả.Từ khi được La tinh hóa, chữ quốc ngữ được sử dụng dễ dàng hơn ,xong nền văn hiến của tổ tiên, ghi chép bằng chữ Hán –Nôm rất đồ sộ có nguy cơ thất truyền,cần được diễn dịch phổ cập và giữ gìn .Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cách mạng tháng tám thành công,với cuộc kháng chiến trường kì đến thắng lợi hoàn toàn ,đã đánh bại hai cường quốc quân sự

VIỆT NAM QUỐC SỬ DIỄN CA Lời nói đầu ****@***** Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh thời căn dặn : “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc ngọn nước nhà Việt Nam” “Phàm một nước đã có Lịch sử một nước thì tất phải có chính trị một nước ,đã có chính trị một nước mới có giáo dục một nước .Nước ta vài ngàn năm lại giờ quyen nết dã man ,theo đường giản lậu ;chính trị đã không ra gì còn nói gì đến giáo dục nữa.Gọi rằng giáo dục,chẳng qua là một đường khoa cử văn từ đó thôi .Không có thương học nên công nghiệp hỏng ,không có nông học nên nhân dân không biêt đường khai khẩn ;không có pháp luật học nên nhân dân không giữ lấy quyền lợi, đến nỗi vì ngu nên yếu ,đã yếu lại nghèo ,nước mới không nên nước,học đến lịch sử hai ngàn năm mới biết là cái lịch sử không chính trị ,không giáo dục vậy …”Quá đau xót cho số phận dân tộc Việt Nam nước mất nhà tan , nhân dân nô lệ đủ mùi cay đắng, mà Phan Bội Châu giãi tỏ can trường với học sinh trường Quốc Học Huế như thế chăng ? Bài học từ lịch sử đắt giá máu xương , muốn biết tương lai ra sao hãy xem trong dĩ vãng ,việc trước không quyên làm thầy việc sau , không biết lo xa tất phải buồn gần , trông gương đời trước để tránh vết xe đổ cho đời sau , biết địch biết ta không đến nỗi phải hận táng quốc vong gia . Nam sử diễn ca dùng lối văn vần lục bát, ghi chép lịch sử Việt Nam từ sơ kỉ Hồng Bàng đến Hoàng triều Gia Long . Sách được soạn bằng chữ quốc ngữ, cho dễ thuộc dễ nhớ ,nguyên là chữ nôm ,sách chép tay , không thấy ghi tên soạn giả.Từ khi được La tinh hóa, chữ quốc ngữ được sử dụng dễ dàng hơn ,xong nền văn hiến của tổ tiên, ghi chép bằng chữ Hán –Nôm rất đồ sộ có nguy cơ thất truyền,cần được diễn dịch phổ cập và giữ gìn .Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cách mạng tháng tám thành công,với cuộc kháng chiến trường kì đến thắng lợi hoàn toàn ,đã đánh bại hai cường quốc quân sự, đưa dân tộc Việt Nam lên vũ đài văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Có lẽ nào để nền văn hiến chịu sụt kém ?Là người Việt Nam ai cũng tự ý thức được điều đó,đóng góp chút công lao nho nhỏ, có gì chẳng làm được. “Muốn lên sự nghiệp lớn ,tinh thần càng phải cao”. Hồ Chủ Tịch nói : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,thành công,đại thành công” Nghiên cứu sưu tầm cổ học tinh hoa. Mùa đông năm Qúi Tị - 2013 Ngày lành – người Đỗ Sơn-Tiến Đức kính ghi. 1 Quốc Hiệu Thông Khảo ********** Tổ tiên của người Bách Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh nên gọi LĨNH NAM . XÍCH QUỶ Quốc – Kinh Dương Vương VĂN LANG Quốc – Hùng Vương ÂU LẠC Quốc – Thục An Dương Vương NAM VIỆT Quốc – Triệu Vũ Đế VẠN XUÂN Quốc- Tiền Lý Nam Đế ĐẠI CỒ VIỆT Quốc – Đinh Tiên Hoàng ĐẠI VIỆT Quốc- LÝ Triều Thánh Tông VIỆT NAM Quốc - Năm Gia Long thứ nhất(1802) , chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp triều Tây Sơn thống nhất đất nước, cử Lê Quang Định làm chánh sứ , sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là NAM VIỆT. Nhà Thanh cho rằng tên nước là NAM VIỆT sẽ lẫn với nước của Triệu Đà bao gồm cả Đông Việt và Tây Việt nên không cho ,mới đổi là VIỆT NAM . ĐẠI NAM Quốc- Nguyễn Triều Minh Mệnh đổi VIỆT NAM thành ĐẠI NAM . VIỆT NAM – Đương Đại. PHỤ: Thời kì nội thuộc Bắc phương đều gọi là GIAO CHÂU Đường Cao Tổ năm thứ 5 đổi làm AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ Triều LÝ ANH TÔNG nhà TỐNG cải phong AN NAM QUỐC Từ đây trở đi chữ “QUỐC” mới thông dụng. Thời kì nước ĐẠI PHÁP bảo hộ đặt làm AN NAM MÍT Cách mạng T8-1945 thành công- quốc hiệu VIỆT NAM Dân Chủ Cộng Hòa 2 NAM SỬ MỤC LỤC HỒNG BÀNG sơ kỉ cho đến HÙNG VƯƠNG quí thế tổng cộng 2622 năm . KINH DƯƠNG VƯƠNG được phong đất năm Mậu tuất HÙNG VƯƠNG mất nước năm Qúi mão- 2879-258 trước CN. THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG -50 năm- Giáp thìn 257-Qúi tị 208TCN TRIỆU thị 5đời hưởng quốc -97 năm- Giáp ngọ 207-Canh ngọ-111. NỘI THUỘC TÂY HÁN-149 năm- Tân mùi 110 trCN-Kỉ hợi-39 Scn TRƯNG NỮ VƯƠNG tự lập 03 năm-Canh tí -40-Nhâm dần 42 CN NỘI THUỘC ĐÔNG HÁN-144 năm-Qúi mão 43-Bính dần 186. CN SỸ VƯƠNG-40 năm-Đinh mão 187-Bính ngọ 226- Đóng đô LUY LÂU-BẮC NINH-Được suy tôn “NAM GIAO HỌC TỔ” NỘI THUỘC –NGÔ- TẤN – TỐNG – TỀ - LƯƠNG- 314 năm từ Đinh mùi – 227- Canh thân -540 . TIỀN LÝ NAM ĐẾ - 07 năm – Tân dậu 541- Đinh mão 547. kỉ nguyên THIÊN ĐỨC – đô LONG BIÊN –Quốc hiệu VẠN XUÂN TRIỆU VIỆT VƯƠNG –NAM ĐẾ tả tướng- ở ngôi 23 năm từ Mậu thìn 548- Canh dần 570- cùng thời với LƯƠNG VŨ ĐẾ niên hiệu ĐẠI THANH thứ 2 HẬU LÝ NAM ĐẾ- 32 năm –dùng kế đuổi TRIỆU VIỆT VƯƠNG lấy ngôi, về sau hàng TÙY-NỘI THUỘC BẮC PHƯƠNG. Từ năm Tân mão 571- Nhâm tuất-602- NỘI THUỘC TÙY ĐƯỜNG- 304năm- từ Qúi hợi 603- Bính dần 906 NAM BẮC PHÂN TRANH -32 năm- từ Đinh mão 907- Mậu tuất 938 Cha con họ KHÚC 24 năm –DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ -8 năm. TIỀN NGÔ VƯƠNG -6 năm – Dương Tam KHA-6 năm HẬU NGÔ VƯƠNG – 15 năm – Thập nhị sứ quân- 02 năm . Từ năm Kỉ hợi 939- đến năm Đinh mão 967 .Tổng cộng 29 năm . Đinh triều -2 vua – 13 năm – kỉ nguyên 1 – THÁI BÌNH (970-979) . PHẾ ĐẾ 01 năm (980)- Từ Mậu thìn 968- Canh thìn 980. TIỀN LÊ -3 đời -29 năm – kỉ nguyên 4 . LÊ ĐẠI HÀNH – kỉ nguyên 3- hưởng quốc 24 năm. THIÊN PHÚC (980-988) – HƯNG THỐNG (989-993) - ỨNG THIÊN(994-1005) TRUNG TÔNG tại vị 03 ngày (1005) NGỌA TRIỀU – kỉ nguyên 1- CẢNH THỤY (1006 -1009) - tại vị 04 năm .Hưng năm Tân tị 981 – Phế năm Kỉ dậu 1009 LÝ TRIỀU BÁT ĐẾ- kỉ nguyên 32-hưởng nước 216 năm. LÝ THÁI TỔ- 18 năm- kỉ nguyên 1- THUẬN THIÊN (1010- 1028) LÝ THÁI TÔNG -27 năm –kỉ nguyên 6 – THIÊN THÁNH 91029-1033)– 3 THÔNG THỤY 1034-1038)- KIỀN PHÙ HỮU ĐẠO(1039-1041)- MINH ĐẠO(1042-1043) – THIÊN CẢM THÁNH VÕ(1044-1048) – SÙNG HƯNG THÁI BẢO-(1049-1054) LÝ THÁNH TÔNG -17 năm –kỉ nguyên 5- LONG THỤY THÁI BÌNH (1054-1058)– CHƯƠNG THÁNH GIA KHÁNH(1059-1065)- LONG CHƯƠNG THIÊN TỰ(1066-1067) THIÊN CHÚC BẢO TƯỢNG (1068) – THẦN VÕ .(1069-1072) LÝ NHÂN TÔNG -56 năm –kỉ nguyên 8- THÁI NINH (1072-1075)–ANH VÕ CHIÊU THẮNG(1076-1084) – QUẢNG HỰU(1085-1091) – HỘI PHONG(1092-1100) – LONG PHÙ(1101-1109) – HỘI TƯỜNG ĐẠI KHÁNH(1110-1119) – THIÊN PHÙ THẬN VÕ(1120-1126) – THIÊN PHÙ KHÁNH THỌ .(1127) LÝ THẦN TÔNG – 11 năm –kỉ nguyên 2 – THIÊN THUẬN (1128-1132) – THIÊN CHƯƠNG BẢO TỰ(1133-1137) LÝ ANH TÔNG – 37 năm – kỉ nguyên 4- CHIÊU MINH(1138-1139) – ĐẠI ĐỊNH(1140-1162) – CHÍNH LONG BẢO ỨNG(1163-1173) – THIÊN CẢM CHÍ BẢO (1174-1175) LÝ CAO TÔNG -35 năm – kỉ nguyên 4- TRINH PHÙ (1176-1185) – THIÊN TƯ GIA THỤY(1186-1202)- THIÊN GIA BẢO HỰU (1203- 1204)– TRỊ BÌNH LONG ỨNG .(1205-1210) LÝ HUỆ TÔNG -14 năm- kỉ nguyên 2- KIẾN GIA (1211-10/ 1224) – THIÊN CHƯƠNG HỮU ĐẠO .(1225-Lý Chiêu Hoàng) LÝ CHIÊU HOÀNG – 01 năm – Nhường ngôi cho chồng TRẦN CẢNH Nhà LÝ hưng năm Canh tuất 1010 – phế năm Ất dậu 1225 . TRẦN TRIỀU – 14 vua – kỉ nguyên 20 – hưởng nước 181 năm . TRẦN THÁI TÔNG – kỉ nguyên 3 - ở ngôi 32 năm .KIẾN TRUNG (1225-1231) – THIÊN ỨNG CHÍNH BÌNH (1232-1250)– NGUYÊN PHONG(1251-1258) TRẦN THÁNH TÔNG –kỉ nguyên 2 - ở ngôi 21 năm THIỆU LONG (1258-1272)–BẢO PHÙ (1273-1278). TRẦN NHÂN TÔNG – kỉ nguyên 2 - ở ngôi 14 năm THIỆU BẢO(1279-1284) – TRÙNG HƯNG (1285-1293) TRẦN ANH TÔNG-kỉ nguyên 1- HƯNG LONG(1293-1314) 21 năm TRẦN MINH TÔNG – kỉ nguyên 2 - ở ngôi 15 năm ĐẠI KHÁNH(1314-1323) – KHAI THÁI(1324 -1329) TRẦN HIẾN TÔNG kỉ nguyên1 KHAI HỰU(1319-1341)ở ngôi 12 năm TRẦN DỤ TÔNG – kỉ nguyên 2 - ở ngôi 28 năm THIỆU PHONG (1341 -1357)– ĐẠI TRỊ (1358-1369). TRẦN NGHỆ TÔNG kỉ nguyên 1-THIỆU KHÁNH(1370-1372) 03 năm 4 TRẦN DUỆ TÔNG – kỉ nguyên 1 –LONG KHÁNH(1372-1377) 5 năm TRẦN PHẾ ĐẾ -kỉ nguyên 1- XƯƠNGPHÙ(1377-1388) ở ngôi 12 năm TRẦN THUẬN TÔNG- kỉ nguyên 1-QUANG THÁI(1388-1398)09 năm TRẦN THIẾU ĐẾ - kỉ nguyên 1 – KIẾN TÂN(1398-1400)tại vị 02 năm Phụ - HỒ QUÝ LY- HỒ HÁN THƯƠNG (1400-1407) TRẦN GIẢN ĐỊNH ĐẾ- kỉ nguyên 1-HƯNG KHÁNH(1407-1409) 2 năm TRẦN TRÙNG QUANG ĐẾ- kỉ nguyên 1- TRÙNG QUANG(1409- 1413 )ở ngôi 05 năm .Sự nghiệp trung hưng được 07 năm chấm dứt. Nhà TRẦN hưng năm Bính tuất 1226 – Phế năm Kỉ mão 1399 Nước nhà mất vao tay quân xâm lược nhà MINH (1414- 1417) . LÊ THÁI TỔ kháng MINH dựng nghiệp.(1418-1427) LÊ TRIỀU- 20 vua – kỉ nguyên 42 – hưởng nước 357 năm LÊ THÁI TỔ - kỉ nguyên 1-THUẬN THIÊN(1428-1433) tại vị 06 năm LÊ THÁI TÔNG – kỉ nguyên 2 – tại vị 09 năm THIỆU BÌNH (1433-1439)– ĐẠI BẢO (1439-1442) LÊ NHÂN TÔNG – kỉ nguyên 2 – tại vị 17 năm THÁI HÒA(1443-1453) – DIÊN NINH (1454-1459) LÊ THÁNH TÔNG – kỉ nguyên 2 – tại vị 38 năm QUANG THUẬN (1460-1469)– HỒNG ĐỨC(1470-1497) LÊ HIẾN TÔNG – kỉ nguyên 1-CẢNH THỐNG(1497-1504) 07 năm LÊ TÚC TÔNG – kỉ nguyên 1 –THÁI TRINH(1504) ở ngôi 01 năm LÊ UY MỤC ĐẾ - kỉ nguyên 1 –ĐOAN KHÁNH(1505-1509) 05 năm LÊ TƯƠNG DỰC ĐẾ- kỉ nguyên1-HỒNG THUẬN(1510-1516)07 năm LÊ CHIÊU TÔNG – kỉ nguyên 1-QUANG THIỆU(1516-1522) 06 năm LÊ CUNG HOÀNG – kỉ nguyên 1 THỐNG NGUYÊN(1522-1527) Phụ MẠC ĐĂNG DUNG – MẠC ĐĂNG DOANH LÊ TRANG TÔNG – kỉ nguyên1- NGUYÊN HÒA(1533-1548) 17 năm Phụ ĐĂNG DOANH – PHÚC HẢI – PHÚC NGUYÊN LÊ TRUNG TÔNG – kỉ nguyên 1 THUẬN BÌNH(1548-1556) 08 năm – Phụ PHÚC NGUYÊN LÊ ANH TÔNG – kỉ nguyên 3 –THIÊN HỰU(1557)-CHÍNH TRỊ(1558-1571)-HỒNG PHÚC(1572-1573) tại vị 16 năm Phụ MẠC – PHÚC NGUYÊN LÊ THẾ TÔNG – kỉ nguyên 2 –GIA THÁI(1573-1577) QUANG HƯNG(1578- 1599) tại vị 27 năm LÊ KÍNH TÔNG – kỉ nguyên 2 – THUẬN ĐỨC (1600) HOẰNG ĐỊNH(1601-1619)tại vị 19 năm – Phụ -MẠC MẬU HỢP 5 LÊ THẦN TÔNG – kỉ nguyên 7 – trước sau tổng cộng 42 năm VĨNH TỘ (1620-1628) ĐỨC LONG(1629-1634) – DƯƠNG HÒA (1635-1643) – KHÁNH ĐỨC (1649-1652)–THỊNH ĐỨC(1653-1657) – VĨNH THỌ(1658-1661) - VẠN KHÁNH (1662). LÊ CHÂN TÔNG – kỉ nguyên 1PHÚC THÁI(1643-1649) - 07 năm LÊ HUYỀN TÔNG - kỉ nguyên 1CẢNH TRỊ(1663-1671) 09 năm LÊ GIA TÔNG – kỉ nguyên 2 - ở ngôi 04 năm DƯƠNG ĐỨC(1672-1673) – ĐỨC NGUYÊN(1674-1675) LÊ HY TÔNG – kỉ nguyên 2 – tại vị 27 năm VĨNH TRỊ(1676-1680) - CHÍNH HÒA(1681-1705) LÊ DỤ TÔNG – kỉ nguyên 2 – tại vị 21 năm VĨNH THỊNH (1706-1729) – BẢO THÁI(1720-1729) LÊ VĨNH KHÁNH ĐẾ - kỉ nguyên 1-VĨNH KHÁNH(1729-1732) LÊ THUẦN TÔNG – kỉ nguyên 1- LONG ĐỨC(1732-1735) 04 năm LÊ Ý TÔNG – kỉ nguyên 1 –VĨNH HỰU(1735-1740) ở ngôi 06 năm LÊ HIỂN TÔNG – kỉ nguyên 1- CẢNH HƯNG(1740-1786) 48 năm LÊ CHIÊU THỐNG ĐẾ - kỉ nguyên 1-CHIÊU THỐNG(1787-1789) Nhà LÊ hưng năm Mậu thân 1428- phế năm Kỉ dậu 1789 . HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG – Đại phá quân THANH truyền đến QUANG TOẢN - Trải 3 đời – hưởng nước 17 năm – Chúa NGUYỄN PHÚC ÁNH diệt nhà TÂY SƠN – Lập nên triều NGUYỄN thống nhất sơn hà, năm 1802 –đặt niên hiệu là GIA LONG năm đầu HOÀNG TRIỀU NGUYỄN – 12 vua – hưởng nước 144 năm GIA LONG -18 năm (1802-1819) MINH MỆNH – 21năm(1820-1841) THIỆU TRỊ - 06năm(1841-1847) TỰ ĐỨC - 36 năm(1848-1883) DỤC ĐỨC – (làm vua được 03 ngày) HIỆP HÒA – 05 tháng (6/1883-11/1883) KIẾN PHÚC – 09 tháng (12/1883-8/1884) HÀM NGHI – 01 năm (8/1884- 8/1885) ĐỒNG KHÁNH 03 năm(10/1885-12/1888) THÀNH THÁI – 19 năm(1/1889-7/1907) DUY TÂN – 09 năm(1907-1916) KHẢI ĐỊNH – 09 năm (1916-1925) BẢO ĐẠI - 19 năm (1926- 30/8/1945) Triều NGUYỄN hưng năm Nhâm tuất 1802– phế năm Ất dậu 1945 Ngày 30/8/1945-Vua Bảo Đại thoái Vị, giao nộp Ấn Kiếm cho chính quyền Cách Mạng, ngày 02/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Phụ ngụy niên hiệu HỒ QUÝ LY niên hiệu : THÁNH NGUYÊN đặt quốc hiệu ĐẠI NGU HỒ HÁN THƯƠNG niên hiệu : THIỆU THÀNH (1401-1402) KHAI ĐẠI(1403-1407).Nhà HỒ hưng năm Canh thìn 1400- phế năm Đinh hợi 1407 – hưởng nước 07 năm - đất nước mất vào tay quân xâm lược nhà MINH – TRUNG QUỐC , nhị HỒ bị bắt đem về KIM LĂNG. NHÀ MẠC MẠC ĐĂNG DUNG niên hiệu : MINH ĐỨC((1527-1529) MẠC ĐĂNG DOANH niên hiệu : ĐẠI CHÍNH (1530-1540) MẠC PHÚC HẢI niên hiệu : QUẢNG HÒA (1541-1546) MẠC PHÚC NGUYÊN niên hiệu : VĨNH ĐỊNH (1547) – CẢNH LỊCH (1548-1553)– QUANG BẢO(1554-1561) MẠC MẬU HỢP niên hiệu : THUẦN PHÚC (1562-1565) – SÙNG KHANG (1566-1577)–DIÊN THÀNH (1578-1585) – THỤY THÁI (1586-1587) – HƯNG TRỊ(1590) - HỒNG NINH (1591-1592). Nhà MẠC hưng năm Đinh hợi 1527- phế năm Qúi tỵ 1593 hưởng nước 67 năm . NHÀ TÂY SƠN NGUYỄN NHẠC niên hiệu THÁI ĐỨC(1778-1793) NGUYỄN HUỆ niên hiệu QUANG TRUNG(1789-1792) NGUYỄN QUANG TOẢN niên hiệu CẢNH THỊNH (1792-1801) – BẢO HƯNG (1801-1802). Nhà TÂY SƠN hưng năm Giáp thìn 1784 – phế năm Tân dậu 1801 Trải ba đời vua hưởng nước 17 năm . Chúa Nguyễn ở đàng trong(NAM HÀ). Các chúa Trịnh ở BẮC HÀ Nguyễn Hoàng 1600-1613 Trịnh Kiểm 1545-1570 Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635 Trịnh Tùng 1570-1623 Nguyễn Phúc Lan 1635-1648 Trịnh Tráng 1623-1652 Nguyễn Phúc Tần 1648-1687 Trịnh Tạc 1653-1682 Nguyễn Phúc Trăn1687-1691 Trịnh Căn 1682-1709 Nguyễn Phúc Chu 1691-1725 Trịnh Cương 1709-1729 Nguyễn Phúc Chú 1725- 1738 Trịnh Giang 1729-1740 Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765 Trịnh Doanh 1740-1767 Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777 Trịnh Sâm 1767-1782 Nguyễn Phúc Ánh 1780-1802 Trịnh Khải (Tông)1782-1786 Trịnh Bồng 9/1786- 9/1787 7 VIỆT NAM QUỐC SỬ DIỄN CA ******@******** Nghìn thu gặp hội thăng bình Sao KHUÊ sáng vẻ văn minh giữa trời Lan đài dành bút thảnh thơi Vâng đem quốc ngữ diễn lời sử xanh Nam giao là cõi Li minh * Thiên thư định phận rành rành từ xưa Phế - Hưng trải mấy cuộc cờ Thị phi chép để đến giờ làm gương Kể từ trời mở Viêm Bang Sơ đầu có họ Hồng Bàng mới ra Cháu đời Viêm Đế thứ ba Nối dòng Hỏa Đức gọi là Đế Minh Quan phong khi giá Nam hành Hay đâu Mai Lĩnh duyên sinh Lam Kiều Vụ Tiên vừa thủa đào yêu Xe Loan nối gót tơ điều kết duyên Dòng Thần sánh với người Tiên Tinh anh gộp lại Thánh Hiền nổi ra Phong làm Quân trưởng nước ta Tên là Lộc Tục hiệu là Kinh Dương Hóa cơ dựng mối luân thường Động Đình sớm kết với nàng Thần Long Biến hoa ứng vẻ lưu hồng Sinh con là hiệu Lạc Long trị vì Lạc Long lại sánh Âu Cơ Trăm giai( trai) điềm ứng Hùng Bi lạ thường Noãn bào dù chuyện hoang đường Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì# Chú thích: *Theo Kinh Dịch quẻ Li ở chính Nam – Đức sáng của Văn minh # Bà Giản Địch nuốt trứng huyền điểu đẻ ra ông Tiết-Tổ nhà Thương. Phế là suy mất đi – Hưng là thịnh dấy lên – thịnh suy là cơ biến dịch. Tiến Đức bàn : Tôi nghe sử gia nước Tàu là Tư Mã Thiên nói rằng : “Một ông vua dù sáng hay tối đều biết chọn người giỏi giúp mình , thế mà sự hưng phế nối tiếp nhau xảy ra , vì sao ? Vì rằng những người được chọn dùng kia không phải là người giỏi trong giỏi” . Nhà sư Vạn Hạnh nói : “Thịnh Suy như hạt móc treo đầu ngọn cỏ” . 8 Đến điều tan hợp cũng kì Há vì Thủy Hỏa sinh li như lời ? Chia con sự cũng lạ đời Qui sơn _Qui hải khác người biệt li ! Lạc Long về chốn Nam thùy Âu Cơ sang nẻo Ba vì -Tản Viên Chủ chương trọn một con Hiền Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng Hùng vương đô ở Châu Phong Ấy là Bạch Hạc hợp dòng Thao giang Đặt tên là nước Văn Lang Chia mười lăm bộ bản chương cũng liền PHONG CHÂU – PHÚC LỘC – CHU DIÊN Nhìn trong địa chí về miền SƠN TÂY ĐỊNH – AN – HÀ NỘI đổi thay Âý châu GIAO CHỈ xưa nay còn truyền TÂN HƯNG là cõi HƯNG TUYÊN VŨ NINH tỉnh BẮC – DƯƠNG TUYỀN tỉnh ĐÔNG THÁI – CAO hai tỉnh hỗn đồng Âý là VŨ ĐỊNH tiếp cùng biên manh HOÀI HOAN : NGHỆ - CỬU CHÂN : THANH VIỆT THƯỜNG là cõi TRỊ - BÌNH trung châu LẠNG là LỤC HẢI thượng du Xa khơi NINH HẢI thuộc vào QUẢNG YÊN BÌNH VĂN – CỬU ĐỨC còn tên Mà trong địa giới sơn xuyên chưa tường Trước sau đều gọi HÙNG VƯƠNG Vua thường nối hiệu , quan thường nối tên Lạc hầu là tướng điều nguyên Võ là lạc tướng giữ quyền quân cơ Đặt quan Bồ chánh – Hữu tư Chức danh một bậc đẳng uy một loài Vừa khi phong khí sơ khai Trinh nguyên xảy đã gặp đời ĐẾ NGHIÊU Bình dương nhật nguyệt sáng cao Tấm lòng QUỲ - HOẮC cũng đều hướng dương THẦN QUI đem tiến ĐÀO ĐƯỜNG BẮC – NAM từ ấy giao bang là đầu . 9 Man dân ở chốn thượng liu Lấy nghề chài lưới làm điều trị sinh Thánh nhân soi tỏ vật tình Đem loài thủy quái vẽ mình thổ nhân Từ sau tục mới văn thân Lợi dân đã dấy , hại dân cũng trừ Dạy truyền một mối xa thư Bốn phương phẳng lặng trời xanh một màu Thử thăm Trung quốc thế nào Lại đem bạch trĩ dâng vào Chu Vương Ba trùng dịch lộ chưa tường Ban xe Tý Ngọ chỉ đường Nam qui Sáu đời Hùng vận vừa suy VŨ NINH có giặc mới đi cầu tài Làng Phù Đổng có một người Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ Những ngờ oan trái bao giờ Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân Nghe vua cầu tướng ra quân Thoắt cười thoắt nói muôn phần hiên ngang Lời thưa mẹ dạ cần vương Lấy Trung – làm Hiếu một đường phân minh Sứ về tâu trước Thiên đình Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào Trận mây theo ngọn cờ đào Ra uy sấm sét nửa trào giặc tan ÁO nhung cởi lại Linh san Thoắt đà thoắt nỡ trần hoàn lên Tiên Miếu đình còn dấu cố viên Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không ? Lại nghe trong thửa LẠC HÙNG Mỵ nương có ả tư phong khác thường Gần xa nức tiếng cung trang Thừa Long ai kẻ Đông sàng sánh vai ? Bỗng đâu vừa thấy hai người Một Sơn tinh với một nòi Thủy tinh Cầu hôn đều gởi tấc thành Hùng Vương mới phán sự tình một hai 10 [...]... uy sinh kiêu căng, táng bại là đáng lắm , chỉ thương dân Bách Việt chìm trong binh lửa liên miên, quốc đã diệt chủng khó toàn , diệt nước người lại bị người diệt chuyện thường thôi Thục Phán hay Triệu Đà làm chúa có gì khác , đều là quân xâm lược cả thôi Nấu sử xôi kinh là bổn phận của người có học , không chỉ biết sử ta , còn phải biết sử thế giới , hiểu thấu việc đã qua , dự liệu việc chưa tới ,... từ Thuận Đế về sau Đặt quan Thứ Sử thuộc vào chức phương Kìa như Phàn Diễn , Giả Xương Chu Ngung , Lưu Tháo dung thường kể chi Trương Kiều thành tín vỗ nuôi Chúc Lương uy đức Man Di cũng gần Hạ Phương ân trạch ngấm nhuần Một châu Tiết Việt hai lần thừa tuyên Tuần lương lại có Mạnh Kiên Khúc ca Giả phụ vang miền trung châu Ba năm bệ trạc về chầu Thổ quan LÝ Tiến mới đầu Nam nhân Sớ kêu ai chẳng vương... gọi là : “Lạc Điêu thị ngự sử Ngài là danh sư phong thủy, ơn tri ngộ Thần Linh đất VIỆT,nên đã phúc đất xây thành Đại La (tức Thăng Long - Hà Nội ngày nay , trong Chiếu dời Đô vua Lý Thái Tổ viết : “Thành Đại La là đất cũ của Cao vương” Tương truyền Ngài có soạn cuốn : “Cao Biền tấu thư địa lí kiểu tự” Mô tả 632 kiểu đất kết chính và 1517 đất kết bàng , trong giấc mơ gặp Cao Lỗ ngài than cùng liêu... không có tư tưởng làm chủ vận mệnh của mình Cho nên dù có Trưng vương,Triệu ẩu ,Lý Nam Đế cũng không độc lập được , vì sao ? Vì rằng nền giáo dục nô dịch đã nhồi sọ người dân Việt rồi, cho dù cha con, ông cháu nhà Đỗ Viện muốn sửa dân tục, tự mình làm gương cũng chưa đủ, cái nọc độc của văn hóa nô dịch sợ thay ! Nhà ái quốc Phan Bội nói: “Không ai làm ngu yếu mình bằng tự mình làm ngu yếu mình” Cũng... Hán là xong Tình riêng phải mượn phép công mới già ! Làm thư gửi sứ đưa qua Mẹ con đã sắm sửa ra sang chầu Lữ Gia là tướng ở đầu Đem lời can gián bày mưu xa gần Một hai ngăn đón hành trần Để cho Triệu Bích về Tần sao nên Nàng Cù đã quyết một bên Lại toan mượn lấy sứ quyền ra tay Tiệc vui chén cúc giả say Mắt đưa cao thấp giáo rơi nhùng nhoàng Đương khi hoan yến nửa chừng Lữ Gia biết ý ngập ngừng bước... trị dân Cầm quyền Tiết Việt giữ phần phong cương Tuần tuyên mới có Tích Quang Dạy dân Lễ Nghĩa theo đường Hoa phong Nhâm Diên khuyến việc canh nông Đổi nghề ngư lạp về trong quê điền Sính nghi lại giúp bổng tiền Khiến người bần khổ thỏa nguyền thất gia Văn phong nức dấy gần xa Từ hai hiền Thú ấy là khai tiên Luân hồi trăm có dư niên Trải qua Đông Hán Thừa Tuyên mấy người Đường ca lâu đã vắng rồi Đến... nhà tan mạng sống không giữ được , của cải ích gì mà tham luyến ! 12 Châu ki vốn nặng túi tham Đồ Thư – Sử Lộc sai làm hai chi Lĩnh Nam mấy chốn biên thùy Quế Lâm – Tượng Quận thu về bản chương Đặt ra Úy Lệnh rõ ràng Họ Nhâm – họ Triệu sai sang giữ gìn Hai người thống thuộc đã quyen Long Châu – Nam Hải đôi bên lấn dần Chia nhau Thủy Bộ hai quân Tiên Du ruổi ngựa , Đông Tân đỗ thuyền Thục Vương có Nỏ... thước tài cao muôn người Gặp cơn thảo muội cơ trời Đem thân bồ liễu theo loài bồng tang Đầu voi phất ngọn cờ vàng Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha Chông gai một cuộc khai hà Dẫu khi chiến tử còn là hiển linh Tiến Đức bàn:Tôi nghe sử gia Lê Văn Hưu nói: “Người giỏi trị nước không cứ gì đất rộng hay hẹp , người Hoa hay người Di , chỉ xem ở Đức mà thôi” Tần là nước nhỏ ở hẻo lánh của Trung Quốc, mà... nhỏ ở hẻo lánh của Trung Quốc, mà gồm thâu tất cả các nước lớn , như tằm ăn lá dâu , nhờ biết sử dụng nhân tài mà nhân tài tự đến vậy Sử thần Ngô Sĩ Liên lại nói : “Việc giữ nước chống giặc tự có đạo lí , đúng đạo thì được nhiều người giúp mà nước hưng thịnh , lỗi đạo thì ít người giúp mà phải bại vong” Nước Việt từ khi mất cửa ải hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh thì không khôi phục được nữa buồn thay! Thánh nhân... A cho nàng Bể Nam đến bước cùng đường Văn Tê theo ngọn suốt vàng cho xuôi Tính là nước Thục một đời Ở ngôi vừa được năm mươi năm tròn Nghe Thần rồi lại tin con Cơ mưu chẳng nhiệm thôi còn trách ai Triệu vương thay nối ngôi trời Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên Ngung Loạn Tần gặp lúc ngư cô Trời Nam riêng mở cơ đồ một phương Rồng Lưu bay cõi Bái Dương Mới sai Lục Giả đem sang ấn phù Cõi Nam lại cứ phong . Quốc – Thục An Dương Vương NAM VIỆT Quốc – Triệu Vũ Đế VẠN XUÂN Quốc- Tiền Lý Nam Đế ĐẠI CỒ VIỆT Quốc – Đinh Tiên Hoàng ĐẠI VIỆT Quốc- LÝ Triều Thánh Tông VIỆT NAM Quốc - Năm Gia Long thứ nhất(1802). VIỆT NAM QUỐC SỬ DIỄN CA Lời nói đầu ****@***** Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh thời căn dặn : “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc ngọn nước nhà Việt Nam “Phàm một nước đã có Lịch sử một. đổi tên nước là NAM VIỆT. Nhà Thanh cho rằng tên nước là NAM VIỆT sẽ lẫn với nước của Triệu Đà bao gồm cả Đông Việt và Tây Việt nên không cho ,mới đổi là VIỆT NAM . ĐẠI NAM Quốc- Nguyễn Triều

Ngày đăng: 18/04/2015, 19:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan