tiểu luận THỰC TRẠNG HIVAIDS TRÊN THẾ GIỚI

18 2.3K 0
tiểu luận THỰC TRẠNG HIVAIDS TRÊN THẾ GIỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay HIV/AIDS đang là một đại dịch. Nó không chừa bất cứ quốc gia, khu vực, tổ chức, cá nhân nào và cũng chưa có một lạoi thuốc nào đặc trị để ngăn ngừa căn bệnh thế kỉ này. HIV/AIDS có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, đại dịch này đi đến đâu cũng để lại hậu quả nặng nề khiến cho không có cá nhân nào, gia đình hay quốc gia nào được sống yên ổn. Ca bệnh AIDS đầu tiên được thừa nhận xảy ra tại Mỹ vào đầu những năm 80 thế kỷ trước. Mặc dù là quốc gia đầu tiên phát hiện bệnh nhưng hậu quả nặng nề mà HIV/AIDS để lại lại không sảy ra nặng nề ở Mỹ mà rơi vào những nước nghèo và những nước kém phát triển như: các nước Châu Phi, các nước Mỹ La Tinh, các nước thuộc vùng Caribbean, các nước Đông Âu- Trung Á, các nước Châu Á Thái Bình Dương… Nhắc tới HIV/AIDS không ai là không biết đó là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người, nhưng để hiểu rõ hiểu xâu về nó thì còn là điều nhức nhối mà không phải ai cũng hiểu. Chính vì vậy mà hậu quả của nó gây ra rất lớn đối với mỗi chúng ta, hằng ngày chúng ta đang phải đối mặt với biết bao nhiêu cảnh vật vã, cảnh tiếc thương cho con trẻ ra đi không bao giờ quay trả lại. Nhưng chúng ta đã những biện pháp thực sự hay chưa? Cơ chế đã làm chặt chẽ hay chưa? Hay vẫn để kẽ hở cho những con người trẻ tuổi lao vào vòng tội lỗi? Là nhân viên xã hội, những bác sĩ chữa bệnh xã hội có đủ khả năng cùng chung sức với các ban ngành các tổ chức, nhà nước ngăn chặn đại dịch này hay không? 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HIV/AIDS 1.1 Khái niệm - HIV là viết tắt của từ : human immunodeficiency virus có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người. Là một lentivirut có khả năng gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) - AIDS la viết tắt từ Acquired Immune Deficiency Syndrome của tiếng Anh có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm virut HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. 1.2 Các giai đoạn của HIV/AIDS Gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1: là giai đoạn sơ nhiễm (thời kì cửa sổ) Hầu hết người bị lây nhiễm HIV không biết mình bị lây nhiễm. Sau khi nhiễm HIV khoảng 2-8 tuần, người bị lây nhiễm xuất hiện các triệu chứng như sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp, viêm họng, hạch cổ, hạch nách sưng to, phát ban dạng sởi, ngứa ngoài da. Ngoài ra, có thể xuất hiện các bệnh lí thần kinh như viêm màng não, viêm não… Các triệu chứng của giai đoạn này hoàn toàn biến mất sau 8-10 ngày. Sau các biểu hiện sơ nhiễm (có hoặc không có triệu chứng) khoảng 6-12 tuần thì xét nghiệm máu có thể phát hiện thấy kháng thể chống HIV trong huyết thanh. Thời kì này có thể kéo dài tới 6 tháng. + Giai đoạn 2: là giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng Thời gian này có thể kéo dài từ 10-12 năm, người nhiễm HIV trong máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Những người này có vẻ ngoài khỏe mạnh bình thường, xét nghiệm máu có thể thấy kháng thể kháng HIV (trừ thời gian đầu từ vài tuần đến vài tháng xét nghiệm vẫn âm tính). 2 + Giai đoạn 3: là giai đoạn cận AIDS Giai đoạn này cơ thể người bị nhiễm HIV bắt đầu xuất hiện các hạch. Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở 2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm… Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau. + Giai đoạn 4: giai đoạn AIDS Giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi, người bệnh rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và nấm; sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính kèm theo sút cân. Khi vào giai đoạn AIDS tiến triển hay còn gọi là giai đoạn cuối, tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, sẽ xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ hội khác như viêm màng não, một số khối u. Bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng từ 1-2 năm. 1.3 Con đường lây truyền HIV/ AIDS lây truyền qua 3 con đường + Quan hệ tình dục Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. + Qua đường máu HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, thì có thể nhiễm HIV. + Lây truyền từ mẹ sang con Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm. 3 1.4 Nguồn gốc HIV và AIDS Nguồn gốc của AIDS và HIV đã làm đau đầu các nhà khoa học từ khi phát hiện được những ca bệnh đầu tiên vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trên 20 năm qua, đây là1chủ đề của bao cuộc tranh luận nẩy lửa, vậy HIV/AIDS từ đâu mà có. Các ca bệnh AIDS đầu tiên được thừa nhận xảy ra tại Mỹ vào đầu những năm 80 thế kỷ trước. Một số người tình dục đồng giới nam tại New York và SanFrancisco đột nhiên mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội hiếm gặp ( 5 người bị viêm phổi do Pneumocystic carinii và 26 người bị ung thư Kaposi) mà các thầy thuốc phải bó tay. Tất cả các bệnh nhân đều bị suy giảm miễn dịch một cách kỳ lạ - hệ thống miễn dịch của họ thậm chí không đủ sức chống đỡ các nhiễm trùng đơn giản. Chẩn đoán ban đầu là GRID, đặt theo chữ đầu của Gay Related Immunodeficiency Disease (bệnh suy giảm miễn dịch liên quan với người tình dục đồng giới nam). Nhưng sau đó tên này được đổi thành AIDS. Chẳng bao lâu sau đó, HIV (Human Immunodeficiency Virus) được phát hiện. Dịch AIDS chính thức được Michael Gottlieb và công bố trên tờ Morbidity and Mortality Weekly Report ngày 5 tháng 6,1981các trường hợp tình dục đồng giới nam bị viêm phổi do nhiễm Pneumocystis carinii . Vào cuối năm 1983, GS Luc Montagnier và tại viện Pasteur Paris phát hiện ra virus gây bệnh và đặt tên là LAV- lymphadenopathy associated virus (virus có liên quan đến bệnh hạch lymphô). Gần nửa năm sau ,Gs Robert Gallo và nhóm nghiên cứu tại NIH (National Institute of Health ) cũng phát hiện 1 virus như thế và đặt tên là HTLV III - Human T-cell lymphotropic virus (virus ưa tế bào lymphô T của người) và tự cho mình là người đã phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Việc này đã dấy lên 1 cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Đến tháng 3/1987 , cuộc tranh cãi này mới chấm dứt khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Pháp đứng ra dàn 4 xếP , tuyên bố Luc Montagnier và Robert Gallo là đồng tác giả phát hiện ra HIV . 2. THỰC TRẠNG HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy cơ cao, với tỷ lệ hiện nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, khách mua dâm, và nam quan hệ tình dục đồng giới. Mối liên hệ qua lại giữa các nhóm nguy cơ cao này là việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn, nhất là trong đối tượng nam thanh niên. Đây sẽ tiếp tục là nguyên nhân làm gia tăng của dịch HIV tại Việt Nam. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong dân cư nói chung, tính đến ngày 31- 08-2007, số lũy tích được báo cáo là 132.628 các trường hợp nhiễm HIV, 26.828 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 15.007 ca tử vong do AIDS. Tất cả 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 96% trong số tổng số 659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng số 10.732 xã/phường đã có báo về các trường hợp nhiễm HIV. Trong số các ca nhiễm HIV được báo cáo có 78.9% ở độ tuổi từ 20 -39. Nam giới chiếm 85,2% trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Số người trẻ nhiễm HIV ngày càng gia tăng và sự lây truyền qua đường tình dục khác giới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.[1] Nhìn vào sự gia tăng đáng kể của dịch HIV/AIDS, ta nhận thấy có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương của Việt Nam. Dịch HIV xuất hiện đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi thuộc vùng biển Đông Bắc, trong khi các vùng miền khác của đất nước, dịch mới xuất hiện gần đây. Sự khác biệt này đã đưa đến thực tế là các ca nhiễm HIV tập trung theo vùng địa lý, tại một số tỉnh và các thành phố lớn, nơi có dịch chủ yếu xảy ra trong các nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và nam tình dục đồng giới. Quảng Ninh là tỉnh có tỉ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất trên 100.000 người. Riêng thành phố Hồ Chí Minh[1] phát hiện 5 trường hợp đầu tiên (12-1990) nhưng tính đến 31-12-2006 toàn thành phố đã có 34.909 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, 14.765 người chuyển sang AIDS, 7.431 bệnh nhân đã tử vong. Theo đánh giá của Ủy ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh thì số người nhiễm trên thực tế còn cao hơn gấp hai lần so với số phát hiện được. Số người nhiễm HIV được phát hiện năm 2006 tăng 1,7 lần so với năm 2005. Đây quả là một vấn nạn cần sự suy nghĩ nghiêm túc, kịp thời của tất cả mọi người, trong khi ngày càng nhiều sự văn hoá phẩm đồi truỵ ồ ạt tràn vào, sự di động dân nhập cư tại Thành phố như hiện nay. 2.2 Những con số nhức nhối Sau hơn 25 năm, kể từ khi phát hiện “căn bệnh lạ” đầu tiên trên thế giới vào tháng 6 năm 1981 tại Hoa Kỳ, HIV/AIDS đã nhanh chóng trở thành đại dịch, đe doạ nhân loại từng ngày, từng giờ. Hiện mỗi ngày có trên 6.800 người bị nhiễm HIV và trên 5.700 người tử vong vì AIDS, chủ yếu là do không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. Hiện nay, đại dịch HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe cộng đồng Con số thống kê gần đây nhất về HIV/AIDS được công bố bởi UNAIDS vào tháng 11 năm 2009, là số liệu có được vào cuối năm 2008 Số người mắc HIV/AIDS năm 2008 : 33.4 triệu Số người lớn mắc HIV/AIDS năm 2008 : 31.3 triệu Số phụ nữ mắc HIV/AIDS năm 2008 : 15.7 triệu Số trẻ em mắc HIV/AIDS năm 2008 : 2.7 triệu Số người nhiễm mới HIV năm 2008 : 2.7 triệu Số trẻ em nhiễm mới HIV năm 2008 : 0.43 triệu Số người chết vì AIDS năm 2008 : 2.0 triệu Số trẻ em chết vì AIDS năm 2008 : 0.28 triệu . Mỗi năm khoảng 2.700.000 người hơn bị nhiễm HIV và 2.000.000 chết vì AIDS. Đã có hơn 25 triệu người chết vì AIDS kể từ năm 1981 6 Có hơn 14 triệu trẻ em ở Châu Phi mồ côi vì cha hoặc mẹ chết vì AIDS. Phụ nữ chiếm 50% trong số những người lớn mắc AIDS, vào cuối năm 2008. Ở các nước đang phát triển, 9.5 triệu người cần phải có thuốc điều trị AIDS ngay để sống sót, nhưng chỉ có 4 triệu người (42%) trong số họ có được thuốc Sau đây là biểu đồ chỉ ra sự phát triển của AIDS trên toàn thế giới kể từ 1990, tính theo triệu người mắc. R c Biểu đồ chỉ sự phát triên của AIDS trên toàn thế giới năm 1990- 1998 Theo công bố này của LHQ thì hiên nay mặc dù tỉ lệ nhiễm bệnh đang giảm dần do mức tăng dân số và nhiều người nhiễm bệnh sống lâu hơn nhờ các loại thuốc mới, nhưng thực sự con số người nhiễm bệnh lên 7 cao nhất từ trước tới nay. Tiến sỹ Peter Piot, Giám đốc cơ quan UNAIDS cho biết, con số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có xu hướng giảm. Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV, một nửa trong số này là phụ nữ. Theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Tuy nhiên Kenya và Zimbabwe được báo cáo là con số nhiễm HIV tại đây đã có giảm bớt. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi. 5,5 triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn Châu Á. Ước tính đến cuối năm 2005, có 5,7 triệu người Ấn Độ sống chung với HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%). Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ đã chết kể từ khi trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Các 8 bang ở miền nam Ấn Độ thường là những nơi đại dịch AIDS hoành hành mạnh nhất. Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở nước này đều là do quan hệ tình dục không an toàn. Campuchia và Thái Lan đã giảm tỉ lệ nhiễm bệnh nhưng UNAIDS cho biết Việt Nam, Indonesia và Papua New Guinea đang là những điểm đáng lo ngại. Việc sử dụng ma túy đang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina. 2.3 Các khu vực trên thế giới và thực trạng HIV/AIDS 2.3.1 Tại châu Phi Tại Châu Phi, là châu lục nghèo nhất trên thế giới, thì tác động của HIV là rất nghiêm trọng. Hiện nay ước tính có khoảng 22.000.000 người châu Phi sống chung với HIV / AIDS Tại Botswana , 23,9% người lớn đang bị nhiễm HIV, trong khi ở Nam Phi , 18,1% bị nhiễm Với tổng cộng khoảng 5.700.000 người bị nhiễm, Nam Phi có nhiều người sống với HIV hơn bất kỳ nước nào khác, và tại Nigeria có khoảng 2.600.000 người lớn và trẻ em bị nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm HIV vẫn còn rất cao tại châu Phi cận Sahara, và ước tính khoảng 1.900.000 người trong khu vực này mới bị nhiễm trong năm 2007. Trong năm 2007, tỷ lệ nhiễm HIV ở người trưởng thành ở Kenya, Tanzania và Uganda vượt quá 5%. Hiện nay các nước ở Châu Phi đã đạt được những thành tựu đáng kệ trong công cuộc phòng chống đại dịch HIV/AIDS. cận Sahara, và ước tính khoảng 1.900.000. Xu hướng này được cho là một phần để có kết quả từ các chiến dịch phòng chống mạnh mẽ, và có dấu hiệu đáng khích lệ. Tình hình cũng khá khả quan ở Zambia. Tuy nhiên, hậu quả tạo ra bởi nhiễm HIV từ những năm trước đây tiếp tục phát triển, minh chứng là tỉ lệ người chết do nhiễm HIV/AIDS khá cao. Tuy nhiên, ước tính mới nhất của UNAIDS có thêm 9 35.000 người ở Bắc Phi và Trung Đông nhiễm HIV trong năm 2008, đưa tổng số người sống chung với HIV / AIDS ở Trung Đông và Bắc Phi lên khoảng 310.000. AIDS giết chết thêm 20.000 người trong khu vực này trong năm 2008. Một vấn đề đáng lo ngại khác là các nhà khoa học cảnh báo, nhà tù tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại châu Phi là một mảnh đất màu mỡ cho sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Do vậy, các nhà khoa học nhấn mạnh cần phải có những hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lây lan trên. Các chuyên gia của Văn phòng chống Tội phạm và Ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) cho biết, số lượng những trường hợp nhiễm virus HIV đã lên tới 30 triệu người. Quan hệ tình dục giữa các tù nhân, tiêm chích ma tuý, xăm mình trong tù là những nguyên nhân chính cho việc lây lan căn bệnh thế kỷ này. Thêm vào đó là số lượng người bị giam giữ trong các nhà tù quá đông, tham nhũng và thiếu những dụng cụ tránh thai và thuốc điều trị cũng làm cho số người bị nhiễm tăng lên. Trong 86 nhà tù ở Zambia, chỉ có 14 phụ tá y tế cho tổng số 15.300 tù nhân. Việc chăm sóc y tế chỉ dừng lại ở mức phát thuốc paracetamol, một loại thuốc giảm đau cho các tù nhân. Hiện có khoảng 27% trong tổng số tù nhân của Zambia mắc căn bệnh thế kỷ này. Theo Liên hợp quốc, nếu như ngay từ bây giờ các nước châu Phi không có biện pháp thích hợp để đối phó đại dịch AIDS thì đến năm 2025 châu lục này sẽ có 80 triệu người chết vì AIDS và 90 triệu người (chiếm 10 [...]... ước tính của UNAIDS, hiện có khoảng 2.3 triệu trẻ em nhiễm HIV trên toàn cầu; 95% số trẻ em này thuộc các nước nghèo, hầu hết ở tiểu vùng Sahara, châu Phi Mỗi năm có khoảng 93% số trẻ này không được điều trị để kéo dài sự sống Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện có khoảng 5 triệu người trong độ tuổi 15 – 24 đang sống với HIV trên khắp thế giới, trong đó, gần 80% sống ở châu Phi cận Sahara Tuy nhiên,... quan phòng chống AIDS của Liên hiệp quốc, Ấn Độ hiện là quốc gia có nhiều người nhiễm HIV nhất trên thế giới với con số 5,7 triệu 11 người đang mang trong mình loại virus chết người này, vượt qua kỷ lục 5,5 triệu người trước đây của Nam Phi Tuy nhiên, tỷ lệ người lớn nhiễm HIV ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này mới chỉ là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%) Ước tính có khoảng 500 ngàn... sử dụng kim tiêm ma tuý, gái mại dâm và các đối tác tình dục của mình Theo nhận định của LHQ thì tại khu vực Đông Âu và Trung Á là khu vực có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới Đông Âu và Trung Á là những bộ phận duy nhất của thế giới mà đại dịch HIV vẫn còn xu hướng gia tăng 13 Cơ quan bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận một phần ba số ca lây nhiễm mới trong toàn khu vực bị là thanh thiếu... nhận rằng sự lây lan của HIV đe dọa dân số của họ, và kết quả công tác phòng, chống của họ là tụt hậu đằng sau sự lây lan của virus Trừ khi có hành động nhanh chóng và hiệu quả được thực hiện trong khu vực này của thế giới, thì quy mô của đại dịch mới được kiểm soát Một điều đáng lo ngại nữa đó là theo báo cáo của UNAIDS cho hay có tới 50 triệu phụ nữ trong vùng Châu Á Thái Bình Dương đang có nguy... vào cuối năm 2007 HIV ở Argentina bước đầu đã được coi là một bệnh của người sử dụng ma túy và tiêm chích và nam giới có quan hệ tình dục với nam giới Các dịch bệnh HIV ở châu Mỹ Latinh gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và chủ yếu là do tình dục không an toàn (cả hai đều giữa nam giới, và giữa nam và nữ) và tiêm chích ma túy Theo thông báo mới nhất của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) có ít... đến 24 mang trong mình virút HIV, tăng 5% so với năm 2006 Người đại diện của UNFPA tại khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean, bà Marcela Suazo cho biết: Trong số 33 triệu người nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới, có 5,5% ở trong độ tuổi vị thành niên và khoảng 1/3 trong số đó ở khu vực châu Mỹ Latinh 2.3.6 Tại các nước có thu nhập cao Trong các quốc gia thu nhập cao, lịch sử nhiễm HIV tập trung chủ... ở Tây Âu , bao gồm Vương quốc Anh , quan hệ tình dục khác giới là nguyên nhân thường gặp nhất của việc chuẩn đoán là nhiễm HIV Với các chiến dịch phòng, chống nhắm vào các cộng đồng đồng tính, hành vi nguy cơ bị thu hẹp và tỷ lệ lây nhiễm mới tại các nước có thu nhập cao, đã giảm đáng kể ở giữa và cuối thập niên 1980 Tuy nhiên có một thực trạng rất đáng chú ý rằng một số nước có thu nhập cao cung... công tác phòng chống HIVvẫn còn là một nhu cầu cấp thiết tại Haiti Trên bờ biển Caribe của Nam Mỹ, Suriname và Guyana đã có tỷ lệ hiện nhiễm HIV của người lớn tương ứng là 2,4% và 2,5% vào cuối năm 2007 Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2005 thấy rằng ở Trinidad và Tobago, mức độ lây nhiễm HIV cao hơn sáu lần ở nữ 15-19 so với nam giới cùng độ tuổi Hiện nay công tác phòng chống HIV tại khu vực Caribean... Myanmar (240.000 người).Trong hầu hết các nước ở châu Á tỉ lệ người nhiễm HIV xuất hiện chủ yếu ở các nhóm có nguy cơ cao đặc biệt là những người nam có quan hệ tình dục với nam giới, tiêm chích ma túy, mại dâm và những người thực hiện hành vi cùng với họ Tuy nhiên trong thời gian gần đây dịch bệnh đã lan tràn vượt ra khỏi những nhóm nguy cơ cao vào những nhóm có nguy cơ thấp Một số quốc gia châu Á,... mang thai… III KẾT LUẬN Đại dịch HIV/AIDS có rất nhiều ảnh hưởng: -Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém - Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối . nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina. 2.3 Các khu vực trên thế giới và thực trạng HIV/AIDS 2.3.1 Tại châu Phi Tại Châu Phi, là châu lục nghèo nhất trên thế giới, thì tác động của HIV là rất nghiêm trọng tuyên bố Luc Montagnier và Robert Gallo là đồng tác giả phát hiện ra HIV . 2. THỰC TRẠNG HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập. là biểu đồ chỉ ra sự phát triển của AIDS trên toàn thế giới kể từ 1990, tính theo triệu người mắc. R c Biểu đồ chỉ sự phát triên của AIDS trên toàn thế giới năm 1990- 1998 Theo công bố này của

Ngày đăng: 18/04/2015, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan