Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay

95 688 0
Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Việt Nam đã dũng cảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân téc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống dân téc, truyền thống phụ nữ hăng hái tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước trong thêi kỳ mới. Quá trình đó cùng với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi hoạt động của người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những quan hệ đạo đức mới trong xã hội. Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động đến các tầng líp xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang là những vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống Ýt được chú trọng, có nơi, có lúc còn bị mai mét. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức không lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phô nữ nói riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối 1 sống. Tình trạng đó lan tràn ở nhiều nơi, ảnh hưởng tới đạo đức người phụ nữ. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân téc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là công việc rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân téc từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như: "Giá trị truyền thống của dân téc Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, 1980); "Tìm hiểu tính cách dân téc" của GS Nguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963). Trong các công trình nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dân téc được hình thành trong lịch sử và vận động tới ngày nay. Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức truyền thống dân téc. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đạo đức của phụ nữ GS Trần Quốc Vượng đã có công trình nghiên cứu "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" do Nxb Văn hóa - dân téc phát hành năm 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về truyền thống đạo đức người phụ nữ. Trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn mực đạo đức mới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân téc bị mai mét, suy thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống cần được kế thừa, phát huy trong điều kiện mới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: Hội nghị khoa học "Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Viện Mác - Lênin và Tạp chí Cộng sản tổ chức năm 1982 được in trong hai tập sách có tên "Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Nhà xuất bản Thông tin lý luận Ên hành năm 1983. Công trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự 2 phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" (KX-07-02) khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống dân téc cần được phát huy trong giai đoạn cách mạng mới. Cùng với việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân téc có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức như "Đạo đức mới" của GS Vũ Khiêu (Nxb Khoa học xã hội, 1974); "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới" của GS Tương Lai (Nxb Sự thật, 1983), và Hội nghị khoa học "Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong thời kỳ quá độ" do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và Ủy ban Khoa học xã hội nhân văn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới, văn hóa đạo đức và vấn đề giáo dục con người mới, truyền thống và hiện đại trên lĩnh vực đạo đức Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương đề cập đến vấn đề kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân téc như "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân téc" của PGS Nguyễn Văn Huyên (Tạp chí Triết học, số 4, 1998); "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ" của PGS Nguyễn Chí Mú và Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Cộng sản, số 15, 1998) ; một số công trình nghiên cứu của cá nhân như "Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay" (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Minh Hiệp, 2000). Các bài viết về vấn đề phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay như "Phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Trương Mỹ Hoa, Tạp chí Cộng sản, số 20, 1996; "Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI" của GS Lê Thi (Tạp chí Cộng sản, số 20, 2000) 3 Như vậy, vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân téc, truyền thống phụ nữ, vấn đề đạo đức mới của toàn dân nói chung, phô nữ nói riêng đã được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân téc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phóc, vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề đặt ra trong luận văn. 3. Mục đích của luận văn Từ những nội dung, yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay; qua tìm hiểu thực trạng và một số vấn đề nảy sinh trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân téc ở tỉnh Vĩnh Phóc, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay. Nhiệm vô: Để đạt được mục đích trên luận văn phải giải quyết ba nhiệm vụ, đó là: - Chỉ ra được những nhân tố tác động tới đạo đức người phụ nữ hiện nay. - Xác định được các giá trị đạo đức truyền thống dân téc cần phát huy; những yêu cầu, nội dung của các chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống dân téc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay ở nước ta. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Những giá trị đạo đức truyền thống dân téc, đạo đức truyền thống phụ nữ cần được kế thừa, phát huy ở đây về mặt tích cực. 4 Luận văn chủ yếu tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức của người phụ nữ hiện nay, được nảy sinh từ khi Đảng ta chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986), qua khảo sát thực tế tỉnh Vĩnh Phóc. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân téc, vấn đề xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ. Phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn này là tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng - cô thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để so sánh đối chiếu, sử dụng những số liệu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phóc đã được công bố. 6. Cái mới và ý nghĩa của luận văn Luận văn xác định được những giá trị đạo đức truyền thống dân téc cần phát huy đối với người phụ nữ Việt Nam; những yêu cầu, nội dung cơ bản về chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân téc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Luận văn góp phần vào việc nhận thức vai trò lâu dài của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân téc, truyền thống phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 5 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về giá trị đạo đức truyền thống dân téc, truyền thống phụ nữ, về đạo đức mới của người phụ nữ trong trường Đảng và các trường học ở Vĩnh Phóc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong hai chương, bốn tiết. 6 Chương 1 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TÉC VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN NAY 1.1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TÉC VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ 1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân téc Giá trị là khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa học và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn như triết học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học, kinh tế học với những nội dung rộng hẹp, cụ thể khác nhau. Giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển xã hội, phục vụ cho lợi Ých và hạnh phóc của con người. Giá trị có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là cơ sở để con người căn cứ vào đó mà xác định mục đích, phương hướng sống cho hoạt động của mình. Vì vậy, "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm cả quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới" [7, tr. 16]. Như vậy, có những giá trị chung toàn nhân loại, cũng có giá trị lâu bền được kế thừa qua nhiều thời đại và được nâng cao lên, nhưng cũng có những giá trị có phạm vi ảnh hưởng và thời gian tồn tại Ýt hơn. Có những giá trị sẽ mất đi hoặc mờ nhạt dần khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi và có những giá trị mới được hình thành. Những giá trị chung, phổ biến được coi như phương tiện cơ bản tạo nên sự liên kết các thành viên trong cộng đồng. 7 Trong việc nghiên cứu giá trị, ở cấp độ chung nhất giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần được chia thành các loại giá trị cơ bản như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị thẩm mỹ Giá trị đạo đức được hình thành từ trong lịch sử và trường tồn đến hiện đại, tạo thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Mỗi dân téc đều có truyền thống của mình do lịch sử để lại. Truyền thống dân téc là những đức tính, những lề thói, phong tục đã trở nên ổn định được đông đảo thừa nhận và đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội, được nối dài theo nhiều thế hệ, qua nhiều đời của dân téc. Từng dân téc khác nhau có truyền thống khác nhau, "giá trị truyền thống dân téc được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân téc cho nên có thể nói, giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi văn hóa dân téc" [39, tr. 9]. Dân téc Việt Nam với các điều kiện địa lý, môi trường, lịch sử và xã hội đã hình thành nên những nét giá trị truyền thống riêng. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân téc Việt Nam, nó là một dòng chảy liên tục nảy sinh, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước của cha ông ta, và được tích lũy, lưu truyền, chắt lọc, chuyển giao, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác. Giá trị đạo đức truyền thống là cái tồn tại mãi mãi với dân téc "sau tất cả những gì đã mất đi trong quá trình vận động" [46, tr. 103]. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu để xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân téc đã được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm. GS Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống của dân téc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [25, tr. 94]. 8 GS Vũ Khiêu đưa ra quan điểm, trong những truyền thống quý báu của dân téc, nổi bật nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định, truyền thống đạo đức của dân téc ta bao gồm: lòng yêu nước; truyền thống đoàn kết; lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân téc [42, tr. 74-86]. Kết quả nghiên cứu của Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) cũng khẳng định: cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người [8, tr. 32-34]. Những giá trị đạo đức truyền thống dân téc cũng được đề cập đến trong một số Văn kiện của Đảng và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay khẳng định: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân téc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc. Đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động" [14, tr. 19]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân téc, có viết: Bản sắc dân téc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân téc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân téc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái; khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính 9 cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống [16, tr. 56]. Từ cách tiếp cận về giá trị, giá trị đạo đức truyền thống và từ quan điểm của Đảng ta cũng như của các nhà khoa học, có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân téc ta bao gồm: - Chủ nghĩa yêu nước. - Lòng thương người. - Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc. - Cần cù, tiết kiệm. Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống dân téc, chủ nghĩa yêu nước là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân téc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân téc ta" [42, tr. 74]. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tÝch cực để phục vụ và đem lại lợi Ých cho Tổ quốc và nhân dân. Nó trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao thế hệ kiên cường, anh dòng hy sinh để giành lại và giữ gìn nền độc lập Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị mà nó còn là cội nguồn, là cơ sở của các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hóa. Yêu nước là giá trị hàng đầu của mỗi con người Việt Nam, nó là thước đo giá trị nhân phẩm của con người, chi phối mỗi người trong suy nghĩ và hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần Êy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [60, tr. 171]. 10 [...]... Bác Hồ kính yêu và nhân dân trao tặng phụ nữ nước ta, chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó [88, tr 90-91] Từ cách tiếp cận về giá trị đạo đức truyền thống dân téc ở phần trước và từ những nhận định trên về truyền thống đạo đức phụ nữ Việt 15 Nam Có thể rót ra những nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân téc biểu hiện ở phụ nữ Việt Nam là: - Yêu... cho sự hình thành và phát triển của đạo đức cách mạng (đạo đức mới) Đạo đức cách mạng của người phụ nữ là sự tiếp nối và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của các thời đại trước để lại Những giá trị đạo đức truyền thống dân téc, truyền thống phụ nữ trong sáng và sâu sắc đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển đạo đức của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, thì giê đây những giá trị Êy vẫn không... tồn trong lịch sử đến hiện tại, mà ngày nay trong quá trình xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ nó vẫn còn có ý nghĩa tích cực Đó là các giá trị: chủ nghĩa yêu nước; đức tính cần cù, đảm đang; tinh thần đoàn kết cộng đồng; lòng nhân ái, trung thực Đây là những giá trị làm nên bản sắc Việt Nam, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 27 Đạo đức truyền thống là tiền đề trực... ta chưa hoàn thiện thì những hiện tượng tiêu cực đó càng có nguy cơ phát triển Mặt trái của kinh tế thị trường dẫn tới sự tha hóa về phẩm cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận phụ nữ nước ta, từ chỗ đề cao các giá trị tinh thần sang coi trọng các giá trị vật chất, coi trọng cá nhân, tôn sùng đồng tiền, lấy đồng tiền là thước đo giá trị của con người, thay cho các giá trị đạo đức truyền thống Đồng tiền... hội, điều đó đòi hỏi người phụ nữ phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong gia đình và xã hội, trau dồi giá trị đạo đức truyền thống, truyền thống phụ nữ Vì vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là tất yếu khách quan Đạo đức mới mà chúng ta xây dùng cho người phụ nữ hiện nay có tiền đề từ đạo đức truyền thống, song phải chú... sức mạnh Việt Nam suốt nhiều thế kỷ, tạo nên dáng vóc Việt Nam với bản sắc riêng Nhiệm vụ của chúng ta là phải giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức mà cha ông ta đã tạo nên trong lịch sử 1.1.2 Những nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân téc ở đạo đức truyền thống của phụ nữ Truyền thống đạo đức phụ nữ là một bộ phận hữu cơ của truyền thống đạo đức dân téc, truyền thống Êy đã... Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tinh hoa của nền văn hóa dân téc Bà mẹ Việt Nam nuôi dạy các con theo tinh thần và ngôn ngữ Việt Từ những lời ru, tiếng nói hàng ngày, đến những câu chuyện cổ tích phản ánh cuộc sống và tâm hồn người Việt đưa con vào giấc ngủ, người mẹ đã truyền cho con tình yêu quê hương, đất nước, đạo lý làm người nền văn hóa dân téc đã được người. .. đạo đức mới cho người phụ nữ hiện đại Đảng và Nhà nước ta đã ghi nhận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với tư duy và hành động của phụ nữ nước ta trong sự nghiệp cách mạng của đất nước Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân téc cần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh... lệ, người Việt Nam "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" [59, tr 480] Chủ nghĩa yêu nước là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại" [25, tr 100], nó trở thành đạo lý và lẽ sống của mỗi người được sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam Truyền thống yêu nước của người Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với lòng thương yêu và. .. mà được phát triển, bổ sung những phẩm chất mới làm phong phú và bền vững thêm các giá trị đạo đức truyền thống của dân téc 1.2 NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TÉC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN NAY 1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự biến đổi những giá trị đạo đức của phụ nữ hiện nay * Sù tác động của nền kinh tế thị trường Năm 1986, với đường . 1 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TÉC VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN NAY 1.1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TÉC VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ 1.1.1. Giá trị. loại giá trị cơ bản như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị thẩm mỹ Giá trị đạo đức được hình thành từ trong lịch sử và trường tồn đến hiện đại, tạo thành giá trị truyền. " ;Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự 2 phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài " ;Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay& quot;

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan