Sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy Địa lí THCS nhằm nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn

13 379 0
Sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy Địa lí THCS nhằm nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy Địa lí THCS nhằm nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn. . 1. Thực trạng vấn đề: Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, dự giờ và trao đổi thông tin với đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau: -Thường các câu hỏi giáo viên đưa ra còn đơn giản chưa kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh hay tạo ra tình huống cho học sinh động não. Kiến thức sách giáo khoa không còn phù hợp với hiện tại giáo viên ít quan tâm. Thậm chí có một số số liệu đã quá cũ giáo viên lại áp đặt cho hiện tại, thực tế thay đổi từng ngày từng giờ mà quá nhiều giáo viên vẫn bám kiến thức ấy. Có học sinh cho rằng học địa lí giống như học lịch sử hoặc học trên lớp thầy cô nói khác, nghe trên các phương tiện thông tin, sách báo lại khác -Việc giảng dạy theo chuẩn giáo viên thực hiện nghiêm túc nhưng quá rập khuôn, có những kiến thức yêu cầu giáo viên và học sinh phải tìm nguyên nhân, giải thích. Đó là lúc phải liên hệ thực tế và từ thực tế giáo viên học sinh mới giải quyết được vấn đề, còn nhiềulắm giao viên coi nhẹ kiến thức thực tế. Nội dung chưa sáng rõ, bài dạy không phong phú, sinh động. Đây chính là hạn chế mà giáo viên còn mắc phải khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Từ hạn chế trên dẫn tới một số học sinh không thích học môn địa lí. Khảo sát chất lượng đầu năm kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TS SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 2 36 4 11,1% 9 25,0% 18 50,0% 5 13,9% Gắn liền tài liệu thực tế vào bài dạy học địa lí phổ thông nhằm đáp ứng: Đối với môn Địa lí thì thực tiễn để liên hệ, trước hết là đường lối và các chính sách chủ trương xây dựng đất nước, phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn cũng còn là những sự kiện xảy ra hàng ngày trong đời sống kinh tế -xã hội nước ta, mà sách giáo khoa không thể nào phản ảnh được kịp thời, còn bao gồm cả những kinh nghiệm của cá nhân, của đời sống bản thân học sinh. Hàng ngày nhờ tiếp xúc với thiên nhiên, với họat động kinh tế -xã hội, đọc sách báo, nghe đài mà các em tích lũy được nhiều hiểu biết thực tế. Nếu giáo viên biết khai thác những kinh nghiệm sống đó thì việc dạy học Đia lí sẽ thuận lợi, sâu sắc và vững chắc hơn nhiều. Việc liên hệ dạy học với thực tiễn sẽ giải quyết được lựợng thông tin hai chiều. Một mặt lấy thực tiễn để bổ sung cho nội dung dạy học, làm cho kiến thức rõ thêm, phong phú sinh động thêm. Nhưng mặt khác học sinh cũng cần vận dụng tri thức Địa lí đã học vào thực tiễn học tập, vào lao động sản xuất và vào các hoạt động xã hội khác. Muốn vậy, học sinh phải được rèn luyện để nắm chắc một số kĩ năng cơ bản cần thiết như: kĩ năng quan sát, phân tích tài liệu, điều tra, tìm hiểu điều kiện địa phương MS:32 Xuất phát từ thực tế giảng dạy của giáo viên trong và ngoài nhà trường hiện nay, thì sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy học Địa lí là một nhiệm vụ tất yếu mà giáo viên bộ môn phải thực hiện, nhằm tìm ra các giải pháp đểnâng cao hiệu quả học tập bộ môn. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng tài liệu thực tế vào bài d ạy Địa lí 9, nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. -Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9A2 của trường THCS Bàu Năng. 3. Giải pháp: 3.1 Tài liệu thực tế đưa vào bài giảng dùng để mở bài, có thể đây là một cách làm khá mới. vì từ trước tới nay vào bài mới theo một phương pháp rất truyền thống, giáo viên thường sử dụng lời giới thiệu trong sách giáo khoa, hoặc tóm tắt nội dung của bài hay tích cực hơn gọi học sinh giới thiệu về bài học hôm nay.Cách vào bài mới như thế có thể gọi là “điệp khúc” được giáo viên và học sinh dạo đi dạo lại từ bài này sang bài khác, không kích thích sự tò mò, tìm tòi bài mới của học sinh, Giáo viên hãy tìm tài liệu thực tế để giới thiệu bài học và can đảm hơn hướng dẫn học sinh tự tìm tài liệu cho bài mới.Ví dụ bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Địa lí 9), có các phương án giới thiệu bài mới như sau: + Phương án 1: giới thiệu như SGK Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên (tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước và sinh vật). Các điều kiện kinh tế -xã hội ngày càng được cải thiện, đặc biệt là việc mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đã thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp. + Phương án 2: một lời dẫn khác. Nước ta từ một nước đói ăn đã vươn lên đù ăn, hiện nay là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nguyên nhân nào đã thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, có năng suất cao, chất lượng tốt như vậy? + Phương án 3: giáo viên gắn tài liệu thực tế vào mở bài như sau. Nước ta từ một nước đói ăn đã vươn lên đù ăn, hiện nay là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới “Năm 2009 xuất khoảng 6,1 triệu tấn gạo, năm 2010 xuất khoảng 6,9 triệu tấn, năm 2011 xuất khoảng 7 triệu tấn” (nguồn: AGROINFO). Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xuất khẩu từ 1989 đến nay Việt Nam đã xuất khoảng 70 triệu tấn gạo sang các một số nước trên thế giới Nguyên nhân nào đã thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, có năng suất cao, chất lượng tốt như vậy? Phương án 1chính là tóm tắt cấu trúc của bài, rất đơn điệu. Phương án 2 và 3 giáo viên đã đưa thực tế vào bài, nhưng phương án 3 các thông tin dồn dập hơn như các đợt sóng sau cao hơn sóng trước, chắc chắn kích thích học sinh phải tìm hiểu tại sao như vậy? nguy ên nhân nào có được thành tựu nổi bật như trên? 3.2 Tài liệu thực tế đưa vào bài giảng dùng để chuyển từ mục này sang mục khác, đây là một hoạt động thường xuyên của giáo trong tiết day học Địa lí, tương tự như giới hiệu bài mới. Nhưng hiện nay trong giảng dạy chuyển ý khá nhiều giáo viên đã bỏ quên, hay chuyển rất trình tự xong mụcI chuy ển sang mục II làm cho các mục trong bài độc lập với nhau, trong khi các bài đều có nội dung xuy ên suốt, kiến thức học sinh không có sự phát triển theo chiều sâu Chuyển ý giúp cho các mục có sự gắn kết liên tục, ý thứ nhất có quan hệ ảnh hưởng gìđến ý thứ hai, hay mục thứ nhất là nguyên nhân mục thứ hai ba là hậu quả …Như vậy chuyển ý giúp kiến thức học sinh có sự kết nối khoa học không rời rạc, hình thành cho học sinh tính độc lập trong suy nghĩ, vững về kiến thức, nhưng hình thức chuy ển từ mụcnày sang mục khác như thế nào để đạt hiệu quả? Giáo viên phải tạo nhiều tình huống để lôi cuốn học sinh bắt buộc phải khám phá nội dung tiếp theo trong đó có sử dụng những thông tin từ thực tế. Ví dụ, bài 13: Thương mại và du lịch (Địa lí 9), để chuy ển tiếp từ hoạt động nội thương sang hoạt động ngoại thương, giáo viên có thể thực hiện như sau: + Hoạt động nội thương nước ta hiện nay phát triển mạnh mở rộng được thị trường trong nước. Vậy hoạt động ngoại thương phát triển như thế nào?. Chuy ển sang mục 2. Chuyển ý ngắn gọn, không gây sư tập trung cho học sinh vào phần 2, hạn chế tính tích cực của học sinh. + Với cách khác: Song song với nội thương thì cán cân xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Giáo viên sử dụng biểu đồ và đặt vấn đề: Hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta Vậy ngành ngoại thương nước ta có đặc điểm gì?. Chuy ển sang mục 2. Đây là một hình thức chuyển ý thực tế và sâu sắc mà học sinh phải khai thác ở mục 2. Chắc chắn học sinh sẽ tự đặt cho mình một nhiệm vụ là phải tìm xem nước ta đã xuất và nhập những gì? Tại sao nhập luôn cao hơn xuất? v v Trong tiềm thức các em xuất hiện trách nhiệm nào đó mặc dù chưa thực hiện được. Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011 3.3 Tài liệu thực tế đưa vào bài giảng dùng minh họa cho một nội dung hay một kết luận của sách giáo khoa, trong nhiều trường hợp đưa luôn vào như một nội dung cơ bản của bài, đây là một việc làm rất quan trọng kiến thức bài sẽ được cập nhật theo thực tế đang diễn ra, làm sáng rõ kiến thức cơ bản, tiết học trở nên sinh động, hơn thế giúp học sinh biết vận dụng kiến thức thực tế vào thực tiễn học tập, vào lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác. Ví dụ, trong sách giáo khoa Địa lí 9 hiện nay bài 2 bảng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng nước ta chỉ mới dừng lại ở năm 1999. Giáo viên có thể trang bị cho học sinh các số liệu mới về dân số và gia tăng tự nhiên những năm gần nhất và coi đó như nội dung chính thức của bài. Cụ thể: + Mục III: Cơ cấu dân số (Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số -Địa lí 9), y êu cầu học sinh phải biết cơ cấu dân số nước ta là cơ cấu dân số trẻ với lí do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong một thời gian dài và kèm theo minh chứng là bảng số liệu (bảng 2.2). Kiến thức này không hoàn toàn phù hợp theo xu thế phát triển dân số nước ta hiện nay, mà nước ta cơ cấu dân số trẻ có xu hướng già đi. Dựa vào đâu để biết cơ cấu dân số trẻ? Hậu quả do cơ cấu dân số trẻ. Giáo viên diễn giải để lảm sáng rõ nội dung phải từ căn cứ thực tế, theo quy định, một nước được coi là có cơ cấu dân số trẻ khi độ tuổi 0-14 chiếm trên 35%, độ tuổi trên 60 chiếm dưới 10% và phần còn lại là tuổi lao động. Sau so sánh bảng số liệu cơ cấu dân số năm 1999 và 2005. Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em đã giảm nhiều từ 33,5% năm 1999 xuống còn 27,0% năm 2005, tức dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm trên tuổi lao động vẫn dưới 10% (8,1% năm 1999 và 9% năm 2005).Các tài liệu không chỉ làm rõ kiến thức trọng tâm mà còn hình thành ở học sinh nhận thức vấn đề dân số nước ta hiện nay, sẽ có học sinh nghĩ ngay đến dân số già để lại hậu quả gì? hay giáo viên có th ể gợi ý cho cả lớp dân số già đi có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế -xã hội? Vậy kết luận, nước ta cơ cấu dân số trẻ đang có xu hướng già đi có thể coi là nội dung chính thức của bài. 3.4 Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc gắn tài liệu thực tế vào bài giảng đạt hiệu quả. -Họp Ban giám hiệu, PhóHiệu trưởng bàn bạc tham mưu với Hiệu trưởng một số nội dung: + Chỉ đạo th ư viển có kế hoạch mua sách giáo khoa mới năm 2011 kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy + Đưa ra chỉ tiêu cụ thể mỗi tổ chuyên môn tổ chức 2 chuyên đề/ năm học về đổi mới phương pháp dạy học. + Chỉ đạo tổ chuy ên môn thực hiện 1 chuy ên đề “sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy Địa lí 9 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn” thực hiện ở đầu học kì I để sau đó ban giám hiệu củng như tổ chuyên môn tiến hành dự giờ đột xuất kiểm tra việc thực hiện chuyên đề. -Dự họp tổ chuyên môn để kiểm tra việc triển khai chuy ên đề, dạy minh hoạ và rút kinh nghiệm chuy ên đề, thao giảng, để có chỉ đạo kịp thời cho giáo viên trong việc cập nhật kiến thức mới vào bài giảng. -Thường xuyên dự giờ thăm lớp kiểm tra việc cập nhật kiến thức thực tế của giáo viên thông qua tiết dạy trên lớp, cũng như trong giáo án. -Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật kiến thức mới thông qua vở tự học của giáo viên để có hướng chỉ đạo kịp thời. -Xây dựng website của trường (www.thcsbaunang.tk) để giáo viên học hỏi chia sẽ kinh nghiệm,cập nhật những chỉ đạo mới của trường, của ngành để qua đó giáo viên nắm bắt thông tin kịp thời. 4. Hiệu quả đem lại: Bảng thống kê chất lượng học sinh qua 3 thời điểm của lớp 9A 2 Giỏi Khá Trung bình Trung bình trở lên Yếu Thời điểm kiểm tra TS HS SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Lần1 (KSCL) 36 4 11,1 9 25,0 18 50,0 31 86,1 5 13,9 Lần 2 (Giữa HKI) 36 9 25,0 9 25,0 14 38,9 33 88,9 4 11,1 Tăng/giảm 5 (T) 13,9 0 0 4 (G) 11,1 2 2,8 1 (G) 2,8 Lần 3 (Thi HKI) 36 16 44,4 12 33,3 6 16,7 34 94,4 2 5,6 Tăng/giảm 7 (T) 19,4 3 (T) 8,3 8 (G) [...]... học tập chưa cao Đề tài này sẽ hạn chế những tồn tại trên bằng các giải pháp được đưa ra, đồng thời rút ra được phải đưa tài liệu thực tế vào bài giảng như thế nào cho hớp lí để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn: + Tài liệu thực tế đưa vào bài không nhằm thay thế kiến thức cơ bản, chỉ làm rõ hơn kiến tức cơ bản của bài địa lí Do vậy cần có sự chọn lựa và gắn vào bài theo cách thức thích hợp, có tác dụng. .. tớiquá trình học tập của học sinh Kiên quy ết không sử dụng các tài liệu không có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục trong bài dạy học Địa lí phổ thông + Nhất thiết phải thu thập các số liệu mới để cập nhật các số liệu đã cũ trong sách giáo khoa và đó được xemlà nội dung của bài, nên giáo viên phải có kế hoach chuẩn bị chu đáo nội dung nào cần đưa vào, nội dung nào cần làm sáng rõ, tránh lạm dụng kiến thức... tránh lạm dụng kiến thức Không nhất thiết bài nào cũng phải gắn với thực tế + Nên hướng dẫn học sinh tự tìm tòi làm sáng rõ m ột nội dung nào đó trong bài học, y êu cầu học sinh sưu tầm tài liệu, như vậy kiến thức các em sẽ phong phú hơn, quá trình nhận thực sẽ tăng gấp bội 5.2 Hiệu quả xã hội: Đề tài đang đuợc áp dụng có kết quả trong môn Địa lí 9 của trường THCS Bàu Năng và có thể nhân rộng các khối... các khối lớp khác trong trường và các trường trong huy ện 5.3 Về triển vọng và áp dụng triển khai:Học sinh dù là đối tượng nào, lớp nào, tiết học nào giáo viên cũng có thể sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy học Địa lí Tuy mức độ áp dụng sẽcó khác nhau tuỳ theo khối lớp, nhưng đây là phương pháp dạy học thu hút toàn bộ lớp lắng nghe, có lúc lớp học im lặng hoàn toàn Nhưng như vậy không có nghĩa là...22,2 1 5,5 2 (G) 5,5 5 Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: 5.1 Tính mới và tính sáng tạo: Qua việc thăm lớp, dự giờ phần lớn giáo viên liên hệ thực tế khi có nội dung lồng ghép hoặc tích hợp Rất ít tiết dạy giáo viên gắn thực tiễn vào bài giảng để bổ sung, làm rõ kiến thức, chưa xem đó là hoạt động cần thiết Trên lớp học sinh chẳng mấy húng thú học tập, thụ động; giáo viên chủ động cung... hoạt động tích cực nhất, phát huy được tính độc lập ở học sinh Qua thời gian thực nghiệm thấy được tính tích cực học tập của học sinh dần được nâng lên từ nhận thức được vấn đề trong sách giáo khoa, đến biết kết hợp thực tiễn với nội dung bài học, kĩ năng tự nhận thức được hình thành, mặc dù chuyển biến còn chậm nên đề tài này áp dụng được rộng rãi ở tất cả các khối lớp tại đơn vị và các đơn vị khác trong . Sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy Địa lí THCS nhằm nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn. . 1. Thực trạng vấn đề: Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, dự giờ và trao đổi thông. viên bộ môn phải thực hiện, nhằm tìm ra các giải pháp đ nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng tài liệu thực tế vào bài d ạy Địa lí. tài liệu, điều tra, tìm hiểu điều kiện địa phương MS:32 Xuất phát từ thực tế giảng dạy của giáo viên trong và ngoài nhà trường hiện nay, thì sử dụng tài liệu thực tế vào bài dạy học Địa lí

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan