luận văn thạc sĩ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

98 993 1
luận văn thạc sĩ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn thiện thuật Sù thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ HỌC Hà nội – 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn thiện thuật 1 Sù thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành : Tâm lý học Mã sè : 60.31.80 Người hướng dẫn khoa học : PGS-TS NGUYỄN THẠC Hà nội – 2005 2 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, các cô khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thành thật cảm ơn thầy Nguyễn Thạc đã tận tình giúp đỡ em một cách chu đáo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này ! Tôi xin cảm ơn các thầy, các cô trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu cùng toàn thể các sinh viên của trường đã giúp đỡ tôi thực hiện việc điều tra nghiên cứu trong quá thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2005 Tác giả luận văn Phần mở đầu 1 / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong xã hội, mỗi người mỗi hoạt động, mỗi người mỗi nghề nghiệp khác nhau. Song có một hoạt động mà mọi người, mọi nghề ở bậc cao đều phải có dù ở mức độ cao hay thấp, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Ở xã hội mà khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay thì việc nghiên cứu 3 khoa học lại càng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đói với cuộc sống và nghề nghiệp của mỗi người, đặc biệt là đối với người giáo viên. Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp cho mỗi cá nhân không ngừng phát triển về trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vô . Nhờ có nó mà mỗi chúng ta có thể cập nhật kịp thời những tri thức về các lĩnh vực văn hóa khoa học kỹ thuật và cuộc sống đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, một sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật. Vì vậy nghiên cứu khoa học là một điều kiện cần thiết để chúng ta sống và tham gia các hoạt động một cách sáng tạo, một cách có hiệu quả. Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học có tác dụng rút ngắn thời gian học tập của mỗi cá nhân, rút ngắn thời gian đào tạo của nhà trường. Nếu làm tốt công tác này thì quá trình đào tạo sẽ nhanh chóng trở thành quá trình tự đào tạo. Kết qủa của quá trình giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng nghiên cứu khoa học của thầy và trò trong công tác giáo dục. Thứ ba, đối vối người giáo viên, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học lại càng được khảng định rõ, lại càng có vai trò đặc biệt qyan trọng. Để có khả năng nghiên cứu khoa học thì bản thân mỗi người thầy, người hướng dẫn những bước đi ban đầu cho thế hệ tương lai của xã hội phải biết nghiên cứu khoa học và phải biết làm tốt công việc này, phải biết thể hiện và sử dụng nó ngay trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình đối với học sinh. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của người giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Công việc này của người giáo viên đòi hỏi phải được hình thành, được thích ứng càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay từ khi còn là sinh viên trong các trường sư phạm. Sự thích ứng là một điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự thành công trong mọi hoạt động của con người. Để cho các sinh viên sư phạm sớm thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi thì đòi hỏi người giáo viên sư phạm không chỉ biết nghiên cứu khoa học, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học mà còn đòi hỏi người giảng viên sư phạm phải biết, phải nắm thực trạng sự 4 thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và những nguyên nhân của thực trạng đó một cách có cơ sở. Đối với các trường vùng xa, vùng sâu nơi Ýt có hoàn cảnh học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng, nơi Ýt có điều kiện tiếp xúc với sách vở thì việc sớm hình thành khả năng nghiên cứu khoa học thật sự cho sinh viên ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm càng là vấn đề có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng lại càng là một yêu cầu bước thiết, cấp bách. Là một giảng viên dạy Tâm lý học ở Trường Cao đẳng sư phạm của một tỉnh vùng sâu, nơi công tác nghiên cứu khoa học Ýt được quan tâm, Ýt được chú ý trong khi nó đòi hỏi phải được quan tâm hơn, tôi thấy mình cũng có phần trách nhiệm không nhỏ trong việc tham gia vào quá trình giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là tìm hiểu: “ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu.” 2 / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường C.Đ.S.P tỉnh Bạc-Liêu, chỉ ra yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến thực trạng này và trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp cần thiết để tác động đến sinh viên nhằm nâng cao khả năng thích ứng của họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 3 / NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự thích ứng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. 2. Tìm hiểu thực trạng sự thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và các yếu tố làm ảnh hưởng đến thực trạng này. 5 3. Xây dựng một số biện pháp tác động để giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với hoạt động nghiên cúu khoa học trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường Sư phạm. 4 / GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu có thể là chưa cao và có sự khác biệt về mức độ giữa những sinh viên ở các khoa khác nhau, nhưng nếu có biện pháp tác động thích hợp và có sự quan tâm hướng dẫn học tập, nghiên cứu tốt thì sinh viên cao đẳng sư phạm cũng có khả năng thích ứng tốt đối với hoạt động này. 5 / KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Khách thể nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu trên 291 sinh viên năm thứ III ở các khoa sư phạm cấp II của Trường C.Đ.S.P tỉnh Bạc-Liêu năm học 2004- 2005 và 26 giảng viên của trường tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá. Đối tượng nghiên cứu : Sù thích ứng của sinh viên với hoạt động nghiên cứu khoa học. 6 / PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI : Đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trên những sinh viên năm thứ III và những giảng viên hướng dẫn của Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc-Liêu trong năm học 2004-2005 và một số năm học trước đó. Việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu qua việc học tập chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và việc làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá của sinh viên. 7 / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Phương pháp điều tra. Phương pháp thống kê toán học. 8 / CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI : 6 Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề thích ứng của sinh viên cao đẳng sư phạm đối với hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục. Đề tài cũng góp phần chỉ ra một số biện pháp nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường Cao dẳng Sư phạm và có thể được áp dụng các biện pháp đó vào công tác đào tạo của các trường cao đẳng và đại học sư phạm trong những điều kiện giảng dạy và học tập tương tù. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG 1. MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG: Thích ứng là một trong những vấn đề quan trọng của đời sống tâm lý con người, nó có một ý nghĩa to lớn đối với kết quả hoạt động của mỗi con người cụ thể. Thích ứng không phải chỉ là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như Sinh lý học, Y học, Triết học… Vì vậy vấn đề thích ứng đã được nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nghiên cứu từ lâu, song nó lại là vấn đề mới, Ýt được quan tâm nghiên cứu so 7 với các lĩnh vực khác trong Tâm lý học. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu với những công trình lớn nghiên cứu về thích ứng trong lịch sử của Tâm lý học thế giới: H.Spencer (1820-1903) đã nghiên cứu sự thích ứng trên mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống. Đó chính là mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngòai của con người. Ông đã chú ý nghiên cứu quy luật của sự thích ứng tâm lý , theo ông thì đó là chọn lọc tự nhiên. J. Watson (1878-1958), một nhà tâm lý học hành vi đã cho rằng đứng ở góc độ thích ứng, cuộc sống của con người là tổng hợp nhiều hành vi khác nhau nhằm mục đích giúp họ thích nghi được với môi trường sống. S. Freud (1856-1939), người đại diện cho thuyết Phân tâm học, thì cho rằng khả năng thích ứng với cuộc sống cá nhân chỉ thể hiện được khi “Cái tôi” có thể điều hòa được mâu thuẫn giữa cái trung tính và cái “Siêu tôi” . E.A. Ecmoleava lại chú ý tới thích ứng như là quá trình thích nghi của con người bắt đầu lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thể nhất định. Với nhà tâm lý học A.I. Secbacop và A.V. Mudric thì thích ứng lại được hiểu là quá trình thích nghi với điều kiện thực tế của hoạt động thể hiện khi con người mới tham gia họat động trong lĩnh vực nhất định. Nhìn chung, các tác giả đều chú ý tới bản chất của vấn đề thích ứng và các lọai hình thích ứng trong thực tiễn. Họ tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với những yếu tè của hoàn cảnh sống cụ thể. Ở Việt Nam, thích ứng cũng đã được xem xét từ lâu dưới những góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều công trình là các luận văn sau đại học và nghiên cứu chủ yếu trên bình diện thực tiễn. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu: “ Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng trường đại học của sinh viên khoa Tâm lý- Giáo dục” năm 1982 Của Nguyễn Thị Trang. “Thích ứng học tập của sinh viên” Năm 1983 của Hoàng Trần Doãn. 8 “Tìm hiểu sự thích ứng với đời sống tập thể” của Lã Văn Mến, năm 1987. “Nguyên cứu sự thích ứng với hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên trường đại học sư phạm Hồng Đức- Thanh Hóa” của Dương Thị Thoan, luận văn tạc sỹ năm 2001. “Nghiên cứu sự thích ứng với việc gieo trồng giống lúa mới” của Đặng Thị Vân. Luận văn thạc sỹ năm 2002. Điểm qua một số công trình trên, ta thấy các tác giả tập trung nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp và chủ yếu ở sinh viên sư phạm. Ngoài các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và mét số bài báo thì hình như chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu lý luận về thích ứng ở góc độ cũa Tâm lý học. Với một lực lượng nghiên cứu về thích ứng quá mỏng và số lượng các công trình rất Ýt này thì nghiên cứu sự thích ứng với họat động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một việc làm cần thiết và góp phần làm sáng tỏ thêm về thích ứng mà ngày nay nó vẫn còn là một vấn đề Ýt được khám phá. Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thích ứng trên, chúng ta có thể nói rằng thích ứng là một vấn đề quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và đối với xã hội. Thích ứng đã được đề cập đến từ lâu trong lịch sử của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong Tâm lý học, thích ứng được xem xét, nghiên cứu chủ yếu ở hai góc độ chính: Nghiên cứu về bản chất của thích ứng và nghiên cứu về các hình thức thích ứng cụ thể với các họat động khác nhau trong thực tiễn cuộc sống. Mặc dù thích ứng đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, song đến nay nó vẫn còn là một vấn đề có nhiều phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thích ứng. Khái niệm thích ứng vẫn được hiểu là đồng nghĩa với khái niệm thích nghi trong nhiều trường hợp, đôi khi còn được hiểu là sự thích nghi sinh học. Với Tâm lý học, thích ứng vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, Ýt được quan tâm nghiên cứu. 2. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TRONG TÂM LÝ HỌC. 2.1 Khái niệm về thích ứng. 9 Như trên đã nói, hiện nay thích ứng vẫn đang còn là một trong những vấn đề mới mẻ và có nhiều phức tạp trong Tâm lý học. Khái niệm thích ứng được hiểu với nhiều góc độ khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, khái niệm thích ứng chỉ được bàn đến chủ yếu ở góc độ tâm lý học và trong phạm vi thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, cần làm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ bản của thích ứng ở góc độ Tâm lý học, cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm thích ứng và thích nghi: 1. Theo quan điểm truyền thống của xã hội thì thích ứng được xem như là một khả năng tự nhiên của con người giúp cho họ có thể họat động đạt kết quả tốt trong một lĩnh vực hoạt động nhất định, trong một điều kiện sống nhất định. Khả năng này là cấu trúc những đặc điểm tâm sinh lý có sẵn, mang tính tương đối ổn định ở mỗi cá nhân khác nhau. Đó là những đặc điểm thuận lợi cho họat động sống của cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định. Trước một cá nhân có sẵn những đặc điểm thuận lợi cho cuộc sống thì người ta thường nói “Thằng này vứt bụi tre cũng sống!”. Đó là lời nhận xét cho một đứa trẻ xem ra họ có những đặc điểm tâm sinh lý thuận lợi, có khả năng thích ứng cao với điều kiện cuộc sống vật chất cũng như xã hội hiện tại. Như vậy, theo quan điểm truyền thống thì thích ứng là những đặc điểm tâm sinh lý riêng sẵn có của cá thể, nó có được hình thành một cách tự nhiên, không cần học tập, rèn luyện. Việc học tập và rèn luyện trong môi trường cụ thể sẽ có tác dụng củng cố, phát triển những khả năng vốn có của cá nhân. Chóng ta dễ nhận thấy quan niệm như vậy thì thích ứng gần nghĩa với tư chất. Thực tế thì tư chất và năng lực, khả năng hoạt động có mối quan hệ nhất định với nhau, nhưng tư chất không phải là cái quyết định năng lực. Người có tư chất tốt chưa hẳn sẽ hình thành năng lực tốt nếu không được học tập, rèn luyện đúng phương pháp. Ngược lại, người có năng lực phát triển tốt chưa hẳn là người vốn có tư chất tốt. Chính vì vậy, trong thực tế, có cá nhân sinh ra đã được mang sẵn những đặc điểm thuận lợi cho họat động nhưng nó vẫn bị thui chét do sự rèn luyện sai phương pháp. Ngược lại, trong cuộc sống, trong họat động, nhiều cá 10 [...]... hoạt động nào thì họ cũng phải thích ứng được với hoạt động đó Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học cũng vậy, Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập tới sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cao đẳng sư phạm Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là loại thích ứng xã hội, thích ứng nghề nghiệp Với những nội dung đã phân tích về thích ứng, về hoạt động. .. hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm, các tài liệu về nghiên cứu khoa hoc, về sự thích ứng tâm lý b) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm : Việc thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ được thể hiện ra bằng những sản phẩm hoạt động cụ thể đó là các bài tập mà sinh viên đã làm trong quá trình đi thực tập ở trường phổ thông Bởi vậy, để nghiên cứu sự. .. 3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm * Trong các hình thức nghiên cứu khoa học đã được trình bày thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm chỉ yêu cầu ở mức làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá Đây là hoạt động tập tìm hiểu chủ yếu về các hoạt động, các hiện tượng thực tiễn của công tác giáo dục ở địa phương, đặc biệt là nơi mà sinh. .. thân Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa 28 học của người sinh viên được thể hiện trên ba mặt cơ bản: Nhận thức, thái độ và kỹ năng Chương 2 TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu của đề tài được tiến hành với 291 sinh viên năm thứ III thuộc tất cả các khoa sư phạm cấp II của trường Cao đẳng sư phạm Bạc Liêu, trong suốt thời gian sinh viên tham gia... khảo cho việc hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm tập nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu của các em được tốt hơn Đây cũng sẽ là một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường làm công tác nghiên cứu khoa học ở các trường trung học phổ thông cơ sở đạt kết quả tốt 4 sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Với những nội dung đã... nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa hoc của sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để phân tích các bài tập của họ cùng với kết quả là điểm số và lời nhận xét của các giảng viên ở trường cao đẳng sư phạm chấm Những sản phẩm này là sự thể hiện rõ mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, đặc biệt là nó cho ta thấy các kỹ năng cụ thể của sinh viên một cách... : Việc đánh giá sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được tiến hành trên ba mặt, đó là mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năng 35 thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học ở mức độ làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá của sinh viên Ba mặt này là ba mặt cơ bản đối với quá trình hoạt động nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng,... tập nghiên cứu khoa học Khảo sát lần này nhằm đánh giá thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cùng những nguyên nhân chính cơ bản của thực trạng này Khảo sát cũng nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả của một số biện pháp tác động làm tăng khả năng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Việc thực hiện đề tài cũng được thực hiện với 26 giảng viên của trường. .. giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng một số biện pháp tác động nhằm góp phần tìm ra phương hướng nâng cao khả năng thích ứng với họat động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn ra 2 nhóm sinh viên, chọn ngẫu nhiên... động nghiên cứu khoa học, chúng tôi hiểu sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người sinh viên với những kinh nghiệm và hoạt động nghiên cứu khoa học Biểu hiện của sự biến đổi này là người sinh viên biết chủ động, tự giác huy động toàn bộ những chức năng tâm lý 25 đã có của mình để khắc phục khó khăn nhằm thực hiện tốt công tác nghiên . “ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu. ” 2 / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra thực trạng sự thích ứng với hoạt. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn thiện thuật Sù thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn thiện thuật 1 Sù thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyễn thiện thuật

    • Sù thích ứng

    • với hoạt động nghiên cứu khoa học

    • của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

      • Hà nội – 2005

      • Nguyễn thiện thuật

        • Sù thích ứng

        • với hoạt động nghiên cứu khoa học

        • của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

          • Hà nội – 2005

          • Lời cảm ơn

          • Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, các cô khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

          • Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thành thật cảm ơn thầy Nguyễn Thạc đã tận tình giúp đỡ em một cách chu đáo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này !

          • Phần mở đầu

            • 2. Nội dung các biện pháp.

            • 3. thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc-liêu

              • Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng của sự thích

              • ứng nghề nghiệp đã được nhắc đến ở chương một. Nó được biểu hiện ở nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, ở thái độ đối với hoạt động và ở kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Bởi vậy, việc xem xét thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là tìm hiểu về nhận thức, về thái độ và kỹ năng của họ trong quá trình hình thành hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các mặt nhận thức, thái độ và kỹ năng của sinh viên trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng sư phạm, đặc biệt là trong thời gian làm bài tập nghiên cứu khoa học cuối khoá của sinh viên.

              • 1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học

              • SL

              • SL

              • SL

              • Các mặt

                • Tóm lại: Thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu chưa phải là cao nhưng họ cũng đã thể hiện khả năng có thể tham gia học tập, nghiên cứu để hình thành những kỹ năng cần thiết cho hoạt nghiên cứu khoa học cụ thể là tham gia học tập chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học và tiến hành làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá. Các mặt cơ bản về sự thích ứng trong hoạt động của sinh viên có phần chưa thật sự đồng đều. Trong 3 mặt cơ bản của hoạt động thì mặt thái độ có chỉ số thích ứng tốt nhất. Mặt kỹ năng có có khả năng thích ứng yếu nhất. Điều này cho thấy có thể việc tổ chức hướng dẫn sinh viên chưa thật sự chú ý đến tình hình thực tế của sinh viên, cho thấy sự chưa đồng bộ trong tổ chức và hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu. Sinh viên được quan tâm, nhắc nhở nhiều về thái dé, về tri thức nhưng lại Ýt có điều kiện để được thực hành, để tiếp xúc với thực tế cuộc sống. Trong việc đào tạo ngành nghề ngày nay, điều kiện thực hành của sinh viên ở trường sư phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù trường Cao đẳng sư phạm cũng đã có trường thực hành sư phạm nhưng nó lại vẫn nằm ngoài mối quan hệ cần thiết với nhà trường, với sinh viên.

                • Kết luận

                  • 1. Kết luận.

                  • Phiếu trưng cầu ý kiến

                    • Các nội dung

                    • Các công việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan