luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng

136 593 0
luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống của con người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì vấn đề về con người và mối quan hệ giữa họ cũng trở thành một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quyết định đầu tiên và trọng yếu đối với hiệu quả hoạt động và hình thành nhân cách. Điều này đã được C.Mỏc khẳng định: Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng vốn có, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con người luôn luôn sống trong mối quan hệ xã hội loài người, cách ứng xử của con người tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân mỗi người là một thành viên của cỏc nhúm xã hội: gia đình, nhà trường, nhóm bạn, cơ quan, dân tộc, giai cấp Như chúng ta đã biết, gia đình là một tế bào của xã hội. Cuộc sống gia đình tốt hay xấu, thăng hay trầm phần nào cũng phản ánh được thực tại của xã hội đó. Cuộc sống hàng ngày càng văn minh thì đòi hỏi gia đình ngày càng phải hoàn thiện. Bởi gia đình là một xã hội thu nhỏ của một xã hội lớn và cùng hoà mình vào nhịp phát triển của xã hội lớn, nhất là trong tình hình của đất nước ta hiện nay đã gia nhập WTO có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều thách thức ảnh hưởng đến toàn xã hội và từng gia đình. Ngày nay người ta không chỉ quan tâm nhiều đến việc phát triển đời sống vật chất, mà mọi người càng quan tâm đến đời sống tinh thần của từng gia đình. Trong đó mối quan hệ giữa nàng dâu mẹ chồng cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần xây dựng hạnh phúc trong gia đình, sự bình ổn của từng gia đình là nền tảng cho sự bình ổn xã hội. Trong các mối quan hệ gia đình thì ứng xử khéo léo giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng đóng vai trò đáng kể. Ứng xử là biểu hiện của giao tiếp, cách ứng xử như thế nào trong các mối quan hệ người - người sẽ góp phần quan trọng trong việc biểu hiện và hình thành nhân cách của mỗi người. 1 Gia đình Việt Nam ngày nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh nhân loại, nền kinh tế thị trường, vì thế sự quá độ của gia đình Việt Nam chuyển từ truyền thống đến hiện đại là một quá trình phức tạp. Mặt khác khi có một thành viên mới xuất hiện, nếp sống gia đình, quan hệ gia đình ít nhiều bị thay đổi, thậm chí bị đảo lộn. Gia đình nào, thành viên nào không thích ứng được với sự thay đổi ấy sẽ gặp nhiều chuyện “chẳng lành” - có sự chưa hiểu biết lẫn nhau, từ đú có cách ứng xử chưa phù hợp giữa mẹ chồng nàng dâu. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến mái ấm gia đình. Đõy cũng là vấn đề nổi cộm hiện nay. Thực tế, hiện nay vấn đề mẹ chồng nàng dâu cũng không còn là vấn đề ảnh hưởng quyết định đến hạnh phúc và bình ổn của con cái như những thập niên trước kia trong xã hội phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tuy có cải thiện hơn song ở nơi này, nơi kia, địa phương này, địa phương kia vẫn còn tiềm ẩn trong tiềm thức sự cách biệt của mối quan hệ này. Điều đó đã thể hiện từ ngàn xưa câu ca “Thật thà cũng thể lái trâu. Yêu nhau như thể nàng dâu mẹ chồng”. Vậy thì thực trạng hiện nay mối quan hệ này biểu hiện qua cách ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng và ngược lại như thế nào. Mặt khác, từ trước tới nay theo chúng tôi biết sách báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều, bàn nhiều về vấn đề này. Song để tiến hành nghiên cứu với tư cách là một công trình khoa học vẫn còn ít. Do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng”. 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện ứng xử phù hợp và chưa phù hợp của nàng dâu với mẹ chồng. Từ đó góp phần nhỏ xây dựng mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng của giáo viên THCS huyện Thường Xuân, Thanh Hoá. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. 2 3.2. Khách thể nghiên cứu . Nghiên cứu trên 120 giáo viên THCS, và trên 120 mẹ chồng. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu là giáo viên THCS với mẹ chồng ở huyện Thường Xuân, Thanh Hoá. 5. Giả thuyết khoa học Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng còn chưa khéo léo vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa nàng dâu và mẹ chồng. Nếu phát hiện được thực trạng ứng xử giữa nàng dâu và mẹ chồng hiện nay một cách đúng đắn, xác hợp sẽ có những biện pháp tâm lý thích hợp làm tăng thêm mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề ứng xử và ứng xử trong gia đình. 6.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. 6.3 Phân tích sự lựa chọn cách ứng xử trong mối quan hệ của nàng dâu với mẹ chồng. Từ đó tìm ra được sự ứng xử một cách phù hợp và những nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ tích cực hay tiêu cực. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Đọc và hệ thống hoá những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra viết. - Phương pháp thực nghiệm trong tình huống giả định. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể (case study). - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn sâu. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học. 3 8. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm phong phú sâu sắc thêm lý luận về sự ứng xử và ứng xử trong gia đình. Về mặt thực tiễn: - Qua nghiên cứu thực trạng luận văn sẽ phát hiện ra cách ứng xử phù hợp hay chưa phù hợp của giáo viên THCS huyện Thường Xuân, Thanh Hóa với mẹ chồng. Từ đó góp phần làm phong phú thêm lý luận về ứng xử đặc biệt là ứng xử trong gia đình. - Luận văn đã xây dựng 20 tình huống giả định (những tình huống này có thể cũng đã xảy ra trong cuộc sống). Từ đó, phát hiện ra cách lựa chọn ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. Đồng thời, từ đó cũng tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Kết quả giải quyết tình huống của luận văn mong góp phần nhỏ vào giảm thiểu mối quan hệ tiêu cực giữa mẹ chồng và nàng dâu. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. Kết luận và kiến nghị. 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng xử một cách có hệ thống ở trong nước và trên thế giới chưa nhiều. Tuy nhiên, vấn đề ứng xử và khéo léo ứng xử trong quan hệ người - người đã được một số tác giả đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1 Ở nước ngoài: đã có nhiều tài liệu của các tác giả khác nhau với nhiều tên khác nhau đã dịch ra tiếng việt về nghệ thuật chinh phục lòng người. - Cuốn sách “đắc nhõn tõm” [8] của tác giả Dule arrnegie được coi như cuốn cẩm nang cho mọi sự thành công trong giao tiếp - ứng xử giữa con người - người. - Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ H.G Giainot [11]- viết cuốn cẩm nang về cách ứng xử với những ai mong muốn con cái thành đạt và hạnh phúc. Tác giả đã cung cấp thêm cho các bậc cha mẹ một số những liệu pháp trong giao tiếp - ứng xử với con cái ở lứa tuổi mẫu giáo và nhi đồng. - Nhà tâm lý học người Nga K.Đ Usinxki với cuốn “Tuyển tập sư phạm” xuất bản năm 1948 khẳng định: Việc hình thành năng lực khéo léo đối xử về sư phạm phụ thuộc đặc điểm nhân cách của giáo viên, phụ thuộc trình độ hiểu của giáo viên về tâm lý học. - Trong cuốn “những phẩm chất tâm lý của người giỏo viờn” Ph.N Gụnụbụlin đó giới thiệu những câu chuyện sinh động về sự đối xử khéo léo hoặc còn vụng về của một số nhà giáo dục Xô Viết cũ. Được coi là tài liệu quý báu giúp cho giáo viên cú thờm kinh nghiệm trong quan hệ với học sinh. 5 Ngoài ra một số nhà Tâm lý học và giáo dục học Liờn Xụ cũ cũng đã đề cập đến vấn đề ứng xử như A.X Macarencụ; V.A Cruchetxki; A.V Petropxki… Những tác giả trên chủ yếu quan tâm đến vấn đề khéo léo ứng xử về sư phạm nhưng vẫn còn sơ lược. - Bên cạnh đú cũn cú một số tài liệu dịch khác liên quan đến vấn đề đối nhân xử thế như: Cư xử như thế nào của tác giả I.A Axma; Ở sao cho vừa lòng người; 28 bài học xử thế của Ray mord de saint Laurent [31]; Xử thế của người nay của K.C Ingram [18] ; Thuật xử thế của người xưa của tác giả Thu Giang [13] ; Tinh hoa xử thế của tác giả Lâm Ngữ Đường [9] 1.1.2 Ở Việt Nam: Một số tác giả đề cập đến vấn đề ứng xử như: - Tác giả Ngô Công Hoàn với cuốn "Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em” [15] đã đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp trong việc giao tiếp ứng xử của cô giáo với trẻ em mẫu giáo. - Tác giả Lê Thị Bừng với cuốn “Tõm lý học ứng xử” [5] lần đầu tiên bàn về một vấn đề phức tạp trong mối quan hệ người - người. Tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm, bản chất, phân loại ứng xử và cỏc cỏch lựa chọn ứng xử trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Các tác giả Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc với cuốn “Nghệ thuật ứng xử và sự thành công ở mỗi người” [25] đã đưa ra những nguyên tắc và phương pháp ứng xử giúp con người ít mắc phải những sai lầm khi giao tiếp, ứng xử với người khác. Một số những luận văn sau đại học của khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập đến vấn đề ứng xử sư phạm như: - Đề tài “Tỡnh huống sư phạm và khả năng giải quyết tình huống sư phạm”của Đàm Thị Thanh ( 1986 ). 6 - Đề tài “Nhận thức của sinh viên về giao tiếp và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày” của Đàm Hoàng Yến ( 1991 ). - Đề tài “Nghiờn cứu thực trạng sự lựa chọn cách ứng xử của giáo viên cấp II ” của Vũ Thị Huê ( 1986 ). - Đề tài “Nghiờn cứu cách ứng xử giữa cha mẹ và con cỏi” của Hồ Thị Hạnh ( 1998 ). - Đề tài “Sự lựa chọn cách ứng xử của giáo viên miền nỳivới học sinh trung học cơ sở” của Triệu Thị Thu Hương ( 1999 ). Ngoài ra cũn cú những bài viết, những tài liệu, sỏch bỏo…liờn quan đến vấn đề ứng xử trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa, ứng xử trong cơ quan và ngoài xã hội…và những cuốn sách tham khảo về kinh nghiệm ứng xử cũng đã xuất hiện, việc “đối nhân xử thế” luôn được coi trọng. Tuy nhiên những vấn đề cơ bản như khái niệm ứng xử, bản chất, phõn loại…cỏc tài liệu này chưa tập hợp được, chưa đề cập một cách cụ thể, hệ thống và khoa học. Tóm lại : Trong xã hội ngày nay việc nghiên cứu ứng xử ở nhiều góc độ khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, trong các quan hệ của con người càng trở nên cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đặc biệt, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, sâu sắc hơn trong vấn đề gia đình đó là mối quan hệ ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình. 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 1.2.1.Khái quát chung về một số thuyết ứng xử Đầu thế kỷ thứ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tâm lý học thì bộ môn Tâm lý học ứng xử cũng xuất hiện - một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ gây được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Để tìm hiểu kỹ vấn đề này, 7 chúng tôi xin khái quát một số thuyết ứng xử theo các hướng nghiên cứu khác nhau của một số tác giả tiêu biểu: 1.2.1.1. Thuyết ứng xử của Watson. J ( 1878- 1958) J. Watson là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông là người theo chủ nghĩa hành vi (do các nhà tâm lý học Phương Tây đề xướng). Ông là người đưa ra cương lĩnh đầu tiên của tâm lý học hành vi năm 1913. Đồng thời ông cũng là người đầu tiên lập ra thuyết ứng xử dựa trên những nghiên cứu điều kiện tiến hóa của Pavlov I.P. Học thuyết hành vi ứng xử (Behaviorison) được ông khởi xướng năm 1921. Xuất phát từ mô hình nền công nghiệp hiện đại của Mỹ sản xuất theo lối dây chuyền vào đầu thế kỷ XX xem con người như một cái máy cơ khí. Thuyết ứng xử do Watson đề xướng đối lập với phương pháp nội quan, chỉ nhấn mạnh cái bên trong của Wund - nhà tâm lý học Đức ( 1832 - 1920 ). Quan điểm của Watson về ứng xử ( hành vi học ) là: - Tiếp nhận kích thích, phản ứng (đối xử lại). Điều này, chung cho cả người và động vật. - Ở người có khi dùng “hành vi” với nghĩa ứng xử phức tạp, có ý đồ nhất định. - Đề ra lý thuyết nghiên cứu về ứng xử - ứng xử về hành vi (introspecfun) thuyết này đưa ra công thức: S R Kích thích → Đáp lại (phản ứng lại) (Stimulus) (Response) Vì vậy theo ông: Tâm lý học nói chung và ứng xử nói riêng nghiên cứu hiện tượng: S – R tức là tác động qua lại giữa chủ thể và môi trường. Ông cho rằng: ứng xử của cá nhân là quá trình tiếp xúc bên ngoài, cái bên trong (nội tâm) không thể biết được, nhưng có thể suy diễn vỡ nó là hộp đen không thể quan sát được. Nếu có nghiên cứu chỉ nghiên cứu được đầu vào và đầu ra. Từ 8 đó, chúng ta có thể nhận thấy quan điểm của ông thừa nhận sự phản ứng của con người trước tác động của bên ngoài là đúng. Với công thức trên J. Watson đã tự nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý học ứng xử nói riêng: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan. Từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử - sai”. Nhưng Watson đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đem đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật. Hành vi theo ông chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng kích thích với môi trường xung quanh, đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý con người, đồng nhất phản ứng tâm lý của con người với động vật. Con người chỉ phản ứng hành vi trong thế giới một cách cơ học máy móc. A.N. Leonchiev cho thuyết này làm mất tính chủ thể của con người. 1.2.1.2. Thuyết ứng xử của S.Kinner B.F (1904 - 1990). S.Kinner là nhà tâm lý học Mĩ - Người trực tiếp kế thừa và phát triển truyền thống hành vi cổ điển của J.Watson, coi hành vi cơ thể là đối tượng nghiên cứu. Ông là người đại diện cho chủ nghĩa hành vi mới. Ông dùng phương pháp “điều kiện hóa cú tỏc dụng” để xác định các quy luật của ứng xử. Ông cho rằng: không thể loại trừ cái chủ quan như ý thức, ngôn ngữ, tư duy… mặc dù đó là những vấn đề khó giải quyết trong tâm lý học. Theo ông, không nên quan niệm một cách máy móc là S – R (có kích thích là có phản ứng) mà phải hiểu rằng trong cơ chế đó có tác dụng tuyển chọn những tiềm năng phản ứng - quá trình đó cũng giống như quá trình đào thải theo quy luật sinh học. Đó là: có kích thích có lợi và có kích thích không có lợi, chủ thể sẽ có phản ứng trả lời với những kích thích có lợi. Thuyết ứng xử của S.Kinner được vận dụng trong việc nghiên cứu hành vi xã hội của con người, trong tâm lý liệu pháp và trong giảng dạy chương 9 trình hóa. Theo lý luận này thì ở trong một môi trường cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể, cá nhân có cách ứng xử độc lập. Cách ứng xử như thế nào là phụ thuộc vào tính chất của kích thích từ bên ngoài, chính kích thích này quy định bản chất ứng xử của nó. Coi mọi hành vi, hành động của con người như một thứ phản ứng. Phản ứng ấy có mối liên hệ nhân quả với những biến đổi bên ngoài theo công thức: kích thích + cơ thể (cả não) = phản ứng . Có thể nói, ưu điểm của thuyết này là cho phép giải thích cho việc luyện tập cũng như cung cách mới trong ứng xử có thể phụ thuộc vào sự thay đổi của những sự kiện bên ngoài có thể. Và lý luận này cho cá nhân là một thực thể ngoan ngoãn, dễ bảo, muốn thay đổi ứng xử chỉ cần thay đổi những kích thích tác động tới. Do đó, người ta có thể dự kiến được ứng xử của cá nhân khi người ta thay đổi yếu tố bên ngoài. Mặt khác có thể kiểm soát điều chỉnh được hành vi ứng xử của cá nhân trong điều kiện kiểm soát và điều chỉnh sự kiện của môi trường. Như vậy dựa vào lý thuyết này cho phép tìm cách xác định khả năng ảnh hưởng của môi trường trong mối tương tác với con người. Thuyết ứng xử của S.Kinner, về thực chất như thuyết của J.Watson đều thuộc chủ nghĩa hành vi nhưng “tế nhị hơn”: chú ý đến sự tác động của môi trường, hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, S.Kinner cũng phủ nhận tính chủ thể của con người; coi con người như cỏi mỏy, lệ thuộc vào môi trường. 1.2.1.3. Lý thuyết về liên hệ xã hội Lý thuyết về liên hệ xã hội quan niệm: Mối dây xã hội là khái niệm cơ sở vừa đơn giản nhất, lại vừa phức tạp nhất trong tâm lý học xã hội. Mối dây xã hội là một nét của khả năng sống thành xã hội của thực thể con người. Mối dây xã hội cú cỏc nghĩa: xác định cách thức tồn tại của con người ; dạng thức biểu hiện kèm theo như: một tư tưởng, ý nghĩ, cảm xỳc…đặt vào một hoàn cảnh theo ý nghĩa: mỗi người trong hoàn cảnh giao tiếp, một môi 10 [...]... nền văn hóa chứa học vấn cao và một học vấn biết nâng tầm cao cho nền văn hóa, thể hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ ở mọi nơi mọi lúc trong mối quan hệ giữa người với người Thể hiện trong cách ứng xử của mỗi con người mang sắc thái, nền văn minh của dân tộc, của thời đại Trên đây là một số vấn đề về bản chất của sự khéo léo ứng xử Để tìm hiểu rõ hơn về sự ứng xử ta đi nghiên cứu về sự phân loại ứng xử. .. xử trong lĩnh vực ngoại giao, ứng xử trong kinh doanh… Trong đó ứng xử được gắn liền với yêu cầu , nội dung, mục đớch của cỏc lĩnh vực đó 31 Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề ứng xử trong gia đình, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng 1.3 Vấn đề ứng xử trong gia đình 1.3.1 Đặc điểm tâm lý người già nói chung và mẹ chồng nói riêng Dân tộc Việt Nam... giao tiếp Giao tiếp là một quá trình, còn ứng xử thường mang tính chất tình huống Do đó, khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm ứng xử, ứng xử là sự thể hiện của giao tiếp Cứ có sự tiếp xúc giữa con người với con người là có sự giao tiếp, nhưng trong sự tiếp xúc ấy phải có tình huống tác động mới có ứng xử Như vậy, ứng xử là những phản ứng, hành vi, cử chỉ của con người nảy sinh trong quá trình giao... người có sự tiếp thu, phản ứng với kích thích bên ngoài Vì vậy phải làm thế nào để kích thích tác động từ bên ngoài phù hợp với khả năng xử lý Chính cơ chế này là phản ứng của sự đồng hoá chứ không phải là sự liên tưởng có chọn lọc, chấp nhận nó, biến thành cái của nó có tính chủ chủ thể Như vậy, sự đồng hoá là cơ chế chủ yếu tạo ra sự thích ứng với yêu cầu của tác động với khả năng phản ứng của con... loại ứng xử tiêu biểu Sự khác nhau đó là tùy thuộc vào sự nghiên cứu của các tác giả ở các góc độ khác nhau Việc phân loại ứng xử có ý nghĩa quan trọng để hiểu sâu và cú cỏch gọi thống nhất trong tâm lý học ứng xử cũng như trong cuộc sống Ngoài các kiểu phân loại ứng xử trờn cũn cú cỏch phân loại ứng xử như: dựa trên các lĩnh vực hoạt động xã hội có: ứng xử sư phạm, ứng xử trong lĩnh vực ngoại giao, ứng. .. động + Ứng phó: là sự đối xử một cách kịp thời và sát hợp với mọi tình thế diễn ra bất ngờ, nếu không ứng phó kịp thời con người sẽ bị lúng túng Theo từ điển Tiếng Việt (của Viện hàn lâm viện ngôn ngữ Việt Nam) [36] ứng xử bao gồm: ứng phó, xử sự, xử thế + Ứng phó: chủ động đối phó một cách kịp thời 17 + Xử sự: giải quyết như thế nào đó những việc giữa mình với những người khác, biết cách ứng xử có... cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ nàng dâu Có những người mẹ chồng bước vào thời kỳ tiền mãn kinh nên dẫn đến những thay đổi về sinh lý và tâm lý, làm cho người mẹ trở nên khó tính Nàng dâu phải nắm bắt được sự thay đổi này để có sự ứng xử phù hợp trong gia đình giúp cho mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trở nên tốt đẹp hơn 1.3.2 Vai trò của người già nói chung và mẹ chồng nói riêng trong gia đình... nghiệm sống của bản thân 20 Vì vậy, con người luôn luôn thể hiện trình độ văn hóa, nhân cách, nhân sinh quan của mình trong mỗi cách ứng xử 3 Các tình huống tác động đó buộc con người phải bộc lộ thái độ, hành vi, cử chỉ, lời núi…để đáp lại, để giải quyết Từ những quan niệm về ứng xử nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về ứng xử như sau: Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người... chịu sự chế ước chuẩn mực, khuôn mẫu của các quan hệ đó Như vậy, ứng xử thuộc về lĩnh vực giao tiếp nờn nó cũng phải mang những dấu hiệu chung của giao tiếp Tuy nhiên, ứng xử và giao tiếp là hai khái niệm khác nhau, giữa chỳng cú sự thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất 21 Ứng xử là sự thể hiện của giao tiếp khi có sự tác động bên ngoài nhưng không phải bất cứ sự giao tiếp nào cũng có ứng xử Tuy... cảnh Cư xử khác với ứng xử : Cư: Nặng về mình, tự mình khuyờn mỡnh, tự mình tìm ra thái độ hành vi thích hợp để ứng vững trong cuộc đời Xử: Sự phản ứng tích cực với khách quan khi có sự tác động vào con người ta Hiện nay,trong tâm lý học, thuật ngữ ứng xử được hiểu theo 2 hướng: + Theo nghĩa rộng: ứng xử được hiểu là toàn bộ những phản ứng thể hiện ở thái độ của chủ thể trước mọi tác động của thế . thực trạng biểu hiện sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. 6.3 Phân tích sự lựa chọn cách ứng xử trong mối quan hệ của nàng dâu với mẹ chồng. Từ đó tìm ra được sự ứng xử một cách phù hợp và những. cứu. Sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. 2 3.2. Khách thể nghiên cứu . Nghiên cứu trên 120 giáo viên THCS, và trên 120 mẹ chồng. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Sự lựa chọn ứng xử của nàng. nghiên cứu Sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu là giáo viên THCS với mẹ chồng ở huyện Thường Xuân, Thanh Hoá. 5. Giả thuyết khoa học Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng còn chưa khéo léo vì vậy ít nhiều

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan