Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

11 457 0
Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trịnh Trung Trứ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04 Người hướng dẫn : PGS.TS. Phan Thị Xuân Yến Năm bảo vệ: 2013 102 tr . Abstract. chương 1 là thực trạng về nguồn lực thanh niên và những thành tựu cơ bản của việc phát huy nguồn lực thanh niên trong giai đoạn 2007 – 2012 ở thành phố Cần Thơ. Những thành tựu cơ bản như: Cần Thơ đẩy mạnh hưởng ứng “ tháng thanh niên” hàng năm; thành phố đã tổ chức quản l ý và sử dụng tương đối hợp l ý thanh niên trong phong trào xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hộị, bảo vệ tổ quốc; phong trào “ 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; thanh niên thi đua học tập đi đầu trong xây dựng xã hội học tập và tiến quân vào khoa học công nghệ; đẩy mạnh vai trò thanh niên xung kích bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt ở những địa bàn khó khăn; xây dựng tổ chức hội và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tham gia xây dựng đoàn vững mạnh và phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên; thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới nhằm vươn lên xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc phát huy nguồn lực ở thành phố Cần Thơ trong những năm qua thì vẫn còn một số hạn chế nhất định. Chương 2 tác giả trình bài về những nội dung lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội, lý luận về những nội dung cơ bản của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của lực lượng thanh niên. Qua phân tích về thực trạng phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung và phương thức vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát huy nguồn lực thanh niên trong giai đoạn 2007 – 2012 ở Cần Thơ. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm phát huy cao hiệu quả của việc phát huy nguồn lực thanh niên ở Cần Thơ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở giai đoạn tiếp theo. Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguồn lực thanh niên; Cần Thơ Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình vận động của lịch sử, thanh niên có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động của thanh niên trải dài trên khắp các lĩnh vực của đời sống của xã hội. Thanh niên là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động kinh tế, làm ra của cải, vật chất cho xã hội. Thanh niên cũng là lực lượng tiên phong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Đặc biệt vai trò của thanh niên trong công cuộc chống ngoại xâm giành và giữ vững nền độc lập….Rất nhiều nhà văn hóa lớn, nhiều nhân tài trong khoa học, nghệ thuật đã khẳng định được tài năng của mình, đóng góp tích cực và có hiệu quả vào di sản văn hóa của nhân loại ngay từ khi còn ở tuổi thanh niên. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong các cuộc đấu tranh cách mạng vì sự tiến bộ của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định thanh niên là một lực lượng cách mạng mạnh mẽ, tiêu biểu cho những gì mới mẻ, có sức trưởng thành và vươn dậy không ngừng, có khả năng thích ứng nhanh nhạy trước mọi biến động phức tạp của xã hội. Đặt niềm tin vào lứa tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiệp đổi mới thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”[20, tr. 82] Trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đoàn viên thanh niên chúng ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong không ngại khó khăn có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế, xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên” [17, tr. 36] Công nghiệp hóa, hiện đại hoá là một cuộc cải biến cách mạng từ xã hội nông nghiệp trở thành xã hội công nghiệp, đồng thời đó cũng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết, và một trong những tiền đề cần thiết nhất, chính là nguồn nhân lực khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( 6-1991) đã nêu sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, trong nguồn nhân lực thanh niên lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển nói chung và đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng. Bởi họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Họ là đội ng ̣ ũ tri thức trẻ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nhất, những tiến bộ của thời đại, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Thể hiện năng lực của tuổi trẻ nói chung, trong những năm qua thanh niên thành phố Cần Thơ nói riêng luôn phát huy vai trò, sức mạnh của mình và bằng những hành động và việc làm cụ thể, tuổi trẻ thành phố đã góp phần vào việc xây dựng thành phố Cần Thơ từng bước xứng tầm là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người và nguồn lực con người đã từng là mục tiêu quan trọng thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chiến lược con người nói chung và thanh niên nói riêng từ các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tính tích cực xã hội của con người và con đường nâng cao vai trò nhân tố con người. Thứ nhất, liên quan đến nguồn lực và nhân tố con người, chẳng hạn: "Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" Đỗ Mười - Tạp chí Thông tin lý luận số 3, 1993; "Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế" Nguyễn Văn Sáu - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm và thực tiễn nước ta" Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học - số 3/1994; "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" Phạm Minh Hạc - Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7 - 1996. Các công trình trên đã nghiên cứu về việc phát huy nhân tố con người nói chung, và cũng đã nêu ra những khái niệm cơ bản về con người, về nguồn lực con người và các công trình trên cũng tiếp cận vai trò của nguồn lực con người với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Thứ hai, đáng chú ý là một số công trình gần đây có đề cập trực tiếp hoặc gợi mở những vấn đề nghiên cứu về nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như: "Phát huy và phát triển nguồn nhân lực trẻ của đất nước phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH" Trần Thị Tâm Đan - Tạp chí Cộng sản, số 21-1996; "Góp phần tạo nguồn lực trẻ có chất lượng cao" Vũ Trọng Kim - Tạp chí Khoa học chính trị, số 2-1996; "Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" PTS Nguyễn Phương Hồng - Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997; "Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông nghiệp nước ta" PTS Nguyễn Văn Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam” TS. Trần Quy Nhơn, Nhà xuất bản Thanh niên, 2003. Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận mới về thanh niên, về nguồn lực trẻ…và các tác giả cũng có cách nhìn nhận về vai trò, vị trí của thanh niên học sinh, sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn chung, các tác giả trên cũng đã nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn lực thanh niên và vai trò của các nguồn lực đó đối với phát triển đất nước. Tuy nhiên, các công trình tập trung nghiên cứu chủ yếu là trên phạm vi cả nước. Cho nên, việc nghiên cứu, vận dụng và phát huy nguồn lực thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở phạm vi từng địa phương vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho tác giả tiếp tục nghiên cứu “Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về thực trạng việc phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và qua đó vận dụng tư tưởng Hổ Chí Minh về thanh niên. Để từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là, phân tích và đánh giá đúng thực trạng về nguồn lực thanh niên và việc phát huy nguồn lực này trong những năm 2007 - 2012 ở thành phố Cần Thơ. Hai là, vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về thanh niên, đề xuất và luận giải những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Cần Thơ trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phát huy vai trò của Đoàn, Hội trong việc phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2007 – 2012. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và vai trò, vị trí của nguồn lực thanh niên. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về thanh niên. Quan điểm, chủ trương của Đại hội Trung ương Đoàn khóa VIII, IX, X. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác về nguồn lực thanh niên. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của thành Đoàn thành phố Cần Thơ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần làm hoàn chỉnh và sâu sắc thêm luận cứ khoa học về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, vai trò và ý nghĩa của nguồn lực thanh niên đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở thành phố Cần Thơ. Luận chứng về phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 2 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007- 2012. Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục và đạo tạo, Tờ trình số 97 –TTr/BTGTW, Hà Nội. 3. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (2008), TNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 4. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (2009), TNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 5. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (2010), TNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 6. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (2011), TNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 7. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (2012), TNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 8. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên quí I năm 2013 (2013), ĐTNCSHCM – BCH Thành phố Cần Thơ. 9. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khoá X, về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 10. Chỉ thị Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VII (20/3/1996), về Công tác thanh niên trong thời kỳ mới. 11. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (21/3/2005), Về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. 12. Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, về tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 13. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Triết học - số 3. 14. Vũ Huy Chương (2002), vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Chương trình hành động số 18-NQ/TU ngày 22/9/2008 của BCH Đảng bộ thành phố Cần Thơ 16. Chương trình hành động số 30-NQ/TU ngày 9/10/2008 của BCH Đảng bộ huyện và Kế họach số 32 ngày 10/11/2008 của BCH Thành đoàn. 17. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Trần Thị Tâm Đan (1996), Phát huy và phát triển nguồn nhân lực trẻ của đất nước phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Tạp chí Cộng sản, số 21. 19. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, NXB Thanh niên, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội toàn quốc XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2006), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Phạm Minh Hạc (1996), Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7. 26. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa Thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. PTS Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đặng Trần Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Vũ Trọng Kim (1996), Góp phần tạo nguồn lực trẻ có chất lượng cao, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2. 31. GS Đinh Xuân Lâm, TS Bùi Đình Phong (2005), Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, NXB Lao động. 32. V.L Lênin (1959), Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, tuyển tập, Quyển 2, NXB Sự thật, Hà Nội. 33. V.L Lênin (1981), Bàn về thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội. 34. Luật Thanh niên (2005), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. C.Mác và Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 16, NXB Sự thật, Hà Nội. 36. C.Mác và Ph.Ăngghen (1978), Về thanh niên, NXB Sự thật, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh, Thư gửi các bạn thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội thanh niên ta hăng hái tiến lên, NXB Thanh niên, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh, Những sự kiện, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 47. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 54. Hồ Chí Minh (2011), Về đạo đức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. Đỗ Mười (1993), Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, Tạp chí Thông tin lý luận số 3. 56. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, NXB Thanh niên, Hà Nội. 57. TS. Trần Quy Nhơn (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên. 58. Nghị quyết trung ương 4 (14/01/1993), Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Số: 04 – NQ/HNTW. 59. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X, (25/7/2008), Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. [...]... Hồ Chí Minh (2007), tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 – 2007, NXB Thanh niên, Hà Nội 70 Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Văn kiện TW Đoàn khóa X , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 71 UBND TP Cần Thơ (2007), Chiến lược phát triển thanh niên từ nay đến 2010 và định hướng 2020 72 Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp công. .. thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Cần Thơ (2012), Văn kiện Thành Đoàn Cần Thơ khóa IX, Cần Thơ 67 Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm và thực tiễn nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 68 PTS Nguyễn Văn Trung (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông nghiệp nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 69 Trung ương Đoàn thanh niên. .. cạnh tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Triết học số 1/1996 64 Nguyễn Văn Sáu (1993), Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 65 Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Chương trình phát triển thanh niên thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2020 đến cơ sở 66 Thành Đoàn thanh. .. 2009 của Chính phủ và Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tư ng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 61 Lê Khả Phiêu (ngày 19 tháng 4 năm 2001), Báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội 62 PGS.TS Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, NXB Chính trị... X , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 71 UBND TP Cần Thơ (2007), Chiến lược phát triển thanh niên từ nay đến 2010 và định hướng 2020 72 Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Thanh niên, Hà Nội . trạng phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung và phương thức vận dụng tư tư ng Hồ Chí Minh trong việc phát huy nguồn lực thanh niên trong. nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007- 2012. Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát huy nguồn lực thanh niên ở thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . việc phát huy nguồn lực thanh niên ở Cần Thơ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở giai đoạn tiếp theo. Keywords .Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguồn lực thanh niên; Cần Thơ Content.

Ngày đăng: 17/04/2015, 23:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan