Tìm hiểu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường Nhật Bản

26 2.6K 25
Tìm hiểu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập,mở cửa giao lưu hợp tác kinh tế quốc tê, tạo nhiều cơ hội hợp tác mua bán với các nước trên thế giới.Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,việc soạn thảo,thỏa thuận và thực hiện hợp đồng XNK là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết định xem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không,thực hiện như thế nào và kết quả của việc giao dich ra sao.Vì thế,hợp đồng xuất nhập khẩu là thứ tiên quyết và tối quan trọng đối với các giao dich quốc tế.Vậy quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại một doanh nghiệp tuân theo những yêu cầu và trình tự thế nào? Do đó nhóm đã đi nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường Nhật Bản” Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều cũng như khả năng còn hạn chế nên bài thảo luận có thể còn nhiều sai sót, mong thầy bỏ qua và góp ý giúp chúng em hoàn thiện đề tài của mình! Em xin chân thành cám ơn! B. NỘI DUNG PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế - Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau - Như vậy chủ thể của hợp đồng là bên có trụ sở kinh doanh ở những quốc gia khác nhau. Đây có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa( hợp đồng xuất nhập khẩu); hợp đồng gia công; hợp đồng đại lý, môi giới; hợp đồng ủy thác. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hoặc dịch vụ. Bên bán phải giao hàng hóa, dịch vụ cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán một đối giá cân xứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được giao. - Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng. - Vai trò: Hợp đồng thương mại quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế, nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch thương mại. 1.2. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện sau: - Đối tượng của hợp đồng: Hợp pháp - Chủ thể của hợp đồng:Hợp pháp • Có tư cách pháp nhân • Có đăng ký kinh doanh • Có quyền xuất khẩu/ nhập khẩu trực tiếp - Nội dung hợp pháp - Hình thức hợp pháp: Văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương. 1.3. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được phân loại như sau: - Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng : Ngắn hạn và hợp đồng dài hạn. • Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn, và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc. • Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần - Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. • Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng. • Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng. - Theo nội dung mua bán: có hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán dịch vụ. - Xét theo hình thức của hợp đồng có các loại: hình thức văn bản và hình thức miệng - Theo cách thức thành lập hợp đồng: Bao gồm hợp đồng một văn bản, hợp đồng gồm nhiều văn bản. 1.4. Kết cấu của hợp đồng Phần mở đầu: - Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký hợp đồng - Số liệu hợp đồng. - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng - Các định nghĩa dùng trong hợp đồng - Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Phần giới thiệu chủ thể hợp đồng: - Thông tin người mua, người bán Phần nội dung: các điều khoản của hợp đông - Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành: • Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không có giá trị pháp lý • Các điều khoản khác: Là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp đồng, nhưng nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. - Theo tính chất của điều khoản chia ra • Các điều khoản về hàng hóa như: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì mã hiệu. • Các điều khoản về tài chính: Giá cả và sơ sở tính giá, về thanh toán… • Các điều khỏan về vận tải: Điều kiện giao hàng, thuê tầu… • Các điều khoản pháp lý: Luạt áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, bất khả kháng, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài, thời gian, hiệu lực hợp đồng… • Các điều khoản khác - Phần cuối : Chữ kí của hai bên. II. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng 1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế a) Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: - Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. - Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng đê tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu. - Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau mà quá trình tập trung hàng xuất khẩu cũng khác nhau để đảm bảo được hiệu quả của quá trình xuất khẩu:  Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu: các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiến hành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của mình.  Doanh nghiệp xuất khẩu Quá trình tập trung hàng xuất khẩu: - Xác định nhu cầu hàng hóa : Cần xác định nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu: số lượng, chủng loại, yêu cầu về chất lượng, bao bì, lịch trình giao hàng. - Phân loại nguồn hàng xuất khẩu : là phân chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tiêu thức cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đặc trưng tương đối đồng nhất để có các chính sách, biện pháp, lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng để khai thác tối đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng • Theo khối lượng hàng hóa mua được - Nguồn hàng chính - Nguồn hàng phụ Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩu Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu Lựa chọn hình thức giao dịch • Theo đơn vị giao hàng: - Các doanh nghiệp nhà nước - Các công ty liên doanh - Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, hộ gia đình • Theo khu vực địa lý - Theo các miền đất nước - Theo các tỉnh thành phố - Theo các vùng • Theo mối quan hệ với nguồn hàng - Nguồn hàng truyền thống - Nguồn hàng không quan hệ thường xuyên - Nguồn hàng mới _ Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu: • Nghiên cứu nguồn hàng: đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện hữu và các nguồn hàng tiềm năng. Nội dung nghiên cứu:  Khả năng sản xuất của nguồn hàng: là nghiên cữ chủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã, đặc điểm riêng của từng loại hàng, những chỉ tiêu chất lượng, mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài của mặt hàng.  Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng: Quyết định nhiều đến khả năng sản xuất của nguồn hàng xuất khẩu.  Năng lực quản lý: Khả năng quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng quản lý của nguồn hàng người ta xem xét trên hệ thống tiêu chuẩn, quan điểm về quản lý, cấu trúc của hệ thống và triển khai các nguồn nhân lực  Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng: Phân tích khả năng phát triển nguồn hàng trong tương lai để thấy được khả năng đáp ứng của nguồn hàng trong thời gian tới.  Khả năng tiếp cận nguồn hàng. • Đánh giá lựa chọn các nguồn hàng  Đánh giá lựa chọn nguồn hàng mới  Đánh giá lựa chọn nguồn hàng hiện tại - Lựa chọn hình thức giao dịch • Mua hàng xuất khẩu • Ký kết hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu • Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu • Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu • Xuất khẩu ủy thác - Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu : bao gồm hệ thống các chi nhánh, các đại lý, hệ thống kho hàng, hệ thống vận chuyển…. Cơ sở để tổ chức hệ thống hợp lý: • Đặc điểm mặt hàng • Đặc điểm nguồn hàng • Hình thức giao dịch b) Bao gói hàng xuất khẩu: việc tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa. • Hàng hóa có cần đóng bao bì không • Kiểu cách và chất lượng của bao bì • Số lượng bao bì cần đóng gói • Nguồn và cách thức cung cấp bao bì • Cách thức đóng gói bao bì c) Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Kẻ ký mã hiệu là khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. 2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì. Kiểm tra hàng xuất khẩu có tác dụng: - Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như đảm bảo tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế. - Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng mới… làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu - Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu, đảm bảo được quyền lợi của khách hàng. Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở hai cấp: - Ở cơ sở: Như đơn vị sản xuất, tham thu mua chế biến, gia công… Việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để nhất. Kiểm tra về chất lượng, số lượng và trọng lượng. - Ở các cửa khẩu: Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa. 3. Thuê phương tiện vận tải Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống… a. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải - Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế - Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa - Căn cứ vào điều kiện vận tải b. Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tầu biển) Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyển chở hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Vì vậy khi thuê phương tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để có quyết định thuê tầu cho thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt được hợp đồng và hạn chế được rủi ro. Tùy theo các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tầu sau: - Phương thức thuê tầu chợ (Liner) - Phương thức thuê tầu chuyến (Voyage charter ) Quá trình thuê tầu bao gồm các nội dung: - Xác định nhu cầu vận tải - Xác định hình thức thuê tầu - Nghiên cứu các hãng tầu trên các nội dung - Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu 4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra a. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa - Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế. - Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Khối lượng của hàng hóa, giá trị của hàng hóa và đặc điểm của hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan trọng cho chúng ta lựa chịn các quyết định trên - Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ. Đặc điểm của hành trình vận chuyển như: tính nguy hiểm của tuyến đường vận tải, chiến tranh, các yếu tố tạo nên rủi ro hàng hóa mà chúng ta cần xem xét. b. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa. Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp thương mại quốc tế cần tiến hành theo các bước: - Xác định nhu cầu của bảo hiểm: Từ các căn cứ trên doanh nghiệp phải phân tích để xác định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm • Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng. • Có nhiều điều kiện bảo hiểm khác nhau: Điều kiện bảo hiểm loại C: Những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm: - Cháy hoặc nổ, tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp. Tàu đâm va vào nhau hoặc đâm vào bất kỳ vật thể gì bên ngoài. Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn. - Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh - Hy sinh tổn thất chung - Ném hàng khỏi tàu - Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích Điều kiện bảo hiểm B: Giống điều kiện bảo hiểm C nhưng thêm các rủi ro sau: - Động đất, núi lửa phun, sét đánh - Nước cuốn hàng khỏi tàu - Nước biển, nước hồ… chảy vào tàu. Điều kiện bảo hiểm A: Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm những rủi ro chính và những rủi ro phụ do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa. 5. Làm thủ tục hải quan Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoawcjuyr quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau : - Khai và nộp tờ khai hải quan - Xuất trình hàng hóa - Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính a. Khai và nộp hồ sơ hải quan: - Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời hạn quy định - Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do tổng cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử. - Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với các chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ theo quy định của luật hải quan. Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan doanh nghiệp cần chú ý: - Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tính thuế xuất nhập khẩu - Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan - Nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ và đúng hạn [...]... VẬN DỤNG THỰC TẾ I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ - Thông NỘI tin tóm tắt về công ty Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp... thế giớ hiện nay có thói quen đi ăn hiệu và nhà hàng Vì vậy câc siêu thị, nhà hàng tiêu thị một số lượng thủy sản rất lớn và yêu cầu sản phẩm đẹp dễ hấp dẫn II 1 0.1 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Tình hình thực hiện Mở thư tín dụng L/C Đối với hợp đồng thanh toán bằng L/C,sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, công ty giục người mua mở L/C,thông thường công ty sử dụng ngân hàng Mặt... đấu ,công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan: • Đa phần công ty đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng và số lượng hợp đồng sai sót không đáng kể Năm 2011 K ế hoạch Năm 2012 T hực hiện K ế hoạch Năm 2013 T hực hiện hoạch Kế Thự c hiện Hợp đồng ký kết 1 7 Hợp đồng 1 7 1 thực 7 2 0 1 7 2 23 23 2 23 23 1 2 1 0 2 0 0 hiện Hợp 1 0 2 đồng sai sót • Nhờ thực hiện tốt hợp đồng mà số hợp đồng. .. đa phần hàng hóa xuất khẩu của công ty luôn được phân luồng xanh,một số ít phân luồng vàng 0.6 Giao hàng cho phương tiện vận tải Điều kiện giao hàng mà công ty thường sử dụng khi xuất khẩu hàng thủy sản sang Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm là theo FOB.Do đó công ty tiến hành các công việc sau: - Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng quy định: cán bộ công ty làm thủ tục thông quan xuất khẩu, tiến... 22/12/2006 Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quy t định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam); Sau đó được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quy t định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành... tính chất của loại hàng xuất khẩu - Tăng cường công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng với tính kịp thời và nghiêm túc - Nhạy bén và kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thời nâng cao công tác thực hiện các khâu trong tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng - Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu - Nâng cao trình độ nghiệp vụ... hợp đồng ký kết với bạn hàng để tiến hành đặt hàng các cơ sở sản xuất trong nước sao cho đúng mặt hàng,số lượng,chất lượng Thu mua tự do: hình thức thu mua xảy ra khi có nhu cầu về hàng hóa trên thị trường Khi đó công ty tiến hành thu gom hàng hóa ở các đơn vị chân hàng 0.3 Kiểm tra hàng xuất khẩu Trước khi giao hàng Công ty kiểm tra kỹ lưỡng hàng xuất khẩu Thông thường nội dung chủ yếu mà Công ty kiểm... phương tiện vật chất - kỹ thuật cho quá trình thực hiện Hợp đồng xuất khẩu C.KẾT LUẬN Tóm lại, hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho Việt Nam nói chung, công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội nói riêng Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành ,công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, góp phần nâng tầm Việt Nam sánh vai với... www.seaprodexhanoi.com.vn 5 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty 5.1 Bảng kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty (Theo báo cáo tài chính công ty qua các năm 2011,2012,2013 ) Doanh số xuất khẩu cũng như sản lượng xuất khẩu của từng năm của công ty tăng lên rõ rệt do công ty đã chú trọng hơn đến các quy trình nuôi trồng thủy hải sản, do vậy chất lượng sản phẩm cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng... bảo phù hợp với hợp đồng Đặc biệt với mặt hàng thủy sản xuất khẩu thường phải có giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ và giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP, đặc biệt do hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản luôn bắt buộc kiểm tra 100% số hàng và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh trong thủy sản theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản ban hành (xem phụ lục 1.1 -Quy định . hiểu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường Nhật Bản Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều cũng. VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ NỘI. - Thông tin tóm tắt về công ty Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty. doanh có: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. • Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quy n sở hữu hàng hóa sang cho thương

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan