Thực trạng về tình hình gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam

51 5K 49
Thực trạng về tình hình gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ 2 1.1. Khái niệm về gia công quốc tế 2 1.2. Đặc điểm của gia công quốc tế 2 1.3. Tác dụng của gia công quốc tế 3 1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5 2.1. Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây 5 Bảng 1: Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2013 5 Biểu đồ 1: Các thị trường xuất khẩu chủ lực năm 2012 10 Biểu đồ 2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu dệt may (2007-2014) 11 2.2. Các hình thức gia công quốc tế hàng dệt may xuất khẩu 14 2.3. Thực trạng gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 18 2.3.1. Nêu thực trạng chung 18 Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng Dệt may năm 2012 19 Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất gia công trong những năm qua 20 Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam 20 Biểu đồ 4: Các thị đối tác gia công chính trong ngành dệt may 20 Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất gia công ngành dệt may năm 2013 22 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 26 2.3.3. Những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 28 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động gia công dệt may Việt Nam 31 Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu dệt may (2005 – 2013).32 Lớp HP: 1451ECIT0311 Nhóm: 05 Nguồn: Báo cáo ngành dệt may năm 2013 32 CHƯƠNG III: CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 33 3.1. Nêu phương hướng phát triển trong những năm tới 33 3.1.1. Nêu phương hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới 33 Bảng 3: Định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. .34 3.1.2. Nêu phương hướng phát triển của hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may trong những năm tới 35 3.2. Kiến nghị giải pháp để phát triển hoạt động gia công quốc tế cho ngành dệt may Việt Nam 35 3.2.1. Giải pháp từ Nhà nước 35 3.2.2. Giải pháp từ doanh nghiệp trong ngành 39 KẾT LUẬN 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 Lớp HP: 1451ECIT0311 Nhóm: 05 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Lớp HP: 1451ECIT0311 Nhóm: 05 LỜI NÓI ĐẦU Ngành Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ. Với khoảng hơn 6000 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mô vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng tài chính, trình độ công nghệ, tay nghề của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và cả uy tín thương hiệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, đặt mình vào vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì thế, khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thi trường thế giới, sản phẩm dệt may của Việt Nam dù được xuất đi rất nhiều nơi và Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về lại rất thấp. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần định hướng phát triển trong tương lai như thế nào? Tiếp tục xuất khẩu hàng gia công quốc tế hay cần tìm con đường mới để thoát khỏi kiếp gia công lâu nay ? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề gia công quốc tế nói chung và gia công may mặc ở Việt Nam nói riêng, nhóm 05 chọn đề tài thảo luận: “Lựa chọn 1 ngành hàng/sản phẩm. Đánh giá hoạt động gia công quốc tế đối với ngành hàng/sản phẩm đó ở Việt Nam hiện nay”. Để hoàn thành bài thảo luận, nhóm 5 đã nhận được sự giảng dạy và chỉnh sửa bài nhiệt tình của Th.S Vũ Anh Tuấn. Mặc dù có nhiều cố gắng song bài không thể tránh được những sai sót, chúng em rất mong có thêm sự đóng góp của thầy giáo để bài thảo luận được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 1 Nhóm: 05 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm về gia công quốc tế Gia công quốc tế là phương thức trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị nguyên liệu phụ kiện hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công trong nước tiến hành tổ chức quá trình sản xuất thành sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về 1 khoản thù lao (phí gia công) theo thỏa thuận. Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài. 1.2. Đặc điểm của gia công quốc tế Gia công quốc tế là một phương thức ủy thác gia công, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Trong quá trình gia công, bên nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi phí gia công (thù lao lao động). Do đó, có thể nói gia công quốc tế là một hình thức mậu dịch lao động, một ìn thức xuất khẩu lao động tại chỗ thông qua hàng hóa. Gia công quốc tế là một phương thức buôn bán gia công “hai đầu ở ngoài”, nghĩa là thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm đó. Ở đây cần lưu ý, nghiệp vụ gia công quốc tế khác với nghiệp vụ nhập khẩu thành phẩm (mua đứt bán đoạn). Tuy nó cùng về phương thức buôn bán gia công “Hai đầu ở ngoài” nhưng nó có điểm khác biệt rõ rệt với gia công quốc tế ở chỗ: Thứ nhất, trong nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm là hai vụ giao dịch khác nhau, đều xảy ra chuyển dịch quyền sở hữu, người cung ứng nguyên liệu và người mua thành phẩm không có liên hệ chắc chắn nào. Trong nghiệp vụ gia công quốc tế, nhập nguyên liệu đầu vào và xuất thành phẩm đi không có sự chuyển dịch quyền sở hữu, hoặc nếu có chuyển dịch quyền sở hữu trong nhập nguyên liệu nhưng chúng đều thuộc một cuộc giao dịch, các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng. Vì nghiệp vụ gia công quộc tế thuộc về ủy thác gia công, do đó người cung ứng nguyên liệu lại chính là người nhận thành phẩm. Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 2 Nhóm: 05 Thứ hai, trong nghiệp vụ nhập khẩu nguyên liệu gia công và xuất khẩu thành phẩm, nhà máy trong nước mua từ nước ngoài nguyên liệu, gai công thành phẩm, làm tăng giá trị, sau đó bán ra thị trường nước ngoài, kiếm giá trị chênh lệch từ nguyên liệu đến thành phẩm, nhà máy trong nước phải chịu những rủi ro khi tiêu thụ trên thị trường. Trong nghiệp vụ gia công quốc tế, vì thành phẩm giao cho bên đặt gia công tự tiêu thụ, nhà máy trong nước không phải chịu rủi ro, nhưng phần nhận được cũng chỉ là thù lao sức lao động, còn giá trị lao động lớn như thế nào thì không cần quan tâm, do đó, lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ gia công quốc tế thường thấp hơn nhiều so với nhập khẩu nguyên liệu gia công. Nên, phấn đấu để tăng dần tỷ lệ “mua đứt bán đoạn” lên thay thế gia công thuần túy đang là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp đang thực hiện gia công quốc tế tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1.3. Tác dụng của gia công quốc tế Áp dụng phương thức giao dịch gia công quốc tế đều có tác dụng tích cực đối với bên đặt gia công cũng như bên nhận gia công, nên gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong thương mại quốc tế của nhiều nước. Tác dụng đối với bên đặt gia công * Tác dụng đối với bên đặt gia công: − Hạ thấp giá thành sản phẩm, do đó làm tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. − Có thể điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nước sở tại * Tác dụng đối với bên nhận gia công: − Giảm tải dư thừa lao động hay thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập thêm ngoại tệ. − Phát triển nguồn lao động, tạo cơ hội việc làm và làm phát triển kinh tế. − Thu hút sự đầu tư kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hướng xuất khẩu phát triển. Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 3 Nhóm: 05 1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế Gia công quốc tế là một phương thức thương mại quốc tế mà các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thường áp dụng, nhằm tận dụng những lợi ích mà gia công quốc tế đem lại. Khi áp dụng gia công quốc tế vần lưu ýcác vấn đề sau: − Khi phát triển nghiệp vụ thương mại quốc tế phải có quan điểm toàn cục, chú ý xử lý tốt mối quan hệ với xuất khẩu thông thường. − Xác định hợp lý chi phí lao động: cần tăng cường hoặch toán kinh tế, chú ý tới hiệu quả kinh tế. Với nước có giá thành gia công thấp hơn nước ngoài, khi quyết định mức chi phí lao động, không những phải xem xét xem có hợp lý hay không, đồng thời phải tham khảo mức chi phí lao động của thị trừơng nước ngoài để hoặch toán, cân nhắc hiệu quả, để cho tiêu chuẩn chi phí của mình vừa có sức cạnh tranh, lại thu về nhiều ngoại tệ cho nước mình, tránh sự cạnh tranh với các đơn vị gia công khác trong nước, tự ý hạ thấp mức chi phí lao động. − Dần dần mở rộng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu, linh kiện nước mình sản xuất: ở những khu vực hoặc đơn vị có điều kiện, cần cố gắng sử dụng nhiều nguyên vật liệu hoặc linh kiện do nước mình sản xuất, tranh thủ nâng cao tỷ trọng ở mặt này, dần dần quá độ sang tự kinh doanh xuất khẩu. − Nâng cao năng lực của doanh nghiệp: Nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mọi mặt. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng. Những đơn vị có điều kiện cần có kế hoặch dần dần nâng cao trình độ kỹ thuật của nghiệp vụ gia công. Từ gia công nhiều sức lao động quá độ sang gia công tập trung kỹ thuật, tập trung vốn. Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 4 Nhóm: 05 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1. Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây 2.1.1. Đánh giá tình hình ngành Dệt May Việt Nam qua một vài chỉ tiêu năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Số lượng công ty Công ty 6700 Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn Cơ cấu Cty theo hình thức SH Tư nhân (84%), FDI (15%), NN (1%) Cơ cấu công ty theo HĐ May (70%), se sợi (6%), dệt/đan (17%), nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%) Vùng phân bố công ty Miền Bắc (30%), Miền Trung và cao nguyên (8%), Miền Nam (62%) Số lượng lao động Người 2,5 triệu Thu nhập bình quân VND 4,5 triệu Số ngày làm việc/tuần Ngày 6 Số giờ làm việc/tuần Giờ 48 Số ca/ngày Ca 2 Giá trị xuất khẩu dệt may USD 18,5 tỷ Giá trị nhập khẩu dệt may USD 13,5 tỷ Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi Phương thức sản xuất Gia công đơn giản (70%); khác (30%) Thời gian thực hiện đơn hàng Ngày 90 – 100 Bảng 1: Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2013 Nguồn: Báo cáo ngành dệt may năm 2013 Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới. Xuất khẩu đứng thứ nhất cả nước, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; Việt Nam lọt trong “top” 10 trong 153 quốc gia xuất khẩu dệt may, sau Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Đài Loan 2.1.2. Sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây (2010 – 2013) Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 5 Nhóm: 05 Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ đô la dệt may đã đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản. Thị phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%, thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may hiện sử dụng trên 3 triệu lao động - trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước, với những thành tựu này, dệt may Việt Nam đang là ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của người tiêu dùng trong nước mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế. Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) ví von: Dệt may Việt Nam như một “quầy hàng ngon” nên trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường tiêu thụ tăng trưởng rất chậm nhưng thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam tại những thị trường chủ lực vẫn tăng trưởng rất khả quan. Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay ngành dệt may đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể: − Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 6 Nhóm: 05 lao động lớn, vừa tạo ra giá trịhàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2010-2013. Hàng dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch đạt trên con số gần 20 tỷ USD, chiếm 16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong đó có các thị trường quan trọng của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản − Năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong toàn ngành Dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh lớn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức. − Thứ nhất, năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế. Tay nghề công nhân còn kém, việc đào tạo chuyên gia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa theo kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi phát triển của ngành Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do có tới 70-80% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp, trong khi đó ngành dệt may vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhập nước ngoài. − Thứ ba, thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặt hàng xuất khẩu không hạn ngạch, chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian. Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 7 Nhóm: 05 [...]... ro về thời gian và chất lượng nguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển, rủi ro về thời gian khi tìm nguyên liệu thay thế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh hưởng hợp đồng giao hàng 2.3 Thực trạng gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 2.3.1 Nêu thực trạng chung 2.3.1.1 Tình hình gia công quốc tế hàng dệt may trong những năm vừa qua Tình hình chung: Hiện nay, hoạt động gia công quốc tế. .. công Tỷ trọng hàng gia công 76,5% 75,3%, 72,5% 70% Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất gia công trong những năm qua Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam Qua đó thấy rằng, gia công quốc tế là hoạt động chính trong ngành dệt may Việt Nam Gia công quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giúp ngành dệt may trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu nước Thị trường gia công chủ lực: Biểu... công ngành dệt may năm 2013 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam 2.3.1.2 Vai trò của hoạt động GCQT đối với ngành dệt may VN và sự phát triển kinh tế xã hội Gia công quốc tế là một hình thức phổ biến trong thương mại quốc tế Thông qua hình thức này cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều khai thác được những lợi thế của mình Gia công quốc tế giúp nước ta mở rộng được quan hệ kinh doanh quốc tế và qua... chủ lực: Biểu đồ 4: Các thị đối tác gia công chính trong ngành dệt may Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác gia công hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Theo Số liệu thống kê từ Vitas năm 2013 cho thấy, tổng lượng xuất gia công dệt may Việt Nam vào Mỹ đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Xuất gia công sang thị trường EU đạt 1,85 tỷ... giá trị ngành dệt may toàn cầu Như vậy, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam là để thành công, họ phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình − Thứ hai, gia công quốc tế trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn là gia công đơn thuần: nhận nguyên vật liệu rồi giao lại thành phẩm Với phương thức gia công này,... ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước) Những năm gần đây, ngành dệt may đã bứt phá vươn lên thành công Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công của ngành dệt may Việt Nam như, ngành đã tận dụng có hiệu quả đội ngũ lao động có trình độ và có khả năng tiếp thu những công nghệ dệt may tiên tiến, hiện đại Điều này cho phép hàng dệt may Việt Nam có giá thành thấp để cạnh tranh với hàng dệt may của các nước khác... hàng dệt may của Việt Nam chưa được người dân trên thế giới biết đến và ưa chuộng thì việc gia công quốc tế ngành dệt may là cần thiết và đang được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam thực hiện để phát triển doanh nghiệp Tuy nhiên, với tỷ trọng hàng gia công quốc tế cao như vậy, thì trong nhiều năm qua, ngành Dệt may Việt Nam tuy đóng vai “người khổng lồ” trong thành tích xuất khẩu nhưng thực chất... ngành Dệt may của Việt Nam trong nhiều năm qua Từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu) Có thể thấy được rằng tỷ trọng xuất gia công các sản phẩm trong ngành dệt may Việt Nam rất cao, được thể hiện điển hình qua các năm như sau: * Năm 2011: Năm 2011, ngành. .. khẩu dệt may Việt Nam đạt 18,5 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng kỳ; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam Nhưng theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài Trong đó tỷ trọng các sản phẩm gia công chiếm từ 60%-80% tùy từng loại hình sản phẩm gia công và tỷ trọng sản phẩm gia công. .. đồng các quốc gia độc lập), Canada… Cơ cấu mặt hàng gia công: Hàng gia công ngành dệt may Việt Nam ngày càng có nhiều chủng Với thị trường xuất gia công rộng, rõ ràng Việt Nam đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc cạnh tranh trên thế giới Nhưng Việt Nam vẫn chỉ cạnh tranh xuất gia công ở những mặt hàng Lớp HP: 1451ECIT0311 Page 21 Nhóm: 05 tương đối hẹp, những sản phẩm may mặc mà đang xuất gia công . công quốc tế 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5 2.1. Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây 5 Bảng 1: Tình hình ngành. CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ 2 1.1. Khái niệm về gia công quốc tế 2 1.2. Đặc điểm của gia công quốc tế 2 1.3. Tác dụng của gia công quốc tế 3 1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công. động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 26 2.3.3. Những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 28 2.3.4. Nguyên nhân của

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ

    • 1.1. Khái niệm về gia công quốc tế

    • 1.2. Đặc điểm của gia công quốc tế

    • 1.3. Tác dụng của gia công quốc tế

    • 1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế

    • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

      • 2.1. Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây

      • Bảng 1: Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2013

      • Biểu đồ 1: Các thị trường xuất khẩu chủ lực năm 2012

      • Biểu đồ 2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu dệt may (2007-2014)

        • 2.2. Các hình thức gia công quốc tế hàng dệt may xuất khẩu

        • 2.3. Thực trạng gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam

          • 2.3.1. Nêu thực trạng chung

          • Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng Dệt may năm 2012

          • Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất gia công trong những năm qua

          • Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

          • Biểu đồ 4: Các thị đối tác gia công chính trong ngành dệt may

          • Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất gia công ngành dệt may năm 2013

            • 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam.

            • 2.3.3. Những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam.

            • 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động gia công dệt may Việt Nam

            • Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu dệt may (2005 – 2013)

            • Nguồn: Báo cáo ngành dệt may năm 2013

            • CHƯƠNG III: CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

              • 3.1. Nêu phương hướng phát triển trong những năm tới

                • 3.1.1. Nêu phương hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan