THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010

75 490 4
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Trong những năm qua,với quyết tâm cao.Vùng Đông Nam Bộ đã có những bước tiến phát triển mạnh mẽ trở thành khu vực phát triển mạnh nhất trong cả nước; GDP tăng đều qua các năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng phát triển… Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của Vùng Đông Nam Bộ đó chính là hoạt động đầu tư. Sự nỗ lực của Vùng Đông Nam Bộ trong việc gia tăng đầu tư đã đem lại cho vùng nhiều kết quả đang tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động đầu tư của Vùng trong những năm qua còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần phải được khắc phục như:, hiệu quả và chất lượng đầu tư một số ngành còn chưa cao,, cơ cấu đầu tư chuyển dịch chậm chưa phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Vùng. Chính vì vậy việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, và nêu ra những giải pháp khắc phục là một việc làm thiết yếu.Chính vì lí do đó,em đã lựa chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010” với mong muốn đóng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề trên. Chuyên đề được chia làm 3 phần: PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG. PHẦN II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 PHẦN III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG TRƯỞNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2020. 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG 1.1:Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 1.1.1:Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển. Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp lại chia thành đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Ngược lại các hình thức đầu tư gián tiếp, đầu tư dịch chuyển nếu phát triển hợp lý sẽ là động lực hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy trong phạm vi chuyên đề, khái niệm đầu tư và mối quan hệ của nó với tăng trưởng, phát triển sẽ được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển. 1.1.2:Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển: Thứ nhất, quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.Vốn đầu tư này nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư 2 Thứ hai, thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài đến hàng chục năm. Thứ ba, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều than quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài,có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự tháp Ai Cập,Nhà thờ La Mã ở Rôm….Trong suốt quá trình vận hành,các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt,cả tích cực và tiêu cực,của nhiều yếu tố tự nhiên,chính trị,kinh tế xã hội… Thứ tư, thành quả hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Thứ năm, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên vật liệu tăng,giá bán sản phẩm giảm… 1.2:Nguồn vốn Đầu tư phát triển. 1.2.1:Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vục dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước gổm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân. 3 Trong nguồn vốn trong nước lại chia ra thành nhiều loại nguồn vốn: - Vốn ngân sách nhà nước . - Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. - Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. - Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư. 4 1.2.1.1: Nguồn vốn nhà nước Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước : Đây chính la nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết câu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. 1.2.1.2 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Là nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn này, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như giảm đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. 1.2.1.3 Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Là các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn, nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư 5 toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. 1.2.1.4: Nguồn vốn của tư nhân và dân cư Nguồn vốn của tư nhân và dân cư bao gồm tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội. 1.2.2:Nguồn vốn ngoài nước: 1.2.2.1: Tài trợ chính thức( ODF- Official Development Finance) Nguồn vốn này bao gồm Viện trợ Phát triển Chính thức( ODA – Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF. Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với các mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi xuất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, boa giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại( thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%. Đặc biệt ODA không cấp cho những dự án mang tính thương mại mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, thể hiện sự quan tâm, tinh thần tương thân tương ái giữa các nước, tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, giữa các nước với các tổ chức quốc tế. 1.2.2.2: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển 6 dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng ở nước nhận đầu tư. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: - Chênh lệch về năng suất cận biên về vốn giữa các quốc gia - Chu kỳ sản phẩm - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia - Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại - Khai khác chuyên gia và công nghệ - Tiếp cận nguồn tài nguyên Lợi ích của thu hút FDI: - Bổ xung cho nguồn vốn trong nước - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu - Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công - Nguồn thu ngân sách lớn 1.2.2.3: Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Trong tình hình nguồn vốn ODA có nguy cơ biến mất khi Việt Nam đạt mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước nghèo vào năm 2010. Việc tìm nguồn vốn mới thay thế nguồn vốn này là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải xúc tiến ngay, trong đó nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế cũng được tính đến.Tuy nhiên hiện nay nguồn vốn này vào Việt Nam vẫn còn hạn chế, nguyên nhân chính là do chúng ta chưa mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo dự báo vài năm tới khi lĩnh vực tài chính ngân hàng của ta mở cửa hoàn toàn thì nguồn vốn này sẽ đóng góp 1 vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế . 1.2.2.4: Nguồn từ thị trường vốn quốc tế 7 Xu thế toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tìa chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng nguồn vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán có mức tăng nhanh hơn các nguồn vốn khác. Tính từ đầu những năm 1970 đến cuối những năm 1990 của thế kỷ XX, vốn đầu tư trực tiếp của các nước nhóm G7 chỉ tăng 30 lần, trong khi đầu tư chứng khoán tăng khoảng 200 lần. Riêng trong thập kỷ 1990, giá trị cổ phiếu mà các nước công nghiệp phát triển đã phát hành trên thị trường vốn quốc tế đã tăng 6 lần đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD. Trong những năm gần đây dòng vốn này đã và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. 1.2.2.5: Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài Trong mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng song nguồn vốn đầu tư trong nước phải đặc biệt phát huy vai trò quyết định của mình, định hướng cho dòng chảy nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế những tiêu cực của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài có một mối quan hệ hữu cơ, bổ xung cho nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội của một quốc gia. Có rất nhiều những tác động tích cực. 1.3:Vai trò của đầu tư phát triển đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng. Đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế của mỗi vùng,miền. 8 Trên góc độ vĩ mô, đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm tăng năng lực khoa học công nghệ đất nước; Đầu tư còn tác động đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế. Trên góc độ vi mô thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cunh ứng dịnh vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất , kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học, kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùg của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là hoạt động đầu tư. 1.3.1:Tác động đến tăng trưởng của kinh tế: Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR 9 Hệ số ICOR là tỷ số giữa qui mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng(GDP) tăng thêm. Công thức tính hệ số ICOR ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm / GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ / GDP tăng thêm = (Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP) / Tốc độ tăng trưởng kinh tế Từ công thức trên cho thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở biểu thức sau: g = Di + Dl + TFP Trong đó: - G là tốc độ tăng trưởng GDP - Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP - Dl là phần dóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP - TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP( gồm đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách…) Như vậy, Đầu tư là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng va nó còn ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. 1.3.2:. Đầu tư tác động đến tổng cung , tổng cầu của nền kình tế. - Tác động đến tổng cầu : Để tạo ra sản phẩm cho xã hội , trước hết cần đầu tư . Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế . Theo số liệu của ngân hàng thế giới , đầu tư thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu , tác động của đầu tư thể hiện rõ ràng trong ngắn hạn . Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô , đầu tư la bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu . Khi tổng cung chưa 10 [...]... chỉnh, ban hành và áp dụng cơ chế chính sách mới giai đoạn 2011-2020 cho phù hợp là hết sức cần thiết và cấp bách để phát triển toàn diện một vùng kinh tế động lực của cả nước và khu vực 2.2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 2.2.1.Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư và phát triển 2.2.1.1.Vốn đầu tư toàn xã hội Trong 5 năm 2001-2005,tổng mức vốn đầu tư toàn xã... độc lập và theo mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng có thể tác động tổng hợp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 27 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM B GIAI ĐOẠN 2000-2010 2.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ,KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Gọi... thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư Không có vốnđầu tư đủ lớn... tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa các ngành, vùng Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư góp phần làm chuyển dịch co cấu kinh. .. cho đầu tư và phát triển của vùng vào khoảng 347,5 nghìn tỷ đồng,chiếm 31,4% tổng vốn đầu tư của cả nước;riêng vùng ĐNB là 342,8 nghìn tỷ đồng chiếm 98,3% tổng số vốn đầu tư của vùng ĐNB&TĐPN.Xét trên toàn bộ vùng ĐNB&TĐPN, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 78796,7 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách của cả nước và chiếm 22,7% tổng số vốn của toàn vùng; còn lại là vốn đầu tư của... thuận lợi, khó khăn là vùng kinh tế động lực của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của vùng, nhằm thu huy động cao nhất các nguồn nội lực, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội xây dựng vùng 31 ĐNB và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước... trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững Tuy nhiên, do xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, sự hội nhập với thị trường quốc tế theo tiến trình cam kết khi vào WTO và thành viên của khối APEC, mục tiêu phát triển kinh tế - x• hội của vùng cũng theo tiến trình thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập sâu hơn, với chính sách phát triển kinh tế – xã hội hiện hành đã bộc lộ nhiều... luận và thực tiễn Đây là cơ sở để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kì nền kinh tế phát triển chậm 11 1.3.3: Đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuy thuộc mục tiêu của nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh. .. tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng song Cửu Long.Phía Tây và Tây Nam của vùng tiếp giáp với tỉnh Đồng Bằng song Cửu Long; Phía Đông và Đông Bắc giáp với các tỉnh phía Nam Trung Bộ và Biển Đông. Phía Bắc Và Tây Bắc giáp với Campuchia Vùng ĐNB có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển. .. số thực hiện vốn đầu tư Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài sản cố định (kết quả của vốn đầu tư ) được đưa vào sử dụng Hệ số được tính theo công thức Hu= FA/I Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư; FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ; I: Tổng số vốn đầu tư trong kỳ Hệ số vốn đầu . nhân, và nêu ra những giải pháp khắc phục là một việc làm thiết yếu.Chính vì lí do đó,em đã lựa chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 . NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 PHẦN III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG TRƯỞNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2020. 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ. ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG 1.1:Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 1.1.1:Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển. Đầu tư là quá trình sử dụng các

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan