Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam

31 531 1
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhiều năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là gần đây luôn duy trì tốc độ trên 7%/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, môi trường kinh tế, chính trị được giữ vững… Để có được những thành tựu trên đã có sự đóng góp của rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường. Mặt khác, năm 1987 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành đã thể hiện được quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo nhiều việc làm. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và cần có nhiều biện pháp để khắc phục. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên do khung pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. 1 Qua những phân tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam". Kết cấu của đề tài gồm 2 chương: Chương I: Những khái niệm chung về FDI và tác động của FDI vào kinh tế Chương II: Vai trò đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế Việt Nam 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FDI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀO KINH TẾ 1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1. Đầu tư nước ngoài - Đầu tư là hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho chủ đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lơn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó - Đầu tư nươc ngoài : Là hình thức đầu tư vốn , tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất ,kinh doanh,dịch vụ với mục đích sinh lời ,tim kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định . Về mặt bản chất , đầu tư nước ngoài chính là hình thức xuất khẩu tư bản , một hình thức cao hơn xuất khẩu hang hóa . Đây là hình thức xuất khảu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty , tập đoàn nước ngoài hiện nay , đặc biệt là những công ty đa quốc gia . Cùng với những hoạt động thương mại quốc tế , hoạt động đầu tư nước ngoài đang càng ngày càng phát triển mạnh mẽ , hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết , hợp tắc kinh tế quốc tế hiện nay . Đầu tư nước ngoài có hai hình thức căn cứ vào tính chất sử dụng của nó mà chia ra là : đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoài : là hình thức đàu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp vốn không đủ lớn để họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức chủ yếu là tín dụng hay mua trái phiếu quốc tế . Trong đề tài này không đi sâu vào hình thức này . Đầu tư trực tiếp nước ngoài : là hình thức chủ đầu tư đóng góp số vốn đủ lớn vào lĩnh vục sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư . Việc tang cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện với những nước đang phát triển. Chính sách này đã và đang là hình thức phổ biến trong chính sách “ mở của kinh tế “ của nhiều nước trong đó có Việt Nam . Quan điểm về đầu tư của Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 2 của Luật đầu tư nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước 3 ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để tiến hành đầu tư theo luật quy định “ 1.2 Tính chất của đầu tư nước ngoài : - FDI có tính dài lâu: Đầu tư trực tiếp các dòng vồn có thời gian hoạt động trong thời gian dài ,thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu lâu . - FDI có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát và tham gia các hoạt động , quản lý của các doanh nghiệp được tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài . - Đi kèm dự án FDI có 3 yếu tố : hoạt động , thương mại ,chuyển giao công nghệ ,di cư lao động quốc tế. - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa đầu tư giữa các quốc gia. - FDI là sự gặp gỡ về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. 2. Tác động của FDI tới kinh tế 2.1 Tác động tích cực 2.1.1 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đâu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tê giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất như vốn ,lao động ,tài nguyên , công nghệ … Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của các nước tiếp nhận đầu tư , tăng thu nhập của người lao động bản địa. Hoạt động FDI thông qua các hoạt động di chuyển vốn , công nghệ , kỹ năng đã góp phần nâng cao năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư . 2.1.2 FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế : Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn chính đó là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài . Nguồn vốn trong nước hình thành từ 4 tiết kiệm và đầu tư .Nguồn vốn nước ngoài thông qua vay, đầu tư gián tiếp , đầu tư trực tiếp . Nhưng đối với cac nước nghèo ,các nước đang phát triển thì luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn. Rơi vào “ vòng luẩn quẩn” . Bắt đầu từ thu nhập thấp → tỉ lệ tích lũy thấp→vốn đầu tư thấp → năng suất thấp → thu nhập thấp . Do vậy để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì nguồn vốn từ nước ngoài là phương án thích hợp và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế hơn các nguồn vốn khác với các ưu điểm như : không tạo ra các khoản nơ,có tính ổn định cao … 2.1.3.FDI góp phần vào phát triển công nghệ của nước nhận vốn đầu tư : Điều này thấy rõ trong quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển . Do hoạt đôngj chuyển giao công nghệ ngày càng phức tạp nên chuyển giao qua con dương FDI là một lựa chọn hiệu quả với chi phí thấp hiệu quả cao .Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư va nước tiếp nhận đầu tư thu hẹp . Hình thưc chuyên giao thông qua : chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài . 2.1.4. Nâng cao chất lượng lao đông Vì chất lượng lao động một nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia .FDI tắc động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận , đầu tư cả về số và chất lượng . Số lượng là giải quyết việc làm cho người lao động . Còn chất lượng ,FDI thay đôi cơ bản nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động thông qua đào tạo trực tiếp và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. 2.1.5 FDI góp phần tăng thu nhập cho người lao động : Giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư : hoạt động đầu tư đã góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này . Bằng cách tuyển dụng những lao động địa phương vào doanh nghiệp có vốn FDI .Ngoài ra FDI đã tạo ra việc làm gián tiếp thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn FDI. 5 Người lao động trong các doanh nghiệp ,công ty có vốn FDI có thu nhập thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước vì : sản lượng các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn ,lao động có chất lượng cao hơn,và những công ty này có thị trường rộng và quy mô lớn. 2.1.6 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Cơ cấu đầu tư của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói các khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia là: (i) cơ cấu thành phần kinh tế; (ii) cơ cấu ngành kinh tế; (iii) cơ cấu vùng kinh tế. Trong số ba yếu tố đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức của những cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ năng và trình độ quản lý có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến làm thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho thấy một đặc điểm là nguồn đầu tư đó chủ yếu nhằm vào cácngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư đó là tương đối thấp hoặc nếu có thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Như vậy, nhìn chung hoạt động FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng tương đối ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp. 2.2 Những hạn chế của FDI 2.2.1. Vấn đề về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Thứ nhất, vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nước ngoài (vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ). Thứ hai, vốn do hoạt động FDI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu vốn FDI được cung cấp là lớn sẽ giảm cầu tiền, làm tăng lạm phát và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ. 6 2.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ về hiệu quả sản xuất Về vấn đề môi trường: tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu được tiến hành trong công nghiệp và những chất thải nếu không xử lí tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài nguyên nhân trên còn có việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và mang lại hậu quả cho nước nhận đầu tư. Thứ nhất: thải công nghệ lạc hậu để đổi mới công nghệ nước mình. Thứ hai, việc chuyển giao mang lại nguồn thu cho nước đi đầu tư. Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Chuyển giao công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư, công nghệ hóa học sẽ kìm hàm sự phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư. 2.2.3. Những thách thức, hạn chế của FDI - FDI làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các nước tiếp nhận đầu tư Hoạt động FDI một mặt làm tăng thu nhập cho địa phương. Mặt khác nó chỉ ưa thích những vùng, những địa phương có điều kiện thuận lợi, đó cũng thường là những nơi khá giả. Bởi vậy, FDI sẽ làm cho những nơi giàu thì giàu nhanh hơn, còn những vùng khó khăn nơi khó mời gọi FDI thì thay đổi một cách chậm chạp. 2.2.4. Tác động khác a) Về cạnh tranh Những công ty FDI thường sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất tiên tién, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là những đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước. Không ít trường hợp hàng hoá và dịch vụ của các công ty đa quốc gia chiếm dần thị trường của các 7 doanh nghiệp bản địa, thậm chí khiến các doanh nghiệp này đi đến phá sản hoặc bị thôn tính. b) Về lao động Người lao động làm trong doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị xa thải. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là sự hợp nhất, sáp nhập và giải thể của các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới ngày càng tăng lên. 8 CHƯƠNG 2 VAI TRÒ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 1. Một số đặc điểm của nguồn vốn FDI ở Việt Nam - Về quy mô vốn trên 1 dự án : Nhìn chung các dự án vốn FDI váod Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ . Vào năm 2000 là 6,17 triệu USD/ dự án . Giai đoạn 2001-2006 là 3.65 triệu USD/ dự án . Nhưng trong giai đoạn 2007-2010 đã tăng đáng kể lên tới 7.3 triệu USD cho 1 dự án . - Về hình thức sở hửu : Do những hạn chế trông việc thành lập doanh nghiệp với 100% vốn FDI vào những năm trước năm 1997 được xóa bỏ và đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 đã làm số doanh nghiệp có vốn FDI tăng vọt . Ước tính so doanh nghiệp có vốn FDI vào năm 2010 là 6546 doang nghiệp , gấp hơn 4 lần so với năm 2000 là 1525 doanh nghiệp . - Về cơ cấu đầu tư theo ngành : các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiêp và xây dựng , góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa . Đâu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phân theo ngành kinh tế 2010 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2010) số dự án vốn đăng ký( triệu USD) Nông nghiệp, thủy san 478 3095.8 Công nghiệp chế biến chế tạo 7385 95148.3 Xây dựng 707 11589.1 Buôn bán lẻ sửa chữa ô tô ,xe máy , động cơ khác 517 1649.1 Hoạt động kinh doanh bất động sản 354 48043.2 Giáo dục đào tao 136 1093.2 Hoạt dộng chuyên môn, khoa học công nghệ 991 707.6 Điểm đáng chú ý là đã có chuyển dịch trong những năm gần đây của dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biên thay vì vao những ngành công nghiệp khai thác . 9 [...]... quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới 28 KẾT LUẬN Năm 2011 là năm đầu của một giai đoạn phát triển mới: kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011-2015 Trong giai đoạn kế hoạch 5 năm này nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ một vai trò quan trọng và kết quả của năm đầu sẽ tạo... quan trọng.Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Troang điều kiện đó, nhà nước ta phải hoàn thiện việc tổ chức và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , đáp ứng nhu cầu sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta là xem nội lực là quyết... án đầu tư nước ngoài (7) Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: - Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài. .. nhà đầu tư châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn với tỷ lệ tư ng ứng 16% và 24 % Đầu tư Hoa kỳ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (2001) , và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 2 Thực trạng vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài tại Việt Nam : Năm GDP - tổng sản Tỷ lệ tăng trưởng Đầu tư trược Chênh lệch đăng phẩm quốc nội GDP thực ( so tiếp nước ngoài. .. đầu tư 100%vốn vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (đơn vị : triệuUSD) 361 4555.47 92 1096.53 2 14.67 455 5666.67 nước ngoài đầu tư Số dự án cấp mới theo BOT,BT,BTO Liên doanh Cổ phần Hợp đồng hợp tác kinh doanh Tổng số - Về hình thức đầu tư (xem bảng 3), cũng phản ánh một thực tế hiện nay trong thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lựa chọn chủ yếu hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, ... thấy: + Thứ nhất: DN Việt Nam chưa đủ các điều kiện để trở thành các đối tác thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài (năng lực tài chính, khả năng kĩ thuật, cung cấp làm ăn và tầm nhìn…) 15 + Hay thủ tục hành chính của luật pháp còn quá phức tạp khi các Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh, công ty cổ phần có yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhất là thủ... xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường sự hiện diện lớn hơn của các đối tác chiến lược có tiềm lực về công nghệ và tài chính từ các châu lục khác ngoài Châu Á; các giải pháp tích cực đối với các nhà đầu tư Nhật Bản; việc quản lí và hỗ trợ các “siêu” dự án;… Với mục tiêu đưa Việt Nam tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp thì bên cạnh việc phát huy nội lực, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để... trọng; kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đất nước 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Các trang Web: - Trang Web của Tổng cục Thống kê Việt Nam - Trang Web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 Giáo trình Kinh tế Quốc tế; Chính sách kinh tế - xã hội của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4 Một số tài liệu khác 30 ... USD Nếu so với mức trên 6,65 tỷ USD nhập siêu của cả nước trong 6 tháng đầu năm, con số 0,9 tỷ USD này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn gần 14% trong tổng số nhập siêu của cả nước - Về đối tác đầu tư (xem bảng 4) cho thấy đối tác đầu tư lớn của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước ở khu vực Châu Á Xếp hạng theo thứ tự lần lượt là: Singapore, Hàn Quốc, Hồng Koong, Nhật Bản,… Bảng 4: Tốp 10 nhà đầu tư FDI lớn... thực hiện với tiến độ rất chậm (như tình hình thực tế hiện nay của một số dự án loại này) sẽ dẫn đến những bất cập và ảnh hưởng không nhỏ Ngoài việc gây lãng phí về tài nguyên đất không được khai thác để phát triển kinh tế, công ăn việc làm của người dân trong vùng bị ảnh hưởng,… nó còn làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, một rào cản thực tế đối với dòng vốn đầu tư mới Mặt được của kết . tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài " ;Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam& quot;. Kết. của nhiều nước trong đó có Việt Nam . Quan điểm về đầu tư của Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 2 của Luật đầu tư nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước 3 ngoài đưa. tắc kinh tế quốc tế hiện nay . Đầu tư nước ngoài có hai hình thức căn cứ vào tính chất sử dụng của nó mà chia ra là : đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan