Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

29 383 0
Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 MỤC LỤC Chuyên đề môn kinh tế phát triển Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.Logistics là một hoạt đông tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại của mỗi quốc gia. Những năm qua, thực hiện đường lối mở của, đặc biệt ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã không ngừng gia tăng. Nếu 2001 chỉ mới đạt được 15,1 tỷ USD thì đến 2009 là 56,6 tỷ USD. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển đã thúc đẩy dịch vụ giao nhận phát triển hay nói cách khác nó thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển một cách nhanh chóng. Logistics hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra của xã hội đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt động Logistics ở Việt Nam những năm qua còn nhiều bất cập mà nổi trội chính là hiệu quả của hoạt động. Là một ngành mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó lại là ngành mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước phát triển. Là một ngành có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh lớn của hàng hóa của một quốc gia nhưng Logistics ở Việt Nam lại không hoạt động được đúng với tiềm năng của nó. Thị phần trong nước lại đang bị mất dần bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đinh hướng cũng như giải pháp phát triển Logistics ở Việt Nam trong những năm tới. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020” để hiểu rõ hơn nguồn lợi mà Logistics mang lại và tìm ra được giải pháp để phát triển nguồn lực đang trong đà phát triển. Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 1 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LOGISTICS I: KHÁI NIỆM: Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia nào ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận tham gia tích cực vào xu thế mới này. Bởi toàn cầu hóa tuy có nhiều nhược điểm nhưng cũng có ưu điểm làm cho nên kinh tế thế giới phát triên năng động và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế tất yếu của thời đại sẽ dẫn tới bước phát triển tất yếu của logistics - logistics toàn cầu (Global Logistics). Để hiểu thêm về xu thế này chúng ta cần làm rõ logistics là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vây? Khái niệm về logistics: Cho đến nay thuật ngữ Logistics vẫn còn khá xa lạ mới mẻ với phần lớn người Việt Nam. Chỉ mới gần đây, từ logistics mới được du nhập vào Việt Nam trở thành từ cửa miệng, “mốt thời thượng” của một số người, người ta bàn về việc lập những khu logistics,cảng logistics, công ty logistics, kho logistics…nhưng trong lòng vẫn băn khoăn tự hỏi: thực chất logistics là gì? Kinh doanh ra sao? Thuật ngữ “Logistics” xuất hiện từ xa xưa và liên tục phát triển cho đến cho đến nay, được hiểu như là việc quản lý toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng từ khâu cung cấp nguyên liệu tho cho sản xuất đến khâu phân phối thành phẩm sản xuất ra. Logistics đã trở thành một công cụ sắc bén giúp nguồn nguyên liệu ở đúng nơi, đúng lúc; giúp giảm chi phí hành tồn kho, cải thiện các dịch vụ khách hàng, đạt được sự linh hoạt hơn và giảm các khoản đầu tư cơ bản. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy không ngừng của sự phát triển của logistics, cả về xu hướng, về sự chặt chẽ trong các khâu của hệ thống cũng như sự tiện lợi và tốc độ. Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 2 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Logistics ngày nay được nhắc đến là logistics hợp nhất (Intergrated Logistics), với ý nghĩa là tổng hợp tất cả những hợp của tất cả những hoạt động cần thiết như vận tải, đóng gói, xếp dỡ hàng hóa,lưu kho, dự trữ,giao/phân phối hàng hóa đên nơi có yêu cầu, làm thủ tục trong quá trình giao nhận hàng hóa, cung cấp thông tin và dịch vụ khách hàng…để đảm bảo hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế cho các doanh nghiệp. II: Đặc điểm, vai trò và tác dụng của dịch vụ logistics: Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập AEC (Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN) tháng 12-2006 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, các bộ trưởng quyết định đưa thêm lĩnh vực logistics vào danh mục ưu tiên hội nhập. Logistics chính thức thành lĩnh vực ưu tiên hội nhập. Mới đây tại Hội nghị được tổ chức ngày 22 tháng 8 năm 2010 tại Đà Nẵng;Tại hội nghị này, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã xác định logistics sẽ là một trong 5 ngành dịch vụ được ưu tiên phát triển và hội nhập nhanh trong ASEAN. Vậy thực chất ngành logistics có những đặc điểm gì? Vai trò ra sao? Tác dụng với nền kinh tế như thế nào? Để làm rõ điều đó chúng ta sẽ tiếp cận theo những điểm sau đây: a) Đặc điểm của ngành dịch vụ logistics: Theo điều 133 Luật Thương mại, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Vì vậy ngoài những đặc điểm chung của một ngành dịch vụ ngoài ra nó còn có những đặc điểm mang tính đặc thù của logistics: ∗ Logistics là tổng hòa các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn;logistics hoạt động và logistics hệ thống. − Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ môi trường nào, logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận thức được về nhu cầu: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu? Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai, Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 3 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 và là phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn là nền tảng cho logistics hoạt động. −Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm có được từ sản xuất. Khía cạnh này tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng logistics hoạt động lại không thể dự đoán được các sự cố mang tính ngẫu nhiên như: Về hỏng hóc máy, hay thời gian để sủa chữa nó…Như vậy logistics hoạt động chỉ liên quan tới sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng của logistics hệ thống. −Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật , các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng…Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì hoạt động của một hệ thống sản xuất hay tiêu dùng. Logistics sinh tồn, logistics hoạt dộng và logistics hệ thống không tách rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành chuỗi dây chuyền logistics. ∗ Logistics có khả năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp: Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (logistics hoạt động), hỗ trợ sản phẩm sau khi di chuyển sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng (logistics hệ thống). Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm yếu tố của logistics hoạt động. Trên thực tế, các khía cạnh logistics được liên kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với nhau. Sự liên kết này cho thấy quan niệm cho rằng logistics hoạt động độc lập với logistics hệ thống là không đúng. Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện: Sản xuất được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trũ phụ tùng thay thế hay bất cứ một yếu tố nào khác của logistics. ∗ Logistics là một dịch vụ: Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 4 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp. dịch vụ, đối với của cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics. Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân bố vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics. Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ các yếu tố logistics. Một yếu tố logistics cụ thể được cung cấp từ một nhà chuyên nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp. Nhưng trách nhiệm đối với chất lượng của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của logistics trong doanh nghiệp. ∗ Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận; vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Logistics là sự phát triển của dịch vụ và vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiên. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống này ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ tách biệt như: Thuê tầu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan…Cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý người được ủy thác trở thành một bên chính (Pricipal) trong các vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh, đối với những hành vi của mình. Không phải như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải một vài kho chứa hàng…là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. Ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải phân cấp quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần như trước mà được phát triển với trình độ cao và đầy tính phức tạp. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics ( Logistics Service Provider). ∗ Logistics là sự phát triển hoàn thiện vận tải đa phương thức. Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 5 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Dịch vụ logistics là sự phát triển sâu rộng của vận tải đa phương thức . Toàn bộ hoạt động vận tải có thể thực hiên theo một hợp đồng đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hóa do tổ chức logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán , người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở tại cơ sở người bán , gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên nhiều phương thức vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics thu xếp tách các đơn vị hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. ∗ Dịch vụ Logitics phát triển trên các thành tựu của khoa học kỹ thuật. Tóm lại, logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đâ phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của logistics. b) Vai trò của logistics Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng, và theo những ý kiến nó thể hiện ở những điểm sau đây: Thứ nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu GVC (Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động nền kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở rộng thi trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, phương tiện liên kết khác nhau trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình lưu chuyển sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên liệu, phụ kiện…cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Các cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra liên tiếp năm 1970 buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn tới chi phí, đăc biệt là chi phí vận chuyển. Lãi xuất ngân hàng cao trong nhiều giai đoạn cũng khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn sẽ bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn nay, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 6 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Với sự giú đỡ của công nghệ thông tin, Lgistics chính là phương tiện để thực hiện điều này. Thứ ba, logistics hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết bài toán hóc búa về nguồn nguyên vật liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ xung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, bãi chứa thành phẩm và bán thành phẩm…Để giải quyết vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát ra quyết định chính xác về các vấn đèn nêu trên để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tư, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm (just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ vận tải qiao nhận, làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. Thứ năm, logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhân cung cấp các dịch vụ đa đạng phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần. Hoạt động vận tải giao nhận thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền vật chất và trở thành một bộ phân khăng khít của chuỗi mắt xích cung - cầu. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương tiện vận tải ( dịch vụ đa phương thức) mà còn phải kiểm soát được các lượng thông tin, luồng hàng hóa…Chỉ khi tối ưu quá trình này mới có thể giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm vừa tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, vùa tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo lợi ích chung. Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 7 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Các vai trò ở trên còn được minh chứng rõ ràng tại cuộc hôi thảo về Thực thi Lộ trình Hội nhập ngành dịch vụ Lô-gis-tics trong ASEAN do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, Hiệp hội các Nhà Chuyển phát nhanh Châu Á-Thái Bình Dương và Ban Thư ký ASEAN tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các Hội nghị liên quan. Trong bài phát biêu khai mạc của thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú trong đó có đoạn viết: “Với vai trò là chất “kết dính” các công đoạn, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, quản lý chu trình sản xuất chung, đến khâu “đầu ra” và phân phối thành phẩm đến tận tay người tiêu dùng, hội nhập dịch vụ Lô-gis-tics được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến trình liên kết giữa các ngành sản xuất trong nội bộ từng quốc gia Thành viên cũng như giữa các quốc gia ASEAN với nhau, góp phần biến ASEAN thành một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung như mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch Tổng thể về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.” Vì vậy, logistics có vai trò quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. c) Tác dụng của logistics Trong xã hội, mục đích sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng ở thời đại ngày nay khoa học đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa dần và mở rộng, dịch vụ logistics có tác dụng lớn đối với sản xuất , phân phối vật chất xã hội. Để tiếp cận vấn đề này một cách rõ ràng chúng ta sẽ đề cập tới lợi ích của dịch vụ hậu cần trong kinh tế phát triển kinh tế ASEAN những lợi ích đó bao gồm: Chi phí dịch vụ hậu cần bao gồm các chi phí giao thông vận tải, đóng gói, dự trữ, kiểm kê, hành chính và quản lý. Việc kiểm soát tất cả các chi phí này trong chuỗi dịch vụ hậu cần quốc tế sẽ có lợi ích rất lớn bởi vì giảm chi phí này nghĩa là: Giảm chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm những rủi ro trong hoạt động kinh tế giữa các quốc gia; Giúp các doanh nghiệp giành được ưu thế trong cạnh tranh, từ đó dẫn đến tăng trưởng thương mại quốc gia; Thúc đẩy tính hiệu quả không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong hoạt động phân phối giữa các cơ sở sản xuất và từ trung Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 8 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 tâm phân phối tới nơi tiêu dùng; Giảm sự cách biệt giữa giá tiêu dùng và sản xuất; Khuyến khích sự phân phối lao động một cách hiệu quả trong khu vực. Trong khu vực ASEAN, Singapore được xếp vị trí thứ nhất trong số 150 quốc gia về chỉ số phát triển hậu cần LPI (Logistics Performance Index) xét theo các tiêu chí về mức chi phí hậu cần, chất lượng hạ tầng cơ sở và thủ tục hải quan (Chi phi hậu cần của Singapore chiếm ít nhất, 8,3% GDP; Malaysia chiếm 12,7% , Thái Lan chiếm 17,8%). Trong khi chi phí hậu cần của Nhật Bản là 11%, của Mỹ là 10% và EU là 7%. Chi phí lưu thông hàng hóa (chủ yếu là phí vận chuyển) là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Vận chuyển là yếu tố quan trọng của lưu thông. Vận chuyển có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Các nhà xuất khẩu chỉ cần giảm được 1% chi phí vận chuyển bằng tàu, thuyền sẽ tạo ra được mức tăng cao hơn phần thị trường từ 5 – 8%. Theo nhà kinh tế Jose Tongzone (2007) cho rằng: Sự khác nhau về cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia sẽ làm dao động tới 40% trong chi phí giao thông đối với các nước ở vùng ven biển và tới 60% đối với các nước vùng đất liền. Honorio R. Vitasa và các chuyên gia khác (2007) thì khẳng định, việc tự do hóa các hoạt động dịch vụ cảng biển và điều chỉnh hoạt động của thị trường vận chuyển sẽ giảm tới 1/3 mức chi phí vận chuyển. Hậu cần là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy, dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ hậu cần logistics (logistics service provider). Dịch vụ hậu cần đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Kinh nghiệm của các nước phát triển khẳng định, thông qua việc sử dụng dịch vụ hậu cần trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 9 [...]... hội về logistics và SC tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có định hướng để phát triển Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 19 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN NĂM 2020 1 Phương hướng phát triển các dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2020: - Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển. .. những mục tiêu đề ra và khắc phục những trở ngại, thách thức cho dịch vụ Logistics có thể phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, Việt Nam cần có những chính sách và giải pháp phát triển thích hợp cho các lĩnh vực Logistics phát triển theo kịp và có khả năng hội nhập với các nước khác trên thế giới Qua tổng hợp thì giải pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Viêt Nam từ 2011 đến 2020 có một số điểm... sau: Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 24 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 − Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải làm nền tảng cho hoạt động logistics. Thực hiện theo Quy hoạch cảng biển 2020 và định hướng 2030, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng 2030, đặc biệt Dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển hệ thống GTVT bền vững... logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 26 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 - Chiến lược tái cấu trúc logistics, trong đó có kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng những nhà cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba (3PLs) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam - Thúc đẩy và gắn... Cảng Biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030 6 Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 7 Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 8 Một số Website: www.xaydung.gov.vn www.dantri.com.vn www.mt.gov.vn www.baomoi.com www.taichinhvietnam.com www.chinhphu.vn Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 28 ... các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải theo các phương thức phù hợp đẻ thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 20 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Chú trọng phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế của khẩu…làm trung tâm, phát triển. .. doanh ngiệp cần phát huy thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài cá dịch vụ mà mình còn yếu để tạo thành One- stop shop cho khách hàng Vai trò của nhà nước : Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực kỳ quan trọng Hiện nay vai trò của Nhà nước trong ngành logistics và SC còn chưa rõ nét, rời Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 18 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 rạc Bản thân... sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế - Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan Thị trường logistics. .. chất lượng dịch vụ hậu cần ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa mọi cản trở về không gian và thời gian trong dòng Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 10 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông Các dịch vụ hậu cần hiệu quả sẽ làm giảm mức chi phí đầu vào của các... tin và ứng dụng vào ngành Logistics đước xem là giải pháp đúng đắn cho ngành Logistics Việt Nam trong 10 năm tới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình kinh tế phát triển 2 Logistics – khả năng ứng dụng trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam (Nhà xuất bản giao thông vận tải Hà Nội-2006) 3 Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAn 4 Quản trị Logistics . Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 MỤC LỤC Chuyên đề môn kinh tế phát triển Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ logistics. việc đinh hướng cũng như giải pháp phát triển Logistics ở Việt Nam trong những năm tới. Chính vì vậy em đã chọn đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 để. Provider). ∗ Logistics là sự phát triển hoàn thiện vận tải đa phương thức. Chuyên đề môn kinh tế phát triển Page 5 Phương hướng phát triển dịch vụ losgistics đến năm 2020 Dịch vụ logistics là sự phát triển

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguồn Voltrans - International Freight Logistics

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan