Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay

30 10.8K 63
Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông MỤC LỤC HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông LỜI MỞ ĐẦU Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép biện chứng duy vật, là cơ sở khoa học cho sự hình thành quan điểm toàn diện. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có sự vận động và phát triển; sự vận động phát triển ấy là không ngừng, có khi nhanh, khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc có những bước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là phát triển. Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển những hạt nhân hợp lý ấy để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh, vững hơn. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. Nhận thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin; em đã chọn đề tài: “ Nguyên lý về “sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay” Kết cấu của tiểu luận: gồm 2 chương Chương 1: Lý luận chung về nguyên lý về “sự phát triển” trong triết học Mác – Lê nin Chương 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay Do kiến thức lý luận còn hạn hẹp, kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tế chưa nhiều; thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Lê Ngọc Thông đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 1 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ “SỰ PHÁT TRIỂN” TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 1.1. Phép biện chứng duy vật 1.1.1 Điều kiện ra đời của phép biện chứng duy vật Sự ra đời của phép biện chứng duy vật gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Nó ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là “phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. 1.1.2 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật Sự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 2 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản. Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản. Chính vì vậy. Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý luận về mối liên hệ phổ biến, là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển. 1.2. Nguyên lý về sự phát triển 1.2.1. Nội dung nguyên lý về sự phát triển Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thống nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi vì liên hệ tức là vận động, mà không có vận động thì không có sự phát triển. Nhưng “vận động” và “phát triển” là hai khái niệm khác nhau. Khái niệm “vận động” khái quát mọi sự biến đổi nói chung, không tính đến xu hướng và kết quả của những biến đổi ấy như thế nào. Sự vận động diễn ra không ngừng trong thế giới và có nhiều xu hướng. Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó: Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển. HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 3 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản. Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự biến đổi nói chung; nó chỉ là khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có xuất hiện “cái mới” trong những biến đổi của sự vật hiện tượng. Sự phát triển trong thế giới theo các chiều hướng cơ bản sau: phát triển về trình độ (từ thấp đến cao), phát triển về cấu trúc (từ đơn giản đến phức tạp), phát triển về bản chất (từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). Sự phân biệt đó về các chiều hướng chỉ là tương đối, một sự phát triển thường bao hàm cả các chiều hướng này. Sự liên hệ và tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển. Khi xem xét vấn đề phát triển cũng xuất hiện sự đối lập về thế giới quan và phương pháp luận: có quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình, có quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm về sự phát triển. Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ về chất của các sự vật và hiện tượng trên thế giới là sự nhất thành bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Sự phát triển chỉ là thay đổi số lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh những loại mới với tính quy định mới về chất; nếu có sự thay đổi về chất thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín. Quan điểm siêu hình về sự phát triển cũng xem sự phát triển như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp. Lênin nhận xét rằng, quan niệm siêu hình là cứng nhắc, nghèo nàn, khô khan, chỉ có quan niệm biện chứng là sinh động, mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại, của những “bước nhảy vọt” và “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của “sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”. Cũng vì vậy mà ông nhấn mạnh rằng, phép biện HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 4 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông chứng là học thuyết “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện về sự phát triển”. Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sụ vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng sự phát triển, đổi mới là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, mà nguồn gốc của nó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật và hiện tượng. Nhưng không nên hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, theo đường thẳng. Xét từng trường hợp cá biệt, thì có những vận động đi lên, tuần hoàn, thậm chí đi xuống, nhưng xét cả quá trình, trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng thống trị. Khái quát tình hình trên đây, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng. Quan điểm biện chứng xác định nguồn gốc bên trong của mọi sự phát triển. Cho nên thế giới phát triển là tự thân phát triển, là quá trình bao hàm mâu thuẫn và thường xuyên giải quyết mâu thuẫn, vừa liên tục vừa có gián HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 5 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông đoạn; là quá trình bao hàm sự phủ định cái cũ và ra đời cái mới. Sự phát triển như là vận động đi lên ra đời cái mới, nhưng cái mới không đoạn tuyệt với cái cũ mà kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Tất cả những điều đó nói lên tính chất phức tạp của sự phát triển, nhưng bao giờ cũng theo khuynh hướng đi lên. Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thức rằng, muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật hiện tượng, nắm được quy luật và xu hướng của chúng phải có quan điểm phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ. Quan điểm này yêu cầu khi phân tích sự vật phải xét nó như một quá trình; đặt nó trong sự vận động, sự phát triển mới nắm được quy luật và những xu hướng của nó. Quan điểm phát triển còn bao hàm yêu cầu xét sự vật trong từng giai đoạn cụ thể của nó nhưng không được tách rời với các giai đoạn khác mà phải liên hệ chúng với nhau mới có thể nắm được logic của toàn bộ tiến trình vận động sự vật. Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi tinh thần lạc quan tích cực trong thực tiễn, khắc phục mọi sụ trì trệ bảo thủ. 1.2.2. Tính chất của sự phát triển a) Tính khách quan Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển, Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. b) Sự phát triển có tính phổ biến Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 6 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển. Sự phát triển diễn ra trong tất cả các mặt, các lĩnh vực của xã hội, tư duy và con người, diễn ra trong tự nhiên, trong bản thân của tất thảy sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Quá trình phát triển ở mỗi sự vật, hiện tượng là không giống nhau và ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng đó, quá trình phát triển cũng không giống nhau. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa khác với cây ngô (hình thức phát triển, thời gian phát triển, điều kiện phát triển…); sinh trưởng và phát triển của con người khác với những loài động vật khác. Và ngay trong bản thân của con người, các loài động, thực vật cũng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, chu kỳ phát triển. Nhưng dù bước phát triển của các sự vật, hiện tượng có tuần tự hay nhảy vọt thì nhìn chung tất cả đều nằm trong trạng thái phát triển, kể cả tư duy, ý thức của con người cũng vậy. Trong tư duy, ý thức của con người, ta thấy sự phát triển của con người là không ngừng. Đứa trẻ sinh ra từ chỗ biết khóc, biết cười, dần dần qua thời gian, không gian sống, với những dưỡng chất nuôi bé lớn khôn, bé đã biết nói, rồi nhận biết đồ vật, định hình đồ vật giản đơn trong những trò chơi, kế đến là những sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội như: mưa, nắng, buồn, vui…sự phát triển đó là không ngừng hoàn thiện, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong tự nhiên, tất cả các động, thực vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ thực thể đơn bào hay đa bào, từ những động vật chưa có hệ thần kinh trung ương đến có đầy đủ, tất cả đều trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng. Trong xã hội, sự phát triển thể hiện qua những thay đổi về kết cấu giai cấp, cơ cấu ngành, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất…. c) Sự phát triển có tính kế thừa Sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nói tới tính kế thừa - một trong những tính chất của sự phát triển trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo chủ HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 7 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông nghĩa Mác – Lênin thì phát triển không chỉ là sự ra đời của cái mới; cái mới loại bỏ, triệt để cái cũ mà còn cần phải có sự kế thừa và phát triển. Vậy kế thừa cái gì? Đó là kế thừa những mảng, những nhân tố còn hợp lý, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của cái mới. Không có bất cứ cái mới nào ra đời, tồn tại và phát triển mà không dựa một phần nào đó vào những yếu tố tích cực của cái cũ. Sự vật, hiện tượng ra đời không phải là ngẫu nhiên, tự nhiên mà có, nó hình thành và phát triển trên cơ sở chọn lọc những yếu tố còn hợp lý và có thể cải tạo được cái cũ. d) Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình sự vật còn chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện, Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Ví dụ, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các quốc gia chậm và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển. 1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận Tự nhiên, xã hội và tư duy đều nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản chất khách quan đó của quá trình đòi hỏi chúng ta, để phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, cần có “quan điểm phát triển”. Điều đó có nghĩa là, khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó trong sự vận HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 8 Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông động, trong sự phát triển; và phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chung. Liên quan đến vấn đề này, V.I. Lênin đã viết: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”, trong sự biến đổi của nó” Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chung, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật chỉ có được khi bằng tư duy khoa học của mình, chủ thể khái quát để làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tất cả các biên đổi khác nhau đó. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoáquan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những bệnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan duy ý chí … dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh HV: Vũ Thị Thuấn Lớp: CH21V 9 [...]... loài người trong thế giới hiện đại tiếp tục tìm tòi, khám phá, xây dựng một triết lý phát triển bền vững, một triết lý phát triển thích hợp nhất với con người./ HV: Vũ Thị Thuấn 22 Lớp: CH21V Tiểu luận triết học GVHD: TS Lê Ngọc Thông 2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả... CỨU ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1 Thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay Qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh Đời sống nhân dân được cải thiện... thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến rồi đến xã hội tư bản; xã hội tư bản với bản chất vô nhân đạo và đầy mâu thuẫn tự trong lòng nó, cũng giống như những quy luật của lịch sử xã hội, xã hội tư bản sẽ chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa" Triết lý phát triển xã hội thật sự khoa học và sâu xa của Hồ Chí Minh không chỉ là ở sự lựa chọn hướng đi và con đ]ờng đúng của dân... Chí Minh chưa thể thực hiện được toàn vẹn các vấn đề cụ thể, song nội dung cơ bản của triết lý phát triển Hồ Chí Minh, đặc biệt là nguyên lý, linh hồn của triết lý phát triển theo đúng nghĩa của nó, - phát triển bền vững, phát triển theo hướng nhân văn, - là nguyên lý, là triết lý phát triển đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay; nó góp phần quan trọng và mở hướng đúng đắn, đầy... cho sự phát triển xã hội Sự phát triển xã hội và một xã hội phát triển, theo Hồ chí Minh, tất cả đều quy tụ ở vấn đề con người Bởi nói đến xã hội là nói đến con người Xã hội vận động và phát triển như thế nào là do ý thức, trí tuệ, ý chí, tài năng, nghị lực của con người Con người trí tuệ, tài năng, ý chí, nghị lực cao là hạt nhân sức mạnh của xã hội, tạo ra xã hội mới Mục tiêu phát triển của một xã hội. .. yếu của xã hội Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng nhân lõi xuyên suốt lý tưởng xây dựng xã hội mới; và đó cũng là một nội dung quan trọng, mà Hồ Chí Minh nâng lên thành nguyên lý của triết lý phát triển xã hội Xã hội xã hội chủ nghĩa tuy chứa đựng bản chất và sức sống khách quan, tất yếu của nó, song theo Hồ Chí Minh, nó chỉ được thực hiện trên cơ sở một nhà nước vững mạnh của. .. sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người song để thực hiện được chúng mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển); biết vận dung chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển trong. .. đề về tăng trưởng và phát triển, nội sinh và ngoại lực, kịnh tế và xã hội, vật chất và tinh thần, hiện tại và tương lai , những vấn đề mà trong thế giới ngày nay các lý thuyết và các mô hình phát triển trên thế giới đang phải gải quyết, đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm của Người về bản chất, nội dung của chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự kết hợp nội sinh -. .. ra đời thay thế cái cũ lạc hậu Sự phát triển của sự vật mang tính phổ biến vì trong thế giới khách quan, không có sự vật hiện tượng nào đã đứng im, tĩnh tại mà nó luôn vận động, phát triển không ngừng Sự mất đi của một sự vật hiện tượng này là điều kiện ra đời của sự vật hiện tượng khác Nguyên lý này cũng khẳng định rằng nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong. .. từ nguyên lý về sự phát triển và quan điểm phát triển trong triết học Mác Lênin và thực tiễn tình hình thế giới cũng như tình hình xây dựng CNXH ở Việt Nam Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động có định hướng từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mà . Mác – Lênin; em đã chọn đề tài: “ Nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên cứu đối với việc tìm hiểu xu thế vận động của đời sống kinh. Thông CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay Qua 20 năm. kinh tế - xã hội hiện nay Kết cấu của tiểu luận: gồm 2 chương Chương 1: Lý luận chung về nguyên lý về sự phát triển” trong triết học Mác – Lê nin Chương 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong nghiên

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan