Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông cầu

57 318 0
Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành hoạt động vô cùng quan trọng, đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của nó sản xuất ra phải tiêu thụ được, và chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp được bán, được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp nổi những chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, đồng thời thu được lợi nhuận để tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, thị trường của doanh nghiệp không còn bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đó là thị trường khu vực, thị trường thế giới. Đây vừa là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực, thị trường thế giới đồng thời nó cũng là thách thức, đe dọa đối với các doanh nghiệp: toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khu vực thương mại, mậu dịch tự do, tức là hàng hóa của các nước có thể tự do tham gia cạnh tranh mà không còn bị các rào cản thuế quan ngăn cản giống như khu vực ASEAN hay là EU. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài và sân chơi của các doanh nghiệp không còn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mặt khác toàn cầu hóa cũng đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta phải có các chính sách chiến lược thích hợp để có thể cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không hoặc ít được nhà nước bảo hộ. Đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp của nước ta. Đối với Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, một công ty có bề dày lịch sử nhưng mới đi vào sản xuất xi măng trong vài năm trở lại đây với lượng vốn rất nhỏ so với đặc điểm của một doanh nghiệp xi măng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Vì vậy, để SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy đưa được sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty ra ngoài thị trường thì đòi hỏi rất lớn vào hiệu quả của các hoạt động tiêu thụ. Trong khi đó các hoạt động nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty lại chưa được chú trọng. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xi măng Sông Cầu kết hợp với những kiến thức đã lĩnh hội được ở trường, ở các thầy cô, là một sinh viên khoa Quản trị kinh doanh với hy vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung và hoàn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, em mạnh dạn nghiên cứu và viết về đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông cầu” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. Phạm vi thời gian: Các số liệu kinh doanh của công ty chủ yếu qua 2 năm 2009 - 2010. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xi măng Sông Cầu Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG CẦU 1.1 Thông tin chung về công ty Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Xi Măng Sông Cầu Tên tiếng anh: Song Cau Joint Stock Company Viết tắt là: SCJ Địa chỉ: Thôn Đạo Ngạn – Quang Châu – Việt Yên – Bắc Giang Mã số thuế: 2400291251 Điện thoại: 02406 868 270 Fax: 02406 868 415 Vốn điều lệ: 10.000.000.000đ (Mười tỷ đồng) Mệnh giá cổ phần: 100.000đ/1 cổ phần Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp là 89.196,8 cổ phần, trị giá 8.919.680.000 đồng. Số cổ phần cổ đông đăng kí mua: 89.196,8 cổ phần Số cổ phần được quyền chào bán: 10.803,2 cổ phần 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của Công ty CP xi măng Sông Cầu là Nhà Máy Phân Lân Hà Bắc được thành lập từ năm 1977. Tháng 12/ 1996 Hà Bắc được tách ra thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Do đó, nhà máy đổi tên thành nhà máy phân lân Bắc Giang. SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy Tháng 12/ 2002, được sự chỉ đạo của Sở công nghiệp Bắc Giang nhà máy phân lân Bắc Giang đã được cổ phần hóa trên giấy tờ giao dịch. Khi chuyển đổi cổ phần hóa được đổi tên thành Công ty cổ phần phân bón hóa chất Bắc Giang. Ngày 14/ 03/ 2003, Công ty cổ phần phân bón hóa chất Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón hóa chất. Do kết quả sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón không mang lại hiệu quả kinh tế cao, để xác định chiến lược mới trong kinh doanh, doanh nghiệp đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu thị trường và ngày 16/02/2004 lãnh đạo công ty đã quyết định chuyển đổi sản phẩm sản xuất của mình thành xi măng và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. Sau khi thành lập, công ty đã đi vào hoạt động sản xuất và bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Công ty có số vốn đăng ký là 6.894 tỷ đồng. Trong đó số vốn của công ty 5.560 tỷ đồng, vốn vay là 1.334 tỷ đồng. Hàng năm, nguồn vốn được bổ sung từ kết quả kinh doanh, đóng góp của các cổ động, từ nguồn vốn đi vay các tổ chức tín dụng và các nguồn khác. 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Ban lãnh đạo: + Chủ tịch HĐQT và 4 thành viên HĐQT: Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của công ty không có ban kiểm soát (Theo điều 95, Luật doanh nghiệp năm 2005) + Giám đốc và Phó Giám đốc SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy - Phòng ban, phân xưởng: + Phòng kinh doanh và vật tư + Phòng kế toán – thống kê + Phòng công nghệ – kĩ thuật + Phòng tổ chức – hành chính + Phân xưởng xi măng + Phân xưởng tấm lợp - Bộ phận công tác đặc thù: + Nhà ăn – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính + Tổ bảo vệ – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính + Tổ công nghệ (KCS) – Trực thuộc phòng kĩ thuật + Tổ điện nước - trực thuộc phòng kĩ thuật SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản trị, hành chính Ghi chú: Chỉ đạo trực tuyến Mối quan hệ phối hợp công tác Chỉ đạo gián tiếp (Bộ máy quản trị điều hành đồng nhất với Hệ thống quản lý chất lượng) SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC Đại diện lãnh đạo chất lượng P. GIÁM ĐỐC Phòng kế toán thống kê Phân xưởng xi măng Phân xưởng gạch Phòng công nghệ kĩ thuật Phòng kinh doanh – Vật tư Phòng tổ chức hành chính Tổ KCS Tổ điện nước Kho Nhà cân Bảo vệ Nhà ăn Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy 1.3.1.2 Chức năng của từng bộ phận  Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động, quyền lợi của công ty.  Chủ tịch HĐQT: - Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ khâu quản lý tài chính, giám sát và kí kết hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. - Ký các quyết định về phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty. - Ký các quyết định về hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế. - Phê duyết phương án tổ chức bộ máy điều hành, phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của công ty. - Ký các quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ. - Ký các quyết định xác nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phiếu, mua bán cầm cố các loại tài sản chung của công ty theo quy định của pháp luật. - Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh trong HĐQT, bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc và tất cả các chức danh khác. Ký các quyết định điều động, cho thôi việc, chuyển công tác, cho nghỉ hưu, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật cho CBCNV. - Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm quy chế của công ty. - Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán thống kê và phòng tổ chức hành chính. SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy - Trực tiếp quản lý các bản gốc giấy tờ: Danh sách cổ đông, toàn bộ văn kiện Đại hội đồng cổ đông, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh. - Ký phiếu thu, chi tiền mặt, séc chuyển khoản, các văn bản chứng từ giao dịch với ngân hàng, ký các quyết toán tài chính tháng, quý, năm. Ký các phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu. - Ký các quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT như: Điều lệ công ty, nội quy công ty, bảng phân công, phân cấp và chế độ làm việc, các quyết định hướng dẫn thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, ký các văn bản nghiệm vụ khác do phòng, phân xưởng trình lên để phê duyệt. Ký các quyết định thành lập các hội đồng, các ban và tiểu ban để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, xây dựng cơ bản và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng… - Ký các văn bản liên quan đến người đại diện theo pháp luật của công ty.  Giám đốc: - Là người do HĐQT bổ nhiệm có vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Quyết định kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày, tháng, quý và tiến độ sản xuất từng loại sản phẩm, thực hiện giao ban, hội ý công tác đầu giờ hàng ngày với phòng kĩ thuật và phân xưởng. - Trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc phân xưởng sản xuất. - Trực tiếp chỉ đạo phòng công nghệ kĩ thuật thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Quản lý các định mức tiêu hao nguyên liệu, điện năng. Phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, phương án sửa chữa máy móc thiết bị đồng thời chỉ đạo phòng kĩ thuật và phân xưởng tổ chức thực hiện. SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 [...]... 2004, công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính là phân lân Từ năm 2004 đến năm 2008, công ty sản xuất và tiêu thụ 2 sản phẩm chính là xi măng và tấm lợp xi măng, không sản xuất sản phẩm phân lân nữa do tình hình tiêu thụ kém Đồng thời, năm 2008 công ty cũng bắt đầu đi vào sản xuất sản phẩm gạch Block xi măng Từ năm 2009, công ty không sản xuất sản phẩm tấm lợp xi măng và bắt đầu tiến hành tiêu thụ sản. .. công  Phân xưởng gạch xi măng: - Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất gạch xi măng theo đúng kế hoạch sản xuất của công ty - Theo dõi quá trình sản xuất của phân xưởng để đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của phân xưởng  Phân xưởng xi măng: - Có nhiệm vụ quản lý tổ chức hoạt động sản xuất xi măng theo đúng kế hoạch của công ty - Theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị để có biện. .. % sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu thị trường Trên đây chỉ là một số thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty, ngoài ra còn một số thị trường nhỏ lẻ khác mà công ty đang từng bước tiếp cận Dựa trên số liệu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên các thị trường (Bảng 8 và đồ thị 01) chỉ rõ: thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là Bắc Giang, ở cả 2 năm 2008 và 2009 Do là một công ty mới đi vào sản. .. biến động của giá bán xi măng năm 2009 2.2.2 Phân tích hiệu quả tiêu thụ tại công ty CP xi măng Sông Cầu 2.2.2.1 Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty SV: Nguyễn Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy Bảng 2.3: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 2 năm 2008 - 2009 TT Sản phẩm Thực hiện năm 2009 lượng 2 Sản phẩm sản xuất:... thụ sản phẩm gạch xi măng cùng với sản phẩm chính khác là xi măng Chính vì sự thay đổi liên tục trong mặt hàng sản xuất nên doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm thị trường và đỏi hỏi rất lớn vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm Với sản phẩm xi măng của công ty người tiêu dùng trong khu vực đã được biết đến song với sản phẩm gạch xi măng, một loại gạch chưa thực sự được quan tâm bởi người tiêu dùng... Thu Thủy Kết quả tiêu thụ sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ số liệu thu thập được tôi có nhận xét như sau: - Về hoạt động sản xuất: + Đối với xi măng: Năm 2009, lượng xi măng thực tế sản xuất tăng 32.838 tấn so với kế hoạch hay tăng 4,5 % và tăng 3.738 tấn so với năm 2008 hay tăng 11,38 % so với năm 2008 Công ty có được kết... việc không ngừng nâng cao vị thế Hoạt động tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp Bởi vì, tiêu thụ sản phẩm là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Nhà sản xuất thông qua tiêu thụ mới có thể nắm được sự thay đổi thị hiếu, mức chi dùng, hiểu rõ yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ, từ đó đề ra những biện pháp thu hút khách hàng, chiếm... hình tiêu thụ biến động Hiện nay, ngành xi măng là một trong những lĩnh vực có thị trường hoạt động phong phú, có mật độ cạnh tranh cao - đặc biệt là các tỉnh đang phát triển xây dựng Cổ phần Xi măng Sông Cầu xác định thị trường chính của mình là ở các khu công nghiệp Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay Công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty xi măng khác Vì vậy Công ty. .. Tổng số lao động trong công ty năm 2009 là 145 người, trong đó: + Lao động trực tiếp: 120 người + Lao động gián tiếp: 25 người Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có lợi nhuận nên công ty có điều kiện nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, do đó người lao động ngày càng gắn kết với công ty Cụ thể: - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Các phân xưởng sản. .. cổ phần xi măng Sông Cầu cũng là một công ty mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng, do đó công ty cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, như: chưa tạo được thị phần ổn định, tên tuổi công ty hầu như chưa được biết đến, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên một thị trường không lớn Công ty chủ yếu cung cấp cho những người tiêu dùng nhỏ lẻ, thuộc khách hàng thân cận như nhu cầu của hộ gia đình các công nhân . giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xi măng Sông Cầu. 3. Đối. các hoạt động tiêu thụ nói riêng của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, em mạnh dạn nghiên cứu và viết về đề tài: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần xi. cứu các hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan