Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc

79 599 2
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn MỤC LỤC Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số tỉnh Vĩnh Phúc phân theo huyện, thị Error: Reference source not found Bảng 2 : Số trang trại phân theo vùng trong cả nước Error: Reference source not found Bảng 3: Số trang trại phân theo huyện tại Vĩnh phúc Error: Reference source not found Bảng 4: Cơ cấu trang trại trên cả nước và Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 5- Loại hình quản lý trang trại qua điều tra thực tếError: Reference source not found Bảng 6: Phân loại trang trại theo địa bàn quản lý. .Error: Reference source not found Bảng 7: Phân loại trang trại theo hình thức sản xuất Error: Reference source not found Bảng 8: Thông tin chung các loại hình trang trại Error: Reference source not found Bảng 9: Trình độ văn hoá và chuyên môn của các chủ trang trại Error: Reference source not found Bảng 10: Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của trang trại Error: Reference source not found Bảng 11- Thực trạng tổ chức bộ máy trang trại Error: Reference source not found Bảng 12: Vốn phát triển trang trại theo loại hình Error: Reference source not found Bảng 13: Doanh thu trong các loại hình trang trại năm 2009Error: Reference source not found Bảng 14: Lợi nhuận trong các loại hình trang trại năm 2009 Error: Reference source not found Bảng 15: Tiêu chí thể hiện 46 Bảng 16: Mục tiêu kinh doanh, vị thế của trang trại Error: Reference source not found Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Bảng 17- Chiến lược của trang trại Error: Reference source not found Bảng 18: Những kiến nghị của trang trại với Nhà nước Error: Reference source not found Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Phần thứ nhất GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lời nói đầu Trong nền nông nghiệp thế giới, với lịch sử phát triển hàng trăm năm thì kinh tế trang trại trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất phổ biến và hiệu quả nhất trong nông nghiệp trên thế giới, nhất là tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, trang trại gia đình có vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất ra hầu hết các nông sản phẩm cho xã hội. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại tại những khu vực chậm phát triển sẽ là cơ hội để cải thiện và nâng cao mức sống cho dân, tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) tại các khu vực đó. Thực tiễn ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phát triển khác cũng cho thấy, ở những nơi trang trại phát triển mạnh, thì ở đó có nhiều doanh nghiệp địa phương hơn, những đường phố và vỉa hè được lát đá, trường học, công viên, nhà thờ, câu lạc bộ, những tờ báo, những cơ sở dịch vụ tốt hơn, việc làm nhiều hơn và sự tham gia của dân chúng cao hơn. Ở Việt Nam kinh tế trang trại mới phát triển trong những năm gần đây, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mục tiêu là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, song lấy nông nghiệp là một khâu đột phá. Đặc biệt là sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1998) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nước ta được điều chỉnh một bước. Đến nghị quyết VI của Ban Chấp hành Trung ương (tháng 3/1989) về sự phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Hơn nữa sau khi có luật đất đai ra đời (1993) quy định 5 quyền sử dụng đất thì kinh tế trang trại thực sự phát triển nhanh và đa dạng. Kể từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, nước ta đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, tận dụng tốt diện tích mặt nước và đất đai, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập của đất nước. Trên nhiều vùng trang trại đã góp phần tích cực phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 1 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn tán, nhỏ lẻ. Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đất đai và tiền vốn. Do vậy phát triển kinh tế trang trại nước ta bước đầu góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong điều kiện các nguồn lực bị hạn chế, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của trang trại tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng như có các chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển trong tương lai, em tiến hành thực hiện đề tài :"Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc" Chuyên đề nêu ra thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc.Do những hạn chế nhất định nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. 2. Tên đề tài: " Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc ". 3. Thời gian thực hiện: 15 tuần (từ 17 tháng 1 năm 2011 đến 21tháng 5 năm 2011) 4. Lý do thực hiện đề tài: Kinh tế trang trại - hình thức tổ chức kinh tế cơ sở chủ yếu của sản xuất nông nghiệp trong tương lai, đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã làm cho những tiềm năng tiềm tàng trong nông nghiệp và nông thôn như: đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ năng kỹ xảo sản xuất của người lao động được khơi dậy đưa nền nông nghiệp nước ta từng bước đi lên sản xuất lớn, hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc muốn tồn tại và phát triển, các trang trại phải không ngừng nâng cao hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế nhằm thực hiện phương hướng của Đảng và Chính phủ đề ra là "Phát triển kinh tế trang trại nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp, thuỷ sản tập trung, hình thành các vùng chuyên canh, gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy việc khai thác ngày càng nhiều và sử dụng ngày càng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động, áp Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 2 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất và quản lý trong nhân dân, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho trang trại và người lao động, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn." Hiệu quả của kinh tế trang trại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đất đai, lao động, tiền vốn, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế của chủ trang trại vào sản xuất và mở rộng thị trường.v.v Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau, mặc dù trong điều kiện sản xuất ít khác nhau. Chính vì thế, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm giải pháp xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, góp phần đánh giá đúng thực trạng, bản chất và xu hướng phát triển, hoàn thiện nhận thức về nó, nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn nước ta là việc làm cần thiết. Để đánh giá thực trạng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các chủ trang trại từ đó đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập chung, hàng hoá, hiệu quả và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, gắn với việc thực hiện NQ 03 của Tỉnh uỷ và NQ 26 Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân, Nông thôn. Tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 10/2009 có 1.327 trang trại, tạo việc làm ổn định cho 6.991 người với thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/người/tháng. So với cùng kỳ năm 2008, tăng 363 trang trại, tăng 1.869 lao động. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại này như thế nào, tiềm năng phát triển ra sao? các trang trại đang cần gì (vốn, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, ) để mở rộng quy mô, sản xuất hàng hoá có hiệu quả và tiến lên làm giầu? để trả lời vấn đề này tại Vĩnh Phúc em thực hiện đề tài " Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc " 5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá thực trạng khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh các trang trại ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế trang trại. Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 3 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn - Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Vĩnh Phúc. 6. Nội dung, quy mô và địa điểm thực hiện 6.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài. - Điều tra, phân tích, đánh giá các trang trại về khả năng quản lý, điều hành. - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý trang trại ở Vĩnh Phúc (Ưu nhược điểm, rút ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm) - Dự báo, đề suất các giải pháp nâng cao khả năng quản lý, điều hành các trang trại ở tầm vĩ mô và vi mô. - Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Vĩnh Phúc 6.2. Quy mô, địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu đề tài tập trung khảo sát 120 trang trại ở tất cả các địa bàn trong tỉnh. Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 4 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Phần thứ hai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế trang trại 1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại, nhưng theo khái niệm của PGS.TS Lê Trọng: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được chủ đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định". Khi nói "kinh tế trang trại" là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại: quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với tập thể, với môi trường sinh thái tự nhiên Căn cứ để xác định về định tính: + Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở được Nhà nước bảo hộ theo luật định. + Mục tiêu của trang trại là sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường. + Lao động trong các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mướn lao động. Số lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn lao động tự có của gia đình chủ trang trại. Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 5 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn 1.1.2. Vai trò đặc điểm về kinh tế trang trại Đảng ta nói về kinh tế trang trại: "Trang trại với hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân" (Nghị quyết Trung ương 4); "Trang trại thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn so với hộ gia đình, chỉ có số ít là kinh tế trang trại tư nhân" (Nghị quyết Trung ương 6 lần 1); "ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn " (Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị). Theo quy luật chung của thế giới thì số lượng và quy mô trang trại sẽ diễn biến như sau: Khi bắt đầu công nghiệp hoá thì số lượng trang trại tăng lên và sau đó giảm dần trong thời kỳ hoàn thành công nghiệp hoá, còn quy mô trang trại thì ngược lại sẽ tăng dần theo quá trình giảm số lượng trang trại. Về định lượng: Trên thực tế, những tiêu chuẩn định tính dễ cảm nhận được ở một trang trại nhưng việc lượng hoá chúng bằng những con số cụ thể để xác định tiêu chuẩn định lượng chung cho các trang trại là rất phức tạp, bởi tính phong phú, đa dạng của sản xuất nông nghiệp và những điều kiện sản xuất rất khác nhau giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ của đất nước. Vấn đề là phải tìm ra một số tiêu thức đặc trưng để định ra tiêu chuẩn chung cho tất cả các trang trại trong cả nước. Tiêu thức lựa chọn, tiêu chuẩn quy định phải có tính khoa học, tổng quát để đơn giản trong cách phân loại, nhưng phải phản ánh được đầy đủ bản chất của kinh tế trang trại thông qua những đặc trưng cơ bản của nó. Qua nhiều cuộc hội thảo, thi hành Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 như sau: "Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định hướng sau đây: - Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: + Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 6 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế: a) Đối với trang trại trồng trọt: (1). Trang trại trồng cây hàng năm: -Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung -Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. (2) Trang trại trồng cây lâu năm: -Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung -Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. -Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên. (3) Trang trại lâm nghiệp: -Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. b) Đối với trang trại chăn nuôi: (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. (2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c) Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 7 [...]... nhất định (trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi ) Loại hình trang trại này thường phát triển ở những nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Canada, 1.3.3 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý Theo cách phân loại này có trang trại gia đình, trang trại cá nhân, trang trại cấp vốn, trang trại hợp doanh kiểu cổ phần, trang trại góp vốn trách nhiệm hữu hạn và trang trại dự phần - Trang trại gia... trại Qua bảng 3 chúng ta thấy cơ cấu loại hình trang trại ở tỉnh Vĩnh Phúc phát triển chủ yếu là trang trại tổng hợp, chiếm 53,4% tổng trang trại toàn tỉnh, sau đó đến loại hình trang trại chăn nuôi chiếm 30,1% tổng trang trại toàn tỉnh Tổng số trang trại trồng cây hàng năm trên cả nước có 39.769 trang trại, thì vùng Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 32 Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn... có số lượng trang trại tăng rất nhanh như ta thấy năm 2000 chỉ có 115 trang trại, đến 2009 có 1.327 trang trại, tăng 1.212 trang trại Số lượng trang trại ở Vĩnh Phúc phát triển nhanh về số lượng ở các huyện, thành phố như thế nào được thể hiện qua bảng sau Bảng 3: Số trang trại phân theo huyện tại Vĩnh phúc TT Các huyện Năm 2007 2008 2009 1 Lập Thạch 110 116 151 2 Vĩnh Yên 128 128 167 3 Vĩnh Tường 183... sản xuất kinh doanh của trang trại rất cao d Bồi dưỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới e Gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn cũng như phát triển thị trường nông thôn Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả g Phát triển các... trong đó có trang trại kết hợp sản xuất với chế biến nông sản - Thu nhập của trang trại gồm hai loại: + Trang trại thuần nông: Nguồn thu nhập chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp Loại trang trại này ở các nước công nghiệp phát triển ngày càng giảm, chỉ còn chiếm khoảng 2%- 5% + Trang trại có thu nhập thêm từ ngoài trang trại: Loại trang trại này ở các nước ngày càng tăng Hiện nay ở các nước phát triển chủ... xã trang trại là một yêu cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại h Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá bằng các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B 24 Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH. .. cơ sở của một trang trại khác hoặc của Nhà nước để sản xuất Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B Chuyên đề thực tập 18 PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn 1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 1.4.1 Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới Khi chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện thay thế cho chế độ phong kiến một phương thức sản xuất mới đã xuất hiện ở châu Âu, đã... trang trại Điều này được thể hiện rõ nhất ở các vùng dự án xây dựng các nhà máy chế biến đường, nhà máy chế biến hoa quả + Sự phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại + Sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp + Môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của kinh tế. .. nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng - Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) và tất cả các vùng khác nhau (đồi núi, đồng bằng, ven biển ) - Ở hầu... tây nguyên chiếm tỷ lệ 2,44% số trang trại tổng hợp của cả nước Sinh viên: Mai Văn Sơn Lớp: Kinh tế Phát triển 49B Chuyên đề thực tập 33 PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn Trang trại chăn nuôi có 20.809, trang trại chăn nuôi tập trung ở vùng miền đồng bằng sông Hồng 42,70%; thấp nhất là vùng tây nguyên chiếm 3,75% số trang trại chăn nuôi của cả nước Ðể phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải đầu tư vốn hàng . thực hiện đề tài :" ;Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc& quot; Chuyên đề nêu ra thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc. Do những hạn. CỨU Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế trang trại 1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại, nhưng. để mở rộng quy mô, sản xuất hàng hoá có hiệu quả và tiến lên làm giầu? để trả lời vấn đề này tại Vĩnh Phúc em thực hiện đề tài " Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan