XÂY DỰNG QUY TRÌNH THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

21 509 1
XÂY DỰNG QUY TRÌNH THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CÁN BỘ THANH TRA LỚP ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA VIÊN CHÍNH K 37-2010 TIỀU LUẬN Đề tài: XÂY DỰNG QUY TRÌNH THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM Họ và tên : ĐÀO QUỐC TÍNH Chức vụ : Phó chánh thanh tra, giám sát kiêm Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền. Cơ quan : Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nghệ An, ngày 20 tháng 10 năm 2010 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói, điểm khác biệt nổi bật quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro với quy trình thanh tra, giám sát tuân thủ là việc ưu tiên các mối quan tâm thanh tra và điều chỉnh các hoạt động thanh tra giám sát hướng vào các tổ chức tín dụng có rủi ro tổng thể lớn nhất trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng một cách kịp thời và hiệu quả. Ở mức độ từng tổ chức tín dụng, thanh tra trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra viên hướng các hoạt động thanh tra tại chỗ vào các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của mỗi tổ chức tín dụng. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhờ đó sẽ sử dụng các nguồn lực có hạn của mình một cách có hiệu quả hơn. Tổ chức tín dụng được hiểu bao gồm các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng. Để thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, trước hết cần hiểu thế nào là rủi ro, hệ thống quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng hoạt động như thế nào.Các khái niệm rủi ro được trình bày trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế và thực trạng của Việt Nam. Có nhiều cách phân loại các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng, thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay bị chi phối chủ yếu bởi bảy loại rủi ro chính: 1. Rủi ro tín dụng; 2. Rủi ro thị trường; 3. Rủi ro thanh toán; 4. Rủi ro hoạt động; 5. Rủi ro danh tiếng; 6. Rủi ro chiến lược; và 7. Rủi ro tuân thủ; 1 Trong đó Rủi ro thị trường được chia thành 3 loại: Rủi ro lãi suất, Rủi ro hối đoái và Rủi ro về giá.Để quản lý được các loại rủi ro, các tổ chức tín dụng phải có một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả.Một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả phải có khả năng nhận dạng, đo lường, giám sát thông tin và kiểm soát giảm thiểu rủi ro thông qua 4 quy trình sau: 1. Sự giám sát tích cực của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; 2. Đầy đủ các chính sách, quy trình, thông lệ và các hạn mức; 3. Hệ thống thông tin quản lý hiệu quả; 4. Kiểm soát nội bộ và hoạt động toàn diện của Kiểm toán nội bộ. Hiệu quả của bốn quy trình nói trên tại các tổ chức tín dụng cúng là một trong những nội dung chính thanh tra viên cần phải kiểm tra khi đánh giá hệ thống, năng lực quản lý đối với mỗi loại rủi ro của tổ chức tín dụng.Yêu cầu đối với bốn quy trính này, trong từng phần về mỗi loại rủi ro cũng như trong bảng câu hỏi cho mỗi loại rủi ro mà thanh tra viên cấn sử dụng khi thanh tra tại chỗ. Có thể nói thanh tra trên cơ sở rủi ro là thanh tra mang tính hệ thống, tập trung vào việc kiểm tra năng lực quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta bỏ qua vấn đề tuân thủ của tổ chức tín dụng. Điều này thể hiện ở chỗ một trong bảy loại rủi ro mà chúng ta quan tâm là Rủi ro tuân thủ. Ngoài ra, khi kiểm tra, đáng giá mỗi loại rủi ro chúng ta sẽ chọn mẫu để tiến hành kiểm tra giao dịch và kiểm tra các vấn đề tuân thủ liên quan đến rủi ro đó. Khi kết hợp kết quả của việc kiểm tra giao dịch, xem xét kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng (các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ số an toàn) và kết quả đánh giá bốn quy trình quản lý rủi ro, chúng ta sẽ có thể có được kết luận về mức độ rủi ro của các loại rủi ro mà ta đang xem xét, xu hướng của loại rủi 2 ro đó, từ đó rút ra được trạng thái rủi ro ròng của loại rủi ro đó. Phương pháp để có được kết luận này được hướng dẫn tại Ma trận rủi ro Các thanh tra viên cũng sẽ tìm thấy các câu hỏi sau đây "có phù hợp hay không", " có đầy đủ hay không" xuất hiện. Trả lời câu hỏi đó không đơn giản, bởi đó là các câu hỏi định tính, phụ thuộc vào quan điểm, cách đánh giá của mỗi thanh tra viên. Đó cũng chính là một trong những điểm khó nhất của thanh tra trên cơ sở rủi ro, vì chúng ta phải kết hợp các đánh giá định lượng với các đáng giá định tính, mà đánh giá định tính đòi hỏi thanh tra viên phải có kiến thức và kỹ năng thật tốt. Công việc của mỗi thanh tra viên được chuẩn hoá, rủi ro của các tổ chức tín dụng và của toàn hệ thống sẽ được thanh tra, giám sát hiệu quả hơn. I. Mô tả tình huống: 1. Khái niệm thanh tra giám sát tuân thủ trong hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng Thanh tra, giám sát tuân thủ là một loại thanh tra, giám sát truyền thống. Ở loại thanh tra, giám sát này được dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy định của nội bộ để thực hiện thanh tra, giám sát. Thanh tra giám sát tuân thủ các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào so sánh giữa hoạt động diễn ra thực tế và các quy định hiện hành. Các căn cứ để thực hiện thanh tra, giám sát tuân thủ là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các quy định nội bộ của các tổ chức tín dụng. Như vậy có thể hiểu thanh tra, giám sát tuân thủ các tổ chức tín dụng là hoạt động thanh tra, giám sát dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xác định quy trình tuân thủ (chấp hành, không chấp hành) để xác định 3 sai, đúng của từng vụ việc, từng loại hoạt động nghiệp vụ của một tổ chức tín dụng. Một số ví dụ đơn giản như khi thanh tra, giám sát về hoạt động tín dụng của một chi nhánh ngân hàng, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ dựa vào các hoạt động tín dụng thực tế diễn ra tại tổ chức tín dụng đó để có thể so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật để xác định sai, đúng và đưa giải pháp xử lý phù hợp. 2. Khái niệm thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro trong hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện được dự đoán trước hay không được dự đoán trước có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của tổ chức tín dụng. Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, các loại rủi ro chấp nhận được phải được tổ chức tín dụng tính đến trong chiến lược kinh doanh của mình và cần phải được hiểu thấu đáo, được đo lường, kiểm soát và nằm trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó với những bất lợi có thể chấp nhận được của tổ chức tín dụng. Các yếu tố quản lý rủi ro bao gồm: * Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có ý nghĩa là nhận biết và phân loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của các hoạt động theo mức độ không chắc chắn trong mỗi hoạt động. Trước khi tiến hành quản lý rủi ro, rủi ro cần phải được nhận dạng. Nhiệm vụ này do Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập thực hiện và trong một tổ chức tín dụng nhiệm vụ này được thực hiện bởi các bộ phận quản lý rủi ro. 4 *Đo lường và đánh giá rủi ro Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là xác định, đánh giá lượng hoá các rủi ro đã được nhận dạng. Các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm đo lường giá trị danh nghĩa; tính theo phần trăm của tổng (vốn, tải sản có, tiền gửi ) theo độ biến động; khả năng tổn thất, hoặc kết hợp các yếu tố này. Đo lường và đánh giá rủi ro cho phép Hội đồng quản trị thiết lập chính sách đối với các hoạt động có rủi ro của tổ chức tín dụng, từ đó ban hành các quy trình quản lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống. * Giám sát và báo cáo rủi ro Các rủi ro phải được đo lường, đánh giá và xem xét định kỳ để hiểu một cách thấu đáo về cách nhận biết rủi ro đang được sử dụng và để có được dự đoán tốt hơn về số tiền và hậu quả của các hoạt động và các trạng thái rủi ro trong tương lai. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm tất cả các báo cáo được lập và được tổ chức tín dụng sử dụng. Nhiệm vụ giám sát yêu cầu Hội đồng quản trị và Ban điều hành phải xem xét hệ thống thông tin quản lý ở cấp tổng quát nhất để xác định xem các chính sách và chiến lược có được tuân thủ hay không. * Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được kiểm soát dựa trên việc sử dụng một cách thận trọng 3 yếu tố đầu tiên (nhận dạng rủi ro; đo lường và đánh giá rui ro; giám sát và báo cáo rủi ro). Hội đồng quản trị và Ban điều hành tiến hành từng bước để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi có thể có của các loại rủi ro mà tổ chức tín dụng gặp phải. Việc này được tiến hành thông qua quan điểm chỉ đạo và xem xét định kỳ các chiến lược, chính sách, các giới hạn, các quá trình, thủ tục đã được 5 thiết lập đầy đủ tại các cấp trong hệ thống tổ chức; sử dụng các chuyên gia khi cần thiết; Giám sát thường xuyên hệ thống thông tin quản lý; và thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện. Hệ thống kiểm soát nội bộ được Ban điều hành thiết lập thông qua các quy trình hoạt động để đảm bảo các giao dịch được hạch toán đầy đủ, đảm bảo các giao dịch có rủi ro được xem xét thích hợp và đảm bảo chắc chắn rằng chính sách và chiến lược do Hội đồng quản trị thiết lập được tôn trọng. Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập để kiểm tra hiệu lực của các chính sách, quy trình hệ thống kiểm toán, hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng. Như vậy, có thể hiểu thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro là dựa vào các mức độ rủi ro khác nhau trong hoạt động của một tổ chức tín dụng hay trong toàn bộ hoạt động của một tổ chức tín dụng, hoặc mức độ rủi ro của toàn hệ thống tổ chức tín dụng để tiến hành thanh tra giám sát. Mục tiêu của hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, giữ ổn định cho từng tổ chức tín dụng và đảm bảo an toàn, ổn định phát triển cho cả hệ thống tổ chức tín dụng. 3. Kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro. Trong thực tế, những năm qua các ngân hàng tại Mỹ, các nước Châu Âu, một số nước Châu Á mặc dù trong quá trình thanh tra, giám sát của các cơ quan thanh tra, giám sát của các nước không phát hiện hoặc ít phát hiện thấy các sai phạm của các ngân hàng thông qua hoạt động thanh tra, giám sát so với các quy định của pháp luật (thanh tra, giám sát tuân thủ). Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, kinh tế một số ngân hàng lớn vẫn bị đổ vỡ. Hệ thống tài chính, ngân hàng của các nước Mỹ, các nước Châu Âu, một 6 số nước Châu Á chao đảo, hàng loạt các ngân hàng phải xin sự cứu trợ của chính phủ các nước hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đô la Mỹ và tương đương. Như vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng lớn hoạt động hàng trăm năm? Trong rất nhiều nguyên nhân, có một nguyên nhân là hệ thống thanh tra, giám sát của các cơ quan liên quan của Mỹ và các nước Châu Âu chủ yếu tập trung vào thanh tra, giám sát tuân thủ. Do đó, đã không phát hiện được rủi ro trong hoạt động của từng tổ tổ chức tín dụng và rủi ro của cả hệ thống tín dụng. Từ thực tiễn và những khái niệm truyền thống về thanh tra, giám sát ngân hàng đặt ra trong công tác thanh tra, giám sát, hiện nay phải kết hợp giữa thanh tra, giám sát tuân thủ (chấp hành pháp luật, quy định nội bộ) với thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro. II. Phân tích tình huống Quá trình thanh tra trên cơ sở rủi ro của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm các phần cụ thể được thiết kế tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và đảm bảo giám sát là một quy trình liên tục tập trung vào rủi ro tại mỗi tổ chức tín dụng và trong toàn bộ hệ thống tín dụng. Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một quy trình liên tục tập trung đồng thời vào một chủ đề:  Ở cấp độ hệ thống: so sánh độ rủi ro và hoạt động của tổ chức tín dụng này với tổ chức tín dụng khác, lập thứ tự ưu tiên các tổ chức tín dụng cần được thanh tra tại chỗ.  Ở cấp độ tổ chức tín dụng: xem xét các hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng và tính đầy đủ của quy trình quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; xác định tổ chức tín dụng nào cần quan tâm, cần làm gì và khi nào; 7  Ở cấp độ lập kế hoạch thanh tra tại chỗ: đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động; tính đầy đủ của quy trình quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; xác định lĩnh vực cần được kiểm tra; xác định nhu cầu về thời gian; các yêu cầu về nhân lực thanh tra tại chỗ và đề ra yêu cầu cho mỗi loại báo cáo cụ thể;  Ở cấp độ báo cáo, kết luận thanh tra: báo cáo, kết luận về hoạt động thanh tra tại chỗ, chỉ rõ các phát hiện, các yêu cầu đối với ban lãnh đạo tổ chức tín dụng.  Cấp độ sửa chữa sai lầm: Buộc Ban điều hành và thành viên Hội đồng quản trị và tổ chức tín dụng có trách nhiệm sửa chữa các thiếu sót một cách cụ thể và kịp thời.  Giám sát liên tục: theo dõi tiến triển, những thay đổi tại mỗi tổ chức tín dụng theo hướng tập trung vào hoạt động rủi ro. Ở mỗi cấp độ có những cấu hỏi cần được trả lời và các công cụ cụ thể để giúp Cơ quan thanh tra, giám sát trả lời những câu hỏi này. Một vài câu hỏi được nêu ra dưới đây cùng với các công cụ để trả lời. Ở cấp độ vĩ mô (hệ thống tổ chức tín dụng ) - tổ chức tín dụng nào là rủi ro nhất? Tại sao tổ chức tín dụng đó rủi ro nhất? Bộ phận nào của tổ chức tín dụng cần quan tâm nhất? Tổ chức tín dụng này so với tổ chức tín dụng khác trong hệ thống tổ chức tín dụng về quy mô, rủi ro, quản lý rủi ro như thế nào? Khi nào tổ chức tín dụng cần thanh tra tại chỗ ? Tình hình tổ chức tín dụng và Chiến lược thanh tra. Cấp độ vi mô rủi ro như thế nào? Lĩnh vực nào có thể tồn tại rủi ro? Các sản phẩm đó có loại rủi ro cố hữu nào? Có nhiều rủi ro không? Có biết gì về các thông lệ quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng trong các sản phẩm dtịch vụ được xác định là rủi ro Ma trận rủi ro 8 [...]... vụ thanh tra cần thực hiện Phải có sự ưu tiên này trong toàn hệ thống và cho mỗi tổ chức tín dụng Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần thanh tra, giám sát sâu Rủi ro đôi khi là lớn đối với một tổ chức tín dụng nhưng lại không lớn đối với hệ thống tổ chức tín dụng Trong những trường hợp như vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải cân đối rủi ro của các tổ chức. .. nhau Đặc biệt hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh chấp nhận rủi ro, kinh doanh trên cơ sở rủi ro Như vậy, kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ kết hợp với thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở rủi ro là một thành tựu cần phải triển khai và áp dụng có hiệu quả vào hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam 18 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết tài liệu... tại tổ chức tín dụng (BƯỚC 3) Sau đó, đoàn thanh tra tại chỗ sẽ đến các tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công và lập kế hoạch tại bước 3 Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của tổ chức tín dụng và cách thức mà tổ chức tín dụng quản lý những rủi ro này Các thành viên của đoàn thanh tra đánh giá từng lĩnh vực rui ro và... (BƯỚC 6) III Phương án giải quy t Nội dung cụ thể các bước trong Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro: Bước 1: của quy trình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là hiểu tổ chức tín dụng Bước này là xuất phát từ nguyên tắc cơ bản 19 của Uỷ ban Basel Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của tổ chức tín dụng phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động... dữ liệu giám sát từ xa (các báo cáo định kỳ từ mỗi tổ chức tín dụng, phân tích về hệ thống tổ chức tín dụng, phân tích an toàn vi mô, ) và từ chính sách các tổ chức tín dụng để có thể giám sát liên tục Các thanh tra viên này lập một báo cáo tổng quan về rủi ro của từng tổ chức tín dụng ít nhất là theo từng quý hoặc bất kỳ khi nào mà trạng thái rủi ro của các tổ chức tín dụng thay đổi Giám sát liên... sát trên cơ sở rủi ro là một phát hiện mới sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu những năm vừa qua Theo thông lệ truyền thống, thanh tra, giám sát ngân hàng trong nhiều thập kỷ chủ yếu tập trung vào thanh tra, giám sát tuân thủ Thực tế thanh tra, giám sát tuân thủ các ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng (tổ chức tín dụng) ở các nước phát triển cao gần như các cơ quan thanh tra, giám sát. .. lý rủi ro, hệ thống quản lý, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, 16 lập kế hoạch thanh tra, xác định các hoạt động thanh tra, quy t định thanh tra, phạm vi thanh tra, soạn thư yêu cầu đến tổ chức tín dụng, các cuộc thanh tra tại chỗ và báo cáo kết quả thanh tra và các bước giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng 17 KẾT LUẬN Kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ và thanh tra, giám sát. .. cầu áp dụng các biện pháp sửa chữa, Ngân hàng Nhà nước giám sát tiến trình tổ chức tín dụng đáp ứng các yêu cầu do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra Các báo cáo định kỳ của tổ chức tín dụng cung cấp cho cơ quan thanh tra, giám sát những thông tin cần thiết để quy t định mức độ đầy đủ tất cả các yêu cầu, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ chấp thuận việc thực hiện của tổ chức tín dụng Đây... trưởng giám sát từ xa, cán bộ giám sát phân tích phụ trách tổ chức tín dụng và Vụ trưởng thanh tra tại chỗ thảo luận về các lĩnh vực cần quan tâm và nhất trí về những rủi ro chủ yếu Tóm tắt các ý kiến về tính hình tài chính trong mục "Tóm lược tình hình hiện tại", và nhận xét các lĩnh vực cần thanh tra tại chỗ trong mục "Rủi ro chủ yếu" Rủi ro chủ yếu là các loại rủi ro, như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh. .. soát rủi ro liên tục, việc hiểu biết về mỗi tổ chức tín dụng là điểm bắt đầu tốt nhất Các thanh tra viên nên có quy trình phù hợp để phát triển và duy trì việc hiểu biết toàn diện về tình hình rủi ro của mỗi tổ chức tín dụng là (BƯỚC 1) Khi rủi ro của mỗi tín dụng đã rõ ràng thì thanh tra, giám sát viên có thể đánh giá các rủi ro đó trong hệ thống tổ chức tín dụng và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm . tra giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần thanh tra, giám sát sâu. Rủi ro đôi khi là lớn đối với một tổ chức tín dụng nhưng lại không lớn đối với hệ thống tổ chức. kinh doanh chấp nhận rủi ro, kinh doanh trên cơ sở rủi ro. Như vậy, kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ kết hợp với thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở rủi ro là một thành tựu. 6). III. Phương án giải quy t Nội dung cụ thể các bước trong Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro: Bước 1: của quy trình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là hiểu tổ chức tín dụng. Bước này là

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan