Ma túy trong trường học

10 596 2
Ma túy trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến chúng ta từng ngày, từng giờ. “Chung tay đẩy lùi ma túy” và “giảm thiểu tác hại” của ma túy trong trường học không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến phòng chống ma túy mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vì vậy, em đã chọn đề tài Ma túy, thực trang và các biện pháp can thiệp làm đề tài tiểu luận của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Thực trạng sử dụng ma túy. Phần 3: Các biện pháp can thiệp Cơ sở lý luận. Ma túy là gì? Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Tại địa phương Để đẩy mạnh công tác phong, chống ma túy, “Tháng hành động phòng, chống ma túy”; “Ngày thế giới phòng, phòng chống ma túy”; “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” được thực hiện với những khẩu hiệu kèm theo như: “Toàn dân nói không với ma túy”; “Vì sức khỏe cả bạn, hạnh phúc của gia đình hãy tránh xa ma túy”; “Ma túy, hiểm họa của cộng đồng”; “Hãy tự bảo vệ mình trước ma túy”…Những hình ảnh, về phòng, chống ma túy được dựng lên. Sự tuyên truyền về ma túy cũng được đẩy mạnh. Ở một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lào Cai, và đặc biệt là ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh việc phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong các trường học Tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền về tác hại của ma túy và các biện pháp phòng chống ma túy. Lồng ghép những kiến thức về ma túy vào trong các bài học đồng thời treo băng rôn, pa nô, khẩu hiệu về phòng chống ma túy. ở một số trường học nhiều mô hình phòng chống tệ nạn và ma túy như đưa các học sinh, sinh viên, học viên đi tham quan các trung tâm giáo dục lao động xã hội; cho học sinh, sinh viên tìm hiểu về luật phòng, chống ma túy Phối hợp với gia đình và địa phương, các cơ quan chức năng để quản lý giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng chống ma túy. Động viên những gia đình có người nghiện ma túy đưa đi cai nghiện tại các trung tâm. Tại Hà Giang. Công tác phòng chống ma túy được đẩy mạnh, tổ chức những buổi tuyên truyền, các đợt mít tinh, xây dựng câu lạc bộ thanh niên, thông qua các mô hình sinh hoạt tập thể đã giúp cho hàng nghìn người nhận thức được tác hại của ma túy và tệ nạn xã hội, cảm hóa được 530 đối tượng thanh niên có hành vi vi phạm tệ nan xã hội. Công tác phòng chống ma túy cũng được đưa vào chương trình giáo dục ở các trường học. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ với chủ đề phòng chống ma túy cho các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều giải pháp như tổ chức cho người dân ký cam kết không trồng cây thuốc phiện, đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức tự giác phá bỏ và không trồng cây thuốc phiện.

Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Ma túy trong trường học, thực trạng và các biện pháp can thiệp Lời mở đầu Trong nhiều năm gần đây, đi đôi với sự phát triển của đất nước, các tệ nan xã hội hội như nghiện hút, tiêm chích ma túy, buôn bán ma túy… ngày một gia tăng. “Cái chết trắng” ấy đã có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, từ gia đình, công sở đến cả trường học…nó gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, người thân và cả xã hội, nó làm tha hóa đạo đức xã hội. Sa vào may túy là con đường ngắn nhất dẫn đến sự hủy hoại chính mình ở cả hiện tại và tương lai. Nghiện ma túy là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội khác. Tệ nan ma túy và tội phạm ma túy ở nước ta diễn biến phức tạp. Ma túy đã vào trường học, vào từng gia đình gây ra những cái chết mòn mỏi cho bản thân người nghiện và gia đình họ. Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nan xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở nước ta có khoảng 10 vạn người nghiện ma túy, trong số đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số ngưới nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Đây là một vấn đề gây bao lo lắng, bức xúc cho ngành giáo dục nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến chúng ta từng ngày, từng giờ. “Chung tay đẩy lùi ma túy” và “giảm thiểu tác hại” của ma túy trong trường học không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến phòng chống ma túy mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vì vậy, em đã chọn đề tài Ma túy, thực trang và các biện pháp can thiệp làm đề tài tiểu luận của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Thực trạng sử dụng ma túy. Phần 3: Các biện pháp can thiệp. 1 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Nội dung Cơ sở lý luận. Ma túy là gì? Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dể chịu…mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin , bạch phiến. Người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. Nghiện ma túy là gì? Nghiện ma túy có thể hiểu là quá trình sử dụng thường xuyên theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều chất ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện làm cho lệ thuộc vào chất đó. Dùng ma túy lần đầu dưới các dạng tiêm chích, hút, hít, uống… người ta có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và muốn dùng lại. Người nghiện ma túy nên ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai: + Nhiễm độc mãn tính: kéo dài, liên tục, khó khăn trong việc chữa trị. + Nhiễm độc chu kỳ: từng thời gian và lặp đi lặp lại. + Sự lệ thuộc vào thể chất: khi nghiện thì thể chất cơ thể phụ thuộc vào ma túy. + Sự lệ thuộc tinh thần. 2 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Xét về mặt y học: nghiện ma túy là một loại bệnh và là một loại bệnh đặc biệt. Bệnh đặc biệt vì điều trị cắt cơn giảm độc không khó khăn thậm chí không cần dùng đến thuốc chỉ sau 10 đến 15 ngày thoát được cơn vật vã, cơ thể dần phục hổi, có đủ nghị lực và quyết tâm là có thể cai nghiện được. Đặc biệt thứ hai của căn bệnh này là người nghiện ma túy mang trong mình một lúc hai căn bệnh: + Về sinh học: ngộ độc ma túy thường xuyên diễn ra làm cơ thể bị suy kiệt, tàn tạ. + Về tâm lý: người nghiện ma túy khi sử dụng, đưa chất ma túy vào cơ thể sau khoảng từ 12 đến 24 giờ thì 90% chất ma túy được đào thải. Phân loại ma túy. Có 3 cách thông thường được sử dụng để phân loại ma túy: Phân loại theo pháp luật. Phân loại theo tác dụng. Phân loại theo nguồn gốc sản sinh. Phân loại theo pháp luật: luật pháp chia ma túy làm hai nhóm: hợp pháp và bất hợp pháp. Ma túy hợp pháp như rươu, bia, ni-cô-tin (thuốc lá), ca-phê-in, một số thuốc an thần có Ben-zô-đai-a-zê-phin như Serepax, Valium…(được sử dụng theo toa của bác sĩ) Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis), Bạch phiến (heroin), những loại thuốc gây nghiện sử dụng không có toa của bác sĩ… Phân loại theo tác dụng: ma túy được chia thành 3 nhóm chính: kích thích, ức chế thần kinh, gây ảo giác. Chất kích thích. 3 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể. Các loại chất kích thích bao gồm: Ni- cô-tin trong thuốc lá, cà-phê-in trong cà phê, Am-phê-ta-min… Chất ức chế. ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh. Dưới đây là một số thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: rượu, Benzo-đai-zê-phin là những thuốc an thần loại nhẹ… Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: thuốc phiện, morphine, pethidine, codein, bạch phiến, methadone… Cần sa ở liều lượng nhẹ. Chất gây ảo giác. Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe thấy điều không có thực, thấy thời gian và không giant hay đổi, thấy sự vật xong quanh di chuyển hoặc thấy vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. Các loại thuốc gây sảo giác gồm có: LSD, DMT, psilocin, Ketamine, cần sa ở liều lượng mạnh. Phân loại theo nguồn gốc: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp. Ma túy tự nhiên: thuốc phiện, cần sa… đây là các loại ma túy có sẵn trong tự nhiên. Ma túy bán tổng hợp: heroin… Ma túy tổng hợp: estasy, đá (crystal meth), morphine… Thực trạng sử dụng ma túy. Thực trạng sử dụng ma túy chung trên cả nước 4 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến năm 2007 cả nước có 133.594 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và đến tháng 6 năm 2013 là khoảng 180.000 người. Điều này cho thấy tình trạng sử dụng ma túy ở nước ta đang tăng nhanh và phức tạp, chủ yếu số người nghiện ma túy nằm trong độ tuổi lao động. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp đang ở mức đáng báo động, có những nơi số người nghiện ma túy tổng hợp chiếm 50% số đối tượng được đưa vào cai nghiện tại Trung tâm. Trong tình trạng báo động như vậy nhưng các công tác tuyên truyền về phòng chống ma túy chưa được đẩy mạnh, các công tác cai nghiện tại trung tâm vẫn nặng về hành chính, các hoạt động tư vấn, điều trị cai nghiện ma túy và dự phòng tái cai nghiện còn hạn chế. Các công tác quản lý sau cai chưa được chú trọng khiến 70% số người nghiện sau cai tái nghiện lại. Còn có sự kỳ thị với người nghiện ma túy khiến những người sau cai nghiện khó tái hòa nhập cộng đồng. Thực trạng sử dụng ma túy trong trường học. Dù đã rất nỗ lực ngăn chặn để ngừa tình trạng nghiện ma túy nhưng con số thống kê cho thấy có 70% đối tượng liên quan đến ma túy là thanh niên và 50% trong số đó là trẻ em (dưới 16 tuổi) và học sinh, sinh viên. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2005, tại tỉnh Sơn La có tới 189 học sinh và 132 giáo viên nghiện và phạm tội ma túy, Thái Nguyên có 73 học sinh, sinh viên liên quan tới ma túy, Nghệ An có 104 học sinh, sinh viên….Tại nhiều tỉnh thuộc nông thôn và miền núi, số học sinh, sinh viên nghiện ma túy và phạm tội ma túy tăng lên như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu… Nhận xét về tình trạng nghiện ma túy và phạm tội ma túy trong giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên con nhà khá giả thiếu sự quản lý của gia đình, bị lôi kéo vào “Cái chết trắng”. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều thiếu sót của nhà trường trong việc phòng chống ma túy, công tác tuyên truyền cho cán bộ nhà trường, học sinh sinh viên, phụ huynh học sinh nắm được tác hai của ma túy và chủ động phòng ngừa ở nhiều địa phương, nhất là vùng cao, miền núi, vùng sâu vùng xa còn chưa đạt yêu cầu. Một số giáo viên ở vùng cao, miền núi còn sử dụng và buôn bán ma túy cho thấy 5 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 công tác quản lý cán bộ ở một số địa phương còn lơi lỏng và chưa sâu sát, quy định về sử lý học sinh, sinh viên, giáo viên vi phạm về ma túy của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nay đã không còn phù hợp. Thực trạng sử dụng ma túy tại tỉnh Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm phía Bắc, là tỉnh có số người nghiện ma túy thấp nhất trong 6 tỉnh Đông Bắc. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội tính đến năm 2007 Hà Giang có 418 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và đến năm 2013 Hà Giang có 1061 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong số đó có 60% số người nghiện ma túy ở huyện Quản Bạ. Các biện pháp can thiệp. Các biện pháp phòng, chống ma túy. Các biện pháp phòng, chống ma túy ở nước đang được đẩy mạnh. Quốc hội nước ta đã ban hành luật phòng, chống ma túy vào năm 2000 với những quy định về trách nhiệm, kiểm soát các hoạt động phòng, chống ma túy. Ngoài ra, nhà nước ta cũng đã ban hành những nghị quyết, chỉ thị về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, cụ thể như Nghị quyết số 06/CP ban hành ngày 29 tháng 1 năm 1993, nêu rõ: Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để moi người thấy được hậu quả và tác hại của tệ nạn ma túy. Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đối cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và phá triệt để các ổ tiêm chích, hút hít, uống các chất ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy cho người nghiện. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục trong công tác phòng chống ma túy được triển khai như sau: 6 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Tất cả các nhà trường trong hệ thống giáo dục phải là một trong những lực lượng đi đầu trong phong, chống ma túy. Các nhà trường và cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy trong trường, bằng việc lồng ghép vào các chương trình học để cho học sinh, sinh viên, học viên hiểu rõ hơn về tác hại và hiểm họa của ma túy. Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy để tất cả học sinh, sinh viên, học viên, hiểu rõ được chính sách pháp luật cảu Nhà nước về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy và hậu quả pháp lý của những hành vi vi phạm đó. Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên không tham gia vào các tệ nan xã hội, tạo ra một môi trường giáo dục trong sạch. Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên không để tham gia vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương để quản lý giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan y tế, chính quyền địa phương, các trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội đại phương tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy, từ đó có biện pháp giáo dục đối với những đối tượng bị nghiện ma túy, đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma túy trong trường học. Các biện pháp phong, chống ma túy không chỉ có trên lý thuyết, các văn bản giấy tờ mà trên thực tế công tác phòng, chống ma túy cũng được triển khai sâu rông. Tại địa phương Để đẩy mạnh công tác phong, chống ma túy, “Tháng hành động phòng, chống ma túy”; “Ngày thế giới phòng, phòng chống ma túy”; “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” được thực hiện với những khẩu hiệu kèm theo như: “Toàn dân nói không với ma túy!”; “Vì sức khỏe cả bạn, hạnh phúc của gia đình hãy tránh xa ma túy!”; “Ma túy, hiểm họa của cộng đồng”; “Hãy tự bảo vệ mình trước ma 7 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 túy”…Những hình ảnh, về phòng, chống ma túy được dựng lên. Sự tuyên truyền về ma túy cũng được đẩy mạnh. Ở một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lào Cai, và đặc biệt là ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh việc phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong các trường học Tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền về tác hại của ma túy và các biện pháp phòng chống ma túy. Lồng ghép những kiến thức về ma túy vào trong các bài học đồng thời treo băng rôn, pa nô, khẩu hiệu về phòng chống ma túy. ở một số trường học nhiều mô hình phòng chống tệ nạn và ma túy như đưa các học sinh, sinh viên, học viên đi tham quan các trung tâm giáo dục lao động xã hội; cho học sinh, sinh viên tìm hiểu về luật phòng, chống ma túy Phối hợp với gia đình và địa phương, các cơ quan chức năng để quản lý giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng chống ma túy. Động viên những gia đình có người nghiện ma túy đưa đi cai nghiện tại các trung tâm. Tại Hà Giang. Công tác phòng chống ma túy được đẩy mạnh, tổ chức những buổi tuyên truyền, các đợt mít tinh, xây dựng câu lạc bộ thanh niên, thông qua các mô hình sinh hoạt tập thể đã giúp cho hàng nghìn người nhận thức được tác hại của ma túy và tệ nạn xã hội, cảm hóa được 530 đối tượng thanh niên có hành vi vi phạm tệ nan xã hội. Công tác phòng chống ma túy cũng được đưa vào chương trình giáo dục ở các trường học. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ với chủ đề phòng chống ma túy cho các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều giải pháp như tổ chức cho người dân ký cam kết không trồng cây thuốc phiện, đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức tự giác phá bỏ và không trồng cây thuốc phiện. Nhận xét của cá nhân 8 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Ưu điểm và tồn tại Công tác phòng, chống ma túy tại các địa phương, trường học, cơ sở giáo dục đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Các biện pháp như tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ma túy được thực hiện. Những cuộc thi tìm hiểu về ma túy và luật phòng chống ma túy được tổ chức. Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều tồn tại như các trường chưa áp dụng nghiêm các biện pháp xử lý đối với giáo viên, học sinh, sinh viên có sử dụng ma túy. Tại các địa phương và ở một số trường học vẫn còn kỳ thị người nghiện ma túy và chưa có các biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Kiến nghị. Nên động viên người nghiện ma túy đi cai nghiện tại các trung tâm. Cần có những chính sách hỗ trợ đối với người nghiện sau cai để họ tái hòa nhập cộng đồng. Đối với các tỉnh miền núi cần đẩy mạnh việc vận động người dân phá bỏ cây thuốc phiện. Cần tố giác những tụ điểm hút chích và tội phạm ma túy. Cần xử lý nghiêm những trường hợp giáo viên có sử dụng ma túy. Nhà trường cần có những chính sách hỗ trợ giúp đỡ những học sinh, sinh viên sau khi cai nghiện dược trở lại trường học. Không nên kỳ thị người nghiện ma túy. Các biện pháp hỗ trợ người nghiện ma túy Tại gia đình và công đồng Hện nay một số người nghiện đã cai nghiên tự nguyện tại gia đình và cộng đồng 9 Đề tài: ma túy, thực trạng và các biện pháp can thiệp Sinh viên: Trương Thị Vân Trang Lớp: C15-CT1 Kết luận. “Cái chết trắng” đã có mặt khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, nó làm bao gia đình tan vỡ, bao nhiêu con người rơi vào vòng lao lý và không ít người đã nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Vì vậy, phòng, chống ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai, riêng cơ quan nào mà đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội và vai trò của thanh niên trong việc phòng chống ma túy là vô cùng quan trọng. Hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy. Trong quá trình học tập và làm bài không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để bài của e hoàn chỉnh hơn. 10 . nguồn gốc: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp. Ma túy tự nhiên: thuốc phiện, cần sa… đây là các loại ma túy có sẵn trong tự nhiên. Ma túy bán tổng hợp: heroin… Ma túy tổng. nghiện ma túy mang trong mình một lúc hai căn bệnh: + Về sinh học: ngộ độc ma túy thường xuyên diễn ra làm cơ thể bị suy kiệt, tàn tạ. + Về tâm lý: người nghiện ma túy khi sử dụng, đưa chất ma túy. phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy, từ đó có biện pháp giáo dục đối với những đối tượng bị nghiện ma túy, đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma túy trong trường học. Các

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan