Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua Cung oán ngâm và Trao duyên

3 2.2K 19
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua Cung oán ngâm và Trao duyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ xưa đến nay, thân phận và bi kịch của người phụ nữ luôn là chủ đề cho các tác phẩm văn học. Những người phụ nữ là những đối tượng vốn bị coi thường và bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội phong kiến, bị bủa vây bởi những tập tục, những định kiến khắt khe của lễ giáo phong kiến, không chỉ khổ về theer xác lẫn tinh thần mà còn bị chà đạp, hắt hủi,… Trong những tác phẩm văn học nói về thân phận người phụ nữ nói chung, có “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều và “Truyện kiều” của Nguyễn Du. Cứ nhắc đến thân phận người phụ nữ là ta không thể không nhắc đến hai chữ “bi kịch”. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến bi kịch của học. Họ không chỉ khổ vì chế độ nam quyền trọng nam khinh mà họ còn bị tước đạt tình yêu, hạnh phúc hay đau khổ vì chế độ đa thê, chế độ cung nữ. Nhìn một cách khái quát, đó là bi kịch của tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dở dang. Tuy nhên, tình cảnh, số phận, nỗi bất hạnh của họ lại có những biểu hiện khác nhau xuất phát từ thân phận khác nhau. Đầu tiên phải nói đến “Cung oán ngâm”. Tác giả Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong một gia đình quyền quý, từ nhỏ được chúa Trịnh Doanh đón vào cung cho học hành, sau này giữ nhiều chức quan. Có lẽ vì thế mà ông mới tận mắt chững kiến thói hoang dâm vô độ của vua chúa lúc bấy giờ. Người chịu khổ ở đây không ai khác là những người cung nữ. Người cung nữ trong “Cung oán ngâm” là một người tài sắc vẹn toàn, lúc đầu được vua sủng ái nhưng sau bị ruồng bỏ. Bi kịch của nàng là khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng không thành. Ta có thể hiểu rõ bi kịch của nàng qua những lời ai oán. Tình cảnh sống của người cung nữ rất lẻ loi, cô đơn “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trông ngóng lần lần” “Lầu đãi nuyệt đứng ngồi dạ vũ Gác thừa lương thức ngủ thu phong Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng Gương loan bẻ nửa dải đồng xé đôi” “Thâm khuê vắng ngắt như tờ Cửa châu gió lọt rèm ngà sương gieo” “Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông” Các từ ngữ vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng, thể hiện sự cuộc sống sang trọng, đầy đủ, xa hoa. Nhưng đi kèm với nó lại là những từ như “âm thầm chiếc bóng”, “Vắng ngắt”,… cho thấy khung cảnh đối lập với tâm trạng. Người cung nữ lẻ loi, chiếc bóng, cuộc sống cảm thấy vô cùng lạnh lùng. Nàng càng hi vọng vua đến bao nhiêu lại thất vọng bấy nhiêu Từ tình cảnh đó, người cung nữ thể hiện rõ tâm trạng của mình, từ sầu đến oán trách rồi đến oán hận đối với người đã đem đến bi kịch cho mình Những hình ảnh như trên chính là tâm trạng sầu của người cung nữ. Nang sống trong cảnh chờ đợi hết ngày này qua ngày khác. Nàng liền tìm cách giải sầu; “Mùi hương tịch mịch, bóng đèn âm u” Nàng đốt hương lên nhưng mùi hương lại càng khiến không gian thêm tịch mịch vắng vẻ hơn. Nàng thắp đèn lên cho sáng nhưng bóng đèn như soi sáng cuộc đời tăm tối của nàng. Những việc này với mục đích giải sầu nhưng lại khiến nàng sầu thêm. Từ sầu nàng chuyển sang oán trách nhà vua bằng các câu cảm thán: “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi” “Hoa này bướm nơ thờ ơ Để gầy bông thắm để xư nhụy vàng” Đây là tiếng lòng, tiếng than nhà vua chơi khăm chơi ác, chơi hoa rồi bỏ hoa, bạc tình bạc nghĩa Những từ ngữ miêu tả trực tiếp trạng thái tâm lí: một mình, tủi, sầu, than, rầu, buồn, ngán càng nhấn mạnh rõ bi kịch của người cung nữ Từ oán trách, người cung nữ chuyển sang oán hận “Giết nhau chằng cái lưu cầu Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa! Nàng cho rằng nhà vua không giết nàng bằng gươm sắc mà bằng cách giam hãm cuộc đời người cung nữ. Sau sự oán thán về thân phận bi thả đó, ta cảm nhận được có một sự phản kháng trong người cung nữ “Đang tay muốn dứt tơ hồng Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra” Nàng muốn dứt, muốn đạp, muốn tháo cũi, sổ lồng, thoát khỏi cuộc sống khăc s nghiệt, vô nhân đạo này. Chính lúc này đây nàng cung nữ nhận thấy rõ cái bi kịch của cuộc đời mình là do chế độ cung nữ gây ra. Vì chế độ này mà nàng không được sống trong hạnh phúc lứa đôi như những người phụ nữ ngoài đời khác mà phải giam hãm tuổi xuân của minh Nhưng cái bi kịch khát khao về hạnh phúc lúa đôi không thành đâu chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ nữ nào mà xảy ra với nhiều nười phụ nữ không phải là cung nữ khác. Ví dụ như nàng Kiều. Qua đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du, ta cảm thấy thương cho số phận của Kiều. Đây là đêm cuối cùng Kiều ở lại với gia đình trước khi bước vào 15 năm lưu lạc. Đêm hôm đó, Kiều đã khóc “Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”. Nàng khóc vì nghĩ mình đã có lỗi với Kim Trong, đã phụ chàng và thấy thương cho niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của mình. Khi thúy Vân tỉnh dậy, Kiều đã quyết định “trao duyên” cho em. Sau khi lạy em, nàng bắt đầu mở lời nhờ cậy. “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” “Đứt gánh” thể hiện một sự gian dở, mà ở đây chỉ mối tình của Kim-Kiều. Vì vậy Thúy Kiều rất khổ đau khi phải nhờ em “chắp mối tơ thừa”. Sau đó nàng kể vắn tắt lại mối tình với Kim Trog và kể rõ hoàn cảnh của mình. Bi kịch của Kiều là ở chỗ phải hi sinh tình yêu để vì chữ hiếu. Cho thấy Kiều đau đớn đến mức nào Từ đó cho thấy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Từ xưa đến nay, thân phận và bi kịch của người phụ nữ luôn là chủ đề cho các tác phẩm văn học. Những người phụ nữ là những đối tượng vốn bị coi thường và bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội. bỏ. Bi kịch của nàng là khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng không thành. Ta có thể hiểu rõ bi kịch của nàng qua những lời ai oán. Tình cảnh sống của người cung nữ rất lẻ loi, cô đơn Trong cung. chững kiến thói hoang dâm vô độ của vua chúa lúc bấy giờ. Người chịu khổ ở đây không ai khác là những người cung nữ. Người cung nữ trong Cung oán ngâm là một người tài sắc vẹn toàn, lúc đầu

Ngày đăng: 17/04/2015, 21:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan