Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng

30 1.9K 21
Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề 9 Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng (Số tiết học: 15) Người biên soạn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Khoa QL Học viện QLGD A Mục tiêu của chuyên đề: Sau khi học chuyên đề ngày, học viên có khả năng: Kiến thức - Hiểu và giải thích được các qui định về kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo ĐH, CĐ; Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo - Phân biệt hai nhóm phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận Biết sử dụng các phương pháp đánh giá kết hợp với giảng dạy để giúp sinh viên nắm được vấn đề nhằm đạt được mục tiêu học tập, xác định được các quan điểm đúng đắn khi tiến hành các phương pháp đánh giá trong quá trình dạy và học Kỹ năng - Có khả năng tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá đánh kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đảm bảo yêu cầu khoa học, khách quan, đúng qui chế hiện hành Thái độ Ý thức được các yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên; chủ động quyết tâm trong thực hiện đổi mới hoạt động này, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng GD đáp ứng nhu cầu xã hội B Tóm tắt nội dung chuyên đề: Bao gồm phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục; đánh giá trong tiến trình kế hợp với giảng dạy và đánh giá tổng kết; quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học, cao đẳng; đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong trường ĐH, CĐ; kinh nghiệm thực tế về quản lý đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng 1 C Nội dung chi tiết chuyên đề 1 Tiếp cận hiện đại trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên ĐH, CĐ 1.1 Phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định Việc đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, sinh viên có tiến bộ hay không… Có nhiều kiểu phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục, tùy theo góc độ xem xét và mục tiêu phân loại Ở đây đề cập một số kiểu phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục (1) Theo cách thực hiện việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại lớn: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết (sơ đồ H.1) - Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu - Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại - Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra Loại đánh giá viết lại được chia thành hai nhóm chính: 2 a- Nhóm các câu hỏi tự luận (TL): Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra b- Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ): Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn Ở nước ta nhiều người thường gọi tắt trắc nghiệm khách quan là “trắc nghiệm” Thuận theo thói quen ấy, từ nay về sau trong chuyên đề này khi dùng từ “trắc nghiệm” sẽ được hiểu là TNKQ (2) Theo mục tiêu của việc đánh giá có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá tổng kết (summative) Đánh giá trong tiến trình được sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận được các phản hồi từ sinh viên, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì sinh viên đạt được, xếp loại SV, lựa chọn sinh viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và của việc dạy của giảng viên, đề ra mục tiêu tương lai cho sinh viên Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau Trong giảng dạy ở nhà trường, các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với giảng viên, còn các đánh giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra, và có thể tách khỏi giảng viên (3) Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn (norm-referrenced) và đánh giá theo tiêu chí (criterionreferrenced) - Đánh giá theo chuẩn: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá được thực hiện 3 - Đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước 1.2.Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận Ở 1.1 đã nêu việc phân chia trắc nghiệm viết thành hai loại trắc nghiệm khách quan và tự luận Trong bảng ở H.1 sau đây có chỉ rõ các phương pháp thể hiện hoặc viết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCHQUAN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (Objective tests) (Essay tests) Tiểu luận Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng sai Cung cấp thông tin Nhiều lựa chọn H.1 Phân loại các phương pháp đánh giá thành quả học tập Đối với TNKQ còn có thể phân chia theo các nhóm sau đây: (1) Theo cách chuẩn bị đề trắc nghiệm, có thể phân chia thành trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm dùng ở lớp học - Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá thường do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử nghiệm, tu chỉnh, do đó mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết thuộc tính và chất lượng của nó (độ khó, độ phân biệt, phản ánh nội dung và mức độ kỹ năng nào), mỗi đề thi trắc nghiệm có gắn với một độ tin cậy xác định, ngoài ra có những chỉ dẫn cụ thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích kết quả trắc nghiệm - Trắc nghiệm dùng ở lớp học (hoặc trắc nghiệm do giáo viên soạn) là trắc nghiệm do giáo viên tự viết để sử dụng trong quá trình giảng dạy, có thể chưa 4 được thử nghiệm và tu chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong các kỳ kiểm tra với số lượng học sinh không lớn và không thật quan trọng (2) Theo mức độ đảm bảo thời gian để làm trắc nghiệm, có thể phân chia loại trắc nghiệm theo tốc độ và trắc nghiệm không theo tốc độ - Trắc nghiệm theo tốc độ thường hạn chế thời gian, chỉ một ít thí sinh làm nhanh mới có thể làm hết số câu của đề trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh của thí sinh - Trắc nghiệm không theo tốc độ thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn thí sinh có thể kịp suy nghĩ để làm hết bài trắc nghiệm * So sánh các phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận TL cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời một CH được đặt ra, nhưng đồng thời lại đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin, và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính xác và sáng sủa Bài TL thường được chấm điểm một cách chủ quan và các điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất Thông thường một đề tự luận gồm ít CH hơn là một đề trắc nghiệm (ĐTN) khách quan do phải cần nhiều thời gian để trả lời mỗi câu hỏi TNKQ thường có nhiều phương án trả lời được cung cấp cho mỗi CH của ĐTN nhưng chỉ có một phương án duy nhất là đúng hoặc tốt nhất, phù hợp nhất Bài trắc nghiệm được chấm điểm bằng cách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm đã chọn được phương án trả lời đúng trong số những phương án trả lời đã được cung cấp Trắc nghiệm như vậy được gọi là khách quan vì việc cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như đối với trắc nghiệm tự luận Có thể nói là kết quả chấm điểm sẽ như nhau, không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm đó Thông thường ĐTN KQ gồm có nhiều CH hơn đề TL, và mỗi CH thường có thể được trả lời bằng cách đánh dấu đơn giản Có một câu hỏi thường nẩy sinh: trong hai phương pháp TNKQ và TL, phương pháp nào tốt hơn? Cần phải khẳng định ngay rằng không thể nói phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn; mỗi phương pháp có các ưu điểm và nhược 5 điểm nhất định Bảng so sánh dưới đây cho thấy tuỳ theo từng vấn đề, ưu thế thuộc về phương pháp nào Ưu thế thuộc về phương Vấn đề Ít tốn công ra đề thi Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy hình tượng Đề thi phủ kín nội dung môn học Ít may rủi do trúng tủ, trật tủ Ít tốn công chấm thi Khách quan trong chấm thi Áp dụng được công nghệ mới trong việc pháp trắc nghiệm tự luận       nâng cao chất lượng kỳ thi, giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp khi thi, hạn chế tiêu  cực trong chấm thi và giúp phân tích kết quả thi Qua những điều đã tìm hiểu có thể thấy rằng cả hai phương pháp, TNKQ và TL, đều là những phương pháp hữu hiệu để đánh giá kết quả học tập Cần nắm vững bản chất và công nghệ triển khai cụ thể từng phương pháp để có thể sử dụng mỗi phương pháp đúng lúc, đúng chỗ Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong các trường hợp sau: 1 Khi TS không quá đông; 2 Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt; 3 Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của TS hơn là khảo sát thành quả học tập; 4 Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác; 5 Khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong những trường hợp sau: 1 Khi số TS rất đông; 2 Khi muốn chấm bài nhanh; 6 3 Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài; 4 Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử; 5 Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi 1.3 Đánh giá trong tiến trình kết hợp với giảng dạy và đánh giá tổng kết Như đã trình bày ở phần 1.1, theo mục tiêu của việc đánh giá có thể phân chia đánh giá ra làm hai dạng: đánh giá trong tiến trình và đánh giá tổng kết 1.3.1 Sử dụng đánh giá trong tiến trình để nâng cao chất lượng học tập Đánh giá trong tiến trình được thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy, mục tiêu quan trọng là nâng cao chất lượng dạy và học, giúp đỡ sinh viên đạt mục tiêu đề ra đối với môn học Với đánh giá trong tiến trình không nên dùng kiểu đánh giá theo chuẩn (norm-referenced), vì không có nhu cầu phân chia SV theo thứ bậc Không nên lưu ý đến việc xếp loại, nhất là đối với những sinh viên kém, vì làm như vậy sẽ làm họ nản lòng, làm mất động lực học tập của họ, vì rằng dù họ học kém nhưng có thể kết quả học tập của họ vẫn đạt theo tiêu chí Do đó với đánh giá trong tiến trình nên dùng kiểu đánh giá theo tiêu chí (criteria-referenced) Khi sử dụng đánh giá theo tiêu chí để đánh giá trong tiến trình, điều lý tưởng nhất là mọi sinh viên đều đạt yêu cầu theo tiêu chí đã đề ra Một số người chậm hiểu đôi khi muốn học được học những điều đơn giản có thể phải mất thời gian nhiều gấp 5, 6 lần những người khác Tuy nhiên, B Bloom cho rằng nếu được hướng dẫn thích hợp thì những sinh viên chậm hiểu cũng sẽ đạt yêu cầu với thời gian cỡ gấp đôi Ông ta chứng minh rằng nếu được hướng dẫn thỏa đáng, chỉ ra những sai lầm thiếu sót mà người chậm hiểu vấp phải trong học tập thì 90% người chậm hiểu sẽ qua được các kỳ thi với số điểm khoảng 90% (quy tắc 90-90) Muốn đạt được kết quả như trên cần theo các nguyên tắc sau đây (G Petty, 1998): 7 - Hướng dẫn tối đa cho cá nhân sinh viên như họ cần; - Cho họ thực tập tối đa khi họ thấy cần; - Xác định chính xác các kỹ năng mà sinh viên cần có để đạt được yêu cầu; - Chỉ rõ cho sinh viên xem vì sao họ không đạt yêu cầu để họ biết sửa lỗi hay lấp các lỗ hổng kiến thức, phát triển kỹ năng chưa đạt; - Cho phép họ làm lại bao nhiêu lần tùy ý Quy trình học để nắm được vấn đề (mastery learning) nên tổ chức như sau: - Trước hết phải xác định mục tiêu: mục tiêu chỉ nên ở mức mà cả lớp đều sẽ đạt được sau một thời gian đủ để học và thực hành có chỉnh sửa Nên giới hạn các kỹ năng chỉ ở mức cần thiết Bài kiểm tra phải thiết kế theo các tiêu chí đó - Khi giảng dạy: Cần cá thể hóa việc dạy và học để sinh viên có thể làm việc theo tốc độ của mình Những sinh viên đã đạt chuẩn sẽ nhanh chóng được giao thêm các hoạt động để phát triển cao hơn mức nắm được vấn đề, hoặc sẽ tập trung vào các mục tiêu phát triển Các hoạt động mở rộng này không cần thêm giảng viên hỗ trợ, nhưng phải được thiết kế cẩn thận, không phải chỉ để lấp thời gian trống Đối với các sinh viên gặp khó khăn nên hướng dẫn họ làm thêm bài tập hoặc nhờ bạn bè hỗ trợ Nếu cần, có thể chia sinh viên thành các nhóm có tốc độ học tập như nhau hoặc làm việc theo từng đôi có cùng trình độ Thực chất của chiến lược học để nắm vấn đề chính là sự hướng dẫn theo nhóm có sự hỗ trợ của thông tin phản hồi thường xuyên và giúp đỡ chỉnh sửa cho từng cá nhân khi sinh viên cần - Kiểm tra chẩn đoán: Nên có nhiều lần kiểm tra không chính thức và chính thức để lấy thông tin phản hồi, giúp sinh viên chỉnh sửa sai sót Không nên ra bài kiểm tra khó Không dùng kiểm tra để xếp hạng, chỉ xét đạt hay không đạt - Giúp đỡ sửa chữa: Một yếu tố quan trọng của quá trình học tập để đạt mức nắm vấn đề là phải yêu cầu sinh viên tự sửa các lỗi và thiếu sót của mình đã được chỉ ra trong bài kiểm tra Điều này làm cho quy trình học tập biến thành một hệ thống tự sửa chữa Nếu đa số sinh viên làm sai một câu hỏi nào đó trong bài kiểm tra chẩn đoán thì nhiều khả năng có lỗi ở tài liệu học tập, của sự hướng 8 dẫn của giảng viên, hay thiếu sót trong chính đề kiểm tra Giảng viên phải điều chỉnh sai sót đó Những sinh viên không đạt yêu cầu đối với một bài kiểm tra chẩn đoán sẽ phải làm một bài tương tự vài ngày sau đó Quá trình học tập có chỉnh sửa cần được tiếp tục cho đến khi sinh viên đạt yêu cầu Sự đạt được mức nắm vấn đề làm cho sinh viên tự tin, tăng động lực học tập, tăng tính kiên trì Họ còn học được cách học, tìm được lỗi của mình và biết sửa sai Cách dạy và học để đạt mức nắm vấn đề như trên đòi hỏi phải chuẩn bị rất nhiều, nhưng khẳng định được ý tưởng là mọi người đều có thể học nếu muốn và nếu có nỗ lực, có sửa sai và đủ thời gian Nhà tâm lý học nổi tiếng B.F Skinner có nói: "Nếu một học sinh không học được thì đó là lỗi của người thầy Với sự hướng dẫn thích hợp, mọi học sinh đều có thể đạt điểm ưu." - Cho điểm: Khi cho điểm và trả bài nên lưu ý không làm nản sinh viên và tạo động cơ để họ phấn đấu Chẳng hạn, nếu điểm 8/10 là điểm đạt, thì khi sinh viên chỉ đạt điểm 4/10 giảng viên không nên bảo là họ không đạt, mà nên nhận xét: "Em hãy làm lại các câu 4 và 5 để nhận được điểm đạt" - Sinh viên tự đánh giá: Một phương thức khác thuộc về đánh giá trong tiến trình là sinh viên tự đánh giá Nội dung của cách đánh gía này là sinh viên tự nhận xét điểm mạnh điểm yếu của mình, tự xác định mục tiêu mà bản thân phải hoàn thiện Nên quy định định kỳ việc gặp gỡ thảo luận một thầy một trò để trò tự đánh giá, thầy góp ý nhận xét thêm Cần lưu ý rằng nếu không có thông tin phản hồi tin cậy thì việc giảng dạy sẽ không bao giờ có hiệu quả 1.3.2 Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết được thực hiện cuối môn học hay năm học, để tổng kết những gì sinh viên đạt được (đánh giá theo tiêu chí) hoặc sắp xếp phân hạng sinh viên (đánh giá theo chuẩn).Trong đánh giá tổng kết người ta thường sử dụng các phương pháp và công cụ sau đây: 9 (1) Hồ sơ (profiles): Hồ sơ có thể sử dụng cả để đánh giá trong tiến trình cũng như đánh giá tổng kết Hồ sơ cũng giống mọi báo cáo khác, có thể rất chủ quan, nhưng nó giúp cung cấp những thông tin không thể thu thập được trong các đo lường đánh giá khách quan Các hồ sơ này do sinh viên tự viết ra và thông qua giảng viên Thường hồ sơ phải cung cấp các thông tin sau đây: - Sự phát triển về mặt cá nhân và xã hội, ý thức về bản thân và các kỹ năng xã hội; - Những tiến bộ đạt được, động cơ; - Khát vọng về nghề nghiệp; - Đam mê và sở thích, cả trong và ngoài nhà trường; - Mức độ đạt được các kỹ năng cốt lõi: giải quyết vấn đề, giao tiếp, công nghệ thông tin, tính toán, sự khéo tay … Tốt nhất là sinh viên tự đánh giá và đặt mục tiêu cho chính mình, và kết quả được ghi vào hồ sơ Hồ sơ là lài sản riêng của sinh viên, họ có thể sử dụng sau này khi đi xin việc làm Trong hồ sơ sinh viên có thể có những bản liệt kê các kỹ năng cốt lõi Mỗi trường thường thiết kế hồ sơ theo kiểu riêng của mình Nhiều người phê phán hồ sơ vì nó phản ánh thiếu khách quan, tuy nhiên nếu biết chọn lọc và phân tích thì hồ sơ sinh viên cho nhiều thông tin bổ ích Có một dạng đánh giá theo hồ sơ khác được sử dụng trong một số trường đại học Mỹ như sau Đối với nhiều sinh viên đã kinh qua các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp, những kết quả hoạt động của họ liên quan đến các môn học ở nhà trường có thể được đánh giá và cho điểm, và được công nhận tương đương với một số tín chỉ Thường sinh viên phải tập hợp các công trình và hoạt động liên quan của họ trong một bộ hồ sơ, và một nhóm giáo chức được đề cử để xem xét và cho điểm theo các bộ hồ sơ đó (2) Bảng danh mục năng lực: Thường sử dụng cho các cơ sở đào tạo những năng lực có tính chất kỹ năng nghề nghiệp Bảng danh mục liệt kê các năng lực cụ thể, sinh viên ghi và trình bày cho giảng viên, giảng viên xác nhận Các hội đồng đánh giá kỹ năng của các hội nghề nghiệp ở Mỹ thiết kế những công cụ rất cụ thể để ghi nhận những năng lực nghề nghiệp này 10 - Các học phần thực hành: sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này - Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên * Đối với đào tạo theo tín chỉ: Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau: - Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký) - Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần - Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học - Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ - Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50% 16 Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần - Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành - Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ theo qui định của qui chế hiện hành 2.3 Phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả học tập Qui trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV là trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ) hay giờ lên lớp trong đào tạo theo niên chế, như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh 17 viên Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của sinh viên và là cơ sở để xếp hạng sinh viên sau khi kết thúc môn học Mọi hình thức kiểm tra - đánh giá đều được thực hiện theo qui trình sau: (i) Xác định mục đích đánh giá; (ii) Xác định mục tiêu (tiêu chí) đánh giá; ((iii) Thiết kế công cụ (đề, bài tập đánh giá, ); (iv) Tổ chức thực hiện; (v) Đối chiếu thông tin thu được (kết quả bài kiểm tra) với mục tiêu (tiêu chí); (vi) Hình thành những qui định cuối cùng (cho điểm, xếp hạng ) Phân loại kết quả đánh giá được thực hiện theo qui chế hiện hành tương ứng với từng hình thức tổ chức đào tạo 2.4 Tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá Thủ trưởng đơn vị đào tạo thực hiện các nhiệm vụ sau: - Quản lí, kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm tra - đánh giá; - Đảm bảo nguồn tài chính thực hiện quy trình kiểm tra - đánh giá; - Báo cáo việc xây dựng, áp dụng và cập nhật quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học Tổ chức đánh giá kết quả học tập của SV: Các trường ĐH, CĐ căn cứ qui chế đào tạo hiện hành và qui chế tổ chức hoạt động của các đơn vị thuộc cơ sở đào tạo để tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV - Việc đánh giá định kỳ: do GV trực tiếp đánh giá; các Bộ môn, Khoa giám sát thực hiện việc này - Việc đánh giá kết thúc học phần/ tín chỉ do Phòng ĐT, Phòng (hay TT khảo thí) phối hợp với các Khoa/ Bộ môn trực thuộc BGH thực hiện theo qui định cụ thể của từng trường phù hợp với qui chế đào tạo hiện hành - Kết thúc mỗi giai đoạn đánh giá phải công bố kết quả đánh giá đến SV kịp thời theo đúng qui định của qui chế đào tạo 18 - Việc tổ chức thi lại áp dụng theo qui chế tương ứng với từng hình thức tổ chức đào tạo; - Xử lý vi phạm của SV trong các kỳ thi áp dụng theo qui chế Sử dụng kết quả đánh giá: - Để làm căn cứ quyết định việc cho SV học tiếp hay tạm ngừng học hay thôi học trả về địa phương (theo qui định của Qui chế đào tạo) - Để làm căn cứ cho phép sinh viên đăng ký học tập theo tiến độ nhanh hay chậm hay học cùng lúc hai chương trình; - Để làm căn cứ xét cấp học bổng cho SV từng học kỳ theo qui chế; - Để làm cơ sở xếp loại tốt nghiệp cho SV khi hoàn thành chương trình đào tạo và đảm bảo các điều kiện khác theo qui định của Qui chế hiện hành 3 Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong trường ĐH, CĐ 3.1 Mục đích, yêu cầu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên - Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên là việc làm thường xuyên ở các trường Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ 3.2 Nội dung đánh giá và thang điểm - Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng học sinh, sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: a Ý thức học tập b Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường c Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội 19 d Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng e Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp học sinh, sinh viên, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường - Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100 Hiệu trưởng các trường căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của từng trường quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết phù hợp với các nội dung đánh giá và không vượt quá khung điểm của Quy chế hiện hành 3.3 Phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được thực hiện theo qui trình: (1) Từng sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do trường quy định (2) Tổ chức họp lớp có giảng viên phụ trách/ trợ lý công tác sinh viên (hoặc cố vấn học tập, rèn luyện), tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được qúa nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo (3)Kết quả điểm rèn luyện của từng sinh viên được Trưởng khoa xem xét, xác nhận, trình Hiệu trưởng Đối với trường có số lượng sinh viên lớn thì thành lập Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên cấp khoa để giúp Trưởng khoa xem xét trước khi trình Hiệu trưởng (4) Hiệu trưởng xem xét và công nhận sau khi đã thông qua Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường (5) Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên phải được công bố công khai và thông báo cho học sinh, sinh viên biết Phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên được thực hiện theo qui chế hiện hành 3.4 Tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 20 - Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm học và toàn khóa học theo qui trình đã nêu - Điểm rèn luyện quy đổi toàn khóa học (ĐRLqđTK) của sinh viên là kết quả trung bình chung của ĐRLqđTK các năm học đã nhân hệ số và được tính theo công thức và xếp loại qui định trong Qui chế - Việc xét công nhận kết quả rèn luyện của SV do các Hội đồng thực hiện Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường (học viện) - Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường là cơ quan tham mưu giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng học sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng - Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng Công tác Chính trị – học sinh, sinh viên hoặc bộ phận làm công tác chính trị – học sinh, sinh viên do Hiệu trưởng quyết định Các ủy viên: Đại diện các Khoa, phòng (ban) có liên quan Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cấp trường (nếu có) - Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường: căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của các Trưởng khoa, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên, đề nghị Hiệu trưởng công nhận Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa (nếu có) có nhiệm vụ giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên - Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền 21 Các ủy viên : Trợ lý Trưởng khoa theo dõi công tác sinh viên/ giảng viên phụ trách (hoặc cố vấn học tập, rèn luyện), đại diện Liên chi Đoàn Thanh niên, Chi hội hoặc Liên chi Hội Sinh viên (nếu có) Sử dụng kết quả rèn luyện - Kết quả phân loại rèn luyện năm học của từng sinh viên là một trong những tiêu chuẩn để xét học tiếp, ngừng học, xét thi đua khen thưởng - Kết quả phân loại rèn luyện toàn khóa học của từng sinh viên là một trong những tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp, được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, sinh viên khi ra trường - Sinh viên có kết quả rèn luyện cao được nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải ngừng học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học 4 Kinh nghiệm thực tế về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng 4.1 Xây dựng qui trình tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV (Đại học Công nghiệp Hà Nội) 22 23 24 4.2 Xây dựng qui định việc xử lý học tập của SV của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ HỌC TẬP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI (Kèm theo Quyết định số: 2717/QĐ- ĐHBKHN - ĐTĐH ngày 26/7/2004) A Về việc thi kết thúc học kỳ: Cuối mỗi học kỳ trường tổ chức thi kết thúc học kỳ + Để được dự thi lần 1 kết thúc học kỳ cần có đủ các điều kiện sau: 1 Có mặt ở lớp ít nhất là 80% thời gian quy định cho học phần đó 2 Dự đủ số lần kiểm tra theo quy định của thầy giáo và ít nhất có 50% số lần kiểm tra đạt yêu cầu Đối với học phần có 1 lần kiểm tra thì kết quả phải từ 5 điểm trở lên 3 Phải có kết quả kiểm tra đạt thí nghiệm, bài tập lớn hoặc tiểu luận đối với các môn có các phần đó 4 Phải hoàn thành học phí của học kỳ trước ngày thi môn đầu tiên 07 ngày Đối với các sinh viên không được dự thi lần 1, muốn được dự thi lần 2 • thì phải trả nợ hết các nguyên nhân không được thi lần 1 Kỷ luật thi: Điểm thi cuối kỳ nếu bị kỷ luật thi: Khiển trách trừ 25%, • cảnh cáo trừ 50%, đình chỉ trừ 100% số điểm của môn thi bị kỷ luật Người thi hộ và người nhờ thi hộ đều bị đình chỉ học tập B Điểm rèn luyện: Cuối mỗi học kỳ trường sẽ tổ chức xét điểm rèn luyện 1 Điểm rèn luyện được đánh giá theo thang điểm 100 (theo thang điểm và tiêu chí đã phổ biến), sinh viên bị kỷ luật khiển trách thuộc nội dung phần nào thì điểm rèn luyện không vượt quá 50% điểm tối đa của phần đó Sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo Khoa, Ký túc xá trở lên thì học kỳ đó xếp loại rèn luyện cao nhất là yếu và học kỳ tiếp theo nếu có tiến bộ rõ rệt thì xếp loại cao nhất là trung bình khá 2 Điểm rèn luyện của năm học là điểm trung bình cộng của 2 học kỳ 3 Điểm rèn luyện toàn khoá là điểm trung bình cộng của các học kỳ của khoá học; trong đó điểm 4 học kỳ đầu có hệ số 1; điểm 2 học kỳ cuối cùng có hệ số 2; 25 các học kỳ còn lại lấy hệ số 1,5 C Xử lý học tập hàng năm: Cuối mỗi năm học trường sẽ xử lý học tập Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, thực hiện đúng Quy chế học tập của Bộ GD&ĐT và Quy định của trường ĐHBK Hà Nội, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên phấn đấu trong học tập Trường ĐHBKHN quy định về xử lý học tập từ năm học 2003 - 2004 trở đi như sau: I Được lên lớp:Phải có đủ 4 điều kiện sau: 1 Điểm trung bình chung cao nhất (TBCCN): ³ 5,00; 2 Số đơn vị học trình (ĐVHT) có điểm < 5: £ 1/4 tổng số ĐVHT cả năm học; 3 Số học phần (HP) có điểm < 5 các năm học trước: £ 1HP; 4 Phải hoàn thành học phí của năm học trước ngày 30 tháng 6 II Để được nhận Đồ án tốt nghiệp (đối với sinh viên năm cuối): Từ đầu khoá đến học kỳ 9 (học kỳ 7 cho ngành Ngoại ngữ và Sư phạm kỹ thuật) không có học phần nào có điểm 1/4 tổng số ĐVHT cả năm hoặc điểm TBCCN ³ 5,00; nhưng số ĐVHT có điểm < 5: < 1/4 tổng số ĐVHT cả năm học nhưng số học phần có điểm < 5 các năm học trước: >1 HP IV Thôi học: Sinh viên phải thôi học khi điểm TBCCN: < 5,00 Chú ý: • Các sinh viên thuộc diện thôi học và tạm ngừng học tập muốn học lưu ban phải làm đơn xin lưu ban (nhận và nộp đơn tại phòng Đào tạo đại học trước ngày 25/8) Mỗi khối kiến thức chỉ được lưu ban 1 lần Sinh viên lưu ban phải thi tất cả các môn theo lớp mới, không được bảo lưu kết quả cũ Sinh viên diện thôi học không làm đơn xin lưu ban trường sẽ ra quyết định buộc thôi học và không nhận lại • Các sinh viên về học cùng hệ, khoá, lớp nào phải hoàn thành toàn bộ chương trình của khoá, lớp đó • Để sinh viên trả nợ các môn chưa đạt, trường tổ chức học lại theo chế độ 26 tín chỉ cho các sinh viên còn nợ các học phần thuộc các năm học trước như sau: R Đối với các môn học thuộc khối kiến thức đại cương (năm thứ nhất và năm thứ 2): • Học kỳ 1 tổ chức học hoặc phụ đạo và thi lại cho các môn học của học kỳ 2 và các học kỳ chẵn của các năm học trước • Học kỳ 2 tổ chức học hoặc phụ đạo và thi lại cho các môn học của học kỳ 1 vừa qua và các học kỳ lẻ của các năm học trước • Phòng Đào tạo đại học chịu trách nhiệm nhận đơn, thu học phí, tổ chức phụ đạo và thi • Lịch đăng ký học cụ thể sẽ thông báo tại phòng ĐTĐH R Đối với các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành (từ năm thứ 3 trở đi): • Học kỳ 1 tổ chức học hoặc phụ đạo và thi cho các môn học thuộc học kỳ chẵn của các năm học trước • Học kỳ 2 tổ chức học, phụ đạo và thi cho các môn học thuộc học kỳ lẻ của các năm học trước • Các môn có sinh viên thi lại ít, các Khoa, Viện cho theo học cùng các lớp khoá sau • Danh sách thi theo tín chỉ, các Khoa, Viện, Bộ môn thực hiện theo quy định sau: + Trước khi thi 07 ngày, các đơn vị gửi danh sách sinh viên tham gia học tín chỉ đủ điều kiện dự thi về phòng Đào tạo Đại học + Trước khi thi 02 ngày, các đơn vị về phòng Đào tạo Đại học nhận Bảng ghi điểm thi để chuẩn bị cho sinh viên thi • Lịch đăng ký học cụ thể sẽ thông báo tại các Khoa, Viện phụ trách môn học • Việc nộp kết quả thi theo quy định chung Bảng ghi điểm thi do phòng Đào tạo Đại học phát ra là bản chính thức, các bản kết quả học tập khác không có giá trị Về kinh phí: 27 Học phí học lại: • 20.000đ/1ĐVHT cho các lớp tổ chức phụ đạo (1 ĐVHT phụ đạo 4 tiết) • 35.000đ/1ĐVHT cho các sinh viên gửi vào học theo khoá sau Ghi chú: 1 Khái niệm về đơn vị học trình: Đơn vị học trình là khối lượng kiến thức học trong 15 tiết 2 Khái niệm về học phần: Học phần là phần kiến thức của một môn học trong 1 học kỳ 3 Khái niệm học tín chỉ: Học tín chỉ là cách học lấy kết quả để trả nợ học phần chưa đạt Muốn học tín chỉ, sinh viên phải đăng ký tại phòng Đào tạo đại học hoặc tại khoa theo kế hoạch chung 4 Điểm trung bình chung lần 1 (TBCL1): là điểm trung bình chung của lần thi thứ nhất Điểm TBCL1 dùng để xét đi học nước ngoài (đối với năm thứ nhất) và để xét học bổng khuyến khích học tập cho tất cả các khoá 5 Điểm trung bình chung cao nhất (TBCCN): là điểm trung bình chung của các điểm cao nhất mà sinh viên đạt được trong tất cả các lần thi Điểm TBCCN dùng để xét xử lý học tập (lên lớp, không được lên lớp và phân loại bằng tốt nghiệp) 6 Điểm trung bình chung mở rộng (TBCMR): là điểm trung bình chung học tập cộng với điểm rèn luyện 4.3 Xây dựng qui định và qui trình tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV (Trường CĐ Tài Chính -Hải Quan)(theo đường link: http://www.tchq.edu.vn/CMS/Uploads/File/LienHe/20101026082408_Quydinh Tochucthi.pdf D Câu hỏi học tập 1 Vai trò của việc đánh giá trong giáo dục Thế nào là đánh giá trong tiến trình, đánh giá tổng kết, đánh giá theo chuẩn, đánh giá theo tiêu chí? 2 Phân biệt trắc nghiệm khách quan và tự luận Trình bày ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan, tự luận và xác định khi nào thì người ta ưu tiên sử dụng trắc nghiệm khách quan, tự luận? 3 Phân biệt việc đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo niên chế với đào tạo theo tín chỉ? 28 4 Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của SV trong đào tạo ĐH, CĐ cần quán triệt những yêu cầu nào? 5 Phân tích qui trình thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của SV ở trường Anh (Chị) công tác hiện nay Anh (Chị) có nhận xét gì về việc thực hiện? Theo Anh (Chị) để đảm bảo các yêu cầu của KT, ĐG cũng như thực hiện tốt các mục đích của KT ĐG kết quả học tập và rèn luyện của SV, trong QL trường ĐH, CĐ cần làm gì? 6 Anh (Chị) có thu hoạch quan trong nào sau khi nghiên cứu CĐ này và có dự định gì trong tương lai liên quan đến quản lý hay thực hiện đo lường và đánh giá trong giáo dục đại học/ cao đẳng? E Tài liệu học tập Tài liệu bắt buộc: - Tài liệu về Chuyên đề: Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng (Do cơ sở ĐT BD biên soạn theo đề cương chi tiết dưới đây) Tài liệu tham khảo: [1] Bộ GD&ĐT, Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ” [2] Bộ GD&ĐT, Quyết định số 42/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban hành “Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và TCCN hệ chính quy ” [3] Bộ GD&ĐT, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” [4] Bộ GD&ĐT, Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy [5] Học viện Quản lý giáo dục (2006), Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý đào tạo 29 [6] Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá thành quả học tập [7] Cohen, A D (1994) Assessing Language Ability in the Classroom Boston: Heinle & Heinle F Hình thức tổ chức dạy học: Nội dung Hình thức tổ chức dạy học chuyên đề Tổng (Số tiết) (Tiết) Lên lớp Lý thuyết 1 Tiếp cận hiện đại trong đánh 1 Bài tập Thảo Thực tế Tự nghiên luận 1 2 giá kết quả học tập của sinh viên ĐH, CĐ 2 Quản lý đánh giá kết quả học 2 1 1 1 5 2 1 1 1 5 1 2 3 4 tập của sinh viên đại học, cao đẳng 3 Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong trường ĐH, CĐ 4 Kinh nghiệm thực tế về đánh 3 giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng Cộng 5  30 0 3 15 ... lớp Lý thuyết Tiếp cận đại đánh Bài tập Thảo Thực tế Tự nghiên luận giá kết học tập sinh viên ĐH, CĐ Quản lý đánh giá kết học 1 1 tập sinh viên đại học, cao đẳng Đánh giá kết rèn luyện sinh viên. .. chế hành Đánh giá kết rèn luyện sinh viên trường ĐH, CĐ 3.1 Mục đích, yêu cầu đánh giá kết rèn luyện sinh viên - Việc đánh giá kết rèn luyện học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng nhằm... quản lý sinh viên trường ghi vào bảng điểm kết học tập rèn luyện học sinh, sinh viên trường - Sinh viên có kết rèn luyện cao nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng Sinh viên bị xếp loại rèn

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chuyên đề 9. Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng

  • 4. Kinh nghiệm thực tế về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên trong trường đại học, cao đẳng

  • [6]. Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá thành quả học tập

  • 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan