tiểu luận Hiện trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản việt nam hiện nay

34 5.1K 14
tiểu luận Hiện trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN __________________ TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Đề bài Những quy phạm pháp luật liên quan đến tác phẩm sáng tạo trong hoạt động xuất bản. Vai trò và trách nhiệm của người biên tập trong thực hiện nhiệm vụ của mình. GIẢNG VIÊN : SINH VIÊN : LỚP : Hà Nội, 2011 2 LỜI MỞ ĐẦU Quản lý xuất bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm tra điều tiết hoạt động xuất bản trên thị trường để những xuất bản phẩm này mang lại hiệu quả cả về kinh tế, văn hóa tư tưởng. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, thì hoạt động quản lý xuất bản càng đảm nhiệm chức năng nòng cốt trong công cuộc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trái pháp luật trong hoạt động xuất bản. Thực tế cho thấy, ngành xuất bản đã đang từng bước phát triển theo hướng đi lên trong những năm vừa qua. Xuất bản không chỉ đáp ứng được nhu cầu độc giả với các tác phẩm trong nước, mà mảng sách nước ngoài cũng không ngừng được cập nhật và phát hành ở Việt Nam, tạo nên một thị trường xuất bản đa dạng và sôi động. Ngược lại, nước ta cũng có nhiều đầu sách được dịch và phát hành ra nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xuất bản Việt Nam cũng đang bước ra thị trường thế giới, độc giả trong và ngoài nước có rất nhiều cơ hội để tìm hiểu, giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau thông qua sách. Tuy nhiên, muốn hòa nhập vào thị trường sách thế giới nghĩa là Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu về mặt pháp lý tiêu chuẩn quốc tế. Mà trước hết là yêu cầu thực hiện Quyền tác giả. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã gia nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 2004), trong nước cũng ban hành luật sở hữu trí tuệ và một loạt các văn bản pháp luật khác để bảo đảm quyền tác giả - người trực tiếp lao động sáng tạo nghệ thuật để cho ra đời tác phẩm. Nhà nước đã ban hành quyền tác giả, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quyền này còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Trong bài tiểu luận này, tôi xin được trình bày một cách ngắn gọn về những nét chung về xuất bản, quyền tác giả và thực trạng thi hành quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay (chủ yếu là những vi phạm) cũng như vai trò và trách nhiệm của biên tập viên trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình. 3 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 1.1. Xuất bản là gì? Xuất bản là một từ Hán Việt, nghĩa là phổ biến bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác. Tiếng Anh, xuất bản là publish, tiếng pháp là publier, đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là publicare có nghĩa là công bố cho mọi người biết. Với tư cách là một ngành khoa học, xuất bản được hiểu là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa hoạt động sáng tạo vật chất. Xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả với độc giả. Theo nghĩa rộng xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo các tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội. Theo nghĩa hẹp xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động vào quá trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ cho nhiều người. Hoạt động xuất bản còn là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần. Hoạt động xuất bản nhằm phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, pháp luật, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bằng xuất bản phẩm của mình, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt. 4 1.2. Vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội Xuất bản là “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghệ thuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm. Các văn nghệ sĩ, nhà khoa học bằng lao động trí óc của mình đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học. Tuy nhiên đó chỉ là những sản phẩm đơn chiếc và việc phổ biến nó chỉ dừng ở phạm vi hẹp. Để ý tưởng sáng tạo của tác giả được truyền bá cho cả cộng đồng thưởng thức và áp dụng vào đời sống thì xuất bản chính là hoạt động trung gian đảm nhiệm vai trò ấy. Thông qua hoạt động của các nhà xuất bản, tác phẩm do tác giả sáng tạo ra được lao động của biên tập viên góp phần hoàn thiện, nâng cao giá trị và đồng thời thông qua các lao động chuyên môn khác đã thực hiện quá trình vật chất hóa tác phẩm của tác giả thành hình hài một xuất bản phẩm cụ thể. Do đó, người ta ví lao động biên tập xuất bản như “bà đỡ” cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ được công bố dưới hình thức xuất bản phẩm. Ngoài ra, xuất bản còn tạo ra môi trường, điều kiện để kích thích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo phát triển của tác giả để tạo ra nguồn bản thảo mới theo những chủ đề và những vấn đề cấp bách của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của bạn đọc. Xuất bản là phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, của mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hóa. Văn hóa tinh thần của con người là toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra về khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống, pháp luật, tôn giáo… Các giá trị này được thể hiện dưới các hình thức nhất định. Theo sự phát triển của xã hội, các hoạt động văn hóa được hình thành nhằm sản xuất, bảo tồn và lưu truyền các giá trị tinh thần. Xuất bản là một bộ phận thiết yếu của hoạt động văn hóa, trở thành phương tiện để phản ánh đời sống văn hóa tinh thần, thông qua hoạt động phát hiện, chọn lựa, sưu tầm, đúc kết, sản xuất để công bố dưới hình thức xuất bản phẩm. So với các phương tiện khác, xuất 5 bản có lợi thế là phản ánh đầy đủ về nền văn minh của nhân loại và của mỗi quốc gia. Xuất bản phẩm là công cụ quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Xã hội loài người được thay thế và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực chất của sự thay thế đó là sự thay thế lao động. Cho nên con người không chỉ có nhiệm vụ nhận thức thế giới mà còn có vai trò cải tạo thế giới. Muốn vậy con người phải liên tục được đào tạo. Từ thuở bình minh của xã hội loài người, con người đã biết truyền miệng cho nhau kinh nghiệm hái lượm, chống chọi với thú rừng, thiên nhiên để sinh tồn. Khi phát minh ra sách, những nhận thức về thế giới xung quanh, những ý tưởng về cải tạo tự nhiên, xã hội được ghi chép và in nhân bản để phổ biến cho nhiều người, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thế giới, bất cứ nước nào cũng đều coi trọng giáo dục và thiết kế ra một quốc sách phù hợp nhằm nâng cao dân trí, đào tạo người lao động. Trong quá trình giáo dục đấy, sách trở thành một người thầy, người bạn đưa con người chiếm lĩnh các đỉnh cao tri thức, đạt đến các trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. 1.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản Pháp luật là phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản, cụ thể là: Pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản. Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan. Tự do và bình đẳng trong sáng tạo phải vì lợi ích của xã hội và cộng đồng chứ không phải là thứ tự do vô tổ chức, vô chính phủ. Nghĩa là tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Trong đó các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản được quyền làm tất cả những gì 6 pháp luật cho phép. Đồng thời, pháp luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể sáng tạo và quản lý nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng. Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hóa tinh thần, được xã hội đánh giá cao và xếp vào loại lao động đặc biệt. Các quốc gia trên thế giới đều coi sản phẩm của trí tuệ là tài sản. Vì vậy mà các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền sở hữu. Công ước Berne là công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác giả, dưới sự điều hành của tổ chức Quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ra đời từ năm 1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệ quyền tác giả thuộc 90 nước thành viên. Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm. Các tác giả được nhà nước tạo điều kiện và phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Các tranh chấp về quyền tác giả, các hành vi xâm phạm lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được phán quyết tại tòa án dân sự. Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước đã khuyến khích được năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều tác phẩm văn hóa tinh thần có giá trị để phục vụ xã hội. Pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản. Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí, xuất bản luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia. Là một bộ phận của kinh tế thị trường, xuất bản phát triển trong điều kiện năng động, sáng tạo. Nhưng mặt 7 trái của cơ chế thị trường sẽ đẩy xuất bản vào tình trạng vô chính phủ, không chỉ gây hại trong lĩnh vực kinh tế, mà nghiêm trọng hơn là sự tác động tiêu cực tới chính trị, văn hóa, xã hội, tác động lên những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Như vậy việc hình thành nên những chuẩn mực pháp luật đã tạo hành lang hoạt động an toàn để xuất bản góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội. Do đó, các điều cấm trong pháp luật xuất bản, đặc biệt về nội dung là mệnh lệnh của Nhà nước, phải được các chủ thể xuất bản thi hành nghiêm chỉnh. Các hành vi vi phạm phải được xử phạt nghiêm minh. Mặt khác pháp luật đã thể chế hóa đường lối của Đảng thành các quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung. Nó trở thành định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xuất bản nói riêng. Vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động xuất bản; ngăn chặn việc công bố và phổ biến xuất bản phẩm độc hại, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân, ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm lành mạnh của công chúng. Pháp luật là phương tiện nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội trong xuất bản, chống thương mại hóa xuất bản. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là quá trình cấu trúc lại xuất bản, là quá trình đổi mới sâu sắc tư duy xuất bản, không đơn thuần chỉ là sự thay đổi cơ chế quản lý xuất bản. Các quá trình chuyển dịch trên phải được thể chế bằng pháp luật, xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với những bước đi thích hợp. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất bản ở phạm vi, mức độ nào phải tùy thuộc vào lợi ích chung của giai cấp công nhân, của cộng đồng và do pháp luật xuất bản quy định. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp lý xuất bản, chủ thể quản lý và cơ chế thực hiện là cơ sở pháp lý nhằm khai thác được các tiềm năng để phát triển. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể xuất bản được pháp luật quy định rõ ràng, tạo thế chủ động trong hoạt động xuất bản. Quyền do pháp luật quy định về sản xuất kinh doanh, đã tách sự can thiệp của các cơ quan quản lý 8 Nhà nước, để các doanh nghiệp xuất bản, in, phát hành tự chủ trong hoạt động, tự cân đối tài chính, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Cơ chế thị trường với mặt trái của nó đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các hoạt động sản phẩm có khả năng thanh toán, thậm chí là đẩy hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuận cao, không lường hết được hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra. Như vậy, từ phương tiện pháp luật của mình, Nhà nước chế ước các hoạt động xuất bản chạy theo kinh tế đơn thuần, đặc biệt là xu hướng thương mại hóa trong hoạt động xuất bản. Pháp luật là phương tiện quy phạm hóa các quy luật phát triển, nó chứa đựng các yếu tố tất yếu, loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên. Vì vậy, quản lý bằng pháp luật và thực hiện theo luật góp phần nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế và xã hội. 9 Chương 2. HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả - Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. - Mạo danh tác giả. - Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. - Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. - Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT. - Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT. - Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. - Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 10 [...]... 1.1 Xuất bản là gì? 4 1.2 Vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội .5 1.3 Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản 6 Chương 2 HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY .10 2.1 Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả 10 2.2 Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay 11... Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo - Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 2.2 Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay Kể từ năm 2004 khi Việt Nam ra nhập Công ước Berne cho đến nay, trên thực tế chỉ có vài “nhà” trong số 60 NXB cả nước là thường xuyên thực hiện các giao dịch bản quyền Đi... tới uy tín của ngành xuất bản Việt Nam Mỗi năm, chỉ tính riêng tiền bản quyền của sách, đã gây thiệt hại cho chủ thể giữ bản quyền lên đến 19 triệu USD Bên cạnh đó, tình trạng “đạo văn” cũng đang là một vấn đề nhức nhối trong vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay Trong tiếng Việt “đạo văn” chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản Từ này giống với vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người... quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó 1) Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng 2) Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do... hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết Quyền tác giả được hiểu là một loại quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng Quyền tác giả được hiểu là quyền. .. hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được quy định trong Phần 2: Quyền tác giả và quyền liên quan Điều 14: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Điều 15 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Điều 19 Quyền nhân thân: Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1) Đặt tên cho tác phẩm; 2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác. .. tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004 Việt Nam ra nhập công ước Berne đã mở đầu tiến trình hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam và các nước thành viên và ngược lại 3.2.2 Các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên - Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản. .. truyền đạt tác phẩm tới công chúng qua phương tiện kỹ thuật số (Điều 28.7, 28.10 Luật SHTT) Thực trạng này đòi hỏi pháp luật phải có những quy định phù hợp, điều chỉnh những hiện tượng vi phạm mới phát sinh trong việc bảo vệ quyền tác giả 19 Chương 3 QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN 3.1 Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 3.1.1 Quyền tác giả và quyền liên quan là gì? Quyền tác giả là quyền mà... nghệ về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan - Tăng cường giáo dục nhận thức đối với đội ngũ viên chức làm công tác quản lý xuất bản 3.1.3 Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền tác giả Bao gồm: - Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), thành lập năm 2000 - Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV), thành... hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình - Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm - Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác . phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 2.2. Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay Kể từ năm 2004 khi Việt Nam ra nhập Công ước Berne cho đến nay, trên thực tế. sinh trong việc bảo vệ quyền tác giả. 19 Chương 3. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN 3.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 3.1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan là gì? Quyền tác giả. pháp luật và thực hiện theo luật góp phần nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế và xã hội. 9 Chương 2. HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những hành

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

    • 1.1. Xuất bản là gì?

    • 1.2. Vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội

    • 1.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản

    • Chương 2. HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

      • 2.1. Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

      • 2.2. Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay

      • Chương 3. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

        • 3.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan

          • 3.1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan là gì?

          • 3.1.2. Bảo hộ quyền tác giả khuyến khích lao động sáng tạo

          • 3.1.3. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả

          • 3.2. Các điều ước

            • 3.2.1. Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật

            • 3.2.2. Các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên

            • 3.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tác giả và quyền liên quan

              • 3.3.1. Quyền sở hữu trí tuệ

              • 3.3.2. Các văn bản pháp luật khác

              • Chương 4. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA MÌNH

                • 4.1. Xây dựng kế hoạch đề tài

                • 4.2. Tổ chức bản thảo

                • 4.3. Công tác gia công, biên tập, sửa chữa

                • 4.4. Theo dõi và hỗ trợ phát hành

                • KẾT LUẬN

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan